Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

xác định hiệu quả keo tụ nước thải phẩm dệt nhuộm phân tán đối với từng màu riêng biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.83 KB, 49 trang )


iv
MỤC LỤC
Mục lục Trang
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ....................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC ............................................................................. vii
Chương 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chương 2. TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1. Tổng quan về thuốc nhuộm phân tán............................................................. 3
2.1.1. Đặc điểm chung và cấu tạo hoá học ....................................................... 3
2.1.2. Mối quan hệ giữa cấu tạo hóa học và tính chất ....................................... 4
2.2. Nguyên lý phối màu trong công nghệ nhuộm ................................................ 6
2.3. Giới thiệu về công ty DK Vina ...................................................................... 8
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 9
3.1. Phương pháp keo tụ ...................................................................................... 9
3.1.1. Cơ sở lý thuyết của quá trình keo tụ ....................................................... 9
3.1.2. Thí nghiệm Jartest ............................................................................... 12
3.2. Nội dung nghiên cứu và trình tự thí nghiệm .................................................13
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 15
4.1. Thí nghiệm A: Test nhanh ............................................................................17
4.2. Thí nghiệm B: Thí nghiệm Jartest xét hiệu quả bằng định tính .....................18
4.2.1. Thí nghiệm B1: Nước thải màu Đỏ - Vitage marron ............................. 18
4.2.2. Thí nghiệm B2: nước thải màu Đỏ - Wine combo ................................ 19
4.2.3. Thí nghiệm B3: nước thải màu Xanh - Tobaco ..................................... 19
4.2.4. Thí nghiệm B4: nước thải màu Nâu - Brown ....................................... 20
4.3. Thí nghiệm C: Thí nghiệm Jartest xét hiệu quả bằng định lượng ..................20


4.3.1. Thí nghiệm C1: nước thải màu Đỏ - 1 .................................................. 20
4.3.2. Thí nghiệm C2: nước thải màu Xanh -2 ............................................... 22
4.3.3. Thí nghiệm C3: nước thải màu Xanh - Green....................................... 24
4.3.4. Thí nghiệm C4: nước thải màu Xanh - D165 ....................................... 25
4.3.5. Thí nghiệm C5: nước thải màu Đỏ - Granet ......................................... 27
4.3.6. Thí nghiệm C6: nước thải màu Nâu - Brown ....................................... 28
4.3.7. Thí nghiệm C7: nước thải màu Đỏ - Wine ........................................... 31
4.4. Thảo luận .....................................................................................................33
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 1
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 2

v
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.2. Thí nghiệm C1-A1: Sự biến thiên COD theo pH .................................. 21
Hình 4.3. Thí nghiệm C1-A2: Hiệu quả xử lý theo pH ........................................ 21
Hình 4.4. Thí nghiệm C1-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC .................. 22
Hình 4.5. Thí nghiệm C1-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC......................... 22
Hình 4.6. Thí nghiệm C2-A1: Sự biến thiên COD theo pH .................................. 23
Hình 4.7. Thí nghiệm C2-A2: Hiệu quả xử lý theo pH ........................................ 23
Hình 4.8. Thí nghiệm C2-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC .................. 23
Hình 4.9. Thí nghiệm C2-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC......................... 23
Hình 4.10. Thí nghiệm C3-A1: Sự biến thiên COD theo pH .................................. 24
Hình 4.11. Thí nghiệm C3-A2: Hiệu quả xử lý theo pH ........................................ 24
Hình 4.12. Thí nghiệm C3-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC .................. 25
Hình 4.13. Thí nghiệm C3-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC......................... 25
Hình 4.14. Thí nghiệm C4-A1: Sự biến thiên COD theo pH .................................. 26
Hình 4.15. Thí nghiệm C4-A2: Hiệu quả xử lý theo pH ........................................ 26
Hình 4.16. Thí nghiệm C4-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC .................. 26
Hình 4.17. Thí nghiệm C4-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC......................... 26

Hình 4.18. Thí nghiệm C5-A1: Sự biến thiên COD theo pH .................................. 27
Hình 4.19. Thí nghiệm C5-A2: Hiệu quả xử lý theo pH ........................................ 27
Hình 4.20. Thí nghiệm C5-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC .................. 28
Hình 4.21. Thí nghiệm C5-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC......................... 28
Hình 4.22. Thí nghiệm C6-A1: Sự biến thiên COD theo pH .................................. 29
Hình 4.23. Thí nghiệm C6-A2: Hiệu quả xử lý theo pH ........................................ 29
Hình 4.24. Thí nghiệm C6-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC .................. 29
Hình 4.25. Thí nghiệm C6-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC......................... 29
Hình 4.26. Thí nghiệm C6-C1: Sự biến thiên COD theo pH .................................. 30
Hình 4.27. Thí nghiệm C6-C2: Hiệu quả xử lý theo pH......................................... 30
Hình 4.28. Thí nghiệm C6-D1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC .................. 30
Hình 4.29. Thí nghiệm C6-D2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC ........................ 30
Hình 4.30. Thí nghiệm C7-A1: Sự biến thiên COD theo pH .................................. 31
Hình 4.31. Thí nghiệm C7-A2: Hiệu quả xử lý theo pH ........................................ 31
Hình 4.32. Thí nghiệm C7-B1: Sự biến thiên COD theo nồng độ PAC .................. 32
Hình 4.33. Thí nghiệm C7-B2: Hiệu quả xử lý theo nồng độ PAC......................... 32
Hình 4.34. Thí nghiệm C7-C1: Sự biến thiên COD theo pH .................................. 32
Hình 4.35. Thí nghiệm C7-C2: Hiệu quả xử lý theo pH......................................... 32


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Bảng mô tả thí nghiệm ......................................................................... 15
Bảng 4.2. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm test nhanh. ...................................... 17
Bảng 4.3. Bố trí thí nghiệm B1 ............................................................................ 18
Bảng 4.4. Bố trí thí nghiệm B2 ............................................................................ 19
Bảng 4.5. Bố trí thí nghiệm B1 ............................................................................ 19
Bảng 4.6. Bố trí thí nghiệm B4 ............................................................................ 20
Bảng 4.7. Thí nghiệm C1-A: xác định pH tối ưu. ................................................. 21

Bảng 4.8. Thí nghiệm C1-B: xác định lượng PAC tối ưu. .................................... 21
Bảng 4.9. Thí nghiệm C2-A: xác định pH tối ưu .................................................. 22
Bảng 4.10. Thí nghiệm C2-B: xác định PAC tối ưu ............................................... 23
Bảng 4.11. Thí nghiệm C3-A: xác định pH tối ưu .................................................. 24
Bảng 4.12. Thí nghiệm C3-B: xác định PAC tối ưu ............................................... 24
Bảng 4.13. Thí nghiệm C4-A: xác định pH tối ưu .................................................. 25
Bảng 4.14. Thí nghiệm C4-B: xác định PAC tối ưu ............................................... 26
Bảng 4.15. Thí nghiệm C5-A: xác định pH tối ưu .................................................. 27
Bảng 4.16. Thí nghiệm C5-B: xác định PAC tối ưu ............................................... 27
Bảng 4.17. Thí nghiệm C6-A: xác định pH tối ưu .................................................. 28
Bảng 4.18. Thí nghiệm C6-B: xác định PAC tối ưu ............................................... 29
Bảng 4.19. Thí nghiệm C6-C: xác định pH tối ưu(lần 2) ........................................ 29
Bảng 4.20. Thí nghiệm C6-D: xác định PAC tối ưu (lần 2) .................................... 30
Bảng 4.21. Thí nghiệm C7-A: xác định pH tối ưu .................................................. 31
Bảng 4.22. Thí nghiệm C7-B: xác định PAC tối ưu ............................................... 31
Bảng 4.23. Thí nghiệm C7-C: xác định pH tối ưu ( lần 2) ...................................... 32
Bảng 4.24. Bảng kết quả pH tối ưu (kết quả định tính). ......................................... 33
Bảng 4.25. Bảng kết quả hiệu quả xử lý tối ưu. ...................................................... 34


vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
COD (Chemical oxygen demand): nhu cầu ôxy hóa học
TN: thí nghiệm
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
PAC (poly alluminium chloride): hóa chất keo tụ dùng trong xử lý nước thải
PL: phụ lục

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục I: Phương pháp đo COD dùng trong thí nghiệm

Phụ lục II: Một số hình ảnh tiến hành thí nghiệm
Phụ lục III: Biện pháp áp dụng cụ thể đối với công ty DK Vina.

Chương 1: Mở đầu
Trang 1
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cần thiết của đề tài
Ngày nay với sự phát triển của thế giới về mọi mặt, đặc biệt trong lĩnh vực công
nghiệp đã tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con
người. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó con người đã dần dần hủy hoại môi trường
sống của mình do các chất thải thải ra từ các công đoạn sản xuất mà không qua xử lý
hoặc xử lý không triệt để. Để giải quyết vấn đề đó, thiết nghĩ cần thiết chúng ta phải
tập trung đầu tư phát triển công nghệ môi trường hơn nữa.
Trong đó, nước thải của ngành dệt nhuộm với tính nguy hại cao: nồng độ ô
nhiễm cao ( COD có thể lên tới 3000 mg/l), nhiệt độ cao ( có những giai đoạn nước
thải ra ở 130
0
C), độ màu cao (có thể lên đến 10000 Pt-Co)… điểm đặc biệt là nước
thải thay đổi (thay đổi về COD, pH, độ màu) liên tục do việc sử dụng nhiều loại phẩm
màu và hóa chất khác nhau, thậm chí là việc thay đổi màu sắc trong cùng một loại
phẩm màu cũng làm cho tính chất nước thải thay đổi. Việc tính chất nước thải thay đổi
sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của các công trình trong hệ thống xử lý nước
thải, trong đó có keo tụ - tạo bông là công trình thường được sử dụng trong xử lý nước
thải dệt nhuộm.
Luận văn nghiên cứu “xác định hiệu quả keo tụ nước thải phẩm nhuộm phân tán
đối với từng màu riêng biệt” nhằm xác định ảnh hưởng của việc thay đổi màu sắc đối
với quá trình keo tụ. Từ đó, luận văn xin được đóng góp một phần nhỏ bé trong quá
trình tìm tòi, nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải nói chung và ngành dệt nhuộm nói
riêng đồng thời nhằm giúp công ty DK Vina đạt được các yêu cầu về môi trường ngày
càng nghiêm ngặt của nhà nước.

1.2. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn của luận văn
ü Nội dung nghiên cứu trong luận văn không chỉ áp dụng để xử lý nước thải từ
công đọan nhuộm cho Công ty DK Vina mà còn tìm hiểu đặc tính và phương pháp phù
hợp xử lý từng loại nước thải nhuộm làm tăng hiệu quả xử lý đối với nước thải ngành
Chương 1: Mở đầu
Trang 2
nhuộm. Do sự hạn chế về thời gian nên Luận văn và điều kiện thí nghiệm chỉ giới hạn
trong tìm hiểu về nước thải của phẩm nhuộm phân tán.
ü Quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn được thực hiện trực tiếp trên nước
thải của Công ty DK Vina bằng mô hình tại phòng thí nghiệm trung tâm môi trường
trường đại học Nông lâm nên luận văn có tính thực tế và sự phù hợp.
ü Việc phân tích các chỉ tiêu được thực hiện bằng các phương pháp tiêu chuẩn và
có sự theo dõi của cán bộ hướng dẫn nên có độ tin cậy cao.
1.3. Mục đích và nội dung luận văn
1.3.1. Mục đích
ü Xác định khả năng keo tụ của nước thải phân tán đối với từng loại màu khác
nhau.
ü Xác định các điều kiện để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình xử lý.
ü Áp dụng các kết quả nghiên cứu vào điều kiện thực tế.
1.3.2. Nội dung
ü Tiến hành keo tụ với nhiều loại PAC để có thể tìm ra những loại PAC thích hợp
cho nước thải của phẩm nhuộm phân tán ở công ty DK Vina.
ü Tìm ra những điều kiện tối ưu trong quá trình tiến hành thí nghiệm keo tụ với
những màu riêng biệt.
ü Xác định hiệu quả xử lý đối với các điều kiện đó.
ü Tìm ra hướng khắc phục lại sự thay đổi từ nhưng thông tin thu được.
ü Áp dụng các biện pháp vào trong hệ thống xử lý.
1.4. Giới hạn của đề tài
ü Chỉ tiến hành được với nước thải của phẩm nhuộm phân tán, do công ty chi sử
dụng một loại thuốc nhuộm.

ü Mỗi màu sử dụng chưa phải là màu đơn sắc, thường một màu sẽ do từ 2 đến 3
màu chính tạo thành, do đó không thể có thể kết luận chính xác về hiệu quả keo tụ với
các màu chính.
ü Những màu sắc của nước thải sử dụng trong thí nghiệm được lấy từ quá trình
sản xuất nên thường là những màu hay sử dụng, ít có sự đa dạng.
Chương 2: Tổng quan
Trang 3
Chương 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về thuốc nhuộm phân tán
2.1.1. Đặc điểm chung và cấu tạo hoá học
Thuốc nhuộm phân tán là những hợp chất màu không tan trong nước do không
chứa các nhóm cho tính tan như : SO
3
Na , - COONa . Thuốc nhuộm phân tán hầu hết
là các hợp chất màu azo và antraquinon . Tên gọi của lớp thuốc nhuộm này chỉ rằng
chúng có độ hòa tan rất thấp trong nước và phải sữ dụng ở dang huyền phù hay phân
tán với kích thước hạt trong khoảng 0,2 – 2
m
m, được dùng để nhuộm loại xơ nhân tạo
ghét nước duy nhất bấy giờ là xơ acetat. Sau này thì thuốc nhuộm phân tán kiểu mới
được tổng hợp để đáp ứng nhu cầu nhuộm của các xơ : polyamit, polyester, poly
acrylonitrin, poly vinylic và các xơ tổng hợp khác nữa
Theo phân lớp kỹ thuật thuốc nhuộm phân tán có thể chia thành 3 phân nhóm
sau:
- Loại thông thường và có thể diazo hoá sau nhuộm
- Loại chứa trong phân tử phân tử kim loại.
- Loại phân tán hoạt tính, có thể liên kết với xơ bằng liên kết hoá trị .
ü Thuốc nhuộm phân tán thông thường và có thể diazo hoá sau nhuộm
- Thuốc nhuộm phân tán gốc azo
- Thuốc nhuộm phân tán là dẫn xuất của antraquinon

- Những thuốc nhuộm phân tán có cấu trúc khác
ü Thuốc nhuộm phân tán chứa kim loại
Thuốc nhuộm phân tán chứa kim loại 1:2 dùng để nhuộm xơ polyamit có cấu tạo
gần giống như thuốc nhuộm acid chứa kim loại 1:2 . Nhưng khác ở chỗ chúng không
chứa các nhóm tạo cho thuốc nhuộm tính tan
Thuốc nhuộm phân tán chứa kim loại 1:1 cũng hoà tan trong nước được sản xuất
ở dạng bột mịn phân tán cao. Chúng khác thuốc nhuộm phân tán thông thường ở khả
năng đều màu và khả năng che phủ cấu trúc không đều màu của xơ polyamid nhưng
Chương 2: Tổng quan
Trang 4
vuợt hẳn chúng về độ bền với gia công ướt, ánh sáng độ bền với ma sát rất khá.
ü Thuốc nhuộm phân tán hoạt tính
Đa số thuốc nhuộm lớp này được dùng để nhuộm xơ cellulose, số ít để nhuộm
len, tơ tằm nhưng cũng có một vài loại dùng để nhuộm sọi polyamit
Đặc điểm chung: không chứa nhóm cho tính tan ở phần mang màu cũng được
sản xuất ở dạng bột mịn phân tán cao, nhưng có chứa nhóm phản ứng. Trong điều kiện
nhuộm chúng sẽ thực hiện liên kết hoá trị với xơ và nằm lại trên xơ vừa ở dạng không
tan trong nước vừa ở dang liên kết với xơ
Những loại thuốc nhuộm kiểu này chia làm các nhóm sau :
- Loại chứa nhóm epoxy để nhuộm polyamid có công thức tổng quát:
R _ CH
2
_ CH _ CH
2

- Loại procynylon có một trong các công thức tổng quát sau:
R _ CH
2
_ CH _ CH
2


- Loại levafix có dạng tổng quát:
R _ SO
2
_ NH _CH
2
_ CH
2
_ OSO
3
Na
2.1.2. Mối quan hệ giữa cấu tạo hóa học và tính chất
ü Độ bền màu của thuốc nhuộm trên xơ acetat
* Độ bền với ánh sáng :
- Chỉ tiêu này phụ thuộc vào các yếu tố như: thành phần của chùm tia sáng, hàm
lượng oxi của khí quyển xung quanh, độ ẩm và nhiệt độ của không khí và loại xơ.
- Tính chất phức tạp của quá trình phá huỷ thuốc nhuộm bằng ánh sáng không
cho phép ta tìm ra những quy luật chung, vì thế việc xác định cấu trúc tối ưu của thuốc
nhuộm bị hạn chế bằng các tài liệu kinh nghiệm
* Độ bền màu với giặt và gia công ướt :
- Thông thường thì những thuốc nhuộm được xơ hấp phụ dễ dàng sẽ có độ bền
màu thấp với giặt, đó là những thuốc nhuộm có cấu tạo đơn giản , khối lượng phân tử
thấp điển hình là các thuốc nhuộm màu vàng. Để nâng cao độ bền màu của chúng phải
O
HO Cl
Chương 2: Tổng quan
Trang 5
tăng khối lượng phân tử bằng cách đưa các nhóm thế vào thuốc nhuộm với điều kiện
không làm thay đổi các lực và sắc màu của chúng .
* Độ bền màu với khói lò :

- Ở các vùng công nghiệp, mặc dù không chịu tác dụng của ánh sáng. Một số
thuốc nhuộm phân tán khi nằm trên xơ acetat vẫn bị bạc màu. Hiện tượng này thường
gặp với thuốc nhuôm màu xanh lam. Các dẫn xuất của antraquinon chứa các nhóm
amin.
- Hiện tượng phai màu xảy ra trong các trường hợp kể trên được giải thích là do
tác dụng của các khí có acid tính chứa chủ yếu Nitơ oxit thoát ra từ khói lò và các
động cơ đốt trong. Khi này các nhóm amin bậc nhất của thuốc nhuộm sẽ bị diazo hoá,
các nhóm amin bậc 2 sẽ bị nitro hóa, các phân tử sẽ bị oxi hóa làm cho chúng mất
màu.
ü Độ bền màu của thuốc nhuộm phân tán trên xơ tổng hợp
* Độ bền màu với ánh sáng:
- Độ bền màu của thuốc nhuộm phân tán trên xơ tổng hợp với tác dụng của ánh
sáng không chỉ phụ thuộc vào thuốc nhuộm mà còn phụ thuộc vào cấu tạo hoá và tính
chất ký học của xơ sợi. Vì thế nên cùng một thuốc nhuộm sẽ có độ bền màu khác nhau
chỉ nhuộm cho các xơ khác nhau .
- Các dẫn xuất của aminoazobenzen chứa ít nhóm thế sẽ có độ bền màu với ánh
sáng trên xơ tổng hợp vào loại trung bình. Còn các thuốc nhuộm phân tán có gốc
diazo, dẫn xuất của nitro diphenylaminvà antraquinon thì có độ bền màu cao với ánh
sáng.
* Độ bền màu với giặt:
- Nó phụ thuộc vào tính ghét nuớc của xơ nhiều hơn là phụ thuộc vào cấu tạo
của thuốc nhuộm. Chẳng hạn khi cùng nhuộm bằng một thuốc nhuộm phân tán giống
nhau vào các xơ: diaxetat, polyamid, polyester thì thấy rằng hai trường hợp đầu màu
chỉ đạt được độ bền trung bình còn trường hợp cuối thì màu có độ bền rất cao.
* Độ bền với khói lò:
- Khói lò ít có khả năng làm bạc màu thuốc nhuộm phân tán trên xơ tổng hợp
điều này được giải thích là do nó không có khả năng thấm sâu vào bên trong xơ.
* Độ bền màu với thăng hoa:
Chương 2: Tổng quan
Trang 6

- Nhưng thuốc nhuộm monoazo có cấu tạo đơn giãn bắt đầu thăng hoa ở ngay
nhiệt độ 135 - 170
0
C, nghĩa là độ bền của chúng với thăng hoa không đạt yêu cầu. Vì
khi nhuộm vải polyester bằng thuốc nhuộm phân tán phải gia nhiệt khô ở nhiệt độ trên
180
o
C. Các thuốc nhuộm diazo có khối lượng phân tử lớn hơn nên bắt đầu thăng hoa ở
160 - 180
0
C
- Để nâng cao độ bền màu với thăng hoa người ta đưa vào phân tử thuốc nhuộm
phân tán có nhóm thế có khả ngăng chịu nhiệt nhưng không làm giảm ái lực của thuốc
nhuộm .
2.2. Nguyên lý phối màu trong công nghệ nhuộm
Trong thực tế ít khi có sẳn màu phù hợp với màu của các mặt hàng theo thị hiếu
hoặc mốt của người tiêu dùng, vì vậy phối ghép để tạo nên các màu mới là công việc
thường xuyên của các nhà kỹ thuật nhuộm, in hoa, hội hoạ và nghiên cứu màu sắc.
Phối hợp thuốc nhuộm cũng dựa trên nguyên lý ghép cộng và ghép trừ các tia
màu quang phổ và nguyên lý ghép từ ba màu cơ bản. Điều khác chủ yếu với ghép màu
quang học là ở chỗ thuốc nhuộm không phải là các sản phẩm tinh khiết có màu đơn
sắc, lại chứa các phụ gia nên màu tạo thành có sai lệch so với ghép quang học. Phối
ghép màu từ thuốc nhuộm kỹ thuật còn gọi là ghép cơ học có thể thực hiện bằng biện
pháp thủ công hoặc thiết bị xử lý bằng máy tính điện tử. Dù dùng phương pháp nào
cũng phải dựa vào các nguyên tắc sau:
1- phải dùng thuốc nhuộm cùng lớp theo phân lớp kỹ thuật, và có các tính chất
kỹ thuật tương tự như nhau: cùng điều kiện nhuộm ( nhiệt độ, trị số pH, xúc tác, phụ
gia ); cùng có tốc độ bắt màu; cùng có độ bền màu với các chỉ tiêu khác nhau. V. v.
2- Khi phối thuốc nhuộm thuộc các lớp khác nhau để nhuộm vải pha cần chọn
những loại không tích điện trái dấu, không chứa các phụ gia có tính chất kỵ nhau làm

cho dung dịch nhuộm bị kết tủa, màu sa láng hoặc biến màu, khó ghép đồng màu;
3-Có thể phối từ hai thuốc nhuộm kỹ thuật để tạo nên màu mới cần thiết, nhưng
số màu mới tạo thành sẽ bị hạn chế. Để tạo nên nhiều gam màu khác nhau người ta
dùng thuật phối ghép từ ba màu cơ bản: đỏ, vàng và xanh lam hoặc đỏ, vàng và xanh
lục. Dù thị ghép màu được thiết lập theo hình tam giác đều, mổi màu cơ bản được đặt
ở một đỉnh của tam giác, tỷ lệ phối ghép được chia đều theo các cạnh, màu tạo thành
Chng 2: Tng quan
Trang 7
s theo quy lut sau :
- Theo mi cnh ca tam giỏc s nhn c mt dóy cỏc mu trung gian do kt
qu ghộp t hai mu
- Theo cỏc ng cao ca tam giỏc s l dóy mu do kt qu b tr nhau ca
nhiu cp mu tng ng
- Tõm ca tam giỏc v vựng ph cn s l min cú mu vụ sc ( ghi , xỏm ) do
hiu qu trung ho ln nhau ca ba mu c bn cú cng mu tng ng.
- Cỏc im khỏc nhau bờn trong tam giỏc s l vụ s cỏc mu c phi ghộp
t ba mu c bn vi t l khỏc nhau, mu v ỏnh mu ca chỳng tu thuc vo to
trờn tam giỏc .
Tam giỏc mu c biu din nh sau :

Vic chn ba thuc nhum lm ba mu c bn ỳng vi yờu cu ca lý thuyt rt
khú tho món, trong thc t yờu cu ny ch l tng i, nờn mu v ỏnh mu thu
c do hiu qu phi ghộp ph thuc nhiu vo ba mu ban u.
Di õy l mt s thớ d v kt qu ghộp mt s mu thng gp:
Mu phi ghộp Mu nhn c
Hng + Vng Lũng tụm
Hng + Ghi Tớm hoa c
Vng + Lc Vng chanh
Xanh lam + Tớm Xanh tớm than
Xanh lam + Xanh lc Cm thch

Xanh lam + en Ghi , Xỏm
Nõu + en Ghi , Xỏm
Kaki + en C ỳa
Xanh luùc
ẹoỷ
Da cam
Vaứng
Xanh lam
Tớm
Chương 2: Tổng quan
Trang 8
Nâu + Vàng Be hồng
Xanh lam + Đỏ + Đen Nâu
Đen + Vàng + Xanh lục Màu ximăng
Vàng + Da cam + Xanh lục Màu ôliu
Xanh lục + Tím Xanh lá mạ
Đỏ + Vàng + Nâu Vàng nâu da bò
2.3. Giới thiệu về công ty DK Vina
Tên công ty: Công ty TNHH DK VINA
Địa chỉ: D10, KCN Việt Hương 2, Bến Cát, Bình Dương
Hình thức doanh nghiệp: 100% vốn đầu tư của nước ngoài.
Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất, gia công các loại chỉ may, chỉ thêu...
Quy trình sản xuất hiện tại của công ty:

Chỉ nhập về đã được gia công sẵn, nhuộm theo yêu cầu của khách hàng. Sau quá
trình giặt để loại bỏ bớt màu. Qua quá trình sấy khô, rồi được quấn lại thành sản phẩm
hoàn chỉnh.
Thành phần chỉ sử dụng là polyester
Các hóa chất sử dụng: thuốc nhuộm phân tán, NaOH, chất tải màu, chất làm
mềm…

Chỉ thô
Nhuộm
Giặt
Sấy
Quấn lại, đóng gói
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trang 9
Chương 3. NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp keo tụ
3.1.1. Cơ sở lý thuyết của quá trình keo tụ
a) Lý thuyết về hệ keo
Hạt keo là những phần tử nhỏ có kích cỡ từ 10
-6
đến 10
-3
, không có khả năng lắng
bởi trọng lực vì hạt keo có diện tích bề mặt lớn nên có xu hướng hấp phụ các chất như
các phân tử nước và ion cho nên các hạt keo sẽ lớn dần hay có thể tích điện với môi
trường nước xung quanh.
Trong môi trường nước chia ra 2 loại keo:
ü Hệ keo kị nước:
Hệ keo kị nước phần lớn là các chất vô cơ chứa điện tích bề mặt và có khả năng
chuyển động trong điện trường, tốc độ keo tụ rất nhanh khi đưa vào hệ một chất điện li
và đạt tốc độ keo tụ tối đa với một nồng độ chất điện li tới hạn nào đó. Độ bền của hệ
keo chủ yếu là do điện tích của bề mặt hạt keo quyết định. Hệ keo có tính bền được là
do hạt keo cùng loại tích điện cùng dấu sinh ra tương tác tĩnh điện. Đồng thời với lực
đẩy tĩnh điện, các hạt keo cũng hút lẫn nhau do lực tương tác phân tử Valder Walls.
Chỉ khi lực đẩy tĩnh điện vượt trội so với lực hút phân tử thì các hạt keo không hoặc ít
có điều kiện tạo thành tập hợp lớn. Lực đẩy của hệ keo tăng khi khoảng cách của

chúng được giảm. Qúa trình đẩy do lực tĩnh điện xuất hiện khi lớp khuếch tán của
chúng tiếp cận lẫn nhau và xen phủ vào nhau. Khi có mặt chất điện li lạ trong dung
dịch, độ dày của lớp khuếch tán bị co lại làm giảm khoảng cách giữa chúng. Sự co lại
của lớp khuếch tán phụ thuộc vào cường độ ion của chất điện li, hóa trị lớn, nồng độ
cao có tác động làm co mạnh lớp khuếch tán.
Song song với quá trình đẩy do lực tĩnh điện, khi hai hạt keo tiến sát gần nhau
đến một khoảng cách nhất định chúng sẽ hút nhau do lực hấp phụ phân tử. Lực tương
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trang 10
tác Valder Walls phụ thuộc vào bản chất của hạt keo, mật độ của chúng, và không phụ
thuộc vào thành phần hóa học của dung dịch nước.
Đối với hệ có cường độ ion thấp, thế năng tương tác tổng có giá trị dương ở
vùng có khoảng cách nằm giữa các hạt keo, tức là lực đẩy chiếm ưu thế. Muốn tiến sát
lại gần nhau và có sự xen phủ của lớp khuếch tán, các hạt keo cần phải có năng lượng
lớn hơn hàng rào thế năng.
Với hệ có cường độ ion cao, tương tác giữa các hạt keo dễ dàng hơn do độ dày
của lớp khuếch tán thấp, giá trị cực đại của thế năng tương tác tổng có giá trị nhỏ,
thậm chí bằng không.
Để tạo điều kiện cho quá trình keo tụ, cần giảm giá trị của hàng rào thế năng
bằng cách đưa vào hệ những chất điện li có hóa trị cao (cường độ ion lớn) hoặc tăng
nhiệt độ (tăng động năng) hoặc khuấy trộn tạo điều kiện cho quá trình tạo tập hợp lớn.
ü Hệ keo ưa nước:
Độ bền của hệ keo ưa nước không chỉ do lực tương tác tĩnh điện mà còn do vỏ
hydrat của hạt keo. Lớp vỏ hydrat gồm hai lớp, lớp đầu được tạo thành do tương tác
dipol định hướng của phân tử nước với bề mặt của hệ keo có liên kết khá bền, tiếp theo
là lớp vỏ có tương tác thấp hơn do chịu chuyển động nhiệt.
Hấp phụ các hợp chất tồn tại trong môi trường trên bề mặt hạt keo ưa nước cũng
làm tăng tính bền do sự che chắn, ngăn cản chúng tiếp xúc với nhau.
b) Các cơ chế của quá trình keo tụ:
ü Nén ép làm giảm độ dày lớp điện kép.

ü Hấp phụ và trung hòa điện tích.
ü Lôi cuốn, quét cùng với chất kết tủa.
ü Hấp phụ và tạo cầu liên kết giữa các hạt keo, gồm 5 phản ứng:
- Phản ứng 1: Hấp phụ ban đầu ở liều lượng polymer tối ưu.
- Phản ứng 2: Hình thành bông cặn.
- Phản ứng 3: Hấp phụ lần 2 của polymer.
- Phản ứng 4: Khi liều lượng polymer dư.
- Phản ứng 5: Vỡ bông cặn.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trang 11
c) Các giai đoạn của quá trình keo tụ

d) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ
ü pH : pH là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với quá trình keo tụ. Thông
thường, ở pH thấp các chất hữu cơ mang điện tích âm và pH cao chúng mang điện tích
dương.
Ảnh hưởng của pH đến tốc độ đông tụ của dung dịch keo: tốc độ đông tụ của
dung dịch keo và điện thế ξ của nó có quan hệ. Trị số ξ càng nhỏ, lực đẩy giữa các hạt
keo càng yếu. Vì vậy tốc độ đông tụ của nó càng nhanh. Khi điện thế ξ bằng không,
nghĩa là đạt đến điểm đẳng điện, tốc độ đông tụ của nó lớn nhất.
Dung dịch keo hình thành từ hợp chất lưỡng tính, trị số ξ của nó và điểm đẳng
điện chủ yếu quyết định bởi trị số pH của nước.
Do đó, để đạt được hiệu quả keo tụ là tốt nhất thì phải chọn trị số pH thích hơp
cho từng loại nước thải riêng. Trị số pH này gọi là pH tối ưu. Đối với mỗi loại nước
khác nhau sẽ có pH tối ưu khác nhau và không có một phương pháp nào tính toán mà
phải dựa vào thực nghiệm thông qua thí nghiệm Jartest trên từng loại nước thải riêng.
ü Liều lượng chất keo tụ: quá trình keo tụ không phải là một phản ứng hóa học
thông thường, nên lượng chất keo tụ cho vào không thể dựa vào các tính toán để xác
định. Tùy vào loại nước khác nhau, tùy vào hàm lượng chất keo mà phải tiến hành
Thủy phân

Keo tụ
Keo tụ
perikinetic
Keo tụ
Orthokineti
c
Cho chất keo
tụ
-Phản ứng với nước, ion hóa,
thủy phân,trùng hợp.
Làm mất tính ổn
định
-Nén ép giảm độ dày lớp điện tích
kép.
- Hấp phụ ion từ chất keo tụ trên bề
mặt các phân tử.
- Liên kết các ion và phần tử khác
trên bề mặt các phân tử.
-Lôi cuốn hạt keo cùng chất kết tủa.
- Tạo cầu liên kết giữa các hạt keo.

Vận chuyển
Chuyển khối do khuếch tán
Brown
Vận chuyển
Keo tụ cưỡng bức
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trang 12
thực nghiệm để xác định trị số pH tối ưu tương ứng với trị số pH tối ưu của nó.
ü Độ đục ban đầu: một số loại nước cần keo tụ có độ đục thấp, nghĩa là hàm

lượng các chất lơ lửng thấp, khả năng liên kết với các chất keo tụ thấp cho nên hiệu
quả keo tụ không cao. Lúc này phải tạo độ đục ban đầu bằng cách cho thêm các chất
trợ keo tụ như vôi…
ü Chất hữu cơ: các chất hữu cơ là mục tiêu keo tụ chính của quá trình keo tụ. Một
số chất hữu cơ hòa tan gây khó khăn cho quá trình keo tụ.
ü Anion, cation trong nước: sự có mặt của các ion này trong nước có khả năng
làm giảm tính ổn định của hệ keo, tăng khả năng keo tụ của chúng.
ü Hiệu ứng khuấy: Trong quá trình keo tụ, một trong những yếu tố quyết định nữa
là tốc độ khuấy trộn được cung cấp. Quá trình keo tụ phải đựơc đảm bảo sự khuấy trộn
thích hợp theo từng giai đoạn riêng biệt giúp cho chất keo tụ tiếp xúc được với hạt keo
và các bông keo tiếp xúc với nhau tạo thành các bông lớn hơn nhằm đạt đến hiệu quả
tạo bông là tốt nhất
ü Thế năng zeta của hệ: thế năng ξ của hệ quyết định đến pH tối ưu cho quá
trình keo tụ.
ü Nhiệt độ keo tụ: một số chất keo tụ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của nước thải. Ở
nhiệt độ quá cao, do chuyển động nhiệt các bông keo tạo thành khó có khả năng lớn,
hiệu quả lắng kém đi.
3.1.2. Thí nghiệm Jartest
a) Mục đích
ü Xác định loại PAC thích hợp cho quá trình xử lý.
ü Xác định pH tối ưu cho quá trình keo tụ đối với từng màu của nước thải nhuộm
đồng thời xác định liều lượng phèn tối ưu ứng với pH tối ưu cho từng màu đó.
b) Mô hình và hóa chất
Mô hình: Nghiên cứu quá trình keo tụ tạo bông được tiến hành trên mô hình
Jartest. Mẫu thí nghiệm được đựng trong các cốc thuỷ tinh 500 ml. Hệ thống cánh
khuấy có thể chỉnh được tốc độ vòng quay.
Hóa chất :
- PAC Phobinh (ký hiệu 1) 5%
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trang 13

- PAC Phobinh (ký hiệu 5) 5%
- PAC (ký hiệu X) 5%
- H
2
SO
4
10%
- NaOH 10%
3.2. Nội dung nghiên cứu và trình tự thí nghiệm
a) Nội dung:
ü Xác định loại PAC thích hợp cho quá trình keo tụ.
ü Xác định điều kiện keo tụ tối ưu cho từng màu ( pH và PAC tối ưu).
ü Tiến hành đo đạc hiệu quả keo tụ.
ü Áp dụng kết quả nghiên cứu vào trong hệ thông xử lý thực tế.
b) Trình tự thí nghiệm :
ü Thí nghiệm test nhanh:
- Lấy 400ml nước thải cho vào cốc nước thủy tinh.
- Giữ ở pH thường của nước thải, cho từ từ PAC vào cho đến khi keo tụ. Nếu
không keo tụ ở pH thường thì lần lượt điều chỉnh lên pH = 7 và 8, tiến hành tương tự.
- Tiến hành lần lượt quá trình với từng loại PAC để so sánh hiệu quả của các
loại PAC.
ü Thí nghiệm xác định pH tối ưu:
- Lấy 500ml mẫu nước vào các cốc thuỷ tinh.
- Cho cùng một liều lượng phèn (lượng phèn này được xác định dựa vào thí
nghiệm test nhanh trước) vào các cốc.
- Phân chia cách khoảng pH và dùng NaOH hay H
2
SO
4
để chỉnh pH tới các giá

trị mong muốn. Tùy theo loại nước thải mà khoảng pH này thay đổi phù hợp. Đặt vào
mô hình và cho khuấy ở tốc độ 100 vòng/phút trong 1 phút.
- Sau đó, chỉnh tốc độ khuấy xuống 20 vòng/phút trong vòng 20 phút.
- Lắng trong 30 phút.
- Lấy mẫu nước trong phân tích COD và độ đục .
- Giá trị pH tối ưu được xem xét từ khả năng xử lý COD.
ü Thí nghiệm xác định lượng phèn tối ưu:
- Lấy 500ml mẫu nước vào các cốc.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trang 14
- Cho vào các cốc một lượng phèn khác nhau với độ lệch về lượng cách đều
nhau.
- Dùng NaOH chỉnh pH về giá trị pH tối ưu xác định từ thí nghiệm pH tối ưu.
- Chế độ khuấy tương tự như thí nghiệm xác định pH tối ưu.
- Để lắng trong 30 phút.
- Phân tích COD và độ đục phần nước trong thu được sau quá trình lắng.
- Xác định hàm lượng phèn tối ưu.
c) Áp dụng vào thực tế:
ü Sử dụng các kết quả của quá trình nghiên cứu để đưa vào trong hệ thống xử lý
ü Xem xét khả năng khi áp dụng vào trong hệ thống xử lý thực tế
ü Đưa các điều kiện cụ thể để có thể áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế một
cách khả thi.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trang 15
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 4.1 mô tả toàn bộ các thí nghiệm đã tiến hành, khái quát lại hệ thống thí
nghiệm tiến hành trong quá trình thực hiện đề tài.
Bảng 4.1. Bảng mô tả thí nghiệm
STT Tên TN Mô tả
I A Thí nghiệm test nhanh

I.1 A1 Nước thải màu Tím hồng
I.2 A2 Nước thải màu Xanh đục
I.3 A3 Nước thải màu Vàng rơm - Amytan
I.4 A4 Nước thải màu Đen - Black
I.5 A5 Nước thải màu Xanh - 1
I.6 A6 Nước thải màu Xanh - Maurina
I.7 A7 Nước thải màu Đỏ - Persimon
I.8 A8 Nước thải màu Đen - Elipse
I.9 A9 Nước thải màu Hồng - Lamingo
II B Thí nghiệm jartest với các màu nước thải (xét hiệu quả bằng định tính)
II.1 B1 Nước thải màu Đỏ - Vitage marron
II.2 B2 Nước thải màu Đỏ - Wine combo
II.3 B3 Nước thải màu Xanh - Tobaco
II.4 B4 Nước thải màu Nâu - Brown
II C
Thí nghiệm jartest hiệu quả xử lý với các màu nước thải (xét hiệu quả
bằng định lượng)
III.1 C1 Nước thải màu Đỏ - 1
III.2 C2 Nước thải màu Xanh - 2
III.3 C3 Nước thải màu Xanh - Green
III.4 C4 Nước thải màu Xanh - D165
III.5 C5 Nước thải màu Đỏ - Granet
III.6 C6 Nước thải màu Nâu - Brown
III.7 C7 Nước thải màu Đỏ - Wine

×