Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu khoa học NGHIÊN cứu mối QUAN hệ GIỮA HÌNH THÁI vỏ QUẢ với CHẤT LƯỢNG hạt GIỐNG LOÀI dẻ ANH (castanopsis piriformis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA HÌNH THÁI VỎ QUẢ VỚI
CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG LOÀI DẺ ANH (Castanopsis
piriformis)
Nguyễn Toàn Thắng, Trần Lâm Đồng
Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh- Viện KHLNVN
Lương Văn Dũng
Trường Đại học Đà Lạt
TÓM TẮT
Dẻ anh (Castanopsis piriformis) là loài cây bản địa đa tác dụng, gỗ dùng trong xây dựng, đồ mộc, đồ gia
dụng và hạt là thực phẩm có giá trị. Nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả và chất lượng hạt giống
Dẻ anh là cần thiết làm cơ sở để xác định thời điểm thu hái hạt giống có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất
gieo ươm. Thí nghiệm bố trí với 3 hình thái vỏ quả: (i) vỏ quả xanh; (ii) vỏ quả chín và (iii) vỏ quả bắt đầu
nứt. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hạt giống gồm: Kích thước hạt; Độ thuần; Khối lượng 1.000 hạt; Tỷ lệ
nảy mầm và Khối lượng quả với khối lượng hạt và khối lượng nhân trắng. Kết quả phân tích phương sai cho
thấy rằng các hình thái vỏ quả khác nhau đã ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng hạt giống, đây chính là cơ sở
để đề xuất thời điểm thu hái hạt giống Dẻ anh. Thời điểm thu hái hạt giống Dẻ anh thích hợp nhất là giai
đoạn vỏ quả chín, thời điểm này đường kính hạt trung bình 22,9 - 24,7mm, độ dày 17,1 - 17,9mm, độ thuần
từ 84,1 - 87,1%, khối lượng 1.000 hạt trung bình khoảng 4.334,6 - 4.537,4g và tỷ lệ nảy mầm khá cao đạt
78%. Dẻ anh không nên thu hái hạt giống vào thời điểm vỏ quả còn xanh và vỏ quả bắt đầu nứt.
Từ khóa: Dẻ anh, Hình thái quả, Chất lượng hạt.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus) là loài cây bản địa, đa tác dụng, có phân bố rừng
tự nhiên thường xanh và bán thường xanh ở Tây Nguyên, Đông NamBộ, nhưng tập trung nhất ở Lâm Đồng.
Ngoài việc cho gỗ dùng trong xây dựng, đồ mộc, đồ gia dụng, Dẻ anh còn cung cấp hạt là thực phẩm có giá
trị cao, được người dân ưa chuộng.
Nghiên cứu về Dẻ anh khá đa dạng, chủ yếu tập trung vào phân loại, mô tả hình thái, phân bố, đặc
điểm sinh thái và giá trị sử dụng song nghiên cứu về thu hái hạt giống và trồng rừng còn ít được quan tâm.
Vì vậy, thiếu cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển loài cây đa tác dụng này. Giữa hình thái quả và
hạt chín có mối quan hệ nhất định, do vậy có thể nhận biết được hạt chín qua đặc trưng hình thái của vỏ
quả. Xuất phát từ đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả và chất lượng hạt giống Dẻ anh là cần
thiết, nhằm góp phần làm cơ sở đề xuất thời điểm thu hái hạt giống có hiệu quả và nâng cao chất lượng hạt


cũng như phẩm chất gieo ươm phục vụ công tác trồng rừng tại Lâm Đồng - Tây Nguyên.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Hạt giống được thu thập từ 5 cây mẹ có đường kính D1.3 từ 20 - 30cm, Hvn từ 15 - 20m. Thời điểm
thu hái tháng 7 năm 2008. Địa điểm thu hái hạt giống tại Di Linh - Lâm Đồng. Cân điện tử có độ chính xác
0,01g là dụng cụ để cân khối lượng hạt giống.
Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp bố trí thí nghiệm.
Thí nghiệm được bố trí ở 3 công thức hình thái vỏ quả khác nhau, mỗi công thức bố trí ngẫu nhiên
với 3 lần lặp lại, cụ thể như sau:
CT1: Hạt ở lô vỏ quả xanh;

1


CT2: Hạt ở lô vỏ quả chín và
CT3: Hạt ở lô vỏ quả bắt đầu nứt.
- Kích thước hạt: Dung lượng mẫu quan sát mỗi lần lặp là 35 hạt, các chỉ tiêu đường kính và độ dày
của hạt được xác định bằng thước đo điện tử với độ chính xác 0,1mm.
- Độ thuần của hạt: Mẫu thí nghiệm được rút ngẫu nhiên với dung lượng quan sát ở mỗi lần lặp là
1.000g, khối lượng hạt được xác định bằng cân điện tử với độ chính xác 0,01g. Độ thuần được xác định
theo công thức (1.1).

§ é thuÇn (%) =

Träng l­îng h¹t tinh khiÕt
x100
Träng l­îng mÉu kiÓm tra

(1.1)


- Khối lượng 1.000 hạt: Dung lượng quan sát ở mỗi lần lặp là 1.000 hạt thuần, khối lượng hạt đo
bằng cân điện tử với độ chính xác 0,01g.
- Khối lượng quả, khối lượng hạt và nhân trắng: Mỗi lần lặp trong từng công thức thí nghiệm 1.000
quả, nghiên cứu với 3 chỉ tiêu: khối lượng quả tươi; khối lượng hạt khô và khối lượng nhân trắng. Từ khối
lượng 1.000 quả tươi tiến hành tách lấy hạt sau đó phơi khô rồi tách lấy nhân trắng.
- Tỷ lệ nảy mầm: Thí nghiệm quan sát với dung lượng 100 hạt ở mỗi lần lặp. Hạt được ngâm trong
dung dịch thuốc tím thời gian 5 phút, để ráo nước, ủ hạt trong túi vải ở nhiệt độ 30oC. Hằng ngày rửa chua
và kiểm tra hạt nảy mầm, khoảng 4-5 ngày hạt nảy mầm, thời gian theo dõi thí nghiệm trong 10 ngày. Tỷ lệ
nảy mầm được tính theo công thức (1.2):

Tû lÖ n¶ y mÇm (%) =

Sè h¹t n¶ y mÇm
x100
Sè h¹t đem thí nghiÖm

(1.2)

* Phương pháp xử lý số liệu.
Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố để đánh giá kết quả nghiên
cứu với sự trợ giúp của phần mềm SPSS và Excel trên máy vi tính.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả với kích thước hạt
Kích thước hạt giống là một trong những đặc trưng quan trọng để xác định hạt chín và phân loại
chất lượng lô hạt. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu hình thái vỏ quả và kích thước hạt được tổng hợp tại bảng
1.
Bảng 1. Kích thước hạt giống ở các hình thái vỏ quả khác nhau
Công thức
Lần lặp


CT1 (Lô vỏ quả xanh)

CT2 (Lô vỏ quả chín)

CT3 (Lô vỏ quả bắt đầu nứt)

Đường kính
(mm)

Độ dày
(mm)

Đường kính
(mm)

Độ dày
(mm)

Đường kính
(mm)

Độ dày (mm)

Lặp 1

20,20

16,70


24,7

17,9

25,3

17,0

Lặp 2

20,50

16,70

22,9

17,1

23,1

16,8

Lặp 3

20,70

16,30

23,5


17,9

23,6

17,5

TB

20,50

16,60

23,7

17,6

24,0

17,1

Từ số liệu bảng trên có thể rút ra nhận xét sau đây:
- Đường kính trung bình của hạt Dẻ anh dao động từ 20,5mm (lô vỏ quả còn xanh) đến 24,0mm (lô
vỏ quả bắt đầu nứt). Kết quả phân tích phương sai cho thấy đường kính hạt Dẻ anh đã bị chi phối bởi các
hình thái vỏ quả khác nhau (Sig.F = 0,004< 0,05). Kiểm tra bằng tiêu chuẩn Duncan chưa có sai khác giữa

2


CT2 và CT3 (Sig.F = 0,685 > 0,05), do đó có thể coi CT2 hoặc CT3 là công thức có ảnh hưởng tốt nhất cho
đường kính hạt.

- Độ dày trung bình của hạt biến đổi từ 16,6mm (CT1) đến 17,6mm (CT2). Theo kết quả phân tích
thấy rằng, các hình thái vỏ quả khác nhau đã ảnh hưởng rõ rệt đến độ dày của hạt vì Sig.F = 0,032< 0,05.
Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn Duncan cho kết quả CT1 & CT3 cùng một nhóm và CT3 có mặt cả ở nhóm 2
cùng với CT2, đồng thời chưa có sự khác nhau giữa các công thức trong nhóm (Sig.F = 0,123 > 0,05).
Mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả với độ thuần hạt
Độ thuần (độ sạch) của hạt là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hạt giống, độ thuần của
hạt thấp thì tỷ lệ nảy mầm thấp và ngược lại. Kết quả kiểm nghiệm về độ thuần của hạt Dẻ anh được tổng
hợp tại bảng 2.
Bảng 2. Độ thuần của hạt ở các hình thái vỏ quả khác nhau
Công
thức

Chỉ tiêu đánh giá

Lặp 1

Khối lượng hạt kiểm tra (g)
CT1 (Lô
vỏ quả
xanh)

CT2 (Lô
vỏ quả
chín)

CT3 (Lô
vỏ quả bắt
đầu nứt)

Lặp 2


Trung
bình

Lặp 3

1.000

1.000

1.000

1.000

Khối lượng hạt thuần (g)

715,55

650,35

680,56

682,2

Khối lượng hạt lép và tạp chất (g)

284,45

349,65


319,44

317,8

Độ thuần (%)

71,56

65,04

68,06

68,22

Khối lượng hạt kiểm tra (g)

1.000

1.000

1.000

1.000

Khối lượng hạt thuần (g)

860,53

870,48


840,62

857,2

Khối lượng hạt lép và tạp chất (g)

139,47

129,52

159,38

142,8

Độ thuần (%)

86,05

87,05

84,06

85,72

Khối lượng hạt kiểm tra (g)

1.000

1.000


1.000

1.000

Khối lượng hạt thuần (g)

880,55

905,37

890,68

892,2

Khối lượng hạt lép và tạp chất (g)

119,45

94,63

109,32

107,8

88,06

90,54

89,07


89,22

Độ thuần (%)

Kết quả bảng 2 cho thấy độ thuần của 3 lô hạt biến động từ 65,04 - 90,54%. Kết quả xác suất kiểm
tra Sig.F = 0,000 < 0,05, có nghĩa là độ thuần của hạt giống đã bị chi phối bởi các hình thái vỏ quả khác
nhau. Dùng tiêu chuẩn Duncan để so sánh từng cặp công thức thấy rằng đã có sự khác nhau giữa CT1 và
CT2; giữa CT1 và CT3 (Sig.F < 0,05), tuy nhiên giữa CT2 và CT3 chưa có sự khác nhau với mức ý nghĩa
0,05 (Sig.F = 0,099 > 0,05). Điều này chứng tỏ độ thuần của hạt Dẻ anh ở giai đoạn quả bắt đầu chín hoặc
giai đoạn quả bắt đầu nứt đều như nhau. Kết quả bảng trên cho thấy rằng độ thuần của CT2 và CT3 khá
cao, biến động từ 84,06 - 90,54%, tương đương 1,3 lần độ thuần của CT1 (65,04 - 71,56%).
Mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả với khối lượng 1.000 hạt
Khối lượng 1.000 hạt thuần là một chỉ tiêu không thể thiếu được khi kiểm nghiệm chất lượng hạt
giống. Khối lượng hạt tỷ lệ thuận với chất lượng hạt và phẩm chất gieo ươm. Kết quả thí nghiệm được tổng
hợp tại bảng 3.
Bảng 3. Khối lượng 1.000 hạt giống ở các hình thái vỏ quả khác nhau
Lần lặp
Công thức

Lặp 2 (g)

Lặp (g)

3

Lặp 3 (g)

Trung bình
(g)



CT1 (Lô vỏ quả xanh)

4.145,43

4.237,50

4.134,53

4.172,49

CT2 (Lô vỏ quả chín)

4.445,56

4.537,35

4.334,58

4.439,16

CT3 (Lô vỏ quả bắt đầu nứt)

4.594,67

4.604,32

4.387,36

4.528,78


Từ số liệu bảng 3 ta thấy 1.000 hạt thuần ở lô hạt vỏ quả còn xanh khối lượng trung bình biến động từ
4.134,35 - 4.237,5g; ở lô vỏ quả bắt đầu chín từ 4.334,58 - 4537,35g và lô vỏ quả bắt đầu nứt dao động từ
4.378,36 - 4.604,32g. Kiểm tra sự sai khác kết quả cho thấy, đã có sự khác nhau rõ rệt về khối lượng 1.000
hạt thuần ở các công thức hình thái vỏ hạt (Sig.F = 0,01 < 0,05). Tiêu chuẩn Duncan cũng chỉ ra rằng CT2
và CT3 cùng một nhóm và có thể chọn 1 trong 2 làm công thức có khối lượng cao nhất vì Sig.F = 0,303 >
0,05.
Mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả với khối lượng quả, khối lượng hạt và nhân trắng
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng .4.
Bảng 4. Khối lượng quả tươi, hạt khô và nhân trắng ở các hình thái vỏ quả khác nhau
Công thức

CT1 (Lô vỏ
quả xanh)

CT2 (Lô vỏ
quả chín)

CT3 (Lô vỏ
quả bắt đầu
nứt)

Lặp 1

Lặp 2

Lặp 3

Trung
bình


Khối lượng nguyên quả tươi (g)

6930,45

6870,35

6950,42

6917,07

Khối lượng hạt khô (g)

3125,50

3105,50

3110,50

3113,83

Khối lượng nhân trắng (g)

1295,50

1230,50

1270,50

1265,50


Khối lượng nguyên quả tươi (g)

8010,36

8230,32

7950,41

8063,70

Khối lượng hạt khô (g)

4255,65

4490,50

4285,50

4343,88

Khối lượng nhân trắng (g)

2125,50

2230,50

2196,50

2184,17


Khối lượng nguyên quả tươi (g)

8110,45

7830,57

8050,54

7997,19

Khối lượng hạt khô (g)

4485,00

4288,50

4390,00

4387,83

Khối lượng nhân trắng (g)

2345,50

2170,00

2135,50

2217,00


Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả trên cho thấy 1.000 quả Dẻ anh tươi có khối lượng trung bình biến động 6.917,07 8.063,7g, tương đương 3.113,83 - 4.387,83g hạt khô hoặc 1.265,5 - 2.217g nhân trắng. Khối lượng 1kg quả
tươi có khoảng 144 - 146 quả ở hình thái thái vỏ quả xanh và ở hình thái vỏ quả bắt đầu chín hoặc bắt đầu
nứt có khoảng 124 - 128 quả. Để có 1kg nhân trắng phải có ít nhất 2.460,56kg hạt khô hoặc 5,465,88kg quả
tươi ở hình thái vỏ quả còn xanh; và tương đương ở hình thái vỏ quả bắt đầu chín và bắt đầu nứt cần ít nhất
1,979,18 - 1,988,81kg hạt khô hoặc 3,607,21 - 3,691,89kg quả tươi.
Kết quả phân tích phương sai cho thấy xác suất kiểm tra Sig.F =0,000 < 0,05 về 3 chỉ tiêu: khối
lượng quả tươi, khối lượng quả khô đã bóc vỏ và khối lượng nhân trắng, điều này chứng tỏ rằng 3 chỉ tiêu
trên ở các hình thái vỏ quả có sự khác nhau rõ rệt. Theo tiêu chuẩn Duncan, các chỉ tiêu ở hình thái vỏ quả
bắt đầu chín và bắt đầu nứt cho ảnh hưởng tốt nhất, tuy nhiên chưa có sự khác nhau về 3 chỉ tiêu nghiên
cứu ở 2 hình thái này. Vì vậy, ta có thể chọn 1 trong 2 công thức này làm công thức có ảnh hưởng tốt nhất
đến thí nghiệm.
Mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả với tỷ lệ nảy mầm

4


Tỷ lệ nảy mầm (khả năng nảy mầm) là tỷ số phần trăm hạt nảy mầm trên tổng số hạt đem thí
nghiệm. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của hạt giống. Thông qua nghiên cứu về tỷ
lệ nảy mầm để xác định đúng thời điểm thu hái hạt giống nhằm thu được sản lượng hạt cao và nâng cao
chất lượng gieo ươm. Kết quả thí nghiệm được tổng hợp tại bảng 5.
Bảng 5. Tỷ lệ nảy mầm ở các hình thái vỏ quả khác nhau
Lần lặp
Công thức

Lặp 1 (%)

Lặp 2 (%)


Lặp 3 (%)

Trung bình
(%)

CT1 (Lô vỏ quả xanh)

43,00

48,00

39,00

43,33

CT2 (Lô vỏ quả chín)

77,00

81,00

76,00

78,00

CT3 (Lô vỏ quả bắt đầu nứt)

84,00


81,00

75,00

80,00

Từ kết quả bảng 5 thấy rằng tỷ lệ nảy mầm của hạt Dẻ anh có sự biến động lớn, thấp nhất 43% (lô hạt ở
hình thái vỏ quả xanh) và cao nhất là 80% (lô hạt ở hình thái vỏ quả bắt đầu nứt). Kết quả phân tích phương
sai chỉ ra rằng tỷ lệ nảy mầm của hạt ở 3 công thức hình thái vỏ quả có sự khác nhau rõ rệt (Sig.F < 0,05).
Tiêu chuẩn Duncan chỉ ra rằng chưa có sự khác nhau giữa CT2 và CT3 (Sig.F = 0,564 > 0,05), điều này
chứng tỏ ta có thể chọn 1 trong 2 công thức này là công thức cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Tỷ lệ nảy mầm
của hạt khi thu hái quả ở hình thái vỏ quả bắt đầu chín hoặc bắt đầu nứt gấp 1,8 lần khi thu hái quả ở hình
thái vỏ quả còn xanh.
KẾT LUẬN
Các hình thái vỏ quả khác nhau đã ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng hạt giống Dẻ anh.
Loài Dẻ anh không nên thu hái hạt giống ở hình thái vỏ quả còn xanh, giai đoạn này kích thước hạt
nhỏ, độ thuần thấp (68,2%), khối lượng 1.000 hạt nhẹ (4.172,5g) và tỷ lệ nảy mầm không cao (43,3%).
Hạt giống Dẻ anh thu hái tốt nhất là vào thời điểm vỏ quả chín vàng, khi đó hạt đã chín hoàn toàn,
chất hữu cơ tích lũy ở mức cao chất lượng hạt tốt. Hạt Dẻ anh thu hái vào thời điểm vỏ quả chín vàng
đường kính hạt trung bình 22,9 - 24,7mm, độ dày 17,1 - 17,9mm, độ thuần từ 84,06 - 87,05%, khối lượng
1.000 hạt trung bình khoảng 4.334,58g - 4.537,35g và tỷ lệ nảy mầm đạt 78%.
Thu hái hạt ở thời điểm vỏ quả bắt đầu nứt chất lượng hạt không tăng nhiều so với hình thái vỏ quả
bắt đầu chín mà còn làm giảm sản lượng hạt do rơi rụng. Vì vậy, đây là cơ sở để theo dõi và chọn thời điểm
thu hái hạt nhằm nâng cao chất lượng hạt giống và phẩm chất gieo ươm hạt Dẻ anh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh, 1997. Trồng rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Toàn Thắng, 2008. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ anh (Castanopsis
piriformis Hickel & A. Camus) tại Lâm Đồng. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm
nghiệp.
Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. Nhà xuất

bản Nông nghiệp.
Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên
cứu trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

5


Research on the relationship between fruit morphology and
color with seed quality of Castanopsis piriformis
Nguyen Toan Thang, Tran Lam Dong
Silvicultural Techniques Research Division- Forest Science Institute of Vietnam
Luong Van Dung
Da Lat University
SUMMARY
Castanopsis piriformis is a native and multi-purpose species. Its wood is used for making furniture, and fruit
is used for food as it has a high nutritional value. Fruit morphology is highly related to seed quality. Research
on the relationship between fruit morphology and seed quality of Castanopsis piriformis is necessary to
identify suitable times for harvesting seed, which will result in high quality seedlings. Experiments were
carried out with three fruit morphologies as green color (unripe); brown color (ripe); and brown color with
cracked fruit cover. Nursery qualities were evaluated based on seed dimension; seed uniformity; seed
weight; germination rate; and relationship between fruit weight, seed weight and kernel. The result showed
that fruit of Castanopsis piriformis should be harvested when it is ripe (brown color), which will result in high
quality for nursery. At the moment, seed dimension 22,9 - 24,7 mm, seed thickness 17,1 - 17,9 mm, seed
uniformity 84,1 - 87,1 %, seed weight 4.334,6 - 4.537,4 g and germination rate 78%.
Key words: Castanopsis piriformis, Fruit morphology, Seed quality.

6




×