Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo bàn về mục đích của hình phạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.52 KB, 4 trang )

nghiên cứu - trao đổi

bàn về mục đích của hình phạt
Dơng Tuyết Miên *

M

ục đích của hình phạt là vấn đề
quan trọng trong luật hình sự. Mục
đích của hình phạt là cơ sở để nhà làm
luật quy định về từng loại hình phạt, hệ
thống hình phạt cũng nh quyết định hình
phạt trong luật. Mặt khác, nó cũng là cơ
sở để nhà áp dụng luật áp dụng hình phạt
trên thực tế. Tuy nhiên, cho đến nay, mục
đích của hình phạt vẫn là vấn đề gây
tranh c i không chỉ ở Việt Nam mà còn
cả ở nớc ngoài(1).
ở các nớc, quan niệm về mục đích
hình phạt có khác nhau nh các quan
niệm sau đây:
+ Hình phạt có các mục đích là phòng
ngừa tội phạm, bảo vệ x hội, cải tạo
ngời phạm tội, trừng trị ngời phạm tội,
lập lại công bằng x hội, bồi thờng thiệt
hại cho x hội và cho nạn nhân(2).
+ Hình phạt có 4 mục đích chính là
phòng ngừa chung, trừng trị ngời phạm
tội, cải tạo và hạn chế cũng nh loại trừ
điều kiện phạm tội lại của ngời phạm
tội(3).


+ Hình phạt có các mục đích là phòng
ngừa chung, cải tạo, trừng trị ngời phạm
tội và buộc ngời phạm tội phải bồi
thờng thiệt hại cho x hội và nạn nhân(4).
+ Hình phạt có mục đích trừng trị
ngời phạm tội, phòng ngừa tội phạm
(phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung),
cải tạo ngời phạm tội và thể hiện sự lên
án của Nhà nớc đối với ngời phạm
tội(5).
+ Hình phạt có mục đích lập lại sự

công bằng x hội cũng nh cải tạo ngời
bị kết án và phòng ngừa phạm tội mới(6).
Tuy các quan điểm nói trên có khác
nhau về chi tiết nhng đa phần đều thừa
nhận hình phạt có mục đích trừng trị.
ở Việt Nam, sự tranh luận chủ yếu
giữa các quan điểm là về vấn đề hình phạt
trong luật hình sự Việt Nam có mục đích
trừng trị hay không.
Trớc khi BLHS năm 1985 đợc ban
hành, mục đích của hình phạt đ đợc đề
cập trong hàng loạt văn bản, trong đó đều
khẳng định hình phạt có cả mục đích
trừng trị. Cụ thể:
+ Điều 1 Sắc lệnh số 150/SL ngày
7/11/1950 về tổ chức trại giam có quy
định: phạm nhân phải giam giữ trong
các trại giam để trừng trị và giáo hoá.

+ Điều 1 Luật số 18 ngày 14/7/1960
về tổ chức toà án nhân dân nói rõ: Toà
án nhân dân xử phạt về hình sự không
những chỉ trừng trị phạm nhân mà còn
nhằm giáo dục họ và cải tạo họ.
Ngoài ra, mục đích trừng trị của hình
phạt còn đợc đề cập cụ thể hơn trong
một số báo cáo tổng kết công tác ngành
toà án (Ví dụ: Báo cáo tổng kết công tác
năm 1959 của Tòa án nhân dân tối cao;
Báo cáo tổng kết công tác năm 1967 của
Tòa án nhân dân tối cao).
Trong BLHS năm 1985, mục đích của
hình phạt đợc quy định tại Điều 20. Cụ
* Giảng viên Khoa t pháp
Trờng đai học luật Hà Nội
Tạp chí luật học - 27


nghiên cứu - trao đổi

thể: Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị
ngời phạm tội mà còn nhằm cải tạo họ
trở thành ngời có ích cho x hội, có ý
thức tuân theo pháp luật và các quy tắc
của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ
phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo
dục ngời khác tôn trọng pháp luật, đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
Mục đích của hình phạt lại đợc

khẳng định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự
1999. Về cơ bản, nội dung của Điều 27
BLHS năm 1999 không có gì khác so với
Điều 20 BLHS năm 1985. Cụ thể: Hình
phạt không chỉ nhằm trừng trị ngời
phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành
ngời có ích cho x hội, có ý thức tuân
theo pháp luật và các nguyên tắc của
cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội
mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục ngời
khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh
phòng chống tội phạm.
Nh vậy, cả BLHS năm 1985 và
BLHS năm 1999 đều khẳng định hình
phạt có mục đích trừng trị. Việc thừa
nhận hình phạt có mục đích trừng trị có
cả quá trình lịch sử lập pháp lâu dài.
Mặc dù mục đích của hình phạt đ
đợc khẳng định tại BLHS nhng trong
nghiên cứu lí luận cũng nh trong thực
tiễn áp dụng, nhận thức về mục đích của
hình phạt vẫn không thống nhất. Trên cơ
sở Điều 20 BLHS năm 1985, quan điểm
phổ biến trong các giáo trình luật hình sự
ở bậc đại học đều xác định hình phạt có
mục đích trừng trị. ở một số tài liệu
khác, các tác giả lại cho rằng: ... trừng
trị là nội dung, là thuộc tính, là phơng
thức để thực hiện hình phạt...(7). Vì vậy,
trừng trị không phải là mục đích của hình

28 - Tạp chí luật học

phạt. Hoặc trừng trị không phải là mục
đích của hình phạt. Trừng trị là bản chất,
là thuộc tính tất yếu của hình phạt(8).
Tác giả khác cho rằng: Trừng trị là mục
đích nhng đồng thời cũng là phơng tiện
để đạt đợc mục đích cuối cùng và chủ
yếu của hình phạt đối với ngời phạm tội
là giáo dục, cải tạo họ"(9).
Công lí đòi hỏi ngời nào gây ra tội
phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi
của mình. Hình phạt là phơng tiện thích
đáng để trừng trị tội lỗi của ngời phạm
tội. Xét về nội dung thì bất cứ hình phạt
nào cũng chứa đựng trong nó những tớc
bỏ và hạn chế nhất định (về thể chất, về
tinh thần, tài sản) cho ngời bị áp dụng
hình phạt. Mức độ phải chịu những tớc
bỏ và hạn chế quyền lợi này tùy thuộc
vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho
x hội của hành vi phạm tội và nhân thân
ngời phạm tội. Điều đó có nghĩa là tội
phạm càng nguy hiểm thì mức độ trừng
trị ngời có lỗi trong việc thực hiện tội
phạm đó càng nghiêm khắc. Chính vì
vậy, trong hệ thống hình phạt của luật
hình sự Việt Nam có một số hình phạt
chủ yếu mang tính trừng trị (ví dụ: Tù
chung thân, tử hình). Trừng trị là mục

đích mang tính tự nhiên của hình phạt.
Không thừa nhận mục đích này của hình
phạt là phủ nhận bản chất và đặc tính của
hình phạt. Mục đích trừng trị của hình
phạt không phải là sự trả thù, là khuynh
hớng phản dân chủ không phù hợp với
thời đại nh một số tác giả quan niệm(10).
Việc thừa nhận hình phạt có mục đích
trừng trị cũng không phải là tất yếu dẫn
tới lấy cái ác trừ cái ác trái với nguyên
tắc nhân đạo của luật hình XHCN(11).


nghiên cứu - trao đổi

Với mục đích trừng trị, hình phạt trớc
hết thể hiện là sự lên án, thái độ nghiêm
khắc của Nhà nớc, của x hội đối với
ngời phạm tội khi họ thực hiện tội
phạm. Thái độ lên án này biểu hiện cụ
thể bằng việc buộc ngời phạm tội phải
chịu hình phạt (sự hạn chế hoặc tớc bỏ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ) tơng
xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm
cho x hội của hành vi phạm tội.
Không thể cho rằng "việc thừa nhận
trừng trị là mục đích của hình phạt có thể
dẫn đến một xu hớng sai lầm trong việc
quy định về hình phạt cũng nh trong áp
dụng hình phạt là tăng nặng một cách

không có căn cứ trên cơ sở giữ nguyên sự
tơng ứng (tỉ lệ thuận) giữa tính chất mức
độ nguy hiểm của tội phạm với mức độ
nặng nhẹ của hình phạt(12). Bởi vì, việc
quy định loại hình phạt cũng nh mức
hình phạt trong luật không chỉ duy nhất
dựa vào mục đích của hình phạt mà còn
phải dựa vào một số yếu tố khác nh yêu
cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm, tính nguy hiểm của mỗi loại tội
phạm... trong đó mục đích của hình phạt
giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Điều đó
giải thích tại sao hình phạt trong luật hình
sự Việt Nam tuy có mục đích trừng trị
nhng trong hệ thống hình phạt vẫn có
những hình phạt mang tính cỡng chế
thấp thể hiện chính sách nhân đạo của
Nhà nớc ta nh cảnh cáo, cải tạo không
giam giữ. Việc thừa nhận hình phạt có
mục đích trừng trị cũng không có nghĩa
là xử nặng ngời phạm tội mà việc quyết
định hình phạt đối với ngời phạm tội
phải dựa vào các căn cứ nh các quy định
của BLHS, tính chất, mức độ nguy hiểm

của hành vi phạm tội, nhân thân ngời
phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ TNHS. Hình phạt mà toà án tuyên
cho bị cáo phải tơng xứng với tính chất,
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội

đủ để răn đe ngời phạm tội đồng thời
răn đe những ngời không vững vàng
trong x hội để họ tự giác tuân thủ pháp
luật.
Tuy nhiên, nếu hình phạt chỉ nhằm
trừng trị ngời phạm tội thì có nghĩa luật
hình sự chỉ dừng ở mức độ nêu ra phơng
tiện đấu tranh với tội phạm (hình phạttrừng trị) mà cha giải quyết vấn đề cơ
bản là phơng tiện đó suy cho cùng thì
hớng vào cái gì? Cái chủ yếu trong mục
đích của hình phạt là thông qua việc
trừng trị ngời phạm tội mà tác động vào
t tởng, ý thức của ngời phạm tội để họ
nhận ra sai lầm của mình, sửa chữa, cải
tạo mình trở thành công dân có ích cho
x hội, có ý thức tôn trọng pháp luật và
các quy tắc của cuộc sống XHCN, hạn
chế hoặc loại trừ điều kiện phạm tội lại
của ngời phạm tội.
Giữa trừng trị và giáo dục, cải tạo
ngời phạm tội có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Không thể nói đến cải tạo, giáo
dục đợc ngời phạm tội nếu nh hình
phạt trừng trị họ không tơng xứng (quá
nặng hoặc quá nhẹ) với tội phạm họ gây
ra. Trừng trị là cơ sở để giáo dục, cải
tạo. Giáo dục, cải tạo là sự phát huy tính
tích cực của trừng trị(13). Trừng trị công
minh là yếu tố tiên quyết, quan trọng để
đảm bảo mục đích giáo dục, cải tạo. Vì

vậy, chúng tôi đồng tình với quan điểm
cho rằng trừng trị là mục đích nhng
đồng thời cũng là phơng tiện để đạt
Tạp chí luật học - 29


nghiên cứu - trao đổi

đợc mục đích cuối cùng và chủ yếu của
hình phạt đối với ngời phạm tội là giáo
dục, cải tạo họ. Hình phạt đ tuyên
không chỉ là sự răn đe kẻ phạm tội nếu
lặp lại hành vi phạm tội sẽ phải gánh
chịu sự lên án, sự phạt của Nhà nớc,
của x hội mà qua đó còn là sự tác động
cần thiết thức tỉnh kẻ phạm tội để kẻ
phạm tội có điều kiện nhìn nhận lại hành
vi phạm tội của mình(14).
Ngoài mục đích phòng ngừa riêng đ
phân tích ở trên, hình phạt còn có mục
đích giáo dục ngời khác tôn trọng pháp
luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm
(phòng ngừa chung). Hình phạt đợc
tuyên cho ngời phạm tội không những
nhằm tác động lên chính bản thân họ mà
còn nhằm tác động đến những công dân
khác mà trớc hết là những ngời không
vững vàng trong x hội. Đối với những
công dân không vững vàng, hình phạt có
mục đích răn đe, giáo dục để họ không

phạm tội. Hình phạt sẽ làm cho những
ngời này nhận thấy hậu quả pháp lí tất
yếu sẽ đến với họ nếu họ phạm tội. Từ
đó, họ sẽ từ bỏ ý định phạm tội, tự giác
tuân thủ pháp luật.
Thông qua việc áp dụng hình phạt đối
với ngời phạm tội, hình phạt có tính
giáo dục quần chúng nhân dân thấy rõ
tính nguy hiểm cho x hội của những
hành vi phạm tội cũng nh sự cần thiết
phải áp dụng hình phạt. Qua đó, giáo dục
quần chúng tuân thủ pháp luật và các quy
tắc của cuộc sống XHCN. Đồng thời,
hình phạt cũng nhằm giáo dục, động viên
quần chúng tích cực tham gia công tác
đấu tranh phòng chống tội phạm.
Phòng ngừa riêng và phòng ngừa
30 - Tạp chí luật học

chung là hai mặt của thể thống nhất, tác
động qua lại lẫn nhau trong mục đích
chung của hình phạt. Nếu xem nhẹ
phòng ngừa riêng thì không thể đạt đợc
kết quả ngời khác phải tôn trọng pháp
luật. Và ngợc lại, nếu phòng ngừa chung
bị hạn chế, ngời bị kết án sẽ thiếu môi
trờng thuận lợi để trở thành công dân có
ích cho x hội.
Tóm lại, nhận thức đúng về mục đích
của hình phạt có ý nghĩa rất quan trọng

trong thực tiễn áp dụng. Nhận thức đúng
mục đích của hình phạt là cơ sở đầu tiên
giúp cán bộ áp dụng pháp luật có thể
nhận thức đúng các căn cứ quyết định
hình phạt đ đợc luật quy định và từ đó
mới có thể quyết định hình phạt đợc
chính xác./.
(1).Xem:Criminal Law and punishment, By
P.J.FITZGERALD, Oxford at the clarendon press, tr.
198.
(2).Xem:The English penal system in trasition- Hall
Williams LLM- Wales- Burterworths, tr. 5.
(3).Xem: Criminal Justice, Macmillan publishing,
companny in the USA, tr. 433.
(4).Xem: Understanding the Law, book one, Edward
Anord Pty Ltd in 1991, tr. 191 - 192.
(5).Xem: Criminal law and procedure, 1998 (DJL),
The University of Melbourne.
(6).Xem: Điều 44 BLHS của Cộng hòa Liên bang
Nga.
(7).Xem: Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1995, tr.25.
(8).Xem: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự
Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, H.1994, tr.108.
(9), (13), (14).Xem: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hòa,
Mục đích của hình phạt, Tạp chí luật học số 1/1999,
tr. 10 -11.
(10), (12).Xem: Nguyễn Mạnh Kháng Một số vấn đề
về hình phạt - Kỉ yếu Hội thảo khoa học về BLHS
năm 1999 và những bảo đảm thi hành Bộ luật trong

thực tiễn - Viện nghiên cứu nhà nớc và pháp luật.
(11).Xem: Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, H.1995, tr.89.



×