Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học đặc THÙ ĐỊNH DANH của từ tên gọi TRANG PHỤC TRONG TIẾNG NGA và VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN SO SÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.92 KB, 6 trang )

ĐẶC THÙ ĐỊNH DANH CỦA TỪ TÊN GỌI TRANG PHỤC
TRONG TIẾNG NGA VÀ VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN SO SÁNH
THE NOMINATION SPECIFICS OF WORDS-REFERENCES DENOTING
CLOTHING IN RUSSIAN AND VIETNAMESE ON A COMPARATIVE
ASPECT
PHẠM THỊ HỒNG
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Bài viết này nghiên cứu đặc điểm định danh của các từ tên gọi trang phục trong tiếng Nga và
tiếng Việt xét về: mặt nguồn gốc của tên gọi; cách thức biểu thị của tên gọi; tên gọi có lý do và
không có lý do. Từ đó rút ra những kết luận mang tính đối chiếu về đặc thù định danh của các
nhóm từ chỉ trang phục trong tiếng Nga và tiếng Việt.
ABSTRACT
The article is focused on studying the nomination characteristics of words-references denoting
clothing in Russian and Vietnamese. They are considered in the different aspects, such as: the
source of words-references, the way of denoting, the motivation and arbitrariness of wordsreferences. From sought problems we draw out comparative conclusions about specific
nominaton characterestics.

1. Đặt vấn đề
Cùng với sự ra đời và phát triển của trang phục, các từ ngữ tên gọi trang phục cũng lần lượt ra
đời và phát triển. Chúng thuộc hạt nhân của hệ thống từ vựng trong mỗi ngôn ngữ, được người bản ngữ
nhận thức sớm nhất và sử dụng như một phương tiện trong giao tiếp. Chúng xuất hiện từ đâu? Được
định danh như thế nào Tại sao cùng một sự vật hoặc hiện tượng lại được các dân tộc khác nhau gọi
bằng những tên khác nhau? – hiện đang được rất ít các nhà ngôn ngữ chú ý đến. Những vấn đề được
đặt ra ở trên sẽ được trình bày trong bài viết này.
2. Đặc điểm định danh các từ biểu thị trang phục trong tiếng Nga và tiếng Việt trên bình diện so
sánh
Trong phần này chúng tôi sẽ xem xét đặc điểm dịnh danh của 352 từ tên gọi trang phục được
lấy từ cuốn Từ điển tiếng Nga [9] và cuốn Từ điển Giải thích loại lớn [7] và 305 từ tên gọi trang phục
được lấy từ cuốn Từ điển tiếng Việt [13] cuốn Từ điển Từ và Ngữ tiếng Việt [12], các trang website


báo điện tử tiếng Nga và tiếng Việt. Trên cơ sở khối lượng từ vựng đã được thống kê, chúng tôi sẽ lần
lượt xem xét cách định danh tên gọi trang phục từ các bình diện 1. Nguồn gốc của tên gọi; 2. Cách
thức biểu thị của tên gọi; 3. Tên gọi có lý do và không có lý do. Tuy nhiên, bài báo chỉ đi sâu nghiên
cứu đặc thù định danh của các nhóm từ tên gọi Nga và Việt xét về: cách thức biểu thị của tên gọi và
tên gọi có lý do và không có lý do.
2.1. Đặc điểm định danh xét từ góc độ cách thức biểu thị
Theo В. Г. Гак [6 262] các đơn vị định danh trang phục có thể được xem xét theo các tham số
sau
2.2.1. Xét theo tính chất hoà kết thành một khối hay có thể tách biệt được các thành phần tên
gọi


Theo Nguyễn Đức Tồn [11 166], có thể hình dung tính chất này của tên gọi về mặt định danh
tương tự như tính chất “tổng hợp tính” và “phân tích tính” của từ xét về mặt ngữ pháp, kết quả thống
kê cho thấy: trong tiếng Nga 532 % số tên gọi trang phục (187/352) có cách định danh “tổng hợp
tính”. Điều này có nghĩa là các đặc trưng định danh được biểu hiện hoà kết không tách được thành
phần cấu tạo biểu thị các đặc trưng định danh tương ứng. Thí dụ бельё гардероб костюм мундир
наряд одежда платье туалет форма юбка бурка,… Còn lại khoảng 468% (165/352) số tên gọi có
cách định danh theo phương thức “phân tích tính” nghĩa là dựa vào hình thái bên trong của từ сó thể
tách ra được thành phần cấu biểu thị các đặc trưng định danh tương ứng. Thí dụ рубашка –
рубашечка (рубаш + ечк – а) одежда – одежонка (одеж + онк – а) платье-костюм = платье +
костюм юбка-шорты = юбка + шорты спецодежда = специальная + одежда v.v.
Như vậy ở đây các tên gọi được tạo ra theo cách định danh sau
1. Tên gọi chỉ loại + yếu tố biểu thị sự làm nhỏ âu yếm yếu tố biểu thị sự phóng to yếu tố
biểu thị thái độ coi thường yếu tố biểu thị phạm vi sử dụng của từ v.v… Thí dụ рубаш + ечк – а (yếu
tố làm nhỏ) рубаш + онк-а (yếu tố biểu thị thái độ coi thường) одеж +онк – а (yếu tố biểu thị thái
độ coi thường) …
2. Tên gọi chỉ loại + tên gọi khác. Thí dụ юбка-шорты = юбка + шорты
3. Tên gọi được cấu tạo từ hai thân từ Thí dụ спецодежда = спец(иальная) + одежд-а
Như vậy hơn một nửa đơn vị định danh trang phục trong tiếng Nga là tổng hợp tính. Theo

chúng tôi đây là những từ nguyên. Còn dưới một nửa các đơn vị định danh trang phục là phân tích
tính. Đây là những từ phái sinh, được cấu tạo từ phần lớn các từ nguyên ở trên.
Trong số 305 tên gọi tiếng Việt có 28 từ đơn (chiếm 9,2%) và 277 từ ghép (chiếm 94,1%). Từ
đơn là những từ không phân chia ra được thành phần cấu tạo như áo quần váy nịt nón mũ khăn
nơ guốc dép giày ủng nhẫn xuyến, tất, ví, vòng, kính, cúc, khuy, gấu, nẹp, tà, túi, đũng, đế, vành,
chũm. Từ ghép là những tên gọi có thể phân chia nhỏ ra được thành các thành phần cấu tạo như áo
/lót áo /tứ thân áo /năm thân áo /cánh áo /cánh tiên áo/ thun áo /lá áo/ tơi quần/ tây quần/ bò
quần /đông xuân …
Trong tiếng Việt đại đa số các yếu tố trang phục được định danh theo lối phân tích tính
(277/305 chiếm 90,8 %). Chỉ có các tên gọi chỉ loại trang phục trong tiếng Việt (từ cơ sở) được định
danh theo lối tổng hợp tính (bao gồm 28 từ).
2.2.2. Xét về mức độ tính rõ lý do của tên gọi
Trong tiếng Nga trong số 352 từ tên gọi trang phục có 165 từ tên gọi có lý do chiếm 468%
(165/352). Đây hầu như là những từ phái sinh có nghĩa là chúng được cấu tạo từ những từ loại khác
1. Được cấu tạo từ động từ trong tiếng Nga có tất cả 15 từ/165 (chiếm 91%). Thí dụ одежда
từ động từ одевать наряд từ động từ нарядиться обмундирование từ động từ обмундировать …
2. Được cấu tạo từ tính từ trong tiếng Nga có tất cả 02 từ/165 (chiếm 1,21%). Thí dụ
передник từ передний ватник từ ватный спецовка từ специальный
3. Được cấu tạo từ danh từ trong tiếng Nga có tất cả 129 từ/165 (chiếm 789%). Thí dụ
футболка từ danh từ фубол одёжа одежонка одёжка одёжина từ danh từ одежда …
4. Được cấu tạo từ hai danh từ trong tiếng Nga có tất cả 11 từ/165(chiếm 67%) ví dụ
платье-костюм = платье + костюм юбка-шорты = юбка + шорты …
5. Được cấu tạo từ hai thân từ trong tiếng Nga có tất cả 08 từ/165 (chiếm 485%). Thí dụ
спецодежда = спец(иальная) + одежд-а безрукавка = без + рукав подгрудник = под + грудь
нагрудник = на + грудь нарукавник = на + рукав телогрейка = тело + греть косоворотка =
косый + ворот полушубок = половина + шуба.
Trong 187 từ tên gọi trang phục còn lại trong tiếng Nga có 83 từ vay mượn từ các thứ tiếng
khác (vấn đề này chúng tôi không đề cập trong bài báo này), còn lại 104 từ là từ nguyên (104/352)
chiếm 34,1% có nguồn gốc lâu đời nên chúng tôi không thể xác định được những tên gọi đó có lý do
hay không có lý do thêm và đó nữa chúng tôi không có trong tay từ điển từ nguyên.



Trong tiếng Việt khi nhìn vào những từ đơn biểu thị trang phục như áo quần váy nịt nón
mũ khăn nơ guốc dép giày ủng nhẫn xuyến, tất, ví, vòng, kính, cúc, khuy, gấu, nẹp, tà, túi, đũng,
đế, vành, chũm chúng ta không thể thấy rõ lý do. Ngoài ra còn một số từ ghép (với số lượng là 24: khăn
mùi-soa, khăn san, khăn đẹp, nó dấu, nón cời, mũ phở, bít tất, giày hạ, quần xịp, váy đụp, quần thoa,
quần phăng, quần híp hóp, quần bà ba, áo bà ba, áo xiêm, áo tơi, áo phông, áo nâu, áo mớ, áo lương,
áo cánh, áo cà sa, áo bào). Hầu hết các tên gọi này muốn rõ lý do đều phải trông chờ vào các nhà từ
nguyên học.
Trừ 51 từ vay mượn (vấn đề này chúng tôi cũng không có dịp đề cập trong bài báo này), 28 từ
đơn và 24 từ ghép không rõ lý do (như chúng tôi đã đề cập ở trên), còn lại 202/305 từ ghép biểu thị
trang phục trong tiếng Việt có thể thấy rõ lý do (chiếm 66,2%). Đây là những tên gọi có lý do vì khi
xác định lý do chúng ta dựa vào hình thái bên trong của từ tức là dựa vào ý nghĩa các thành phần được
tách ra trong tên gọi người ta có thể giải thích được lý do đó. Nguyễn Đức Tồn [11107] đã gọi đó là
những trường hợp rõ lí do tương đối. Thí dụ: áo/ len, áo / tế áo / quần /đùi dép /cao-su …
Như vậy trong tiếng Nga số các tên gọi rõ lý do chiếm tỷ lệ khoảng 1/3. Còn trong tiếng Việt
số các tên gọi rõ lý do chiếm tỷ lệ khoảng gần 2/3. Những tên gọi hiện không rõ lý do trong tiếng Nga
thường là những từ nguyên đơn có nguồn gốc lâu đời còn trong tiếng Việt – cũng thường là những từ
đơn, một số từ ghép (có nguồn gốc lâu đời hoặc mới nhưng bản thân tác giả còn chưa biết) và là những
từ thuần Việt.
2.2. Đặc điểm được chọn làm cơ sở định danh
Để tìm hiểu đặc thù văn hoá dân tộc trong định danh trang phục của người Nga và người Việt
chúng tôi theo quan điểm của Nguyễn Đức Tồn [11, 119] xét đến những tên gọi có lý do và những tên
gọi thuần Nga và thuần Việt là chủ yếu. Theo thống kê của chúng tôi tên gọi đó trong tiếng Nga là
165/352 và trong tiếng Việt là 202/305.
Sau đây là những dấu hiệu đặc trưng của trang phục mà người Nga và người Việt chọn làm cơ
sở định danh. Chúng tôi rút ra bằng cách dựa vào hình thái bên trong của từ. Tử số là chỉ số lần xuất
hiện của đặc trưng mẫu số chỉ số tên gọi được phân tích). Số liệu biểu thị tần số xuất hiện của tên gọi
trang phục tiếng Nga trước tiếng Việt sau từ trong các cuốn từ điển tiếng Nga [7], [9] và tiếng Việt
[12], [13] (ở đây chúng tôi xem xét cả những từ đơn, từ ghép dùng để gọi tên trang phục trong tiếng

Nga và tiếng Việt).
1. Đặc điểm vị trí trang phục mặc trên người 73% (12/165) (передник локость колена
плечо пояс нагрудник подгрудник рукав нарукавник носок язычок пятка) – 4,95% (10/202)
thân (áo/quần) khuỷu tay (áo)…
2. Đặc điểm về số lượng các đơn vị trang phục mặc trên người hoặc số lượng các lớp vải
121% (2/165) (тройка пара) – 0,1% (2/202) (áo đơn, áo kép)
3. Đặc điểm về chất liệu đặc điểm của vải trang phục 12% (2/165) (ватник трико) - 149%
(30/202) (áo bò, áo bông áo len áo da áo gai áo gấm áo lá áo lông áo nhung...)
4. Đặc điểm chức năng của trang phục 9,7% (16/165) (cпецодежда cпецовка телогрейка
ветровка дождевик вешалка пыльник штормовка, плавки, одежда, купальник, ползунки,
вставка, вышивка, плиссе, обмундирование) – 10,4% (21/202) (áo bay, áo lặn, áo mưa, áo bơi, áo
giáp, áo gió, áo rét, áo ngủ quần bảo hộ áo bảo hộ,...)
5. Chỉ cách thức sử dụng 0% (0/165) – 6% (12/202) (quần nịt, quần lót áo lót áo lót mình áo
lót phụ nữ, áo nịt, váy lót áo choàng, áo khoác, khăn vấn, khăn quàng, khăn choàng)
6. Chỉ nhiệt độ lạnh - ấm 0 % (0/165) – 2,5% (5/202) (áo lạnh, áo ấm, áo rét áo mát kính
mát)
7. Đặc điểm người sử dụng trang phục 3,03% (5/165) (матроска, тенниска футболка
олимпийки, поло) – 4% (8/202) (áo cô dâu áo linh mục áo then áo sơ sinh áo lọt lòng, áo đầm, váy
đầm, nón tu-lờ)


8. Đặc điểm thời gian mặc trang phục 0% (0/165) – 1% (2/202) (áo đông xuân, quần đông
xuân)
9. Đặc điểm về kiểu dáng, cấu tạo trang phục: 0% (0/165) – 28,7% (58/202) (áo cánh tiên, áo
ba lỗ, áo chét áo chẽn áo eo áo bó, áo đổi vai, áo nịt áo thụng, áo tứ thân, áo năm thân, áo bảy thân,
áo ống, áo phao, áo xổ gấu, quần bó quần nịt quần lá toạ, ống sớ,...)
10. Chỉ mục đích sử dụng 303% (5/165) (футболка тенниска поло матроска
олимпийки, giày bat-két ) – 11,9% (24/202) (áo cưới áo tế áo tang đồ cưới nhẫn cưới,...)
11. Chỉ đặc điểm màu sắc: 0% (0/165) – 3,47% (7/202) (áo vàng quần cháo lòng, mũ nồi
xanh, khăn trắng, khăn quàng đỏ, áo xanh, áo chàm)

12. Chỉ đặc điểm về kích cỡ may cắt: 06% (1/165) (полушубок) – 8% (16/202) (áo dài áo
rộng, áo cộc, áo thụng, áo lửng, áo đờ mi, váy dài váy lửng váy ngắn, áo ống quần dài quần thụng
quần xà lỏn váy cộc quần cụt quần đùi)
13. Đặc điểm lứa tuổi 0% (0/165) – 1% (2/202) (áo lọt lòng áo sơ sinh)
14. Chỉ nhiệt độ: 0% (0/165) – 1,5% (3/202) (áo ấm, áo lạnh, áo rét)
15. Chỉ xuất xứ: 3% (5/165) (бикини – tên đảo грация – tên của ba vị thánh толстовка –
tên của Lev Tolxtôi макинтош – tên của nhà hoá học Italia Tr. Makintosh френч – tên của vị nguyên
soái D. French (1852 – 1925), chỉ huy quân đội viễn chinh Anh - 2% (4/202), giày bata (tên một hiệu
giày nước ngoài) quần âu, giày tây giày ta.
16. Chỉ thái độ của người nói đối với các yếu tố trang phục yếu tố làm nhỏ mang sắc thái âu
yếm 461% (76/165) (брючки; платьице; костюмчик; комбинезончик; трусишки; шортики;
юбочка; жакетик; жакеточка; v.v…) yếu tố chỉ ra thái độ suồng sã coi thường 67% (13/165)
(платьишко; одежонка; бельишко; юбчонка; сарафанишка; туфишки; сапожонки; шанчонка;
шляпёнка; шляпчонка); yếu tố chỉ ra phạm vi sử dụng trong văn phong hội thoại 158% (31/165)
(брючонки; брючата; одёжка; одежина; одёж; трусики; ватник; ветровка; дождевик;... ) –
048% (1/202) (váy)
Dưới đây chúng tôi lập bảng thống kê tần số sử dụng các từ ngữ chỉ trang phục trong tiếng Nga
và tiếng Việt:
Ngôn ngữ
Nhóm dấu
hiệu đặc trưng
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16

Các từ chỉ trang phục trong tiếng Nga

Các từ chỉ trang phục trong tiếng Việt

Tần số sử dụng

Tỉ lệ%

Tần số sử dụng

Tỉ lệ%

12/165
2/165
2/165
16/165
0
0
0
0
0
5/165

5/165
1/165
0
0
5/165
120/170

7,3%
1,2%
1,21%
9,7%
0%
0%
0%
0%
0%
3,03%
3,03%
0,6%
0%
0%
3%
68,6%

10/202
2/202
30/202
21/202
12/202
5/202

2/202
2/202
58/202
24/202
7/202
16/202
2/202
3/202
19/170
1/202

4,95%
1%
14,9%
10,4%
6%
2,5%
1%
1%
28,7%
11,9%
3,47%
8%
1%
1,5%
11,8%
0,5%


Sau khi khảo sát thống kê tổng hợp tần số xuất hiện của các từ tên gọi trang phục Nga và Việt

từ trong từ điển tiếng Nga và tiếng Việt chúng tôi thấy các tên gọi trang phục trong tiếng Nga và tiếng
Việt được định danh theo những mô hình cấu trúc sau
1) Trong tiếng Nga các từ tên gọi có lý do được tạo thành theo các mô hình sau
1. Có sự chuyển hoá từ tên gọi các bộ phận cơ thể, hoặc danh từ chỉ số lượng, hoặc danh từ
mang ý nghĩa khác thành tên gọi các bộ phận trang phục. Thí dụ плечо (vai)- плечо (vai áo) локость
(khuỷu tay) – локость (khuỷu tay áo) колено (đầu gối) – колени (đầu gối quần) нос (носок) (mũi)носок (mũi giầy)  тройка(ba) – тройка(bộ trang phục gồm ba yếu tố áo vét áo ghi lê và quần),
кокетка (người đàn bà đỏng đảnh) – кокетка (lá sen áo)…
2. Những dấu hiệu đặc trưng trên của trang phục dựa vào tên gọi (làm thành hình thái bên
trong của từ) theo những mô hình cấu tạo từ của tiếng Nga như sau:
a) Thân từ mang ý nghĩa của trang phục + phụ tố cấu tạo. Thí dụ рубаш + ечк-а; одеж + онка; трус+ик-и; сарафан + ишк-о; …
Các phụ tố có những sắc thái ý nghĩa sau
- Làm nhỏ âu yếm (trong văn phong hội thoại) рубашечка сарафанчик свитерок
пальтишо пальтецо кофточка …
- Tỏ ý khinh thường (trong văn phong hội thoại) сарафанишко платьишко одёжа
одёжина одежонка …
- Tỏ ý suồng sã (trong văn phong hội thoại) ватник ветровка дождевик дублёнка
жакетка рубаха рубашонка спецовка стёганка купальник трусики …
b) Các từ mang ý nghĩa trang phục được kết hợp với nhau qua dấu (-) tạo thành từ ghép biểu
thị kiểu dáng pha trộn của trang phục. Thí dụ юбка (váy) + шорты (quần soọc)= юбка-шорты
(quần soọc váy) платье (áo đầm) + туника (áo không tay) = платье-туника (áo đầm không tay) …
c) Các thân từ là những hình vị chỉ dấu hiệu đặc trưng của trang phục kết hợp với nhau. Thí dụ
спец(иальная) – одеж – а = спецодежда. Тело + греть = телогрейка …
d) Thân của động từ mang ý nghĩa trang phục + phụ tố để tạo thành từ tên gọi trang phục. Thí
dụ одежда từ động từ одевать наряд – нарядиться обмундирование – обмундировать
штормовка – штормовать …
e) Thân của tính từ chỉ vị trí chất liệu chức năng v.v... + phụ tố - ик/овк-а/ ейк-а. Thí dụ
передник = передн(ий) + ик (vị trí) ватник = ватн(ый) + ик(chất liệu) спецовка = спец(иальный)
+ овк-а (chức năng)…
2) Trong tiếng Việt các từ tên gọi có lý do được cấu tạo theo các mô hình cấu trúc sau
a) Cũng có sự chuyển hoá từ tên gọi các bộ phận cơ thể hoặc danh từ chỉ số lượng thành tên

gọi các bộ phận trang phục. Thí dụ vai – vai (áo) tay – tay (áo) cổ - cổ (áo) khuỷu tay – khuỷu tay
(áo) đầu gối – đầu gối (quần) mông – mông (quần)…
b) Yếu tố chỉ loại (từ cơ sở) + gốc tính từ lạnh ấm rét thu đông dài thô đơn kép thụng
lửng… Thí dụ áo lạnh áo rét áo dài áo đơn áo kép …
c) Yếu tố chỉ loại (từ cơ sở) + gốc động từ bay choàng khoác lặn lót tế trấn thủ chét đan
ngủ móc nịt tăm chẽn bơi bảo hộ bào… hoặc một cụm động từ đi mưa lọt lòng áo xẻ tà … Thí
dụ đồ bơi áo trấn thủ áo choàng áo khoác áo nịt quần nịt áo lót áo đi mưa áo lọt lòng …
e) Yếu tố chỉ loại (từ cơ sở) + gốc danh từ bò cà sa cánh đại cán khách mưa nậu phao
phông mút lông gió mền … hoặc cụm danh từ tứ thân năm thân …
3. Kết luận
Nghiên cứu các vấn đề trên, chúng tôi rút ra những kết luận sau:


- Với đặc điểm là một loại hình ngôn ngữ tổng hợp tính thì việc thêm các phụ tố vào thân từ
của tên gọi đã có mặt trong tiếng Nga để cấu tạo nên một từ mới là phổ biến (nhóm 16). Thí dụ рубаш
– ечк (phụ tố)-а (120 từ/165 chiếm 68,6%). Trong tiếng Nga, ở cấu trúc bên trong của các từ tên gọi có
lý do, theo quan sát của chúng tôi, hầu như không thấy có các dấu hiệu đặc trưng sau chỉ cách thức sử
dụng; chỉ nhiệt độ lạnh ấm; chỉ đặc điểm người sử dụng trang phục; chỉ thời mặc trang phục; chỉ kiểu
dáng, cấu tạo trang phục; chỉ đặc điểm màu sắc; chỉ đặc điểm lứa tuổi; chỉ nhiệt độ nóng lạnh.
- Tiếng Việt, với đặc điểm là một loại hình ngôn ngữ đơn lập việc sử dụng một số yếu tố sẵn
có làm tên gọi chỉ loại cộng thêm một gốc từ (tính từ hoặc cụm tính từ động từ hoặc cụm động từ
danh từ hoặc cụm danh từ) biểu hiện đặc trưng được lựa chọn của đối tượng. Thí dụ áo len = áo (tên
gọi chỉ loại), len (gốc danh từ biểu hiện đặc trưng chất liệu).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

[7]
[8]

[9]
[10]
[11]
[12]
[13]

Азарова М., Женская и детская одежда, Издательство «ЛИЕСМА» Рига, 1979.
Анна В., Понимание культур через посредство ключевых слов // Языки славяеской
культуры, М., - 2001. – 287с.
Брутян Г.А., Языковая картина мира и её роль в познании // Методологические
проблемы анализа языка, Уреван, Изд. – во Уреванского ун. – та; 1976; - С. 57-66.
Верещагин Е.М., Костомаров В.Г., Язык и культура: Лингвострановедение в
преподавании русского языка как иностранного, – М., Русский язык,1976. – 248с.
Верещагин Е.М., Костомаров В.Г., Лингвострановедческая теория слова, М., Русский
язык, 1980.
Гак В.Г., К типологии лингвистических номинаций. Общие вопросы, – М., Наука, 1977бс.33-34.
Кузнецов С.А., Большой толковый словарь русского языка, Санкт-Петербург
«НОРИНТ», 2002.
Нгуен Дык Тон, Специфика лексико-семантического поля названий частей
человеческого тела (на мматериале русского и вьетнамского языков), Диссертация на
соискание учёной степени кандидата филологических наук, Москва-1988.
Ожегов С.И. Словарь русского языка// Под редакцией Н. Ю. Шведовой, - М., «Русский
язык», 1990 , - 900 с.
Серебренников Б.А., Номинация и проблема выбора // Языковая номинация; Общие
вопросы, М., Наука, 1977.
Nguyễn Đức Tồn, Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt
(Trong sự so sánh với các dân tộc khác); Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam; Nxb TP Hồ Chí Minh
Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt; Nxb Đà Nẵng, 2002.



×