Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo bàn về điều kiện và tiêu chuẩn trọng tài viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.1 KB, 5 trang )

nghiên cứu - trao đổi

Bàn về điều kiện
và tiêu chuẩn trọng tài viên

H

iện nay, cơ quan chức năng đang
chuẩn bị Dự thảo Pháp lệnh về trọng
tài. Mục đích của việc xây dựng Dự thảo
Pháp lệnh về trọng tài là để quy định tổ
chức, thủ tục trọng tài thống nhất thay thế
các văn bản trớc đây, tạo hành lang
pháp lí cho việc giải quyết bằng trọng tài
các tranh chấp kinh tế, thơng mại.
Trong quá trình soạn thảo có rất nhiều
vấn đề đợc đặt ra để thảo luận, cân nhắc
nh phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh,
thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền và thủ
tục trọng tài, tiêu chuẩn của trọng tài
viên, vai trò của tòa án trong quá trình
trọng tài, quản lí nhà nớc đối với trọng
tài... Bài viết dới đây nêu một số ý kiến
chung quanh vấn đề tiêu chuẩn và điều
kiện để làm trọng tài viên.
Khi đề cập vấn đề này, trớc hết phải
xem xét nó từ các góc độ khác nhau bởi
lẽ, trọng tài viên là ngời của tổ chức
trọng tài nhất định mà tiêu chuẩn và điều
kiện phụ thuộc vào nhu cầu, đặc điểm và
nội dung hoạt động của tổ chức đó.


Theo Điều 10 Pháp lệnh trọng tài kinh
tế Nhà nớc ban hành năm 1990, tiêu
chuẩn của trọng tài viên là "có phẩm chất
chính trị, liêm khiết, công minh", rồi mới
đến "có kiến thức pháp lí và quản lí kinh
tế cần thiết".
Theo Nghị định số 116/CP ngày
5/9/1994 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của trọng tài kinh tế, tại Điều 8
thì: Công dân Việt Nam thờng trú tại

22 - Tạp chí luật học

ThS. Dơng Văn Hậu *

Việt Nam có thể đợc chỉ định làm trọng
tài viên nếu đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung
thực vô t, khách quan;
- Có kiến thức và kinh nghiệm trong
lĩnh vực pháp luật và kinh tế nh có bằng
đại học luật hoặc tơng đơng hoặc có ít
nhất 8 năm công tác trong lĩnh vực pháp
luật và kinh tế;
- Ngời mất trí, ngời bị kết án tù mà
cha đợc xóa án, ngời đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự thì không đợc làm
trọng tài viên. Thẩm phán và kiểm sát
viên đơng nhiệm cũng không đợc làm
trọng tài viên.

Nh vậy, so với Pháp lệnh trọng tài
kinh tế trớc đây, Nghị định số116/CP đ
có những thay đổi trong việc quy định
tiêu chuẩn lựa chọn trọng tài viên vì giờ
đây trọng tài viên không còn là của cơ
quan nhà nớc nữa mà là của tổ chức x
hội - nghề nghiệp.
Dự thảo Pháp lệnh trọng tài mới đây
(lần thứ 9) có đa ra tiêu chí mới đơn
giản hơn so với các quy định trớc đây và
hiện hành, theo đó, công dân Việt Nam,
c trú tại Việt Nam chỉ cần có đủ các
điều kiện sau thì có thể đợc làm trọng
tài viên:
"a. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung
thực, vô t khách quan;
b. Có kiến thức và kinh nghiệm trong
* Bộ t pháp


nghiên cứu - trao đổi

lĩnh vực pháp luật và kinh tế.
Ngời mất trí, ngời bị kết án tù mà
cha đợc xóa án, ngời đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự thì không đợc làm
trọng tài viên. Thẩm phán và kiểm sát
viên đơng nhiệm cũng không đợc làm
trọng tài viên".
Về cơ bản, cả Nghị định số 116/CP

lẫn Dự thảo Pháp lệnh trọng tài đ thể
hiện hớng tiêu chuẩn hóa điều kiện
trọng tài viên trọng tài kinh tế phi chính
phủ theo yêu cầu của tình hình mới. Tuy
nhiên, nó vẫn còn thiếu sự nhất quán dẫn
đến các quy định đôi chỗ vừa thiếu lại
vừa thừa. Sự thiếu nhất quán đó thể hiện
ở chỗ, các quy định cha phân biệt những
tiêu chí thật sự cần và đủ cho trọng tài
viên trong tổ chức trọng tài kinh tế phi
chính phủ.
ở đây, có sự phân biệt rất cơ bản xuất
phát từ vị trí của trọng tài viên của các tổ
chức khác nhau giữa trọng tài chính phủ
và trọng tài phi chính phủ.
Trong cơ quan trọng tài kinh tế nhà
nớc trớc đây, trọng tài viên là các cán
bộ nhà nớc bởi vì trọng tài kinh tế là cơ
quan nhà nớc và các trọng tài viên đợc
hởng lơng nhà nớc. Trọng tài viên ở
mỗi cấp do chính quyền cấp đó bổ nhiệm
và miễn nhiệm.
Khi xét xử, trọng tài viên hành động
thay mặt Nhà nớc thực thi quyền lực chứ
không phải chỉ với t cách là ngời phân
giải độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và
yêu cầu của các bên. Vị trí của trọng tài
viên đ đợc khẳng định bằng uy danh
của Nhà nớc. Do vậy, các tiêu chí do
Nhà nớc định ra nh phẩm chất chính

trị, trình độ quản lí kinh tế... là cần thiết.
Các bên tranh chấp hoàn toàn không có
vai trò gì trong việc chỉ định trọng tài

viên để xét xử vụ việc của mình bởi vì
việc đó thuộc quyền hạn của chủ tịch
trọng tài kinh tế nhà nớc có liên quan.
Đây là điểm khác nhau rất cơ bản so với
trọng tài phi chính phủ hay còn gọi là
trọng tài t nhân.
Trong trọng tài phi chính phủ, các bên
tranh chấp có quyền tự do định đoạt các
vấn đề trọng tài trong đó có quyền chỉ
định trọng tài viên với yêu cầu là phục vụ
một cách có hiệu quả nhất cho việc giải
quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp trả
tiền thù lao cho hoạt động của trọng tài
viên chứ không phải ai khác. Chính vì lẽ
đó tiêu chuẩn đặt ra cho trọng tài viên
(phi chính phủ) phải phù hợp với nhu cầu
và mong muốn của các bên đơng sự có
tranh chấp. Khi Nhà nớc đ thừa nhận
và khuyến khích sự ra đời và hoạt động
của trọng tài phi chính phủ thì điều đó
cũng có nghĩa Nhà nớc công nhận
quyền tự do định đoạt của các bên đơng
sự tham gia thỏa thuận trọng tài trong đó
có vấn đề lựa chọn và chỉ định trọng tài
viên theo mong muốn của mình.
Khi trọng tài viên "ăn lơng" của các

bên đơng sự thì bổn phận của họ là phải
phục vụ cho các bên đơng sự. Lẽ dĩ
nhiên, quyền tự do định đoạt của các bên
không tách rời với nghĩa vụ phải tôn
trọng pháp luật của Nhà nớc và lợi ích
của x hội. Khi họ đ không làm gì trái
pháp luật hoặc trái với lợi ích của x hội
thì họ có quyền (và bổn phận) để làm gì
có lợi nhất cho các bên tranh chấp. Muốn
vậy họ phải có những phẩm chất cần thiết
thì mới đáp ứng đợc nhu cầu của các
bên.
Muốn giải quyết tranh chấp đợc tốt
thì trớc hết trọng tài viên là ngời phải
có trình độ chuyên môn liên quan đến
Tạp chí luật học - 23


nghiên cứu - trao đổi

lĩnh vực tranh chấp. Trình độ này không
chỉ dừng lại ở mức bình thờng mà phải ở
mức chuyên gia và phải có uy tín cao về
lĩnh vực đó. Bên cạnh đó họ còn phải
hiểu biết pháp luật. Hơn thế nữa, họ phải
vô t, khách quan và công bằng. Bởi vì
giờ đây, họ không còn mang uy danh của
Nhà nớc để "buộc" các bên đơng sự
tuân thủ những quyết định mang tính
quyền lực mà dù không muốn họ vẫn

phải chấp nhận.
Rõ ràng, trọng tài viên phi chính phủ
giải quyết tranh chấp dựa trên yêu cầu do
khách hàng định ra với mục đích cuối
cùng là giải quyết tranh chấp nhanh gọn,
ít tốn phí mà lại duy trì đợc quan hệ
kinh doanh. Nh vậy, vị trí của trọng tài
viên do nhu cầu thị trờng xác định. Có
đáp ứng đợc mục đích, nhu cầu của kinh
doanh, có làm lợi cho khách hàng thì
khách hàng mới tín nhiệm. Còn nếu
ngợc lại thì sẽ bị từ chối.
Chính vì lẽ đó, những tiêu chuẩn
chung nh trình độ hiểu biết về pháp lí và
thơng mại, có uy tín trong lĩnh vực tranh
chấp, trung thực khách quan và công
bằng đối với trọng tài viên đợc thừa
nhận một cách rộng r i trong thực tế hoạt
động ở các nớc có trọng tài phi chính
phủ.
Nói là tiêu chuẩn chung nhng không
có nghĩa là quy định chung, tức là không
phải ở nớc nào cũng có những bắt buộc
phải ghi vào luật thành văn những nguyên
tắc đó. Tùy theo tình hình đặc điểm cụ
thể ở mỗi nớc mà quy định pháp luật có
thể khác nhau. Điều quan trọng hơn cả là
những điều kiện "cần và đủ" của trọng tài
viên đợc nhận thức, thừa nhận và ứng
dụng trong thực tế.

Xin dẫn chứng quy định pháp luật của
24 - Tạp chí luật học

một số nớc trên thế giới về vấn đề này
để tham khảo.
ở một số nớc, cũng có quy định giới
hạn phạm vi những ngời đợc chỉ định
làm trọng tài viên trong một số đối tợng
và phạm vi nhất định. Ví dụ, ở Bồ Đào
Nha, khi tranh chấp có đặc điểm pháp lí
thì ngời đợc chỉ định làm trọng tài viên
phải là luật gia.
Còn ở Thụy Sĩ, mặc dù việc chỉ định
trọng tài viên là luật s không mang tính
bắt buộc nhng không đợc phép cấm
các luật s tham gia vào quá trình trọng
tài.
ở Côlômbia, ngời đợc chỉ định làm
trọng tài viên phải là ngời có quốc tịch
Côlômbia. Đối với các tranh chấp mang
tính chất thơng mại thì ngời đợc chỉ
định làm trọng tài viên phải là ngời có
liên quan đến lĩnh vực thơng mại hoặc là
thơng gia.
Hạn chế phổ biến nhất thờng là
ngời đợc chỉ định làm trọng tài viên
phải có năng lực pháp lí.
Nhìn chung, đây là vấn đề mang tính
nhạy cảm, linh hoạt. Các hệ thống pháp
luật khác nhau có quan điểm và quy định

khác nhau về tiêu chí trọng tài viên.
Trong khi có một số nớc còn có quy
định hạn chế phạm vi những ngời đợc
chỉ định làm trọng tài viên thì ở một số
nớc khác có quan điểm rất cởi mở.
Luật pháp nhiều nớc quy định việc
lựa chọn trọng tài viên từ phạm vi rất
rộng, hầu nh không có sự phân biệt
mang tính hình thức trên nguyên tắc bất
kì thể nhân nào cũng có thể đợc chỉ định
làm trọng tài viên.
Luật trọng tài các nớc Mĩ, Âu... hầu
nh không đề cập tiêu chuẩn bắt buộc để


nghiên cứu - trao đổi

lựa chọn trọng tài viên. Nếu có chăng thì
đó cũng chỉ là các lí do để b i miễn trọng
tài viên. Ví dụ, sự vô t và khách quan là
tiêu chí cơ bản trong Quy tắc trọng tài
UNCITRAL (Điều 10), Quy tắc trọng tài
của ủy ban kinh tế cộng đồng châu Âu
(Điều 6), Quy tắc trọng tài của Phòng
thơng mại quốc tế (Điều 8), Quy tắc
trọng tài của Tòa trọng tài quốc tế Luân
Đôn (Điều 3), Quy tắc trọng tài của Viện
trọng tài Phòng thơng mại Stôckhôlm
(Điều 6), Quy tắc trọng tài quốc tế của
Hiệp hội trọng tài Hoa Kì (Điều 8)... Tinh

thần của các quy định này là trọng tài
viên có thể bị b i miễn vì các lí do thiếu
khách quan hoặc vô t. ở đây ngời ta
coi sự vô t và khách quan không phải là
tiêu chí bắt buộc để lựa chọn trọng tài
viên mà là các lí do để b i miễn trọng tài.
Điều 15 Quy tắc trọng tài của Hiệp
hội trọng tài Nhật Bản quy định: "Không
một ai có lợi ích liên quan đến vụ việc
tranh chấp đợc chỉ định làm trọng tài
viên. Nếu tại thời điểm chỉ định mà trọng
tài viên không thờng trú ở Nhật Bản thì
sẽ không đợc chỉ định làm trọng tài viên
trừ khi các bên có quy định khác".
Điều 10 Quy tắc tố tụng trọng tài Thái
Lan, quy định những ngời không đợc
làm trọng tài viên bắt buộc không phải là
những ngời dới đây: Bị phá sản, đang
bị kết án hoặc phạt tù, không đủ năng lực
pháp lí, sức khỏe yếu kém không thể
tham gia trọng tài, ngời không vô t
hoặc thiên vị hoặc ngời đ đợc chỉ định
hòa giải cùng một vụ tranh chấp.
Tham khảo các quy định pháp luật
của các nớc trên thế giới cũng nh xét từ
phơng diện lí luận cũng nh phơng
diện thực tiễn chúng ta có thể khẳng định

những phẩm chất cần và đủ để cho trọng
tài viên hoạt động một cách có hiệu quả

không còn mang tính hình thức và nghi
thức... Những phẩm chất đó của trọng tài
viên trong cơ chế trọng tài phi chính phủ
đ trở nên linh hoạt, đi vào thực chất hơn.
Điều đó cũng giống nh bản chất của
trọng tài là ít mang tính hình thức và nghi
thức. Bởi vì, xét cho cùng bản chất và
mục đích cuối cùng của kinh doanh là
hiệu quả.
Từ trớc tới nay, việc hình thành đội
ngũ trọng tài viên giải quyết tranh chấp
kinh tế ở nớc ta có phần nào nặng về
hình thức. Đó là lí do tại sao hiệu quả giải
quyết tranh chấp kinh tế cha cao, cha
đáp ứng đợc nhu cầu thực tế. Đó cũng là
lí do mà nhiều trọng tài viên hiện nay
phải chịu cảnh ngồi "chơi xơi nớc" hoặc
phải làm các công việc khác. Đành rằng
cũng còn có nhiều bất hợp lí trong các
quy định mà chúng ta sớm muộn sẽ phải
khắc phục nhng không thể vin vào cớ đó
để có những đòi hỏi mang tính cục bộ.
Bởi lẽ, giờ đây khi không còn dựa vào
uy danh của Nhà nớc nữa thì không còn
cách nào khác, trọng tài viên hiện nay
phải dựa vào uy tín của chính mình và
phải tự khẳng định mình là những ngời
có lợi cho kinh doanh và đợc các nhà
doanh nghiệp thực sự cần đến để từng
bớc hòa nhập và góp phần công cuộc

đổi mới kinh tế một cách có hiệu quả.
Đ đến lúc chúng ta phải đổi mới
cách nhìn nhận về những quy luật khắt
khe trong sự vận động của kinh tế thị
trờng và phải thoát khỏi những ảnh
hởng nặng nề của truyền thống trọng tài
kinh tế nhà nớc - sản phẩm của cơ chế
xin - cho đ không còn phù hợp trong cơ
chế mới.
Tạp chí luật học - 25


nghiên cứu - trao đổi

Tham khảo kinh nghiệm về lí luận,
quy định pháp luật cũng nh thực tiễn
của một số nớc phổ biến trên thế giới
chúng ta thấy có sự khác biệt về nhiều
mặt trong quan niệm cũng nh trong quy
định so với pháp luật của nớc ta. Sự
khác biệt đó xuất phát từ nhiều nguyên
nhân. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta có lợi
thế là có thể thừa hởng những thành quả
pháp lí của các nớc có trình độ phát
triển cao. Vấn đề chính là làm sao vận
dụng đợc các quy định phổ biến ở các
nớc khác một cách phù hợp trong điều
kiện phát triển của đất nớc ta hiện nay.
Theo tinh thần đó, các quy định của
Dự thảo Pháp lệnh trọng tài về tiêu chuẩn

và điều kiện của trọng tài viên nên theo
hớng "mở" và "thoáng" nhng có định
hớng. Các quy định mới nên tập trung
vào những tiêu chí thực chất và ít mang
tính hình thức hơn. Chẳng hạn:
1. Về vấn đề quốc tịch của trọng tài
viên, trong xu thế hội nhập hiện nay thì ở
nhiều lĩnh vực nào hoạt động kinh doanh
mà không có sự tham gia của ngời nớc
ngoài (đặc biệt là chuyên gia) thì sẽ là sự
thiệt thòi vì ở đó sẽ thiếu đi sự so sánh,
đối chiếu và học hỏi kinh nghiệm cũng
nh sự cạnh tranh để tự "nâng cấp" mình
lên. Đặc biệt, khi hình thành đội ngũ
trọng tài quốc tế, cần cho phép ngời
nớc ngoài tham gia.
Riêng đối với trọng tài trong nớc thì
cũng có thể quy định chỉ có công dân
Việt Nam mới đợc chỉ định làm trọng
tài viên. Điều này phù hợp với điều kiện
thực tiễn của nớc ta trong thời điểm hiện
nay. Tuy nhiên, trong tơng lai, rào cản
này cần đợc gạt bỏ càng sớm càng tốt,
vì làm nh vậy sẽ rất có lợi cho sự phát
triển của trọng tài ở Việt Nam.
26 - Tạp chí luật học

2. Về tính "trung thực", "khách quan"
thì đây là vấn đề quan trọng cần đa vào
quy định, không còn phải bàn c i.

3. Về uy tín, trình độ chuyên gia về
kinh tế - thơng mại và kiến thức pháp
luật là những tiêu chuẩn cần thiết. Dù có
quy định hay không thì cũng không thể
thiếu đợc. Tuy nhiên, kiến thức đó là gì
và đến đâu thì không nên quy định cụ thể
vì lĩnh vực kinh tế và pháp luật là rất
phong phú không ai có thể là chuyên gia
của tất cả mọi vấn đề mà còn tùy thuộc
vào từng vụ việc cụ thể. Vấn đề này sẽ do
các bên đơng sự sáng suốt lựa chọn và
chỉ định với sự giúp đỡ của tổ chức trọng
tài.
4. Về phẩm chất đạo đức thì đây là
khái niệm trừu tợng trong lĩnh vực pháp
lí. Ngời có uy tín, có trình độ chuyên
môn và pháp lí, lại trung thực, vô t và
khách quan thì rõ ràng không thể là ngời
xấu đợc. Ngời có những phẩm chất nh
vậy lại có ý thức để giải quyết tranh chấp
giúp cho các bên đạt đợc mong muốn
của họ và để thuyết phục đợc các bên
nghe theo thì đó là ngời mà các bên
đơng sự có tranh chấp cần đến.
Do vậy, không cần thiết phải quy định
tiêu chuẩn này trong Dự thảo Pháp lệnh
mà chỉ nên quy định trong văn bản khác
về quy tắc ứng xử của trọng tài viên.
5. Cần phải khẳng định rằng những
ngời không có đủ các tiêu chuẩn trên

đây không thể trở thành trọng tài viên.
Ngoài ra, những ngời bị kết án tù mà
cha đợc xóa án, đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, ngời không có năng lực
pháp lí (mất trí, bị bệnh lí không đủ sức
khỏe để làm việc...) thì không đợc làm
trọng tài viên./.



×