Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Báo cáo khoa học tòa án HÌNH sự QUỐC tế một số vấn đề pháp lý cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.39 KB, 40 trang )

TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ
Một số vấn đề pháp lý cơ bản
TRẦN THĂNG LONG
ThS. GV khoa Luật Quốc tế - ĐH Luật TP.HCM
4. Thẩm quyền xét xử của Tòa:
a. Một số nguyên tắc chi phối thẩm quyền xét xử của
Tòa
- Nguyên tắc ex officio (thẩm quyền xét xử tự động
của Tòa)
Theo Điều 12 (1) thì tất cả những quốc gia nào đã là
thành viên của Quy chế sẽ chấp nhận một cách mặc
nhiên thẩm quyền xét xử của Tòa đối với những tội
phạm mà Tòa có quyền xét xử. Ở đây có một trường
hợp đặc biệt được chấp thuận trên cơ sở đề nghị của
Pháp gọi là điều khoản chuyển tiếp (Transitional
Provision) đó là các quốc gia thành viên của Quy chế
có quyền lựa chọn không chấp nhận thẩm quyền của


Tòa khi xét xử những kẻ phạm tội là công dân hoặc
hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của
quốc gia mình trong một khoảng thời gian là 7 năm
kể từ ngày Quy chế bắt đầu có hiệu lực đối với mình
(Điều 124).
- Nguyên tắc Jurisdiction ratione temporis
Tòa chỉ có quyền xét xử đối với những tội phạm được
thực hiện sau khi Quy chế đã bắt đầu có hiệu lực.
Trong trường hợp một quốc gia trở thành thành viên
của Quy chế sau ngày Quy chế có hiệu lực thì Tòa
chỉ có quyền xét xử đối với những tội phạm được
thực hiện sau ngày Quy chế bắt đầu có hiệu lực với


những quốc gia đó, trừ khi quốc gia này có những
tuyên bố khác chấp nhận thẩm quyền xét xử của Toà
như những quốc gia không phải là thành viên của
Quy chế (Điều 11).
- Nguyên tắc Ne bis in idem


Căn cứ theo Điều 20 (1), một người chỉ bị kết án
hoặc được tha bổng vì những hành vi cấu thành tội
phạm căn cứ vào những quy định trong Quy chế.
Không ai có thể bị xét xử tại một tòa án khác vì
những hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa nếu người đó đã bị Tòa kết án hoặc tha bổng.
Ngược lại, nếu một người đã bị xét xử về một tội
phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa tại một tòa án
khác thì sẽ không bị xét xử trước Tòa, trừ trường hợp
những trình tự tố tụng tại một tòa án khác nhằm mục
đích bảo vệ cho người này khỏi trách nhiệm hình sự
về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa,
hoặc việc xét xử của một Tòa án khác được tiến hành
không độc lập và khách quan theo những thủ tục quy
định được luật quốc tế thừa nhận và được thực hiện
theo những cách thức và trong những hoàn cảnh cụ
thể là mâu thuẫn với ý định đưa người này ra xét xử.
- Nguyên tắc bổ trợ “Principle of Complementarity”1


Nguyên tắc này được khẳng định ngay trong lời nói
đầu “các quốc gia thành viên … nhấn mạnh rằng Tòa
hình sự quốc tế được thành lập theo Quy chế sẽ bổ

sung cho thẩm quyền xét xử của các Tòa án quốc
gia”. Điều 1 khẳng định “Tòa hình sự quốc tế là một
thiết chế thường trực và có quyền xét xử đối với
những cá nhân đã thực hiện những tội phạm quốc tế
nguy hiểm nhất và sẽ là sự bổ sung cho thẩm quyền
xét xử của các tòa án quốc gia..”. Do vậy, Tòa sẽ
không thay thế thẩm quyền xét xử của Tòa án các
quốc gia mà là sự bổ sung cho thẩm quyền Tòa án
của các quốc gia trong việc xét xử những loại tội
phạm nguy hiểm cho cộng đồng, đảm bảo rằng những
loại tội phạm như thế sẽ phải bị trừng trị một cách
đích đáng trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng
chủ quyền quốc gia.
Trên cơ sở của nguyên tắc này, căn cứ theo Điều 17
thì Tòa án sẽ xem xét và từ chối thực hiện quyền xét


xử của mình nếu vụ việc đã hoặc đang được một
quốc gia điều tra hoặc truy tố, kẻ phạm tội đã bị xét
xử về những tội phạm được đề cập ở trên theo tinh
thần của nguyên tắc ne bis in idem hoặc vụ việc là
chưa đến mức độ nghiêm trọng để Tòa có thể đặt vấn
đề xét xử đối với tội phạm đó.
Tuy nhiên, Tòa án sẽ thực hiện quyền xét xử của
mình trong trường hợp vụ việc đang được Tòa án
trong nước của một quốc gia điều tra hoặc truy tố
nhưng quốc gia này lại không muốn hoặc thực sự
không có khả năng tiến hành điều tra hoặc truy tố
hoặc vụ việc đã được Tòa án trong nước của một
quốc gia điều tra nhưng quốc gia này đã quyết định

không truy tố kẻ phạm tội vì không muốn hoặc thực
sự không có khả năng thực hiện điều đó
Như vậy, vấn đề mấu chốt ở đây khi đặt ra vấn đề
Tòa có thẩm quyền xét xử một hành vi phạm tội khi
mà Tòa án trong nước cũng có thẩm quyền tương tự


là quốc gia có có khả năng hoặc mong muốn thực
hiện việc truy tố và xét xử kẻ phạm tội hay không?
Điều 17 (2) đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá “sự
không mong muốn đưa ra xét xử” là:
- Quá trình điều tra và truy tố đã hoặc đang được tiến
hành cũng như toà án trong nước đã đưa ra quyết
định với mong muốn bảo vệ kẻ phạm tội khỏi trách
nhiệm hình sự đối với những tội phạm mà Tòa có
thẩm quyền xét xử.
- Có sự trì hoãn mà không lý giải được trong quá
trình điều tra và truy tố mà trong những hoàn cảnh cụ
thể lại mâu thuẫn với ý định đưa kẻ phạm tội ra xét
xử
- Quá trình điều tra và truy tố đã và đang thực hiện là
không độc lập và thiếu khách quan và quá trình này
đã và đang được thực hiện trong những hoàn cảnh cụ
thể lại mâu thuẫn với ý định đưa kẻ phạm tội ra xét
xử.


b. Những điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện
thẩm quyền xét xử của Tòa
Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và thảo luận

trong quá trình soạn thảo Quy chế Rome. Trong văn
kiện cuối cùng, Quy chế đã quy định một cơ chế,
theo đó Tòa sẽ bắt đầu xem xét thẩm quyền của mình
theo một trong 3 trường hợp khi vụ việc được chuyển
đến cho công tố viên:
- Bởi sự đệ trình của HĐBA theo đúng thẩm quyền
được quy định tại Chương VII Hiến chương LHQ.
- Bởi đề nghị của một quốc gia thành viên bất kỳ của
Quy chế Rome.
- Bởi một hành vi điều tra độc lập (proprio motu) của
công tố viên trước khi Tòa được phép thực hiện
quyền xét xử.
Đối với hai trường hợp sau, Quy chế ghi nhận quyền
tài phán tự động (Automatic Jurisdiction) của Tòa đối
với những quốc gia là thành viên của Quy chế (Điều


12 (1)). Theo đó, Tòa sẽ thực hiện quyền xét xử nếu
như một hoặc một số quốc gia sau đây là thành viên
của Quy chế, đó là quốc gia nơi hành vi phạm tội
được thực hiện hoặc hành vi được thực hiện trên
boong tàu thủy hay máy bay của nước nơi máy bay
hoặc tàu thủy đó đăng ký (nguyên tắc lãnh thổ) hoặc
quốc gia nơi kẻ phạm tội là công dân (nguyên tắc
quốc tịch).
Trong trường hợp những quốc gia như trên không
phải là thành viên của Quy chế nhưng chấp nhận
thẩm quyền xét xử của Tòa thì Tòa vẫn có quyền xét
xử.
- Sự đệ trình của HĐBA

Theo đúng Điều 13 (b) của Quy chế Rome, Tòa có
thể thực hiện quyền xét xử của mình trong “trường
hợp mà có một hay nhiều tội phạm xuất hiện được
HĐBA đệ trình lên cho Công tố viên theo đúng
Chương VII của Hiến chương LHQ”. Tuy nhiên với


quyền phủ quyết của các thành viên thường trực của
HĐBA thì thẩm quyền này sẽ bị hạn chế nếu như một
trong số 5 thành viên thường trực phủ quyết2. Điều
đó không những hạn chế thẩm quyền mà còn ảnh
hưởng đến tính độc lập của Tòa.
Dự thảo cuối cùng phản ánh một giải pháp có tính
dung hòa do đoàn đại biểu Singapore đưa ra3. Theo
Điều 16, thì trong thời hạn 12 tháng khi HĐBA đã
thông qua một nghị quyết căn cứ theo Chương VII
Hiến chương thì Tòa không thể mở một cuộc điều tra.
Những thành viên thường trực của HĐBA vì thế
không thể gây khó dễ cho việc điều tra của Tòa bằng
việc áp dụng quyền veto. Hơn nữa, HĐBA phải thực
hiện một bước có tính khẳng định bằng việc thông
qua một nghị quyết của mình nếu họ muốn ngăn chặn
sự khởi đầu của việc truy tố Tòa tiến hành.
- Yêu cầu của quốc gia thành viên


Tòa cũng có quyền xét xử đối với một tội phạm được
viện dẫn tại Quy chế khi một quốc gia thành viên đệ
trình vụ việc lên trước Tòa phù hợp với Điều 14. Một
quốc gia thành viên sẽ phải đệ trình kèm theo đó tất

cả những tài liệu có liên quan đến vụ việc càng nhiều
càng tốt. Kinh nghiệm từ những điều ước quốc tế về
nhân quyền đã cho thấy, cho đến nay cơ chế dựa trên
sự yêu cầu của các quốc gia thường ít sử dụng đúng
mức, bởi lẽ các quốc gia ít khi sử dụng biện pháp này
vì những lý do về chính trị và ngoại giao. Do vậy,
dường như hầu hết các công việc của Tòa sẽ được
thực hiện thông qua đệ trình của HĐBA hơn là khiếu
nại của các quốc gia.
- Sự điều tra độc lập của các công tố viên
Căn cứ theo Điều 15, Công tố viên có thể mở một
cuộc điều tra dựa trên những thông tin về tội phạm
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa. Công tố viên sẽ
phải phân tích tính nguy hiểm của những thông tin về


tội phạm mà mình nhận được và vì vậy họ được trao
cho quyền nhận những thông tin về tội phạm từ nhiều
nguồn khác nhau bao gồm các quốc gia, các cơ quan
của LHQ, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc phi
chính phủ và “những nguồn đáng tin cậy khác”4.
Quan điểm về một công tố viên với quyền điều tra
độc lập bị phản đối mạnh mẽ bởi 4 trong số thành
viên thường trực của LHQ (trừ Anh) và một số quốc
gia như Ấn Độ và Pakistan. Những đoàn đại biểu này
đã nhấn mạnh đến khả năng lợi dụng thẩm quyền của
công tố viên và tình trạng bị xúi giục bởi những động
cơ chính trị. Từ đó, trong Quy chế đã có nhiều điều
khoản để đảm bảo quá trình truy tố này. Trên cơ sở
đề xuất của Đức và Argentina, nếu kết luận rằng có

những cơ sở chắc chắn để mở một cuộc điều tra,
Công tố viên trước tiên phải chuyển vụ việc cùng tất
cả những tài liệu có liên quan cho Uỷ ban tiền xét xử
xem xét để nhận được sự đồng ý cho mở cuộc điều


tra5. Tòa này có nghĩa vụ xem xét rằng có những lý
do xác đáng để tiến hành cụôc điều tra và vụ việc dó
có thuộc thẩm quyền của Tòa hay không để từ đó
quyết định tiến hành cuộc điều tra. Đây có thể được
coi là một thành tựu quan trọng trong việc hình thành
một Tòa án độc lập.
Trong trường hợp Uỷ ban tiền xét xử từ chối trao
quyền điều tra thì Công tố viên vẫn có thể tiếp tục đề
nghị Uỷ ban xem xét lại quyết định đó nếu như họ
xuất trình được những bằng chứng mới
- Sự đồng ý của các quốc gia thành viên
Sự đệ trình của HĐBA về một trường hợp vi phạm
trước Tòa là không cần tính đến sự đồng ý của những
quốc gia liên quan và được coi là một điều kiện tiền
đề cho việc thực hiện thẩm quyền xét xử của Tòa.
Đây là là một quyền vốn có của HĐBA căn cứ theo
Chương VII Hiến chương LHQ. Tuy nhiên, Tòa sẽ
không đương nhiên có thẩm quyền xét xử đối với


những vụ việc do yêu cầu của một quốc gia thành
viên bất kỳ hoặc dựa trên cơ sở sự điều tra độc lập
của công tố viên. Trường hợp này, Quy chế Rome
yêu cầu hai quốc gia nơi hành vi phạm tội thực hiện

hoặc quốc gia mà kẻ phạm tội là công dân phải là
thành viên của Quy chế. Nếu hai quốc gia nói trên
không phải là thành viên của Quy chế Rome thì Tòa
vẫn có quyền xét xử nếu như một hoặc các quốc gia
đó chấp nhận ad hoc thẩm quyền của Tòa đối với một
vụ việc cụ thể.
c. Những tội phạm thuộc quyền xét xử của Tòa
Theo Điều 1 Quy chế thì Tòa có quyền xét xử đối với
những cá nhân về những tội phạm hình sự quốc tế
nguy hiểm nhất được quy định trong Quy chế. Theo
Điều 5 thì Tòa án sẽ xét xử đối với hầu hết những tội
phạm nguy hiểm nhất do các cá nhân thực hiện, đó là
tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến
tranh và tội gây chiến tranh xâm lược. Ba loại tội


phạm đầu tiên đã được định nghĩa một cách cẩn thận
nhằm tránh sự tối nghĩa, chung chung.
Tại Hội nghị Rome, nhiều quốc gia và các tổ chức
quốc tế phi chính phủ đã ủng hộ rộng rãi cho việc ghi
nhận tội xâm lược vào thẩm quyền xét xử của Tòa6.
Tuy nhiên một định nghĩa về tội xâm lược đã không
thể đạt được nhằm thỏa mãn tất cả các bên vì lý do
không đủ thời gian. Kết quả là Quy chế đã quy định
Tòa sẽ không có thẩm quyền xét xử đối với tội xâm
lược cho đến khi các quốc gia thành viên đạt được
một sự thống nhất tại một phiên họp khác nhằm xem
xét lại vấn đề này bao gồm việc đưa ra định nghĩa,
các yếu tố cấu thành và những điều kiện để từ đó xác
định thẩm quyền xét xử của Tòa. Điều này sẽ được

giải quyết tại một hội nghị nhằm xem xét lại vấn đề
trên được tổ chức sau 7 năm kể từ ngày Quy chế có
hiệu lực7. Điều quan trọng là Quy chế cũng không
đưa ra một định nghĩa nào về các loại tội phạm mới


mà chỉ là sự ghi nhận lại một cách cụ thể hơn vấn đề
này trong các Quy chế quốc tế và tập quán quốc tế8.
Mới đây nhất là Dự thảo Bộ luật về các tội ác chống
lại hòa bình và an ninh của nhân loại do Uỷ ban Pháp
luật quốc tế của LHQ đã đưa ra9.
Mặc dù có nhiều đề xuất về việc ghi nhận cả tội
phạm khủng bố và tội phạm ma túy thuộc thẩm
quyền của Tòa nhưng nhiều quốc gia đã không thể đi
đến thống nhất với nhau về một định nghĩa chính
thức về khủng bố, thậm chí một số quốc gia cho rằng
việc điều tra về các tội phạm ma tuý thì vượt quá khả
năng củaTòa. Cuối cùng, các quốc gia đã đi đến một
nhất trí bằng một nghị quyết có tính chất khuyến nghị
rằng các quốc gia thành viên sẽ xem xét việc tính đến
loại tội phạm này trong một Hội nghị xem xét lại vấn
đề trong tương lai10.
- Tội diệt chủng (genocide)


Tội diệt chủng bao gồm những hành vi cụ thể bị cấm
đoán được liệt kê, ví dụ như giết chóc, gây ra những
sự đe doạ nghiêm trọng) được thực hiện với sự cố ý,
toàn bộ hoặc một phần nhắm vào một quốc gia, dân
tộc, một nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo. Diệt chủng là

một trong số những hành vi có mục đích cố ý tiêu
diệt toàn bộ hoặc một phần một cộng đồng người
hoặc một dân tộc. Điều này làm cho tội diệt chủng có
thể phân biệt với những loại tội phạm khác chống lại
con người. Điều 6 của Quy chế Rome là sự ghi nhận
lại định nghĩa về diệt chủng tại Điều 2 của Quy chế
về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948.
Định nghĩa này được công nhận như những quy
phạm tập quán trong luật quốc tế và vì vậy nó có giá
trị ràng buộc đối với tất cả các quốc gia dù quốc gia
đó có tham gia vào Quy chế 1948 hay không?
5 loại hành vi bị nghiêm cấm sau đây nhằm cố ý tiêu
diệt toàn bộ hoặc một phần của một dân tộc, một


chủng tộc hay một nhóm tôn giáo sẽ cấu thành nên
tội diệt chủng. Đó là giết các thành viên của nhóm
người đó; gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặc
tinh thần cho các thành viên của nhóm người đó; chủ
tâm bắt một nhóm người phải chịu đựng những điều
kiện sống theo dự tính trước nhằm dẫn đến sự phá
hoại về thể xác của họ; có ý định áp đặt những biện
pháp nhằm ngăn chặn sự sinh đẻ của nhóm người đó
và cưỡng bức chuyển giao trẻ em của một nhóm
người này sang một nhóm người khác
Như vậy, diệt chủng về văn hóa (những hành vi cố ý
thực hiện nhằm ý định ngăn chặn những thành viên
của một nhóm người không cho một cộng đồng khác
sử dụng ngôn ngữ, thi hành tôn giáo hoặc thực hiện
nền văn hóa của họ sẽ không được xếp vào loại hành

vi được định nghĩa trong Quy chế trừ khi những hành
vi đó đồng thời là một trong số 5 hành vi bị cấm và
nó được thực hiện với nghĩa được yêu cầu. Tương tự


như vậy, định nghĩa diệt chủng cũng không bao gồm
sự hủy diệt sinh thái (những hành vi được thực hiện
với mục đích hủy diệt hoặc phá vỡ hệ sinh thái tại
một khu vực nào đó) bằng việc tàn phá môi trường
trừ khi hành vi đó đồng thời là một trong số 5 hành vi
bị cấm và nó được thực hiện với nghĩa được yêu cầu.
Theo Điều 25 (3) (b) của Quy chế, bất kỳ người nào
ra lệnh, gạ gẫm hoặc xúi giục người khác thực hiện
hoặc cố gắng thực hiện các hành vi diệt chủng sẽ
phạm tội diệt chủng. Những người: trực tiếp và công
khai kích động người khác thực hiện hành vi diệt
chủng”cũng sẽ bị coi là phạm tội diệt chủng (Điều 23
(b)). Điều 25 (3) (c) nhấn mạnh rằng những người trợ
giúp, tiếp tay hoặc những hình thức giúp đỡ khác
nhằm thực hiện hoặc cố gắng thực hiện hành vi diệt
chủng sẽ bị coi là tội phạm diệt chủng. Mặc dù, trái
với Điều 3 của Công ước 1948, sự đồng phạm trong
việc thực hiện hành vi diệt chủng không được định


nghĩa chính thức là một tội phạm, và Điều 23 (3) (d)
khẳng định rằng những hành vi đó tương tự như hành
vi diệt chủng.
- Tội phạm chống lại loài người (crimes against
humanity)

Quy chế Rome đã phân biệt giữa tội phạm thông
thường và tội phạm chống lại loài người thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa theo ba tiêu chí:
Thứ nhất, những hành vi cấu thành loại tội phạm này,
ví dụ như hành vi sát nhân, phải là hành vi được thực
hiện ở quy mô lớn hoặc một cách có hệ thống
(widespread or systematic attack). Tuy nhiên, từ “tấn
công” ở đây không chỉ bao gồm sự tấn công quân sự
mà còn bao gồm những biện pháp về luật pháp hoặc
hành chính như là trục xuất hoặc cưỡng bức di dời
chỗ ở.
Thứ hai, đó phải là những hành vi trực tiếp chống lại
một cộng đồng dân cư (against a civilian population).


Do đó những hành vi đơn lẻ, cá thể, tản mác hoặc
tình cờ sẽ không được coi là những tội phạm chống
lại loài người và không thể bị truy tố về những tội đó.
Cuối cùng, những hành vi này phải được thực hiện
theo chính sách của nhà nước hoặc chính sách của tổ
chức (a state or organizational policy).Theo đó,
những hành vi này có thể do những viên chức nhà
nước hoặc những cá nhân hành động do bị cưỡng
bức, tự nguyện hoặc chấp nhận. Tội phạm chống lại
loài người có thể được thực hiện theo chính sách của
một tổ chức nào đó, chẳng hạn những nhóm phiến
loạn mà không có sự liên hệ nào với nhà nước.
Quy chế đã định nghĩa 11 loại hành vi, bao gồm các
hành vi cố ý sát nhân; cố ý huỷ diệt với quy mô lớn
nhằm trực tiếp vào các thành viên của một cộng đồng

dân cư, bao gồm việc tước đoạt thực phẩm hoặc
thuốc men với chủ ý nhằm gây ra sự hủy diệt đối với
bộ phận dân cư đó; bắt giữ nô lệ – bao gồm các hành


vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; trục
xuất hoặc cưỡng bức di dân – cưỡng bức những
người dân phải rời bỏ nơi đang cư trú hợp pháp của
họ trái với pháp luật, trục xuất khỏi đất nước hoặc
cưỡng bức di dân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia;
cầm tù hoặc những những hình thức khác nhằm tước
đoạt sự tự do thân thể một cách trái với những quy
định của luật quốc tế về quyền con người; tra tấn –
một cách cố ý gây ra sự đau đớn về thể xác hoặc tinh
thần hoặc sự chịu đựng do bị giam cầm; hiếp dâm, nô
lệ tình dục, cưỡng bức hành nghề mãi dâm, cưỡng
bức có thai, cưỡng bức triệt sản hoặc những hình thức
xâm phạm về tình dục nghiêm trọng khác. Hành vi
hiếp dâm cũng như những hành vi bạo lực tình dục
khác đồng thời cấu thành những hành vi phạm tội
khác thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa như tra tấn là
một tội phạm chống lại nhân loại hoặc tội phạm chiến
tranh; sự ngược đãi, phân biệt đối xử nhắm vào một
cộng đồng người xác định hoặc một tập thể về chính


trị, màu da, quốc tịch, sắc tộc, văn hóa, tôn giáo …
được công nhận rộng rãi bị cấm trong luật quốc tế;
cưỡng bức mất tích – bắt giữ, cầm giữ hoặc bắt cóc
với sự trao quyền, chấp thuận hoặc làm ngơ từ phía

nhà nước hoặc một tổ chức chính trị, tiếp nối với việc
từ chối công nhận sự mất tự do hoặc từ chối cung cấp
thông tin về sự mất tích đó; tội apartheid – những
hành vi phi nhân tính được thể chế hóa trong chính
sách bao gồm việc đàn áp hoặc thống trị có hệ thống
của một cộng đồng sắc tộc đối với một cộng đồng
khác và cố ý duy trì chế độ đó và những hành vi phi
nhân tính có đặc điểm tương tự gây ra sự mất mát to
lớn hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho con người
về thể chất hoặc tinh thần.
Quy chế Rome đã khẳng định rằng những tội phạm
chống lại nhân loại được thực hiện cả trong thời gian
chiến tranh cũng như hòa bình. Mặc dù các Tòa án
Nuremberg và Tokyo giới hạn sự xét xử của mình đối


với những tội phạm được thực hiện trong thế chiến
thứ hai, nhưng những văn kiện pháp lý quốc tế cũng
như các án lệ hoặc những công trình nghiên cứu sau
đó lại xác định rõ rằng không có sự đòi hỏi nào về
việc hành vi phạm tội được thực hiện trong thời gian
xung đột vũ trang hay không trong việc quy kết
những hành vi là phạm tội chống lại nhân loại.
- Tội phạm chiến tranh (war crimes)
Những tội phạm chiến tranh được chia thành 2 nhóm
chính.
- Thứ nhất, Tòa có thể xét xử những cá nhân bị cáo
buộc là vi phạm nghiêm trọng 4 Công ước Geneva
1949, bao gồm những hành vi sau nhằm chống lại
những loại người được Công ước bảo vệ, bao gồm

thương binh, các thuỷ thủ của tàu bị đánh chìm hoặc
hư hại, tù binh và những thường dân trong các vùng
lãnh thổ bị chiếm đóng. Cụ thể là: chủ tâm giết chóc,
tra tấn hoặc đối xử tàn bạo phi nhân tính bao gồm cả


việc dùng con người để thực hiện những thí nghiệm
sinh học; gây ra những tổn hại lớn hoặc những đau
đớn về thể xác hoặc sức khỏe một cách có chủ đích;
chiếm đoạt và hủy hoại rộng rãi đối với tài sản mà
không thể biện hộ bằng các yêu cầu về quân sự và
được thực hiện một cách bất hợp pháp và trái đạo lý;
ép buộc những tù binh hoặc những người khác gia
nhập quân đội của nước đối địch; cố ý tước đoạt
quyền được xét xử công khai và bình thường của
những người này và trục xuất, chuyển giao cũng như
cầm giữ, bắt làm con tin một cách bất hợp pháp …
Thứ hai, Tòa cũng có quyền xét xử đối với một phạm
vi rộng những hành vi khác vi phạm luật quốc tế về
nhân đạo, bao gồm những vi phạm được ghi nhận tại
Quy tắc La Haye và Nghị định thư I của Công ước
Geneva và luật tập quán quốc tế liên quan; những sự
tấn công vào thường dân; sự tấn công có chủ định
vào cộng đồng dân cư, các mục tiêu dân sự, các đơn


vị trợ giúp nhân đạo hoặc gìn giữ hòa bình cũng như
sự tấn công vào các mục tiêu mà biết rõ rằng sự tấn
công đó sẽ gây ra thiệt mạng hoặc thương vong cho
thường dân hoặc thiệt hại cho các mục tiêu dân sự; đe

dọa những người không có khả năng tự vệ như giết
hoặc gây thương tích những binh sĩ đã đầu hàng; sử
dụng những biện pháp bị cấm trong thời chiến như
lợi dụng ngừng bắn, cờ, phù hiệu của LHQ cũng như
Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, sử dụng các
vũ khí bị cấm như đầu độc hoặc vũ khí độc, khí độc,
cố ý sử dụng sự đói khát của thường dân làm công cụ
chiến tranh, bắt lính hoặc gọi nhập ngũ đối với trẻ em
dưới 15 tuổi hoặc những hành vi bị cấm thực hiện
trong lãnh thổ bị chiếm đóng hoặc đối với công dân
phe đối địch, như dời chuyển một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp dân cư của mình sang lãnh thổ bị chiếm
đóng, hoặc trục xuất hoặc di chuyển toàn bộ hoặc
một phần dân cư của vùng chiếm đóng, tước bỏ hoặc
đình chỉ các quyền hợp pháp của công dân phe đối


×