BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGUYỄN ANH TUẤN
“NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỢP LÝ VÀ BẢO
VỆ NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH BÌNH PHƯỚC ,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGUYỄN ANH TUẤN
“NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỢP LÝ VÀ BẢO
VỆ NGUỒN NƯỚC MẶT TỈNH BÌNH PHƯỚC ,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướ ng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Trường
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 09 tháng 02 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
STT
1
2
3
4
5
Họ và tên
GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn
PGS.TS Lê Mạnh Tân
TS. Trịnh Hoàng Ngạn
TS. Thái Văn Nam
TS. Nguyễn Hoài Hương
Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 05 tháng 02 năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Anh Tuấn
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 04/10/1980
Nơi sinh: Bình Phước
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
MSHV: 1341810024
I- Tên đề tài:
“Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh Bình Phước ,
định hướn g đến năm 2030”
II- Nhiệm vụ và nội dung :
- Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh Bình Phước nhằm
hướng đến các mục tiêu sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi
trường và phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái, cạn k iệt nguồn nước.
- Tài nguyên nước mặt phải được khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Cùng hợp tác chia sẻ các lợi ích do tài nguyên nước
mang lại, bảo đảm tính công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển
tài nguyên nước.
- Phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ công
tác cấp phép khai thác nước mặt, bảo đảm tài nguyên nước được sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả, đa mục tiêu; làm cơ sở cho việc quy hoạch các thành phần kinh tế của tỉnh
đảm bảo phát triển song song với bảo vệ môi trường trong tương lai.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 18/8/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 20/01/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Trường
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Trong quá trình thực hiện Luận văn tôi luôn chấp hành tốt nội quy, quy định của tổ
chức mà tôi tham gia.
Học viên thực hiện Luận văn
ii
LỜI CÁM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Trường Đại học công nghệ
TP.HCM. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới Quý thầy cô của Trường Đại học công nghệ TP.HCM, Phòng đào
tạo sau đại học, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước, đặc biệt là TS. Nguyễn
Xuân Trường đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng cụ thể các vấn đề cần giải quyết
khoa học trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Nghiên cứu
khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh Bình Phước , định hướng đến năm
2030".
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô và các nhà khoa học đã trực tiếp giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành môi trường cho bản thân tác
giả trong nhưng năm tháng qua.
Xin gửi tới Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan của tỉnh
Bình Phước lời cảm ơn sâu sắc , đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số
liệu ngoại nghiệp cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết l iên quan tới đề tài tốt
nghiệp.
Có thể khẳng định sự thành c ông của Luận văn này, trước hết thuộc về công lao
của tập thể, của nhà trường, cơ quan và xã hội . Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm
ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ
ngành môi trường. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô,
các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp.
Học viên thực hiện Luận văn
iii
TÓM TẮT
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn “Nghiên cứu khai thác hợp lý
và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh Bình Phước , định hướng đến năm 2030 ”, tác giả
đã thực hiện các nội dung và kết quả như sau:
- Luận văn đã đánh giá được tiềm năng tài nguyên nước mặt của tỉnh Bình
Phước, đánh giá diễn biến chất lượng nguồn nước trong những năm gần đây
đang có dấu hiệu suy giảm do ảnh hưởng bởi nước thải, chất thải sinh hoạt, sản
xuất công nghiệp.
- Luận văn đã tính toán nhu cầu sử dụng nước trong tương lai theo các
giai đoạn 2015, 2020, 2025, 2030 và theo từng lĩnh vực. Tính toán cân bằng
nước để đánh giá được khả năng đáp ứng của nguồn nước trong hiện tại và trong
tương lai.
Luận văn đã đ ề xuất phương án bảo vệ nguồn tài nguyên nước cần áp
dụng. Đồng thời, đề xuất công nghệ xử lý nước cấp phù hợp với phân vùng khai
thác từ nguồn nước mặt cho một đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
iv
ABSTRACT
Within the scope of the research thesis "Research rational exploitation
and protection of surface water in the Binh Phuoc province and orientation to
2030", the
author
has
made
content
and
the
following
results :
- Thesis assessed the potential of Binh Phuoc water resources, evaluation
of water quality in recent years is showing signs of decreasing. Because it has
being affected by sewage, municipal and industrial waste productions .
- Thesis Calculated the demand of water in the future, according to the
2015, 2020, 2025, 2030 and for each field. Water balance calculations to assess
the
abilitty
supply
of
the
water
in
present
and
future.
This thesis has proposed plans for the protection of water resources. At
the same time, thesis proposed water treatment technologies from surface water
for a district in the Binh Phuoc province.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ I
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. II
TÓM TẮT......................................................................................................................III
ABSTRACT ................................................................................................................. IV
MỤC LỤC ......................................................................................................................V
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ IX
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... XI
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢN H................................................................................... XII
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................13
1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: ............................................13
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ..................................................................................................14
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................................14
4. NỘI DUNG THỰC HIỆN .........................................................................................14
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................15
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI ........................................16
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC 17
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ........................................................................................17
1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................17
1.1.2. Đặc điểm địa chất ............................................................................................18
1.1.3. Đặc điểm địa hình ............................................................................................18
1.1.4. Đặc trưng khí hậu.............................................................................................19
1.1.5. Thủy văn ..........................................................................................................20
1.1.6. Thảm thực vật ..................................................................................................21
1.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN .............................................................................22
1.2.1. Tài nguyên đất .................................................................................................22
1.2.2. Tài nguyên rừng và ĐDSH ..............................................................................25
1.2.3. Tài nguyên nước ..............................................................................................28
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ HỘI ...........................................................................28
1.3.1. Bối cảnh kinh tế ...............................................................................................28
vi
1.3.2. Bối cảnh xã hội ................................................................................................30
1.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTXH TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ................................................................................32
1.4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển........................................................................32
1.4.2. Ðịnh hướng phát triển một số ngành chính .....................................................34
1.4.3. Các chỉ tiêu phát triển ......................................................................................39
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊ N NƯỚC MẶT TỈNH BÌNH PHƯỚC .......43
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ TRỮ LƯỢNG NƯỚC MẶT .............................43
2.1.1. Hệ thống sông suối ..........................................................................................43
2.1.2. Hệ thống các hồ chứa.......................................................................................49
2.1.3. Biến động tài nguyên nước mặt trong thời gian qua .......................................53
2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
MẶT [1] .........................................................................................................................54
2.2.1. Chất lượng nước mặt giai đoạn 2007-2011 .....................................................54
2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt tỉnh Bình Phước năm 2012, 2013 ................61
2.2.3. Đánh giá chung ................................................................................................68
2.3. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT .............70
2.3.1. Các công trình lớn (thủy điện, thủy lợi) trên dòng chính sông Bé ..................71
2.3.2. Các công trình thủy lợi có quy mô vừa và nhỏ................................................75
2.4. ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC, SỬ
DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT .....................................................78
2.4.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm tài nguyên nước mặt .............................................78
2.4.2. Nguyên nhân gây biến động tài nguyên nước mặt ..........................................83
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 .............................................................................................85
3.1. CƠ SƠ TÍNH TOÁN DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC ...........................85
3.1.1. Cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ................................................85
3.1.2. Cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp ....................................86
3.1.3. Cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp....................................90
3.1.4. Cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng nước cho dịch vụ, du lịch và các ngành khác 91
3.2. DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC ĐẾN 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
2030 ...............................................................................................................................92
vii
3.2.1. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt...................................................92
3.2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp..............................................93
3.2.3. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp .............................................94
3.2.4. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho dịch vụ, du lịch và các ngành khác ..........97
3.2.5. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước cho tỉnh Bình Phước đến năm 2030............97
3.3. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU HIỆN TẠI ...................................................98
3.4. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ..........................................................................................103
3.4.1. Chất lượng nước ngày càng suy giảm ...........................................................103
3.4.2. Tình hình thiếu nước vào mùa khô ngày càng gia tăng.................................104
3.4.3. Vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên nước chưa có sự phân bổ hợp lý và
chưa bền vững..........................................................................................................105
3.4.4. Các vấn đề về bảo vệ và quản lý tài nguyên nước.........................................105
CHƯƠNG 4: PHÂN BỔ VÀ BẢO VỆ TÀ I NGUYÊN NƯỚC MẶT ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030..........................................................................................................109
4.1. PHÂN VÙNG PHÂN BỔ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC .......................109
4.1.1. Tiêu chí phân vùng ........................................................................................109
4.1.2. Kết quả phân vùng .........................................................................................110
4.2. PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC ..............................................111
4.2.1 Kết qủa phân bổ nước .....................................................................................112
4.2.2. Nguyên tắc phân bổ tài nguyên nước ............................................................112
4.3. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT .......................................115
4.3.1. Cơ sở đề xuất phương án ...............................................................................115
4.3.2. Phương án ......................................................................................................115
4.3.3. Luận chứng lựa chọn phương án ...................................................................119
4.4 ÁP DỤNG QUY HOẠCH PHÂN VÙNG XẢ NƯỚC THẢI ..............................120
4. 5.1. Cơ sở lựa chọn công nghệ và công suất thiết kế: .............................................121
4. 5.2. Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước cấp .................................................123
4.5.3. Hạng mục công trình, danh mục máy móc thiết bị và hóa chất sử dụng: .........124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH Ị .....................................................................................128
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................130
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT
CCN
CNH - HĐH
DTTN
ĐDSH
HĐBT
HĐND
KCN
KTXH
KTTĐPN
KDC
NDĐ
NM
NN&PTNT
NMN
NNSH & DV
NCN CN
NCN NN
TNN
TN&MT
TNHH
TP
TT
TX
TBVTV
GTVT
QCVN
QCYTCS
XHCN
WEAP
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cụm công nghiệp
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Diện tích tự nhiên
Đa dạng sinh học
Hội đồng Bộ trưởng
Hội đồng nhân dân
Khu công nghiệp
Kinh tế xã hội
Kinh tế trọng điểm phía Nam
Khu dân cư
Nước dưới đất
Nước mặt
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà máy nước
Nguồn nước sinh hoạt và dịch vụ
Nhu cầu nước công nghiệp
Nhu cầu nước nông nghiệp
Tài nguyên nước
Tài nguyên và Môi trường
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Thị trấn
Thị xã
Thuốc Bảo vệ thực vật
Giao thông vận tải
Quy chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn y tế cơ sở
Xã hội chủ nghĩa
Water Evaluation and Planning System
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diễn biến diện tích đất có rừng từ năm 1978-2012...................................... 9
Bảng 1.2: Phân loại đất theo bản đồ thổ nhưỡng...........................................................10
Bảng 1.3: Tình hình sử dụng đất tỉnh Bình Phư ớc........................................................12
Bảng 1.4: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp...............................................................14
Bảng 1.5: Dân số tỉnh Bình Phước năm 2012 phân theo huyện, thị xã.........................20
Bảng 2.1: Hệ thống các sông chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước................................33
Bảng 2.2: Các công trình thủy lợi có trên địa bàn tỉnh Bình Phước..............................40
Bảng 2.3: Mức độ ô nhiễm của các sông………………………………………….…..62
Bảng 2.4: Tổng diện tích được tưới từ các công trình bậc thang trên dòng chính sông
Bé thuộc tỉnh Bình Phước…………………………………………………………….68
Bảng 2.5: Số lượng hồ đập quy mô vừa và nhỏ làm nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt phân
theo địa giới hành chính…………………………………………………………...….69
Bảng 2.6: Công suất các nhà máy nước hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh……...70
Bảng 2.7: Nguồn tiếp nhận nước thải của các KCN trên địa bàn tỉnh Bình
Phước………………………………………………………………………………….72
Bảng 3.1: Dự báo dân số tỉnh Bình Phước đến năm 2030……… …………..………..79
Bảng 3.2: Diện tích các KCN tính đến năm 2030…………………………….……....81
Bảng 3.3: Diện tích các CCN tính đến năm 2030…………………………………….82
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn dùng nước cho chăn nuôi………………………………….….84
Bảng 3.5: Mức tưới một số cây trồng ……………………………………………..…85
Bảng 3.6: Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại các đô thị tỉnh Bình Phước đến
năm 2030......................................................................................................................86
Bảng 3.7: Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại các vùng nông thôn tỉnh Bình
Phước đến năm 2030 ....................................................................................................87
Bảng 3.8: Dự báo tổng lượng nước cấp cho nhu cầu công nghiệp theo các huyện, thị xã
tỉnh Bình Phước đến năm 2030.....................................................................................88
Bảng 3.9: Nhu cầu nước tưới tỉnh Bình Phước đến năm 2030......................................89
Bảng 3.10: Nhu cần nước cho chăn nuôi tỉnh Bình Phước đến năm 2030....................90
Bảng 3.11: Nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Phước đến năm
2030...............................................................................................................................90
Bảng 3.12: Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích dịch vụ, thương mại tỉnh Bình Phước
đến năm 2030................................................................................................................90
Bảng 3.13: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tỉnh Bình Phước.....................................91
Bảng 3.14 Kết quả tính toán lượng nước thiếu hụt tại các tiểu vùng............................58
x
Bảng 3.15: Kết quả tính thiếu hụt nước theo đơn vị hành chính..................................96
Bảng 0.1: Thống kê các tiểu vùng cân bằng nước trong các huyện............................104
Bảng 4.2: Tổng hợp nhu cầu sử dụng trong từng giai đoạn theo đơn vị hành
chính............................................................................................................................106
Bảng 4.3: Tải lượng các chất ô nhiễm chính đổ vào hệ thống sông, suối và các hồ trên
địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2030 theo phương án 1..........................................120
Bảng 4.4: Tải lượng các chất ô nhiễm chính đổ vào hệ thống sông, suối và các hồ trên
địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2030 theo phương án 2..........................................122
Bảng 4.5: Tải lượng các chất ô nhiễm chính đổ vào hệ thống sông, suối và các hồ trên
địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2030 theo phương án 3..........................................123
Bảng 5.1. Danh mục các máy móc, thiết bị cho một trạm xử lý nư ớc cấp…………..138
Bảng 5.2. Bảng thống kê các hạng mục công trình của trạm xử lý……………….…140
Bảng 5.3. Nhu cầu hóa chất…………………………………………………..……..148
xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước..................46
Biểu đồ 2.2: Hàm lượng tổng Coliform tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước.....................47
Biểu đồ 2.3: Biểu diễn hàm lượng SS trong nước mặt lưu vực sông Bé tỉnh Bình
Phước.............................................................................................................................48
Biểu đồ 2.4: Biểu diễn hàm lượng COD trong nước mặt lưu vực sông Bé tỉnh Bình
Phước.............................................................................................................................49
Biểu đồ 2.5: Biểu diễn hàm lượng SS trong nước mặt lưu vực sông Sài Gòn tỉnh Bình
Phước.............................................................................................................................50
Biểu đồ 2.6: Hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước năm 2012,
2013...............................................................................................................................53
Biểu đồ 2.7: Hàm lượng Sắt trong nước tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước năm 2012,
2013...............................................................................................................................53
Biểu đồ 2.8: Hàm lượng DO trong nước tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước năm 2012,
2013...............................................................................................................................54
Biểu đồ 2.9: Hàm lượng BOD5 trong nước tại các hồ, đập tỉnh Bình Phư ớc năm 2012,
2013...............................................................................................................................54
Biểu đồ 2.10: Hàm lượng Amoni trong nước tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước năm
2012, 2013.....................................................................................................................55
Biểu đồ 2.11: Hàm lượng tổng Coliform trong nước tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước
năm 2012, 2013.............................................................................................................56
Biểu đồ 2.12: Biểu diễn hàm lượng SS trong nước sông suối tỉnh Bình Phước năm
2012, 2013.....................................................................................................................56
Biểu đồ 2.13: Biểu diễn hàm lượng COD trong nước sông suối tỉnh Bình Phước.......56
Biểu đồ 2.14: Hàm lượng Sắt trong nước sông suối tỉnh Bình Phước năm 2012,
2013...............................................................................................................................58
Biểu đồ 2.15: Hàm lượng tổng Coliform trong nước sông suối tỉnh Bình Phước năm
2012, 2013.....................................................................................................................58
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nhu cầu sử dụng nước theo các đối tượng sử ..............................93
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý và mạng lưới sông, suối của tỉnh Bình Phước.............................5
Hình 2.1: Sơ đ ồ bậc thang các công trình lớn trên dòng chính sông Bé.......................59
Hình 2.2: Hồ chứa và nhà máy thủy điện Thác Mơ......................................................61
Hình 2.3: Nhà máy thủy điện Srok Phu Miêng.............................................................61
Hình 2.4: Công trình thủy lợi Phước Hòa.....................................................................61
Hình 3.1: Bản đồ phân vùng cân bằng nước tỉnh Bình Phước......................................87
Hình 5.1. Quy trình công nghệ xử lý nước cấp đô thị từ nguồn nước mặt công suất
60.000 m3/ngày đêm....................................................................................................111
13
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Nước mặt là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia
trên thế giới. Chủ tr ương khai thác và bảo vệ nguồn nước mặt một cách hợp lý để tránh
cạn kiệt, ô nhiễm làm giảm chất lượng nguồn nước là rất cần thiết. Trên địa bàn tỉnh
Bình Phước có 4 con sông lớn, tổng lượng dòng chảy trung bình khoảng 26 tỷ m 3/năm.
Hệ thống sông, suối tươ ng đối nhiều với mật độ khoảng 0,7 – 0,8 km/km2 và rất nhiều
hồ nước tự nhiên và nhân tạo (với 60 hồ, đập). Tuy nhiên, sông suối trong vùng có
lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy, khả năng
khai thác và bảo vệ bền vững tài nguyên nước mặt phục vụ cho quá trình phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Ngoài các
sông chính, các sông suối nhánh nằm ở 2 bên dòng chảy chính của sông Bé, sông
Đồng Nai và sông Sài Gòn có hình dạng giố ng như cành cây lan tỏa khá đều trong
toàn tỉnh.
Theo Chiến lược phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước, hiện tại
cũng như tương lai nguồn tài nguyên nước được khai thác sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau như: Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp; hoạt động nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản; hoạt động du lịch và bảo vệ rừng đầu nguồn, đa dạng sinh
học.
Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa cộng với sự hình thành ngày càng nhiều
khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất công nghiệp; phát
triển dịch vụ du lịch, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm gia tăng nhu cầu
khai thác sử dụng tài nguyên nước, cũng như sự gia tăng lượng chất thải vào nguồn
nước, đe dọa trực tiếp đến tính bền vững của tài nguyên nước mặt.
Để có cơ sở khoa học làm nền tảng cho quản lý, bảo vệ tài nguyên nước mặt nhằm
phát huy tối đa các lợi ích do nước mang lại, đồng thời bảo vệ và phát triển tài nguyên nước
mặt đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững nhất định phải có quy hoạch cụ thể. Việc
Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh Bình Phước định hướng đến năm
2030 là chiến lược cấp thiết cần phải thực hiện trong tình hình hiện nay của tỉnh Bình Phước,
có tác dụng như là một công cụ quản lý thống nhất và tổng hợ p tài nguyên nước trên địa bàn
tỉnh.
14
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt hiện có và diễn biến chất lượng nước
mặt của tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất phương án phân bổ tài nguyên nước mặt và bảo vệ nguồn nước nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2030.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tương nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên nước mặt của tỉnh Bình Phước.
Đánh giá tài nguyên nước của tỉnh bao gồm nước mặt và nước dưới đất. Tuy nhiên
trong khuôn khổ luận văn này, do hạn chế về thời gian nên học viên chỉ đi sâu vào
nghiên cứu trữ lượng, đánh giá chất lượng nước mặt của tỉnh thay đổi theo không gian
và thời gian.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn là lưu vực các sông, suối thuộc hệ thống
sông Đồng Nai và sông Mêkông trong tỉnh Bình Phước thuộc khu vực Đông Nam Bộ,
có vị trí địa lý vào khoảng 1117’ - 1219’ vĩ độ Bắc và 10624’ - 10725’ kinh độ
Đông, tổng diện tích là 6.871,54 km2.
4. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Nội dung 1:
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên tác động đến quá trình hình thành dòng chảy
trên địa bàn tỉnh : vị trí địa lý, đặc điểm địa chất, địa hình, diện tích lưu vực, thảm phủ
thực vật, các yếu tố khí tượng: gió, mưa, bốc hơi, số giờ nắng, nhiệt độ, áp suất không
khí, độ ẩm; các yếu tố thủy văn ; các tài liệu quan trắc dòng chảy (mực nước, lưu
lượng), mạng lưới sông suố i.
- Nghiên cứu đặc điểm kinh tế xã hội và định hướng phát triển trong các giai
đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020, 2021 – 2025, 2026 – 2030 ảnh hưởng đến nhu cầu sử
dụng và tác động đến chất lượng tài nguyên nước mặt trong tương lai trên địa bàn tỉnh
Bình Phước.
Nội dung 2:
Nghiên cứu đặc điểm và trữ lượng tài nguyên nước mặt của tỉnh Bình Phước.
Đánh giá biến động tài nguyên nước mặt trong thời gian qua , tình hình diễn biến chất
15
lượng nước mặt từ năm 2007 – 2013 và hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước
mặt của tỉnh. Trên cơ sở đó sẽ đánh giá tổng hợp, xác định các vấn đề liên quan đến
khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt.
Nội dung 3:
Nghiên cứu dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, công nghiệp và nông
nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Ứng dụng mô hình toán SWAT
để tính toán thủy văn cho tỉnh Bình Phước, kết quả từ mô hình SWAT sẽ được sử dụng
cho mô hình WEAP để tính toán cân bằng nước.
Nội dung 4:
Trên cơ sở lượng nước thiếu hụt xây dựng phương án phân bổ tài nguyên nước
và bảo vệ nguồn nước mặt của tỉnh. Đồng thời, đề xuất công nghệ xử lý nước cấp cho
1 đô thị phù hợp với phân vùng khai thác nước mặt của tỉnh.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp kế thừa: sử dụng các kết quả phân tích của cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường và tài nguyên nước thực hiện. Kế thừa các tài liệu, số liệu đã có
của các đề tài, dự án, chương trình đã và đang thực hiện. Nghiên cứ u các tài liệu về
các chính sách, luật pháp, các qui định và các chương trình hành động về khai thác bền
vững tài nguyên nước để áp dụng cho tỉnh Bình Phước.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: khảo sát các lưu vực sông và hiện
trạng sử dụng nguồn nước của từng vùng, các hồ chứa nước nhân tạo lớn, các nhà máy
thủy điện trên địa bàn tỉnh Bình Phước …
- Phương pháp bản đồ: mô tả, dựng hình, đo tính trên bản đồ và mô hình hóa
toán-bản đồ, biểu thị phân vùng nguồn nước mặt tại tỉnh Bình Phướ c.
- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế
giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế xã hội.
- Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí: từ những kết quả nghiên đưa ra các
phương án bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh và dựa trên phân tích
lợi ích – chi phí để lựa chọn phương án.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Để xử lý số liệu thống kê, hiện nay có
rất nhiều phần mềm được sử dụng như: Excel, minitab, SPSS, Statgraphics…Trong
luận văn này, phương pháp thống kê cổ điển và phần mềm Excell...
16
- Phương pháp xây dựng mô hình tính toán SWAT: Mô hình được xây dựng
nhằm đánh giá và dự đoán các tác động của thực tiễn quản lý đất đai tác động đến
nguồn nước, lượng bùn và lượng hóa chất trong nông nghiệp sinh ra trên một lưu vực
rộng lớn và phức tạp với sự không ổn định về các yếu tố về đất, sử dụng đất và điều
kiện quản lý trong một thời gian dài. Sau đó các kết quả từ mô hình SWAT sẽ được
đưa vào WEAP để tính toán cân bằng nước.
- Phương pháp luận nghiên cứu: phát triển bền vững lưu vực sông trên cơ sở
quản lý tổng hợp tài nguyên nước đảm bảo khai thác hợp lý và bảo tồn tài nguyên
nước và các tài nguyên khác liên quan đến tài nguyê n nước.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa h ọc của đề tài:
Nội dung luận văn sẽ cung cấp thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã
hội của tỉnh. Đặc biệt là các số liệu về thông tin tài nguyên nước và các tài nguyên liên
quan đến tài nguyên nước. Những số liệu và thông tin về lý thuyết thủy văn, thủy lực và
kinh tế - xã hội, môi trường mang tính khoa học cao.
- Ý nghĩa th ực tiễn của đề tài:
Nội dung Luận văn đề cập tới nguồn nước mặt và các công trình hạ tầng thuỷ lợi,
cấp nước, thủy điện liên quan tới đời sống của cộng đồng cư dân trong tỉnh. Vì vậy, nội
dung Luận văn sẽ có khả năng được ứng dụng trong thực tiễn cao.
17
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH BÌNH PHƯỚC
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bình Phước nằm về phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, có diện tích tự
nhiên là 6.871,54 km2; dân số toàn tỉnh tính đến ngày 31/12/2012 là 912.706 người với
mật độ trung bình là 133 ngư ời/km2.
Tỉnh có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia.
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương.
- Phía Bắc giáp tỉnh Đăk Nông và Campuchia.
Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm: thị xã Đồng Xoài, thị xã Phước Long, thị xã
Bình Long, huyện Bù Gia Mập, huyện Đồng Phú, huyện Hớn Quản, huyện Bù Đăng, huyện
Lộc Ninh, huyện Bù Đốp, huyện Chơn Thành với tổng cộng 111 xã, phư ờng và thị trấn
[16][23]
Hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lý và mạng lưới sông, suối của tỉnh Bình Phước
18
1.1.2. Đặc điểm địa chất
Phần lớn tỉnh Bình Phư ớc có nền địa chất là phun trào bazan thuộc các thời kỳ
khác nhau, phần còn lại là nền trầm tích cổ sa phiến thạch kỷ Jura và trầm tích kỷ Đệ
Tứ, trầm tích hiện đại. Theo tài liệu địa chất khoáng sản Đông Nam Bộ cho thấy trong
vùng nghiên cứu có các đá mẹ và các mẫu chất sau:
- Đá bazan: Đá bazan bao phủ phần lớn diện tích lãnh thổ (khoảng 58% bề mặt
lãnh thổ). Phân bố ở hầu hết các huyện, tập trung nhiều nhất ở các thị xã Phư ớc Long,
Bình Long, huyện Bù Đăng, Lộc Ninh.
- Đá granit: Đây là đá cổ hơn hết, lộ ra ở núi Bà Rá ở phía Bắc tỉnh nhưng chỉ
chiếm một diện tích rất nhỏ khoảng 0,15% bề mặt lãnh thổ.
- Đá phiến sét: Đá phiến sét bao trùm khoảng 12% bề mặt lãnh thổ, phân bố chủ
yếu ở các huyện Đồng Phú, Bù Đăng và một ít ở Lộc Ninh và Phước Long. Đá này có
tuổi Mezozoi, là nền móng của lãnh thổ nhưng một phần lớn diện tích bị Aluvi Neogen
và Bazan phủ lấp lên.
- Mẫu chất phù sa cổ: Mẫu chất phù sa cổ có tuổi Pleistocene, bao phủ khoảng
12% bề mặt lãnh thổ. Tầng dày của phù sa cổ từ 2-3 m đến 5-7 m, vật liệu của nó màu
nâu vàng, lên sát tầng mặt chuyển sang màu xám. Cấp hạt thường thô, tạo cho đất có
cấp hạt cát là chủ yếu (cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình).[6]
1.1.3. Đặc điểm địa hình
Tỉnh Bình Phước có địa hình rất đa dạng và phức tạp, trong tỉnh vừa có địa hình
đồi núi thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ hẹp và bàu trũng.
Địa hình có xu hướng thoải dần từ Đông, Đông Bắc về phía Tây, Tây Nam, bề mặt địa
hình bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông, suối khá dày dạng cành cây; dựa vào hình
thái có thể phân chia thành các dạng địa hình chính sau:
- Địa hình núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 300–600 m, tạo thành chủ yếu từ những
núi lửa cũ hoặc núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây Nguyên đổ
xuống. Tập trung kiểu địa hình này có ở Phước Long, Bù Đăng, Bắc Đồng Phú và một
số ít ở Bình Long, Lộc Ninh.
- Địa hình đồi và đồi núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 100–300 m, có bề mặt lượn
sóng nhẹ, kết nối với các dãy Bazan đá phiến thuộc huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bắc
Đồng Xoài. Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc và thoải. Đây là kiểu địa hình bóc mòn tích tụ.
19
- Địa hình bằng trũng: đ ịa hình này thuộc các vùng đất tích tụ là các bồi trũng,
các vùng bằng phẳng giữa đồi núi ở độ cao < 100 m và nơi đây vật liệu hình thành đ ất
thô, chứa nhiều xác thực vật kém phân hủy, do quá trình canh tác đất ngày một thuần
thục hơn.
Về độ dốc địa hình: thống kê diện tích đất theo độ dốc địa hình cho thấy, địa
hình có đ ộ dốc <150 (cấp I, II, III), thuận lợi cho sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp
chiếm 70% diện tích lãnh thổ, trong đó địa hình rất thuận lợi 50,9%; thuận lợi 19,01%.
Địa hình không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ có khoảng 16,4% diện tích lãnh
thổ (cấp IV, V). [6]
1.1.4. Đặc trưng khí hậu
Tỉnh Bình Phước thuộc khí hậu miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu
nhiệt đới xích đạo gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các đặc điểm
khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau:
- Chế độ mưa: lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 - 2.325 mm.
Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm 90% lượng mưa cả năm. Số
ngày mưa trong năm khoảng 142 ngày, mưa nhiều nhất vào các tháng 7, 8 và tháng 9,
các tháng 1, 2, 3 thường ít có mưa. Mưa gây lũ thư ờng xảy ra vào các tháng 8, 9, 10.
- Nhiệt độ không khí: do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích
đạo nên Bình Phư ớc có nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 26,2C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,5 - 22C. Nhiệt độ bình quân cao nhất từ
31,7 - 32,2C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng trong năm không lớn,
khoảng 0,7 - 3C.
- Nắng: Bình Phư ớc nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số giờ nắng trong năm
trung bình từ 2.400 - 2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 - 6,6 giờ. Thời
gian nắng nhiều nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4; thời gian ít nắng nhất vào các tháng 6, 7,
8, 9.
- Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối trung bình năm tại các trạm đo từ 80,8 81,4%. Bình quân năm th ấp nhất là 45,6 - 53,2%. Tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%,
tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%.
- Bốc hơi: lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1.113 - 1.447 mm. Thời gian kéo
dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào các tháng 2, 3, 4.
20
- Gió: Bình Phước chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: chính Đông, Đông - Bắc
và Tây - Nam theo 2 mùa. Mùa khô gió chính Đông chuyển dần sang Đông - Bắc, tốc
độ bình quân 3,5 m/s. Mùa mưa gió Đông chuyển dần sang Tây - Nam, tốc độ bình
quân 3,2 m/s.
Nhìn chung, chế độ khí hậu về cơ bản cho phép đẩy mạnh phát triển ngành sản
xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng cần phải bố trí cây trồng và mùa vụ cho phù hợp,
một mặt khắc phục được tình trạng thiếu nước về mùa khô và phát huy được hiệu quả
kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa được quá
trình xói mòn rửa trôi và thoái hóa đất đai, nhất là về mùa mưa.
1.1.5. Thủy văn
Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 4 sông lớn: sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đ ồng
Nai và sông Măng.
Sông Bé: sông Bé bắt nguồn từ phía Đông Nam cao nguyên Xna-Rô tỉnh
Đắk Nông, dài 350 km, diện tích lưu vực 7.650 km2, trong đó phần thuộc tỉnh Bình
Phước có diện tích 4.777,67 km2. Đặc điểm thủy văn như sau:
- Mô đun dòng chảy bình quân: 36,15 L/s.km2;
- Lưu lượng bình quân: 172,71 m3/s;
- Tổng lượng nước đến bình quân: 5.447,27 triệu m3.
Sông Sài Gòn: chảy qua phía Tây của tỉnh, dọc biên giới Việt Nam Campuchia và tỉnh Tây Ninh với các nhánh suối chính như Tonlé Chàm, Tonlé Trou,
suối Xa Cát, suối Lấp. Đoạn chảy qua tỉnh Bình Phước là phần đầu nguồn có lưu vực
nhỏ, diện tích 1.111,88 km2. Đặc điểm thủy văn như sau:
- Mô đun dòng chảy bình quân: 22,89 L/s.km2;
- Lưu lượng bình quân: 25,45 m3/s;
- Tổng lượng nước đến bình quân: 802,69 triệu m3.
Sông Đồng Nai: chảy qua dải phía Đông của tỉnh. Đoạn chảy qua tỉnh Bình
Phước có chiều dài khoảng 45 km, tổng diện tích lưu vực là 619,98 km2, có đặc trưng
thủy văn như sau:
- Mô đun dòng chảy bình quân: 30,81 L/s.km2;
- Lưu lượng bình quân: 19,09 m3/s;
- Tổng lượng nước đến bình quân: 602,09 triệu m3.
21
Sông Măng: là nhánh sông thuộc lưu vực sông Mê Kong chạy dọc biên giới
Việt Nam - Campuchia ở phía Bắc của tỉnh Bình Phư ớc (huyện Bù Đốp), diện tích lưu
vực khoảng 325,52 km2, có đặc trưng thủy văn như sau:
- Mô đun dòng chảy bình quân: 30,51 L/s.km2;
- Lưu lượng bình quân: 10,58 m3/s;
- Tổng lượng nước đến bình quân: 330,75 triệu m3. [14]
1.1.6. Thảm thực vật
Thảm thực vật tỉnh Bình Phước bao gồm hệ thống rừng tự nhiên (rừng rậm
nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm và cả rừng nửa rụng lá, rừng tre, nứa, hỗn giao),
rừng trồng cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều…), trảng cỏ, cây bụi, thảm thực vật
trên đất thổ cư, canh tác nhằm bảo đảm điều hòa dòng chảy, giảm xói mòn rửa trôi.
Cách đây hơn 40 năm, rừng hầu như bao phủ phần lớn diện tích của tỉnh.
Tuy nhiên, trong những năm qua do sức ép gia tăng dân số dẫn đến hoạt động
phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép, xây dựng các công trình thủy
điện, thủy lợi và đặc biệt là việc chuyển đổi rừng sang trồng cây công nghiệp (cao su,
điều…), thảm phủ rừng đã suy giảm mạnh. Theo số liệu thống kê từ năm 1978 đến
năm 2012 thì diện tích đất có rừng giảm 319.065 ha, trung bình hàng năm giảm
9.384,29 ha.
Bảng 2.1: Diễn biến diện tích đất có rừng từ năm 1978-2012
Năm
Diện tích đất có rừng (ha) Độ che phủ rừng (%)
1978
479.601
69,95
2010
116.710
16,98
2011
116.532
16,96
2012
160.536
23,36
Nguồn: [16][17][18]
Hiện nay, thảm phủ rừng phân bố không đều trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Rừng đặc dụng chỉ phân bố tập trung chủ yếu ở huyện Bù Gia Mập (25.676 ha),
TX.Phước Long (1.246 ha), huyện Bù Đăng (4.475 ha). Rừng phòng hộ tập trung chủ
yếu ở các huyện Bù Đốp, Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đăng và một diện tích nhỏ huyện
Hớn Quản với tổng diện tích 44.530 ha. Còn lại là rừng sản xuất với diện tích 102.490