Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo bàn về học thuyết tam quyền phân lập và kiềm chế, đối trọng trong hiến pháp hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.92 KB, 9 trang )

Tìm hiểu hệ thống pháp luật Hoa Kỳ

TS. Nguyễn Thị ánh Vân *

H

in phỏp Hoa K tha nhn hc thuyt
tam quyn phõn lp v kim ch, i
trng. Mc dự khụng cú iu khon no ca
Hin phỏp quy nh rừ rng rng ba quyn
lp phỏp, hnh phỏp v t phỏp ca nh nc
liờn bang phi c tỏch bch nhng iu 1,
iu 2 v iu 3 ca Hin phỏp ln lt trao
ba quyn nng núi trờn cho Quc hi, Tng
thng (ngi ng u v i din cho c
quan hnh phỏp) v To ỏn ti cao ca Hoa
K (i din cho c quan t phỏp); ng thi
cng to c s phỏp lớ mi c quan nh
nc núi trờn, mt mc nht nh, cú
th kim ch vic s dng quyn lc ca cỏc
c quan cũn li. Bi vit ny bn v s th
hin hc thuyt trờn trong Hin phỏp Hoa K
v tỡm li gii cho hai cõu hi: 1) Liu thc
s cú tam quyn phõn lp trong bi cnh mi
mt trong ba c quan nh nc u cú th
kim ch v i trng ln nhau? 2) Liu cú
nht thit phi tha nhn ng thi c hai
yu t trờn trong hin phỏp mi m bo
hiu qu hot ng ca b mỏy nh nc?
1. Tam quyn phõn lp trong Hin
phỏp Hoa K


Tam quyn phõn lp l hc thuyt c
xõy dng da trờn ba nguyờn tc: Mt l
chớnh ph phi c phõn chia thnh ba c
quan: lp phỏp, hnh phỏp v t phỏp; hai l
mi c quan thc thi mt chc nng riờng
bit, phự hp vi mỡnh v khụng c ln ỏt

60

chc nng ca c quan khỏc; ba l nhõn s
ca mi c quan phi c tỏch bch sao
cho khụng mt ngi hoc nhúm ngi no
cú th ng thi lm vic trong nhiu hn
mt c quan núi trờn.(1) Bng cỏch ú, mi
c quan u cú c s c lp cn thit
trong quỏ trỡnh thc hin chc nng ca
mỡnh v khụng cú mt ngi hoc mt nhúm
ngi no cú th kim soỏt c ton b b
mỏy nh nc.
Hc thuyt tam quyn phõn lp cú ngun
gc t thi Hy Lp c i, n Thi i nh
sỏng (Age of Enlightenment, t th k XVIIXVIII), hc thuyt ny ó i mt vi hai
trng phỏi quan im trit hc i lp.
Trong khi c a s ng h nh John
Locke, James Harington v Montesquieu thỡ
hc thuyt cng ó b kch lit phn i bi
Thomas Hobbes.(2)
Ngy nay, a s cỏc nh nghiờn cu u
tha nhn rng hc thuyt tam quyn phõn
lp hng ti hai mc tiờu: Mt l nhm

ngn chn kh nng tp trung quyn lc thỏi
quỏ, ci ngun ca tỡnh trng chuyờn ch vỡ
theo hc thuyt ny ba quyn lc nh nc
quan trng c trao cho ba c quan nh
nc riờng bit ch khụng tp trung trong
tay mt ngi hay mt nhúm ngi; hai l
* Ging viờn chớnh Trung tõm lut so sỏnh
Trng i hc Lut H Ni
tạp chí luật học số 12/2010


T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú

nhằm trang bị cho mỗi cơ quan nhà nước
những phương tiện cần thiết để đảm bảo
ngăn chặn nguy cơ quyền lực riêng có của
mình bị các cơ quan còn lại xâm phạm. Tuy
nhiên, trên thực tế, không phải tất cả các
quốc gia đều thừa nhận một sự phân chia
quyền lực khắt khe giữa các cơ quan nhà
nước. Anh quốc là ví dụ tiêu biểu cho quốc
gia mà ở đó học thuyết tam quyền phân lập
không được chú ý tới trong nhiều thế kỉ. Ở
Hoa Kỳ, trong khi nhà nước liên bang coi
trọng học thuyết tam quyền phân lập thì một
số bang dường như lại không quan tâm tới
học thuyết này, ví dụ bang New Jersey,
Dealware và Pennsylvania(3)…
1.1. Quyền lập pháp
Điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ thành lập ra

Quốc hội - cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ với
hai viện: Hạ nghị viện và Thượng nghị viện.
Để đảm bảo những vấn đề gây tranh cãi
được thảo luận tự do tại Quốc hội, các nghị
sĩ được miễn chịu trách nhiệm về những lời
phát biểu của mình trong phiên họp tại viện
nơi mình là thành viên và sẽ không bao giờ
bị chất vấn về những lời phát biểu đó tại bất
kì cơ quan nào khác.
Quốc hội Hoa Kỳ là cơ quan duy nhất có
quyền làm luật ở cấp liên bang và không
được uỷ quyền lập pháp của mình cho bất kì
cơ quan nhà nước nào. Quy định này của
Hiến pháp đã được nhiều phán quyết của
Toà án tối cao Hoa Kỳ củng cố thêm, theo
đó bất kể uỷ quyền cho cơ quan tư pháp hay
cơ quan hành pháp làm luật, hành vi đó của
Quốc hội đều bị coi là trái với hiến pháp.
Một trong những án lệ được thiết lập sớm
nhất vào năm 1825 có liên quan tới Điều 1
Hiến pháp là phán quyết của Toà án tối cao
t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

của Hoa Kỳ trong vụ Wayman v. Southard(4)
Trong vụ này, Toà án tối cao đã tuyên Quốc
hội vi hiến khi trao cho các toà án quyền lập
pháp. Sở dĩ có lời tuyên án đó là do Điều 17
Luật hệ thống toà án năm 1789 (Act of
1789) và Điều 7 Luật thành lập các toà án tư
pháp ở Hoa Kỳ năm 1793 (Act of 1793) đã

cho phép các toà án ở Hoa Kỳ được ban
hành các quy tắc tố tụng để áp dụng tại toà
án mình với điều kiện các quy tắc đó không
được trái với pháp luật của Hoa Kỳ. Nói
cách khác, bằng hai điều khoản nói trên,
Quốc hội Hoa Kỳ đã uỷ quyền cho toà án
ban hành luật về các quy tắc tố tụng áp dụng
tại toà. Trong con mắt của Toà án tối cao
Hoa Kỳ, Quốc hội Hoa Kỳ rõ ràng đã có
hành vi đi ngược lại Điều 1 của Hiến pháp.
Năm 1935, trong vụ A.L.A. Schechter
Poultry Corp. v. United States,(5) tính hợp
hiến của Luật phục hồi công nghiệp quốc gia
năm 1933 (National Industrial Recovery
Act) cũng đã bị Toà án tối cao Hoa Kỳ phủ
nhận. Điều 3 của Luật này đã cho phép Tổng
thống Hoa Kỳ ban hành Bộ luật cạnh tranh
công bằng. Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã tuyên:
Tổng thống không có quyền ban hành bộ
luật nói trên vì Điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ đã
trao toàn bộ quyền lập pháp cho Quốc hội.
Nói cách khác, Quốc hội đã vi phạm Điều 1
Hiến pháp khi trao quyền lập pháp hiến định
của riêng mình cho Tổng thống.
1.2. Quyền hành pháp
Điều 2 Hiến pháp trao quyền hành pháp
cho Tổng thống. Để đảm bảo sự độc lập của
cơ quan hành pháp, Hiến pháp quy định
Tổng thống do dân bầu trực tiếp với nhiệm
kì bốn năm, bất kể vị Tổng thống đó có được

các đảng phái chính trị của Quốc hội ủng hộ
61


T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú

hay không; đồng thời, Tổng thống được
miễn tố hình sự trong suốt nhiệm kì nhưng
có thể bị điều trần tại phiên toà do Thượng
nghị viện mở và chỉ bị kết tội khi có đa số
phiếu tuyệt đối tán thành.
Điều khoản này còn trao cho Tổng thống
trách nhiệm đảm bảo pháp luật được thực thi
một cách trung thành trên thực tế. Trách
nhiệm hiến định này không buộc cá nhân
Tổng thống Hoa Kỳ phải trực tiếp cưỡng chế
việc thi hành pháp luật mà đúng hơn, các cán
bộ cấp dưới của Tổng thống phải giúp việc
cho Tổng thống. Tổng thống có quyền miễn
nhiệm các công chức Chính phủ (executive
officers) không đảm đương được trách nhiệm
hiến định này. Bản thân Quốc hội Hoa Kỳ
không thể tự ý miễn nhiệm các công chức
Chính phủ mà cũng không được phép cản trở
Tổng thống trong quá trình thực hiện quyền
hạn này. Tuy nhiên, Tổng thống không được
phép sử dụng quyền hạn này để can thiệp
vào nhân sự của những cơ quan không thuộc
khối hành pháp, ví dụ các cơ quan như: Uỷ
ban khiếu nại chiến tranh, Uỷ ban thương

mại giữa các bang (Interstate Commerce
Commission) và Uỷ ban thương mại liên
bang là những tổ chức bán tư pháp (quasijudicial) và bán lập pháp (quasi-legislative).
Thêm vào đó, Quốc hội không thể đơn
phương cản trở các công chức Chính phủ
trong quá trình họ thực thi trách nhiệm của
mình. Trong vụ INS v. Chadha,(6) Toà án tối
cao đã vô hiệu hoá một đạo luật trao quyền
phủ quyết cho một trong hai viện của Quốc
hội đối với quyết định hành chính của Bộ
trưởng tư pháp (Attorney General). Những
phán quyết trong những năm sau đó của toà
án đã củng cố thêm cho nguyên tắc pháp lí
62

mà Toà án tối cao đã thiết lập trong vụ án trên,
theo đó, thậm chí ngay cả khi có sự đồng
thuận của cả Thượng nghị viện và Hạ nghị
viện, Quốc hội cũng không thể bác bỏ quyết
định hành chính nào đó. Tuy nhiên, Quốc hội
lại có quyền làm luật để định ra những chuẩn
mực, điều chỉnh hành vi của các công chức
Chính phủ vì luật khác với sự phủ quyết đơn
phương bằng văn bản của Quốc hội ở chỗ
văn bản phủ quyết của Quốc hội không phải
qua khâu đệ trình lên Tổng thống để xin phê
chuẩn trước khi được ban hành.
1.3. Quyền tư pháp
Điều 3 Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép
Quốc hội thành lập ra Toà án tối cao của

Hoa Kỳ và các toà án liên bang cấp dưới
đồng thời trao quyền tư pháp liên bang cho
hệ thống toà án này.
Thẩm phán liên bang do Tổng thống bổ
nhiệm trên cơ sở đề xuất của Thượng nghị
viện và phải được Thượng nghị viện phê
chuẩn. Thẩm phán liên bang có nhiệm kì cả
đời với mức lương ổn định trong suốt nhiệm
kì. Quy định này nhằm đảm bảo sự độc lập,
vô tư và kiên định của các thẩm phán liên
bang trong quá trình xét xử trước bất kì cám
dỗ nào, dù là quyền lực hay vật chất. Nếu
thẩm phán liên bang không có được những
sự bảo đảm hiến định nói trên, toà án không
thể thực thi hiệu quả quyền tư pháp của liên
bang. Những toà án thực thi quyền tư pháp
nói trên được gọi là “toà án hiến định”
(constitutional courts) khác với các “toà án
luật định” (legislative courts) cũng do Quốc
hội Hoa Kỳ thành lập dưới hình thức các cơ
quan bán tư pháp và các uỷ ban. Thành viên
của các toà án luật định không được hưởng
cùng sự bảo đảm về an ninh, nhiệm kì và
t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010


T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú

lương bổng như các thẩm phán của toà án
hiến định. Các toà án luật định không được

thực thi quyền tư pháp của nhà nước liên
bang Hoa Kỳ. Theo Toà án tối cao Hoa
Kỳ,(7) các toà án luật định không được xét xử
các vụ việc tư pháp mà chỉ được xét xử
những vụ việc liên quan đến công quyền
(public rights), đó là những vụ việc giữa
Chính phủ và các cá nhân công dân có liên
quan tới các quyết định hành chính.
Như vậy, mặc dù không có điều khoản
nào của Hiến pháp quy định rõ bản hiến
pháp thừa nhận học thuyết tam quyền phân
lập nhưng có thể nói nội dung của học thuyết
này được thể hiện rõ nét trong Điều 1, 2 và 3
của Hiến pháp Hoa Kỳ và đã được khẳng
định thêm bằng hàng loạt án lệ có liên quan.
Tuy nhiên, sự phân chia quyền lực ở Hoa Kỳ
không phải là tuyệt đối mà cũng theo Hiến
pháp Hoa Kỳ, mỗi một trong ba cơ quan nhà
nước, trong quá trình thực thi các quyền
năng hiến định của mình, ở một mức độ nhất
định, vẫn chịu sự kiểm tra chéo bởi hai cơ
quan còn lại. Nói cách khác, cùng với yếu tố
phân chia quyền lực, Hiến pháp Hoa Kỳ còn
thừa nhận cả yếu tố kiềm chế và đối trọng.
2. Kiềm chế và đối trọng trong Hiến
pháp Hoa Kỳ
Kiềm chế và đối trọng có mối liên hệ
chặt chẽ với tam quyền phân lập. James
Madison(8) cho rằng học thuyết tam quyền
phân lập không đòi hỏi sự phân chia cứng

nhắc ba quyền lực nhà nước; rằng ba cơ
quan nhà nước không nên hoạt động quá
tách biệt đến mức không thể tiến hành bất cứ
sự kiểm soát hiến định nào đối với nhau mà
theo lí thuyết kiềm chế và đối trọng, không
có cơ quan nào của nhà nước có thể hành
t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

động mà không phải chịu sự giám sát bởi hai
cơ quan nhà nước còn lại ở mức độ cần thiết.
Kiềm chế và đối trọng là cơ chế được thiết
kế để cho phép mỗi một trong ba cơ quan
nhà nước nói trên đều có thể hạn chế khả
năng lạm dụng quyền lực của hai cơ quan
còn lại.(9) Như vậy, mặc dù theo học thuyết
tam quyền phân lập, Quốc hội có chức năng
làm luật, Chính phủ có chức năng thực thi
pháp luật và toà án có chức năng xét xử
nhưng mỗi một cơ quan nhà nước này đều có
quyền kiểm soát hoặc hoạt động chức năng
hoặc nhân sự của nhau trong chừng mực nào
đó. Ví dụ: Theo Hiến pháp Hoa Kỳ: 1) Quốc
hội có quyền làm luật nhưng luật của Quốc
hội có thể bị Tổng thống phủ quyết hoặc bị
toà án bãi bỏ do vi hiến; 2) Tổng thống và
các thành viên nội các có quyền hành pháp
nhưng một số hành vi của họ cần được
Thượng nghị viện phê chuẩn, còn một số
hành vi khác có thể bị toà án vô hiệu hoá; 3)
Toà án tối cao nắm quyền tư pháp cao nhất

nhưng thẩm phán của Toà lại do Tổng thống
bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Thượng nghị
viện và có thể bị Quốc hội điều trần.
Việc kiểm soát lẫn nhau giữa ba cơ quan
nhà nước sẽ tạo ra sự cân bằng quyền lực, làm
cho không một cơ quan nào có thể tuỳ tiện sử
dụng quyền lực hiến định trong quá trình thực
thi các hoạt động chức năng của mình, tránh
dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc đoán.
2.1. Kiềm chế và đối trọng từ phía cơ
quan lập pháp(10)
Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Quốc hội có
quyền can thiệp vào vấn đề nhân sự của cơ
quan hành pháp, thể hiện ở quyền chỉ định
và miễn nhiệm Tổng thống, quyền phê chuẩn
danh sách các quan chức Chính phủ do Tổng
63


T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú

thống bổ nhiệm. Cụ thể là khi không có ứng
cử viên nào của chức Tổng thống đạt được
đa số phiếu trong cuộc tuyển cử, Hạ nghị
viện có quyền chọn ra Tổng thống từ ba ứng
cử viên sáng giá nhất. Thượng nghị viện cũng
có quyền tương tự trong cuộc tuyển cử Phó
Tổng thống nhưng chỉ được lựa chọn từ một
trong số hai ứng cử viên sáng giá nhất trong
số các ứng cử viên của chức phó Tổng

thống. Nếu ghế phó Tổng thống bị bỏ trống,
Tổng thống có thể chỉ định phó Tổng thống
với điều kiện sự chỉ định đó phải được chấp
thuận bởi cả hai viện của Quốc hội.
Ngoài ra, khi bổ nhiệm thành viên của nội
các, các đại sứ và các công chức Chính phủ
cấp cao, Tổng thống cũng cần có sự tư vấn và
chấp thuận của Thượng nghị viện trừ khi việc
bổ nhiệm diễn ra trong thời gian giữa các
phiên họp của Thượng nghị viện. Khi đó Tổng
thống có thể bổ nhiệm tạm thời các chức vụ
nói trên mà không cần có sự phê chuẩn của
Thượng nghị viện. Quốc hội cũng có thể miễn
nhiệm Tổng thống bằng cách mở một phiên
toà xét xử khi có đơn tố cáo Tổng thống
(impeachment trial) và nếu xét thấy Tổng
thống thực sự có hành vi vi phạm pháp luật.
Hạ nghị viện có quyền tố cáo cả công
chức Chính phủ và thẩm phán còn Thượng
nghị viện có quyền mở phiên toà xét xử tất
cả đối tượng nói trên khi có lời cáo buộc.
Cần lưu ý rằng các thượng nghị sĩ và hạ nghị
sĩ không được xem là các công chức (civil
officers), vì vậy họ không thuộc đối tượng
có thể bị tố cáo theo quy định nói trên. Tuy
nhiên, mỗi viện của Quốc hội đều có quyền
miễn nhiệm nghị sĩ nào đó của mình nếu có
đủ số phiếu tán thành hiến định từ các nghị
sĩ của viện đó. Trong khi Hạ nghị viện chỉ
64


cần quá bán số phiếu tán thành của các hạ
nghị sĩ là có thể miễn nhiệm một hạ nghị sĩ
thì để làm được điều đó, Thượng nghị viện
cần có tới 2/3 số phiếu tán thành của các
thượng nghị sỹ.
Quốc hội có quyền can thiệp vào bộ máy
của cơ quan tư pháp như thành lập ra các toà
án cấp dưới của Toà án tối cao và xác định
thẩm quyền cũng như quy mô của các toà án
này. Các thẩm phán liên bang mặc dù do
Tổng thống bổ nhiệm nhưng cần phải được
Thượng nghị viện chấp thuận. Quốc hội còn
quyết định mức lương của thẩm phán liên
bang và của các công chức Chính phủ mặc
dù không có quyền tăng hay giảm lương của
Tổng thống và các thẩm phán liên bang
trong suốt nhiệm kì của họ.
2.2. Kiềm chế và đối trọng từ phía cơ
quan hành pháp(11)
Là người đứng đầu cơ quan hành pháp
nhưng Tổng thống Hoa Kỳ được phép can
thiệp vào hoạt động lập pháp của Quốc hội
thông qua việc sử dụng quyền phủ quyết đối
với dự luật đã được Quốc hội thông qua. Tuy
nhiên, quyền phủ quyết này có thể bị vô hiệu
hoá nếu mỗi viện có tới 2/3 số phiếu tán
thành dự luật bị Tổng thống phủ quyết sau
khi dự luật đó quay trở lại viện đã đệ trình
dự luật đó lên Tổng thống trừ trường hợp

phủ quyết “bỏ túi” (pocket veto).
Trong thực tiễn, sáu vị Tổng thống đầu
tiên của Hoa Kỳ hầu như hiếm khi sử dụng
đến quyền phủ quyết. Ví dụ, Goerge Washington
chỉ phủ quyết hai dự luật; James Monroe chỉ
sử dụng quyền phủ quyết một lần; John
Adams, Thomas Jefferson và John Quincy
Adams không sử dụng quyền năng hiến định
này lần nào; còn James Madison - người tin
t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010


T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú

tưởng vững chắc vào cơ quan hành pháp
hùng mạnh, đã phủ quyết tới bảy dự luật.
Tuy nhiên, không ai trong số sáu Tổng thống
đầu tiên của Hoa Kỳ lại dùng quyền phủ
quyết để điều khiển chính sách quốc gia. Chỉ
mãi tới thời Andrew Jackson - Tổng thống
thứ bảy của Hoa Kỳ, lần đầu tiên quyền phủ
quyết mới được sử dụng như một thứ vũ khí
chính trị. Trong suốt hai nhiệm kì của mình,
vị Tổng thống này đã phủ quyết tới 12 dự
luật, nhiều hơn tổng số các dự luật mà cả sáu
vị Tổng thống tiền nhiệm đã phủ quyết.
Một vài người kế nhiệm Jackson đã
không dùng đến quyền phủ quyết, trong khi
những người khác thỉnh thoảng mới khai
thác quyền năng này. Chỉ sau nội chiến, các

Tổng thống Hoa Kỳ mới sử dụng quyền phủ
quyết để tạo nên sự đối trọng với Quốc hội
trên thực tế. Đặc biệt đáng chú ý là những
cuộc đấu tranh giữa Andrew Johnson với
Quốc hội, với tư cách là đảng viên Đảng dân
chủ, đã phủ quyết tới vài đạo luật tái thiết do
các đảng viên cấp tiến của Đảng cộng hoà
thông qua. Quốc hội Hoa Kỳ tuy nhiên đã cố
gắng loại bỏ tới 15 trong số 29 phủ quyết
của Johnson. Hơn nữa, Quốc hội cũng đã cố
gắng hạn chế quyền hạn của Tổng thống
bằng cách thông qua Luật nhiệm kì (Tenure
of Office Act of 1867). Đạo luật này quy
định Thượng nghị viện phê chuẩn việc miễn
nhiệm các thành viên cấp trên của nội các.
Khi Johnson vi phạm đạo luật này một cách
có tính toán vì cho rằng đây là đạo luật vi
hiến, Hạ nghị viện đã cáo buộc vị Tổng
thống này nhưng Thượng nghị viện đã tuyên
ông trắng án, chỉ với một phiếu chống.(12)
Sau vụ cáo buộc Andrew Johnson, Grover
Cleveland đã nỗ lực phục hồi quyền lực của
t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

Tổng thống. Việc buộc tội Johnson được
thừa nhận là đã gây tổn hại lớn cho chức vụ
Tổng thống Hoa Kỳ tới mức đã có ý kiến
cho rằng Tổng thống chỉ còn là sự tượng
trưng còn người phát ngôn của Hạ nghị viện
mới đúng là thủ tướng của Hoa Kỳ trên thực

tế. Grover Cleverland - đảng viên Đảng dân
chủ đầu tiên ủng hộ Johnson, đã cố gắng phục
hồi quyền lực của Văn phòng Tổng thống
bằng cách phủ quyết tới hơn 400 dự luật
trong nhiệm kì thứ nhất(13) của mình, nhiều
gấp hai lần số dự luật mà 21 vị Tổng thống
tiền nhiệm của ông đã phủ quyết gộp lại.
Ngoài quyền phủ quyết, trường hợp hai
viện của Quốc hội không thể thống nhất
được ngày giờ cho phiên họp tiếp theo, Tổng
thống sẽ có quyền quyết định. Tổng thống
còn có thể triệu tập họp khẩn cấp đối với
mỗi viện hoặc cả hai viện của Quốc hội.
Không chỉ có quyền can thiệp vào hoạt
động lập pháp, Tổng thống Hoa Kỳ còn có
quyền can thiệp vào hoạt động tư pháp, kể cả
việc can thiệp vào vấn đề nhân sự của cơ
quan này. Cụ thể, Tổng thống có thể bổ
nhiệm thẩm phán trên cơ sở tư vấn của
Thượng nghị viện và phải được Thượng nghị
viện chấp thuận; có quyền phát lệnh tha
bổng hoặc ân xá mà không cần có sự phê
chuẩn của bất cứ viện nào của Quốc hội hoặc
thậm chí ý kiến của phạm nhân.
2.3. Kiềm chế và đối trọng từ phía cơ
quan tư pháp
Toà án Hoa Kỳ có quyền kiểm soát cả cơ
quan lập pháp và cơ quan hành pháp thông
qua việc giám sát bằng thủ tục tư pháp
(judicial review) đối với các văn bản pháp

luật do các cơ quan này ban hành. Quyền
giám sát bằng thủ tục tư pháp thực ra không
65


T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú

được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp Hoa
Kỳ mà do các nhà lập hiến mường tượng
ra(14) và được củng cố thêm bằng tiền lệ pháp
do Toà án tối cao của Hoa Kỳ thiết lập từ vụ
Marbury v. Madison.(15) Trong phán quyết
này, Toà án tối cao đã phủ nhận một phần
hiệu lực của đạo luật liên bang với lí do Quốc
hội Hoa Kỳ đã vượt quá quyền hiến định khi
thông qua đạo luật đó. Toà cũng khẳng định
rằng quyền giám sát bằng thủ tục tư pháp của
Tòa (theo Luật hệ thống toà án năm 1789)
không chỉ áp dụng đối với luật của các bang
mà còn áp dụng với cả luật của liên bang;
rằng Quốc hội liên bang chỉ có quyền giới
hạn theo Hiến pháp liên bang, vì vậy, luật
của liên bang cũng phải chịu sự giám sát
bằng thủ tục tư pháp của toà án liên bang.
Mặc dù phán quyết trên của Toà án tối
cao đã vấp phải một vài sự phản đối, chủ yếu
xuất phát từ động cơ chính trị cá nhân nhưng
dù sao cũng đã thiết lập nên cơ sở pháp lí
vững chắc, giúp toà án bãi bỏ hiệu lực của
một đạo luật nếu đạo luật đó vi hiến. Quyền

năng này thuộc về bất cứ toà án nào của Hoa
Kỳ nhưng chỉ phán quyết của Toà án tối cao
tuyên đạo luật nào đó vi hiến mới có giá trị
ràng buộc trên phạm vi toàn quốc. Phán quyết
của Toà phúc thẩm liên bang về vấn đề tương
tự chỉ có giá trị ràng buộc trong phạm vi lãnh
thổ mà Toà có thẩm quyền xét xử.(16)
Quyền giám sát bằng thủ tục tư pháp đối
với tính hợp hiến của các văn bản pháp luật,
tuy nhiên, có thể bị Quốc hội hạn chế vì
Quốc hội có có quyền giới hạn thẩm quyền
của các toà án. Một sự hạn chế hiến định duy
nhất đối với quyền của Quốc hội trong việc
giới hạn thẩm quyền của toà án có liên quan
66

tới Toà án tối cao. Đó là Toà án tối cao chỉ
có thể thực thi thẩm quyền xét xử phúc thẩm
trừ những vụ việc liên quan đến các bang và
những vụ việc ảnh hưởng tới các đại sứ, các
bộ trưởng hoặc lãnh sự nước ngoài (được xét
xử sơ thẩm). Quốc hội còn được phép giới
hạn quyền lực của Chánh án Tòa án tối cao
khi ở trong cương vị chủ toạ phiên toà do
Thượng nghị viện mở để luận tội Tổng
thống. Theo nguyên tắc của Thượng nghị
viện, trong tình huống đó, chủ toạ phiên toà
không được trao nhiều quyền hạn, vì vậy ở
những phiên toà loại này, vai trò của Chánh
án Toà án tối cao khá hạn hẹp.

Như vậy, quyền của toà án trong việc
giám sát bằng thủ tục tư pháp dường như là
phương tiện duy nhất cho phép toà kiềm chế
được hoạt động của hai cơ quan còn lại. Cho
tới trước nội chiến, Toà án tối cao mới chỉ
thực thi quyền năng này hai lần để vô hiệu
hoá các đạo luật được Quốc hội thông qua
với lí do vi hiến: Lần thứ nhất vào năm 1803
trong vụ Marbury v. Madison và lần thứ hai
vào năm 1857 trong vụ Scott v. Sandford.(17)
Mặc dù ngày nay, Toà án tối cao đã thực thi
quyền năng này một cách rộng rãi hơn
nhưng vẫn khó có thể nói rằng Toà có nhiều
quyền lực chính trị bằng Quốc hội hoặc
Tổng thống Hoa Kỳ. Nói cách khác, toà án
xem ra là cơ quan yếu thế nhất trong số ba
cơ quan nhà nước nói trên ở Hoa Kỳ.
3. Hệ quả nào từ việc thừa nhận học
thuyết tam quyền quyền phân lập và kiềm
chế, đối trọng trong Hiến pháp Hoa Kỳ?
Trên thực tế, đã có ý kiến cho rằng sự
phân chia ba quyền lực nhà nước ở Hoa Kỳ
chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt
t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010


T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú

động thiếu hiệu quả trong bộ máy nhà nước vì
khi các đảng phái chính trị khác nhau nắm giữ

Quốc hội và chức vụ Tổng thống, rất có thể
xảy ra tình trạng bế tắc trong hoạt động lập
pháp do thiếu sự hợp tác giữa hai đảng phái
chính trị này. Khi đó, rất có khả năng, Tổng
thống sẽ dễ dàng từ chối phê chuẩn một dự
luật đã được Quốc hội thông qua và lẽ dĩ
nhiên, hoạt động lập pháp sẽ bị đình trệ. Vì
vậy, có một số ý kiến đề xuất xây dựng chế độ
nghị viện theo đó cùng một đảng phái chính trị
hoặc các đảng phái liên minh vừa kiểm soát cơ
quan hành pháp, vừa kiểm soát cơ quan lập
pháp nhằm giúp bộ máy nhà nước hoạt động
hiệu quả hơn. Chế độ nghị viện này cũng được
Tổng thống Woodrow Wilson ủng hộ.(18)
Ý kiến trên về khiếm khuyết của học
thuyết tam quyền phân lập có phần hợp lí,
tuy nhiên, không vì thế mà có thể phủ nhận
hoàn toàn vai trò của học thuyết này.
Montesquieu, một trong những người tiên
phong, ủng hộ học thuyết tam quyền phân
lập đã đưa ra nhận định nổi tiếng về tầm
quan trọng của học thuyết này trong chế độ
dân chủ: “Khi quyền lập pháp và hành pháp
được trao cho cùng một người, hoặc một
nhóm quan chức, có thể dẫn đến khả năng
mất tự do và nảy sinh tình trạng thâu tóm
quyền lực, bởi lẽ cùng một quốc vương, hoặc
một thượng nghị viện sẽ ban hành những
đạo luật chuyên chế và thực thi những đạo
luật này theo cách thức bạo ngược. Sẽ càng

mất tự do hơn nếu quyền tư pháp không
được bóc tách khỏi quyền lập pháp và hành
pháp. Nếu kết hợp với quyền lập pháp, cuộc
sống và sự tự do của nhân dân sẽ bị đặt dưới
sự kiểm soát độc đoán vì khi đó người thẩm
t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

phán sẽ đồng thời là người làm luật. Nếu kết
hợp với quyền hành pháp, người thẩm phán
có thể hành xử bằng bạo lực và đàn áp”.(19)
Như vậy, theo Montesquieu, việc bóc tách
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp sẽ
giúp củng cố nền tự do vì việc làm này có
khả năng ngăn ngừa tình trạng độc đoán, bạo
lực và đàn áp. James Madison dường như
cũng ủng hộ quan điểm này khi khẳng định
rằng tam quyền phân lập ở Hoa Kỳ không
được thiết kế để tối đa hoá tính hiệu quả
trong hoạt động của bộ máy nhà nước mà để
tối đa hoá quyền tự do.(20)
Như vậy, cả Montesqueue và Madison
đều cho rằng tam quyền phân lập được sử
dụng để tăng cường hay tối đa hoá tự do.
Tuy nhiên, để bộ máy nhà nước vận hành tốt
và đảm bảo tự do cho dân thì cần có cơ chế
thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của bộ máy này. Chính vì vậy, Madison đã
đề cao yếu tố kiềm chế, đối trọng và cho
rằng việc thừa nhận đồng thời hai yếu tố này
sẽ vừa tối đa hoá tự do và ngăn ngừa tình

trạng chuyên quyền độc đoán lại vừa tăng
cường hiệu quả trong hoạt động của ba cơ
quan nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Lí do là mặc dù tam quyền phân lập có
khả năng ngăn ngừa tình trạng chuyên
quyền, độc đoán nhưng lại có nguy cơ làm
giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
nước. Nhưng nếu tam quyền phân lập kết
hợp với kiềm chế và đối trọng sẽ không có
cơ quan nào trong số ba cơ quan nhà nước
nói trên có thể lạm dụng thái quá quyền lực
của riêng mình tới mức tuỳ tiện trong quá
trình hoạt động vì luôn có sự giám sát và đối
trọng cần thiết từ hai cơ quan còn lại.
67


T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú

Tóm lại, mặc dù tam quyền phân lập
giúp các cơ quan nhà nước có được sự độc
lập cần thiết để thực hiện tốt chức năng của
mình và là điều cần có cho một xã hội dân
chủ nhưng nếu chỉ có tam quyền phân lập,
rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ trong
hoạt động của bộ máy nhà nước. Kiềm chế
và đối trọng, vì vậy, sẽ là giải pháp giúp mỗi
một trong ba cơ quan nhà nước nói trên có
thể kiểm soát hoạt động chức năng của nhau
ở mức độ cần thiết, không cho phép bất cứ

cơ quan nào lạm quyền, làm tổn hại tới hiệu
quả hoạt động của cả bộ máy nhà nước. Vì
vậy, việc thừa nhận đồng thời hai yếu tố trên
trong hiến pháp Hoa Kỳ hoàn toàn đúng đắn.
Tuy nhiên, với những nền tảng hiến định đó,
liệu bộ máy nhà nước Hoa Kỳ có thực sự
hoạt động hiệu quả và đảm bảo một xã hội tự
do, dân chủ hay không còn tuỳ thuộc nhiều
vào thực tiễn vận hành của bộ máy nhà nước
cũng như mức độ tuân thủ hiến pháp của
chính các cơ quan nhà nước nói trên./.
(1).Xem: M.J.C. Vile, “Constitutionalism and the
Separation of Powers” (1967), (2nd ed.) (Indianapolis,
Liberty Fund 1998), Chapter I, at erty
fund.org/.
(2).Xem thêm: “Separation of Powers under the
United States Constitution”, nomic
expert.com/.
(3). Ở New Jersey và Delaware, Thống đốc bang vừa
hành sự với tư cách thẩm phán của Toà án tối cao
(Toà phúc thẩm trong trường hợp của Delaware) của
bang lại vừa là người đứng đầu một viện của cơ quan
lập pháp; ở Delaware và Pennsyvania, thành viên của
Hội đồng hành pháp đồng thời cũng là thẩm phán…
(4).Xem: Wayman v. Southard 23 U.S. 1 (1825).
(5).Xem: A.L.A. Schechter Poultry Corp. v. United
States, 295 U.S. 495 (1935).
(6).Xem: INS v. Chadha , 462 U.S. 919 (1983).
68


(7).Xem: Murray’s Lessee v. Hoboken Land &
Improvement Co., 59 US 272 (1856).
(8). James Madison là chính trị gia, nhà triết học chính
trị của Mỹ (1751-1836) đồng thời là Tổng thống thứ 4
của Mỹ (1809 - 1817). Ông được xem là một trong
những người đã sáng lập ra nước Mỹ, là tác giả chính
của Hiến pháp Mỹ và của hơn 1/3 những công trình
nghiên cứu mang tên “The Federalist” với những bình
luận về Hiến pháp Mỹ có ảnh hưởng lớn nhất.
(9).Xem: James Madison, “The Federalist” No. 47, at
325 - 326, />(10).Xem: Article II, Section 1 & Article I, Section 3,
the US Constitution; xem The Twelfth Admendment
of the US Constitution in 15th June 1804.
(11).Xem: Article I, Section 7, the US Constitution.
Về biểu thống kê số lần phủ quyết của các tổng thống
Mỹ: xem Zoe David, “Presidential Vetoes, 1989 –
2000”, />(12).Xem: Douglas O. Linder, “The Impeachment
Trial of Andrew Johnson”,
/faculty/projects/.
(13).Xem: American President - An Online Reference
Resource: Andrew Johnson (Impeachment of Andrew
Johnson), Miller Center of Public Affair, University
of Virginia, at />(14).Xem ví dụ: “The Federalist” sđd.
(15).Xem: Marbury v. Madison, 5 U.S. 137 (1803).
(16). Hệ thống toà án liên bang Mỹ có 13 toà phúc
thẩm trong đó 11 toà phụ trách 11 vùng lãnh thổ và
mỗi toà phúc thẩm đó sẽ chịu trách nhiệm xét xử phúc
thẩm đối với những vụ việc đã xử bởi toà án cấp
quận/huyện liên bang trong vùng lãnh thổ mình quản
lí khi có kháng cáo, kháng nghị.

(17).Xem: Scott v. Sandford 60 U.S. 393 (1857).
(18).Xem: “The Papers of Woodrow Wilson”, Arthur
Link ed. et al., Princeton: Princeton University Press,
at 148-149.
(19).Xem: Montesquieu, “The Spirit of the Laws”,
vol. 1, trans. Thomas Nugent (London: J. Nourse, 1777),
at 221.
(20).Xem: “Separation of Powers – The Issue: When
do the actions of one branch of the Federal Governement
unconstitutionally intrude upon the powers of another
branch?”, />t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010



×