Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu khoa học NGHIÊN cứu mối QUAN hệ GIỮA HÌNH THÁI vỏ QUẢ và PHẨM CHẤT GIEO ươm hạt GIỐNG LOÀI căm XE (XYLIA XY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.74 KB, 18 trang )

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA HÌNH THÁI VỎ QUẢ VÀ PHẨM
CHẤT GIEO ƯƠM HẠT GIỐNG LOÀI CĂM XE (XYLIA XYLOCARPA)
NCS Vương Hữu Nhi
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Căm xe (Xylia xylocarpa Taub) là loài cây bản địa phân bố ở các tỉnh Nam Trung
bộ, Đông Nambộ và Tây Nguyên. ở Đăk Lăk Căm xe phân bố trong các dạng rừng
bán thường xanh và rừng khộp, là loài cây đa tác dụng, không những gỗ tốt có giá
trị cao trên thị trường trong nước và thế giới, mà sản phẩm ngoài gỗ như vỏ còn
được dùng làm dược liệu và hạt có thể sử dụng làm thực phẩm.
Căm xe đã gây trồng thành công ở EaKmat (Dăk Lăk), Trảng Bom (Đồng Nai),
Lang Hanh (Lâm Đồng) nhưng các nghiên cứu gây trồng về loại cây này còn rất ít.
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả và phẩm chất gieo ươm là một
việc làm cần thiết, nhằm góp phần đề xuất thời kỳ thu hái hạt giống được nhiều và
có phẩm chất gieo ươm tốt phục vụ trồng rừng ở Đăk Lăk.
I. Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
1. Nội dung nghiên cứu
Mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả và:
- Kích thước hạt giống.
- Trọng lượng hạt.
- Độ thuần hạt.
- Tỉ lệ nảy mầm


2. Vật liệu
- Hạt giống được thu hái từ 3 cây mẹ có D1,3 từ 20-25cm, đã được đánh dấu theo
dõi ở Ea Vy, Đăk Lăk để nghiên cứu các chỉ tiêu về hạt giống.
- Dùng cân điện tử độ chính xác 0.01g để cân trọng lượng hạt.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu hái quả phân làm 3 loại: Vỏ quả còn xanh, vỏ quả chín vàng, vỏ quả khô bắt
đầu nứt; phơi khô tách hạt phân làm 3 lô hạt khác nhau.
- Rút mẫu ngẫu nhiên ở 3 lô hạt của 3 thời kỳ vỏ quả khác nhau, dung lượng mẫu


mỗi công thức cho một lần lặp n = 32 hạt, bố trí 3 lần lặp, đo các chỉ tiêu chiều
dài, rộng, dày của hạt.
- Trọng lượng: Rút mẫu ngẫu nhiên ở 3 lô hạt, lặp lại 3 lần mỗi lần1000 hạt để
cân.
Trọng lượng hạt thuần
Độ thuần (%) = x 100
Trọng lượng hạt đem kiểm nghiệm
Rút mẫu ngẫu nhiên ở 3 lô hạt cho 3 lần lặp, dung lượng mẫu mỗi công thức là
200g, phân loại và cân để kiểm tra độ thuần.
Số hạt nảy mầm
- Tỉlệ nảy mầm (%) = x100
Số hạt đem thí nghiệm


Rút mẫu ngẫu nhiên ở 3 lô hạt của 3 thời kỳ vỏ quả khác nhau, dung lượng mẫu
cho mỗi công thức cho 1 lần lặp n ="100" hạt đem ngâm nước 500C trong 12 giờ,
ủ hạt trong vải hằng ngày rửa chua và kiểm tra hạt nảy mầm, thời gian theo dõi 7
ngày.
Sử dụng thống kê toán học phân tích phương sai, dùng tiêu chuẩn U,c2và trắc
nghiệm đa đoạn Dun Can để so sánh các trung bình mẫu.
II. Kết quả nghiên cứu
1. Mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả và kích thước hạt giống
CT1: Hạt giống ở lô vỏ quả còn xanh
CT2: Hạt giống ở lô vỏ quả chín vàng
CT3: Hạt giống ở lô vỏ quả chín khô bắt đầu nứt
Kết quả đo đếm thu được ghi ở bảng 1.
Bảng 1. Mối quan hệ giữa hình thái vỏ quả và kích thước hạt giống

Công thức


CT1 (mm)

CT2 (mm)

Lần lặp

Dài

rộng

dày Dài

rộng

Lần lặp 1

14.20

10.22

2.40

15.32

10.94

Lần lặp 2

14.58


9.98

2.30

15.64

10.73

CT3 (mm)

dày

Dài

rộng

dày

3.19

15.72

11.09

3.21

3.21

16.12


11.13

3.25


Lần lặp3

14.64

10.28

2.42

16.00

11.11

3.23

15.64

10.77

3.19

TB

14.47

10.16


2.37

15.65

10.93

3.21

15.82

11.00

3.22

Hình thái

Vỏ hạt nhăn, có màu

màu sắc hạt vàng nhạt

Vỏ hạt trơn láng, có

Vỏ hạt trơn láng, có

màu nâu

màu nâu

Kiểm tra sự sai khác kích thước hạt giống qua hình thái vỏ quả bằng phân tích

phương sai 2 nhân tố.
Kết quả phân tích cho thấy có Ftính dài, rộng và dày = 16,07;15,23 và 286.06 >
hơn F0,5 bảng = 6,94 điều này chứng tỏ hình thái vỏ quả ảnh hưởng đến kích thước
hạt là có ý nghĩa.
Dùng trắc nghiệm đa đoạn Dun Can cho thấy kích thước của hạt giống thu hái ở
công thức 1 sai khác với công thức 2 và 3 là có ý nghĩa, sự sai khác của công thức
2 và 3 là không có ý nghĩa. Như vậy chọn công thức 2 và 3 để thu hái, hạt có kích
thước lớn nhất.
2. Trọng lượng 1000 hạt
Thí nghiệm được bố trí rút mẫu ngẫu nhiên 3 công thức, với 3 lần lặp.
CT1: Trọng lượng 1000 hạt lô vỏ quả còn xanh.
CT2: Trọng lươnùg 1000 hạt lô vỏ quả chín vàng.
CT3: Trọng lượng 1000 hạt lô vỏ quả bắt đầu khô nứtõ.
Kết quả thu được ghi nhận ở bảng 2.


Bảng2. Trọng lượng 1000 hạt

Mẫu

CT1:(g)

CT2:(g)

CT3:(g)

Lần lặp 1

265,65


321,54

322,64

Lần lặp 2

255,72

315,73

320,51

Lần lặp 3

260,61

318,14

318,14

TB

260,44

318,47

320,43

Kiểm tra sự sai khác trọng lượng 1000 hạt ở các công thức trên bằng phân tích
phương sai 1 nhân tố 3 lần lặp.

Kết quả phân tích cho thấy Ftính = 271.049 > Fbảng(0,05) = 5.143, chứng tỏ rằng
trọng lượng 1000 hạt ở các công thức trên sai khác có ý nghĩa. Dùng tiêu chuẩn đa
đoạn DUN CAN để so sánh các kết quả cho thấy: Trọng lượng lô hạt công thức 1
sai khác với công thức 2 và 3 là có ý nghĩa, sự sai khác của công thức 2 và 3 là
không có ý nghĩa.
Như vậy lô hạt công thức 2 và 3 nặng hơn, chứng tỏ sự tích luỹ chất hữu cơ cao
nhất.
Lô hạt vỏ quả còn xanh trọng lượng trung bình 1000 hạt biến động từ 255,65 265,65g; Trọng lượng 1000 hạt ở lô vỏ quả chín vàng và quả bắt đầu nứt biến
động từ 318.14g – 322,64g; 1 kg hạt ở lô vỏ quả còn xanh có khoảng 3800 - 4.000


hạt; 1kg hạt ở lô vỏ quả chín vàng và vỏ quả khô bắt đầu nứt có khoảng 3000 3200 hạt.
3. Độ thuần hạt
Độ thuần hạt giống là một chỉ tiêu quan trọng của phẩm chất hạt giống, nếu độ
thuần của hạt thấp nó ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ nảy mầm và cho cất trữ.
Kết quả kiểm nghiệm 3 lô hạt giống được ghi ở bảng 3
Bảng 3. Độ thuần hạt

C/thức

Chỉ tiêu

1: Hạt ở lô vỏ Trọng lượng mẫu

Mẫu1

Mẫu 2

Mẫu 3


TB

200,00

200,00

200,00

200,00

124,05

130,14

120,60

124.93

75,95

69.86

79,40

75.07

62,02

65,07


60,60

62.46

182,32

172,08

176,66

177,02

quả còn xanh (g)

Trọng lượng hạt
thuần (g)

Hạt lép và tạp chất
(g)

Độ thuần (%)

2: Hạt ở lô vỏ Trọng lượng hạt
quả chín

thuần (g)


vàng
Hạt lép và tạp chất


17,68

27,92

23,34

22.98

91,16

86,04

88,33

88.51

200,00

200,00

200,00

200,00

174,51

186,14

172,82


177.82

25,49

13,86

27,18

22,18

87,25

93,07

86,44

88.91

(g)

Độ thuần (%)

3: Hạt ở lô vỏ Trọng lượng mẫu
quả khô bắt

(g)

đầu nứt
Trọng lượng hạt

thuần (g)

Hạt lép và tạp chất
(g)

Độ thuần (%)

Kiểm tra độ thuần của 3 lô hạt bằng tiêu chuẩn c2, kết quả c2tính="57,32" . > c205tra
bảng = 5.99, như vậy độ thuần của 3 lô hạt khác nhau có ý nghĩa, so sánh 2 trung
bình mẫu của CT2 và CT3 bằng tiêu chuẩn U, kết quả Utính = 0,126 < 1,96 chứng
tỏ rằng 2 lô trên độ thuần sai khác không có ý nghĩa.
Từ kết quả ở bảng 3 cho thấy độ thuần trung bình của hạt giống ở công thức 2 và 3
chiếm tỉ lệ khá cao (từ 86,04 –93,07%), gấp 1,4 lần so với độ thuần hạt giống ở
công thức 1 ( 60.60 - 65.07%).
4. Tỉ lệ nảy mầm hạt giống


Năng lực nảy mầm của hạt là chỉ tiêu quan trọng nhất của phẩm chất gieo ươm.
Tìm hiểu về tỉ lệ nảy mầm để tính toán thời kỳ thu hái hạt giống phù hợp nhằm thu
được nhiều hạt và có phẩm chất gieo ươm tốt.
Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng 4.
Bảng 4. Tỷ lệ nảy mầm

Stt

Công thức

Mẫu 1 (%) Mẫu 2 (%) Mẫu 3 (%)

TB


1

Hạt ở lô vỏ quả còn xanh

45

47

43

45,00

2

Hạt ở lô vỏ quả chín vàng 86

90

93

89,66

3

Hạt ở lô vỏ quả bắt đầu nứt 88

91

92


90.33

Dùng tiêu chuẩn c2 để kiểm tra sự khác nhau về tỉ lệ nảy mầm của các lô hạt.
Kết quả tính toán c2 tính = 216,01 > c2 bảng(0,05,2) = 5,99. Như vậy tỉ lệ nảy mầm
của các lô hạt sai khác có ý nghĩa. Để tìm lô hạt giống có tỉ lệ nảy mầm cao nhất,
tiếp tục dùng tiêu chuẩn U để so sánh 2 trung bình mẫu ở công thức 2 và 3. Kết
quả tính toán có được Utính = 0,279 < 1,96 . Vậy công thức 2 và 3 tỉ lệ nảy mầm
sai khác không có ý nghĩa.
Từ kết quả ở bảng 4 cho thấy khả năng nảy mầm của lô hạt thu hái khi vỏ quả chín
vàng và quả bắt đầu khô nứt có tỉ lệ nảy mầm trung bình khoảng 90%, gấp 2 lần so
với lô hạt hái khi quả còn xanh.
III. Kết luận


Hạt giống Căm xe thu hoạch khi vỏ quả còn xanh có kích thước hạt nhỏ, trọng
lượng nhẹ, độ thuần thấp, tỉ lệ nảy mầm thấp, vỏ hạt nhăn nheo.
Hạt giống Căm xe thu hái vào thời kỳ quả đã chín vàng và quả khô bắt đầu nứt có
kích thước hạt lớn hơn: dài trung bình 15.32 – 16.12mm, rộng 10.7–11,11mm, dày
3.19 – 3.25mm, vỏ hạt trơn láng và có màu nâu, trọng lượng trung bình 1000 hạt
315,14 – 322,64g, độ thuần khoảng 86,3 - 93,07% và tỉ lệ nảy mầm đạt 86 - 93%.
Như vậy, đối với hạt Căm xe khi quả chín vàng thu hoạch là tốt nhất vì khi đó hạt
đã chín hoàn toàn, chất hữu cơ đã tích luỹ đầy đủ thể hiện kích thước hạt lớn,
trọng lượng nặng, độ thuần hạt cao, tỉ lệ hạt nảy mầm cao. Còn khi lấy muộn quả
khô bắt đầu nứt chất lượng hạt cũng tốt nhưng khi đó quả khô dễ bị nổ hạt phát tán
làm sản lượng giảm.

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1906), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu
thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính, Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội.
3. Trường Đại học Lâm nghiệp (1992), Lâm học tập II.
Summary
Best collection of X. xulocarpa seed starts when the fruit coat turns yellow.
Average length, width and thickness of the seed are 15.32-16.12mm, 10.7311.11mm and 3-3.2mm respectively. Weight of 1,000 seeds if 320g, average


puritity of the seed is about 86.3-93.07%. Average germination rate is about 90%,
the seed coat is smooth, shiny and brown in colour.
II. KINH Tế LÂM NGHIệP
Tình hình quản lý vùng đệm và vùng lõi các khu rừng
đặc dụng hiện nay ở Việt Nam
Võ Nguyên Huân
Viện Khoa học Lâm nghiệp ViệtNam
1. Cơ chế quản lý, cấp quản lý vùng đệm
ở Việt Nam, trước năm 1993 vùng đệm được quy định nằm trong khu bảo tồn. Từ
1993 tới nay, vùng đệm được quy định nằm ngoài KBT và không thuộc KBT. Tuy
trên các văn bản của Nhà nước quy định như vậy, song trong thực tế chưa có cơ
chế quản lý và cấp quản lý vùng đệm. Điều này được lý giải do thiếu các cơ sở
sau:
- Vùng đệm chưa được xác định rõ ràng ranh giới trên bản đồ cũng như trên thực
địa, chưa có mốc kiên cố phân định vùng đệm với KBT và các vùng khác.
- Chưa có quy hoạch sử dụng đất riêng cho vùng đệm.
- Phần lớn vùng đệm chưa giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế và chưa
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ.
- Chưa phân định rõ các loại đất đai trong vùng đệm (đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp...), các loại rừng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất...); đồng thời cũng chưa
thống kê được các loài thực vật và động vật quan trọng nhất trong vùng đệm cần

được bảo vệ.


- Chưa xác định được những vùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương để có cơ chế quản
lý thích hợp trong vùng đệm.
- Chưa xác định được những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội vùng
đệm.
- Chưa chấm dứt được tình trạng di dân tự do vào vùng đệm...
Thực tế hiện nay là đất vùng đệm và đất không phải của vùng đệm ở ngoài KBT
đều do chính quyền địa phương hoặc các đơn vị kinh tế trực tiếp quản lý. Việc
quản lý vùng đệm và các vùng đất khác đều như nhau, không có gì phân biệt.
Trong các văn bản của Nhà nước chưa đề cập đến việc ai chịu trách nhiệm xây
dựng dự án vùng đệm, ai là chủ đầu tư dự án vùng đệm, vốn đầu tư cho vùng đệm
được cung cấp từ nguồn nào và cơ chế quản lý vốn đầu tư như thế nào?...
Việc phân cấp quản lý, bộ máy quản lý, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý
dự án vùng đệm như thế nào cũng chưa được đề cập đến.
Mục tiêu, nội dung và cơ chế quản lý vùng đệm chưa rõ ràng. Chưa phân định cơ
quan nào chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra các hoạt động của dự án
vùng đệm.
Tóm lại, cho tới nay Nhà nước chưa có cơ chế và chính sách riêng, thích hợp cho
quản lý vùng đệm trong phạm vi toàn quốc.

2. Mối quan hệ hiện tại giữa các bên tham gia trong quản lý khu bảo tồn và
vùng đệm. Trách nhiệm của mỗi bên liên quan


Hiện nay hệ thống rừng đặc dụng được phân cấp quản lý cho Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh như
sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý thống nhất toàn bộ hệ thống

rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước, bao gồm:
+ Lập quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng trình Chính phủ phê duyệt; trình Chính
phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, chế dộ, các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan tới công tác quản lý (theo dõi, chỉ đạo việc điều tra
và báo cáo tình hình về diễn biến tài nguyên rừng), bảo vệ và phát triển rừng đặc
dụng; tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
công tác quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng đặc dụng.
+ Trực tiếp quản lý các VQG có tầm quan trọng đặc biệt hoặc nằm trong phạm vi
nhiều tỉnh.
+ Phối hợp với Bộ Thuỷ sản trong việc tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ thuật
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý, bảo vệ tài nguyên thuỷ sinh vật ở các
VQG và KBTTN có hệ sinh thái nước.
- Bộ Văn hoá - Thông tin trực tiếp quản lý và tổ chức xây dựng các khu rừng văn
hoá - lịch sử - môi trường đã được xếp hạng cấp quốc gia hoặc được quốc tế công
nhận, để phục vụ cho các mục tiêu tham quan du lịch văn hoá lịch sử. Đồng thời
Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tổ chức xây dựng, quản lý, bảo vệ những khu rừng này.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý các khu rừng đặc dụng còn lại trong
hệ thống các khu rừng đặc dụng.


Mỗi khu rừng đặc dụng phải có quy hoạch định hình để phát triển, trên cơ sở quy
hoạch để xây dựng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Những khu rừng đặc dụng có diện tích tập trung từ 1.000 ha trở lên (trường hợp
đặc biệt có thể nhỏ hơn 1.000 ha), được thành lập ban quản lý, hoạt động theo cơ
chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. Ban quản lý là chủ rừng, được giao đất lâm
nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo
vệ và xây dựng khu rừng được giao.
Những khu rừng đặc dụng có diện tích tập trung từ 15.000 ha trở lên, được tổ chức
Hạt Kiểm lâm trực thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng, đồng thời chịu sự chỉ đạo về

chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh (nơi đóng trụ sở Ban quản
lý rừng đặc dụng).
Những khu rừng đặc dụng có diện tích nhỏ hơn 1000 ha (trừ trường hợp đặc biệt)
không thành lập ban quản lý mà giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi
chung là chủ rừng) quản lý, bảo vệ, xây dựng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp những khu rừng đặc dụng chưa giao cho chủ cụ thể, Uỷ ban nhân dân
huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã sở tại tổ chức quản lý, bảo
vệ và xây dựng rừng; đồng thời lập thủ tục trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt để giao đất, giao rừng cho các chủ rừng nêu trên quản lý, bảo vệ và xây
dựng rừng đặc dụng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý rừng đặc dụng
- Ban quản lý rừng đặc dụng chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý, bảo vệ,
xây dựng và sử dụng khu rừng đặc dụng theo quy chế quản lý rừng đặc dụng và
các quy định của pháp luật; tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; khôi
phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái ; bảo tồn tính đa dạng sinh học của
khu rừng đặc dụng, gồm: Thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững tài


nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước, đồng thời phối hợp với cấp
chính quyền sở tại để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện
pháp phòng, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, ngặn chặn các hành vi
gây thiệt hại đến khu rừng đặc dụng.
- Lập dự án bổ sung đầu tư xây dựng khu rừng đặc dụng đồng thời dự toán chi phí
hàng năm cho các hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
quản lý sử dụng kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo các quy định hiện
hành.
- Tổ chức thực hiện các nội dung theo dự án đầu tư của khu rừng đặc dụng đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức các hoạt động về hợp tác quốc tế theo
sự phân công của các cơ quan có thẩm quyền và theo các quy định hiện hành của
Nhà nước về lĩnh vực này.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy định hoạt động của khu rừng đặc dụng theo
hướng dẫn của cơ quan chủ quản.
- Định kỳ báo cáo cấp trên về tình hình diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động
của khu rừng đặc dụng.
- Được tiến hành các hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, văn hoá, xã hội và
du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật.
Để ngăn chặn những tác động có hại đối với VQG và KBTTN phải có các vùng
đệm. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo
tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng
đệm; cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã
là đối tượng bảo vệ.


Dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án đầu
tư của khu rừng đặc dụng. Chủ đầu tư dự án vùng đệm có trách nhiệm phối hợp
với Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội
trên địa bàn của vùng đệm, đặc biệt là với Ban quản lý rừng đặc dụng để xây dựng
các phương án sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp, định canh, định cư, trên cơ sở có
sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
và tổ chức thực hiện để ổn định và nâng cao đời sống của người dân.
3. Nhận xét, đánh giá

- Về tổ chức: Hiện nay ở tầm vĩ mô chưa có một tổ chức nào hợp lý, có bộ máy
chuyên trách về quản lý hệ thống rừng đặc dụng trong cả nước để giúp Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. Các cục, vụ chức năng giải
quyết việc riêng rẽ, ít có sự phối hợp.
- Về phân cấp quản lý rừng đặc dụng còn chưa rõ ràng dẫn tới việc quản lý lỏng
lẻo hoặc chồng chéo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trực tiếp quản lý 7
VQG, UBND tỉnh quản lý 6 VQG và các KBT. Nhiều tỉnh giao cho Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Chi cục Kiểm lâm, song cũng có tỉnh lại giao

cho Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường trực tiếp quản lý. Đối với các khu
rừng văn hoá - lịch sử - môi trường, hiện tồn tại hai hệ thống quản lý: Ngành văn
hoá, du lịch quản lý di tích hoặc thắng cảnh; ngành lâm nghiệp quản lý rừng.
- Mỗi khu rừng đặc dụng được Nhà nước công nhận, đều phải thành lập Ban quản
lý, kể cả những khu rừng đặc dụng “đặc biệt” có diện tích nhỏ hơn 1000 ha. Hiện
nay cả nước có 92 khu rừng đặc dụng đã được thành lập, nhưng chỉ mới có 48 khu
có Ban quản lý và dự án đầu tư. Các khu rừng đặc dụng còn lại thường được giao
cho Hạt kiểm lâm huyện quản lý, bảo vệ. Do thiếu cơ quan chuyên trách quản lý
nên tài nguyên rừng nhiều nơi bị suy giảm.


- Đối với những khu rừng đặc dụng có diện tích nhỏ hơn 1000 ha nhưng không
phải là “đặc biệt”, chúng tôi khuyến nghị không nên quy hoạch là rừng đặc dụng
nữa mà chuyển đổi mục đích sang rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ và quản lý
theo quy chế rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ.
- Chưa phân định rõ ranh giới giữa KBT với vùng đệm, nhiều nơi chưa có cột mốc
kiên cố trên thực địa như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng quy định, vì vậy gặp
không ít khó khăn trong quản lý.
- Nguồn vốn đầu tư cho các khu rừng đặc dụng còn rất hạn chế. Đa số các khu
rừng đặc dụng chỉ đủ kinh phí để duy trì bộ máy mà thiếu kinh phí cho các hoạt
động quản lý.
- Phần lớn các Ban quản lý khu rừng đặc dụng chưa được giao đất giao rừng và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với danh nghĩa là chủ quản lý, chủ rừng
song lại chưa được giao đối tượng để quản lý.
- Hầu hết các khu rừng đặc dụng chưa có dự án đầu tư vùng đệm. Một số ít khu
rừng đặc dụng tuy đã có dự án đầu tư vùng đệm, song ngân sách Nhà nước cấp
hàng năm không đủ như kế hoạch đề ra trong dự án, vì vậy chủ dự án gặp không ít
khó khăn khi thực hiện.
- Đối với vùng đệm cho tới nay chưa được phân định rõ ràng, chưa có cấp quản lý
và cơ chế quản lý cụ thể. Thực tế khảo sát cho thấy có nhiều cơ quan, tổ chức có

nhiệm vụ hoặc một phần nhiệm vụ quản lý rừng và đất lâm nghiệp trong vùng
đệm. Những cơ quan này bao gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Chi
cục Kiểm lâm; Sở Địa chính; các Lâm trường quốc doanh; các Ban quản lý rừng
phòng hộ; các Trung tâm, Trạm, Trại; các Uỷ ban nhân dân cấp huyện và xã. Kết
quả là có sự chồng chéo về quyền hạn và nhiệm vụ, gây ra sự lẫn lộn và không rõ
ràng giữa tất cả các bên liên quan.


- Hạn chế và tồn tại lớn nhất ở các VQG và KBT là ít có sự phối hợp với các cơ
quan, tổ chức ở địa phương. Nếu có sự phối hợp thì phần lớn cũng chỉ là hình
thức. Thực chất Ban quản lý khu rừng đặc dụng cũng chỉ lo quản lý vùng lõi, ít
quan tâm phát triển kinh tế địa phương; còn các xã ở vùng đệm cũng chỉ lo phát
triển kinh tế, văn hoá của xã, ít quan tâm đến bảo vệ VQG hoặc KBT.
- Trong quyết định 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ có quy định 8 nhiệm vụ mà
cấp xã phải thực hiện về quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Nhưng đến nay, việc tổ
chức và bố trí cán bộ ở cấp xã chưa tạo được điều kiện để UBND xã thực hiện các
nhiệm vụ đã quy định.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có một cơ quan chuyên trách quản lý các hoạt động
của hệ thống rừng đặc dụng trong cả nước từ việc xây dựng dự án KBT, dự án
vùng đệm, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ đến việc theo dõi, kiểm tra các hoạt
động của chủ dự án. Đối với dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm (nếu có)
thì nên thành lập 1 Ban quản lý dự án bao gồm đại diện của KBT, lâm trường và
chính quyền điạ phương để quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động của chủ dự án.
Tài liệu tham khảo
1. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 1991.
2. Báo cáo tổng kết công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc
dụng (1997).
3. Phát triển bên vững vùng đệm khu BTTN và VQG. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội 1999.
4. Quyết định số 08/2001/QĐ - TTg ngày 11/1/2001của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là
rừng tự nhiên.


Summary
The paper deals with the management mechanism and the management
authorities, the relation at present between various sides participating in the
management of conservation areas and the buffer zones. After briefly reviewing
the responsibility and right of related authorities and branches in the management
of the conservation areas and the buffer zones, the author gives some remarks and
evaluation and wishes there be a specialized organization in charge of the
activities of the special use forest system in the whole country



×