Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

PP dạy học phân hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.86 KB, 4 trang )

PHÂN HÓA TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Cập nhật lúc 16h19, ngày 07/06/2005

Phân hóa trong giáo dục là một đòi hỏi khách quan. Tính khách quan đó được giải thích dựa trên
những
điểm
sau:

Phân hóa trong giáo dục là một đòi hỏi khách quan. Tính khách quan đó
được giải thích dựa trên những điểm sau:
- Nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có những
điểm giống nhau về nhân cách người lao động trong cùng một xã hội, lại vừa có
sự khác nhau về trình độ phát triển, về khuynh hướng và tài năng.
- Học sinh (HS) trong cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự
khác nhau về khả năng tư duy, nhân cách và hoàn cảnh gia đình, nề nếp gia
đình, khả năng kinh tế, nhận thức của cha mẹ về giáo dục,...).
Phân hóa được diễn ra dưới những hình thức và cấp độ khác nhau. Ở
cấp vĩ mô có thể kể ra: phân ban, tự chọn, trường chuyên,... Ở cấp vi mô có:
phân hóa trong các giờ học chính khóa, ngoại khóa, bồi dưỡng học sinh giỏi,
giúp đỡ HS yếu kém,... Bài viết này chỉ đề cập đến những hình thức phân hóa ở
cấp vi mô.
1. Dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa.
Tiến hành dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa cần dựa trên
những tư tưởng chủ đạo dưới đây:
- Lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng.
- Tìm cách đưa diện yếu kém lên trình độ chung.
- Tìm cách đưa diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt
được những yêu cầu cơ bản.
Trong các giờ học chính khóa có thể sử dụng một số biện pháp phân hóa
sau:
- Đối xử cá biệt ngay trong những giờ dạy học đồng loạt dựa trên trình độ


phát triển chung, ví dụ: giao nhiệm vụ phù hợp với từng loại đối tượng, khuyến
khích HSyếu kém khi các em tỏ ýmuốn trả lời câu hỏi, phân hóa việc giúp đỡ,


kiểm tra và đánh giá HS.
- Ra bài tập có phân bậc hoặc ra thêm bài tập để đào sâu, nâng cao cho
HS khá, giỏi.
- Phân hóa sự giúp đỡ của thầy, HS yếu kém được giúp đỡ nhiều hơn HS
khá, giỏi.
- Tác động qua lại giữa các HS, lấy chỗ mạnh của HS này điều chỉnh
nhận thức HS khác.
- Phân hóa bài tập về nhà theo số lượng bài tập, theo nội dung bài tập,
theo yêu cầu về tính độc lập. Ra riêng bài tập cho HS yếu kém và ra riêng bài
tập cho HS khá, giỏi.
2. Hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khóa có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho dạy học nội khóa
(gây hứng thú học tập bộ môn, bổ sung, đào sâu mở rộng kiến thức, ... HStham
gia hoạt động ngoại khóa dưới hình thức tự nguyện, không ép buộc.
Các hình thức hoạt động ngoại khóa gồm có: nói chuyện ngoại khóa,
tham quan, sinh hoạt câu lạc bộ, báo, tạp chí...
3. Bồi dưỡng HS giỏi.
Trong quá trình học tập một bộ môn, có những HS trình độ kiến thức, kỹ
năng và tư duy vượt trội lên trên các HS khác, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ
môn học một cách dễ dàng, đó là những HS giỏi bộ môn đó.
Việc bồi dưỡng HS này một mặt được tiến hành trong những giờ học
đồng loạt bằng những biện pháp phân hóa, mặt khác được thực hiện bằng cách
bồi dưỡng tách riêng diện này trên nguyên tắc tự nguyện.
Nội dung bồi dưỡng nhóm HS giỏi bao gồm:
- Nghe thuyết trình những tri thức bộ môn bổ sung cho nội khóa.
- Giải những bài tập nâng cao.

- Học chuyên đề (bổ sung cho nội khóa, nâng cao tầm hiểu biết).
- Tham quan, thực hành và ứng dụng môn học.
- Làm nòng cốt cho những sinh hoạt ngoại khóa bộ môn.


4. Giúp đỡ HS yếu kém.
Đứng trước yêu cầu dạy học đồng loạt ở một bộ môn, một số HS gặp khó
khăn, kết quả kiểm tra thường xuyên ở dưới trung bình, đó là những HS yếu
kém bộ môn đó. Sự yếu kém học tập bộ môn có nhiều biểu hiện, nhưng nhìn
chung lại thì có ba điểm cơ bản:
- Nhiều "lỗ hổng" về kiến thức và kỹ năng.
- Tiếp thu chậm.
- Phương pháp học tập bộ môn chưa tốt.
Tương tự như việc bồi dưỡng học sinh giỏi, việc giúp đỡ HS yếu kém bộ
môn được tiến hành bên cạnh những giờ học đồng loạt, bằng các biện pháp
phân hóa, là cần tách riêng diện HS này để giúp đỡ. Nội dung giúp đỡ HS yếu
kém cần theo hướng sau đây:
- Luyện tập vừa sức HS yếu kém (gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại
và mức độ, sử dụng bài tập phân bậc mịn,...)
- Lấp "lỗ hổng" về kiến thức và kỹ năng.
- Đảm bảo những tiền đề về kiến thức, kỹ năng cho những tiết lên lớp.
- Bồi dưỡng phương pháp học tập bộ môn.
5. Phân hóa trong những hoạt động giáo dục khác.
Trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục HS cần phải quán triệt quan
điểm phân hóa. Nếu trong nhà trường có tập thể HS có khả năng tốt về nhiều
lĩnh vực, cần phải tạo điều kiện để các em thể hiện và phát huy những khả năng
tiềm tàng của mình. Những hướng cần tập trung là:
- Tổ chức nhiều hoạt động giáo dục đa dạng trong nhà trường.
- HSlà chủ thể của những hoạt động đó, nhà trường là người định hướng,
giúp đỡ, tạo điều kiện.

Bài viết này muốn nhấn mạnh một tư tưởng cần quán triệt trong hoạt
động giáo dục ở nhà trường phổ thông, đó là tư tưởng Phân hóa. Quan niệm
này được quán triệt sẽ trực tiếp thúc đẩy chất lượng giáo dục.
Phân hóa liên quan mật thiết với hướng nghiệp. Phân hóa tốt sẽ giúp HS


chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và sở trường của mình. Điều này làm
tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc của toàn xã hội.
PGS.TS Vương Dương Minh
(Hiệu trưởng trường THPT Bán công Nguyễn Tất Thành)
/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×