Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DE THI DAI HOC HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.15 KB, 4 trang )

ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 05
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút
. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu)
Câu 1. Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Số electron độc thân của nguyên tử X trạng thái cơ
bản là A. 4. B. 3.
C. 6 . D. 2.
Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó tổng số hạt không mang điện gấp 1,059
lần số hạt mang điện dương. R là
A. 37Cl. B. 39K. C. 27Al. D. 35Cl
Câu 3. Cho các chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4 và FeCO3 lần lượt
tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 6. B. 5. C. 8. D. 7.
Câu 4. Cho cân bằng 2NO2 N2O4 ; H = -58,04 kJ.
Cân bằng hoá học trên sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi
A. tăng nhiệt độ. B. tăng áp suất chung. C. thêm chất xúc tác. D. tăng nồng độ NO2.
Câu 5. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 xM thu
được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Trị số của x và m lần lượt là
A. 0,6 và 0,5825. B. 0,06 và 0,5825. C. 0,6 và 0,3495. D. 0,06 và 0,3495.
Câu 6. Dung dịch HCl có pH = 3, cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để được dung dịch có pH = 4?
A. 10 lần B. 100 lần C. 2 lần D. 12 lần
Câu 7. Trong công nghiệp, người ta sản xuất HNO3 theo sơ đồ phản ứng sau : NH3 -----> NO -----> NO2 ----->
HNO3
Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất HNO 3 là 70%. Từ 22,4 lít khí NH3 (ở đktc) điều chế được m gam
HNO3. Giá trị của m là
A. 22,05. B. 63,00. C. 44,10. D. 4,410.
Câu 8. Khí CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy
nhiên, CO2 không được dùng để dập tắt đám cháy:
A. nhà cửa, quần áo B. do xăng, dầu
C. magie hoặc nhôm D. do khí ga
Câu 9. Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện?


A. 2Al + Cr2O3 -----> 2Cr + Al2O3 B. 3CO + Fe2O3 -----> 2Fe + 3CO2
C. CuO + H2 -----> Cu + H2O D. Zn + CuSO4 -----> ZnSO4 + Cu
Câu 10. Cho 2 phản ứng sau:
AgNO3 + Fe(NO3)2 -----> Fe(NO3)3 + Ag
Mn + 2HCl -----> MnCl2 + H2
Dãy gồm các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+. B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.
C. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+. D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.
Câu 11. Cho 8,5 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với H 2O dư thu được 3,36 lít khí
H2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là
A. Li và K. B. Na và K. C. K và Rb. D. Li và Na.
Câu 12. Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp muối cacbonat của một kim loại hoá trị I và muối cacbonat của một
kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn
dung dịch là
A. 13 g. B. 15 g. C. 26 g. D. 30 g.
Câu 13. Hoà tan 0,24 mol FeCl3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 trong dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 thu được dung dịch
X. Cho dung dịch chứa 2,6 mol NaOH vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,6. B. 25,68. C. 41,28. D. 0,64.
Câu 14. Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được hỗn hợp chất rắn gồm
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe. B. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe. D. Al, Fe, Cu, Mg.
Câu 15. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,4 mol FeO và 0,1 mol Fe 2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu
được dung dịch Y và khí NO. Cho dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lấy toàn
bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là
A. 23,0 gam . B. 32,0 gam . C. 16,0 gam . D. 48,0 gam .


Câu 16. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch HNO 3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X
gồm NO2 và NO (đktc). Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 18,2. Thể tích tối thiểu dung dịch HNO 3 37,8% (D =

1,242 g/ml) cần dùng là
A. 20,18 ml. B. 11,12 ml. C. 21,47 ml. D. 36,7 ml.
Câu 17. Hoà tan hoàn toàn một lượng kim loại M bằng dung dịch H 2SO4 loãng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được muối khan có khối lượng gấp 5 lần khối lượng kim loại M ban đầu. Kim loại M là
A. Al. B. Fe. C. Zn. D. Mg.
Câu 18. Cho 5 chất bột là NH4Cl, NaCl, CaCO3, Na2CO3 và Na2SO4. Các dung dịch được dùng để nhận biết được
cả 5 chất trên là
A. NaOH và H2SO4. B. Ba(OH)2 và HCl. C. KOH và HCl. D. BaCl2 và HCl.
Câu 19. Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, , và Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau. 24SO4NH
Phần (1): Tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07g kết tủa.
Phần (2): Tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là
A. 7,04 g. B. 7,46 g. C. 3,73 g. D. 3,52 g.
Câu 20. Cho từ từ dung dịch chứa x mol hỗn hợp gồm HCl và HBr vào dung dịch chứa y mol hỗn hợp gồm
Na2CO3 và K2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào
dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là
A. V = 22,4(x - y). B. V = 11,2(x - y).
C. V = 22,4(ax + y). D. V = 11,2(x + y).
Câu 21. Để trung hoà 200 ml dung dịch hỗn hợp X gồm NaOH 0,06M và Ba(OH) 2 0,02M cần V ml dung dịch hỗn
hợp Y gồm HCl 0,04M và H2SO4 0,03M. Giá trị của V là
A. 300. B. 40. C. 200. D. 10.
Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 23,2 gam hợp chất hữu cơ X thu được 24,64 lít CO 2 (đktc), 9 gam H2O và 10,6 gam
Na2CO3. Biết X chỉ chứa 1 nguyên tử oxi trong phân tử. CTPT của X là
A. C7H7ONa. B. C9H11ONa. C. C6H5ONa. D. C7H9ONa.
Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một C2H6 và C2H4 thu được 4,14 gam H2O và 6,16 gam CO2. Số mol
C2H6 có trong hỗn hợp là
A. 0,06. B. 0,09. C. 0,03. D. 0,37.
Câu 24. Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C5H12. Cho X và Y tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì X
cho một dẫn xuất duy nhất, còn Y cho bốn dẫn xuất. Tên gọi của X và Y là
A. pentan, isopentan. B. pent-2-en, isopenten.

C. neopentan, isobutan. D. neopentan, isopentan.
Câu 25. Cho sơ đồ phản ứng sau:
(X) + NaOH ---> không phản ứng; (X) (Y) ---> Polime 02,xttHO--->
Biết X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O. Số đồng phân của X thoả mãn sơ đồ trên là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Fomon hay fomalin là dung dịch chứa khoảng 37 - 40% về thể tích HCHO.
B. Anđehit fomic tan tốt trong nước vì HCHO tồn tại chủ yếu ở dạng HCH(OH) 2 dễ tan. Mặt khác, phân tử HCHO
cũng tạo được liên kết hiđro với nước.
C. Phân tử HCHO có cấu tạo phẳng, các góc liên kết HCH và HCO đều xấp xỉ 120 0.
D. Anđehit fomic vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá.
Câu 27. Hợp chất hữu cơ X là axit chứa ba nguyên tử cacbon trong phân tử. Cho 0,015 mol X tác dụng với dung
dịch chứa a mol Ba(OH)2 thu được dung dịch Y; Nếu a = 0,01 thì dung dịch Y làm đỏ quỳ tím, nếu a = 0,02 thì
dung dịch Y làm xanh quỳ tím. CTCT của Y là
A. CH3CH2COOH. B. CH2=CHCOOH.
C. CHCCOOH. D. HOOCCH2COOH.
Câu 28. Đun nóng hỗn hợp 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử là C 5H8O2 với NaOH thu được hỗn hợp 2
muối có CTPT là C3H3O2Na và C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của 2 chất đó là
A. CH2=CH-COO-CH2-CH3 và CH3-COO-CH2-CH=CH2.
B. CH3-COO-CH=CH-CH3 và CH3-COO-CH2-CH=CH2.
C. CH3-CH2-COO-CH=CH2 và CH2=CH-COO-CH2-CH3.
D. CH3-CH2-COO-CH=CH2 và CH3-COO-CH=CH-CH3.
Câu 29. Giặt bằng xà phòng trong nước cứng sẽ tạo thành chất kết tủa bám trên sợi vải làm vải bị ố vàng, mau
mục nát. Chất kết tủa được tạo thành do nguyên nhân chính là
A. ion Ca2+ trong nước cứng tạo kết tủa với ion C17H35COO- trong xà phòng.
B. các ion Cl-, , trong nước cứng tạo kết tủa với ion Na+ trong xà phòng. 24SO3HCO
C. ion Ca2+ trong nước cứng tác dụng với khí cacbonic tạo ra CaCO 3.
D. Ca(HCO3)2 trong nước cứng bị phân huỷ thành CaCO3.



Câu 30. Cho 3 chất: CH3CH2CH2Cl (1), CH2=CHCH2Cl (2) và C6H5Cl (3). Đun từng chất với dung dịch NaOH
dư, gạn lấy lớp nước và axit hoá bằng dung dịch HNO 3, sau đó nhỏ dung dịch AgNO3 vào thì các chất có xuất hiện
kết tủa trắng là
A. (1), (3). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (1), (2), (3).
Câu 31. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
A. H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH(CH2C6H5)COOH
B. H2NCH2CONHCH2CONHCH(CH3)COOH
C. H2NCONHCH(CH2C6H5)CONHCH(CH3)COOH
D. H2NCH(CH2C6H5)CONHCH(CH2C6H5)COOH
Câu 32. Thuỷ phân 1 kg bột gạo chứa 80% tinh bột còn lại là tạp chất trơ thu được m kilogam glucozơ. Giả thiết
hiệu suất của quá trình thuỷ phân là 70%. Giá trị của m là
A. 0,62. B. 0,47. C. 0,58. D. 0,12.
Câu 33. Thực hiện phản ứng trùng hợp 10,4 gam stiren. Hỗn hợp thu được sau phản ứng cho tác dụng với 200 ml
dung dịch Br2 0,15M rồi thêm tiếp dung dịch KI dư vào thì thu được 1,27 gam I 2. Khối lượng polistiren tạo thành

A. 9,6 g. B. 18,6 g. C. 7,8 g. D. 5,0 g.
Câu 34. Oxi hoá 4 gam ancol đơn chức Z bằng O2 thu được 5,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư.
Tên gọi của Z và hiệu suất của phản ứng là
A. etanol, 75%. B. metanol, 80%. C. propan-1-ol, 80%. D. metanol, 75%.
Câu 35. Hỗn hợp X gồm axit fomic và anđehit axetic. Cho 9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3
thấy có 43,2 gam Ag kết tủa. Thành phần % khối lượng của axit fomic và anđehit axetic trong hỗn hợp X lần lượt

A. 56% và 44%. B. 54% và 46%. C. 51,11% và 48,89%. D. 50,11% và 49,89%.
Câu 36. Cho 21,8 gam chất hữu cơ Y chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu
được 24,6 gam muối và 0,1 mol ancol. Lượng NaOH dư có thể trung hoà hết 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M. Công
thức của Y là
A. CH3COOC2H5. B. C3H5(COOCH3)3. C. (CH3COO)2C2H4. D. (CH3COO)3C3H5.
Câu 37. Cho các chất: metanal, etilen, axetilen, vinylaxetilen, but-2-in, anđehit axetic. Số chất phản ứng được với
dung dịch AgNO3/NH3 là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.

Câu 38. Cho các ancol và amin sau: (1) etanol; (2) propan-2-ol; (3) propan-2-amin; (4) đimetylamin; (5) ancol
tert-butylic (6) trimetylamin; (7) tert-butylamin; Những chất có cùng bậc là
A. (1), (3) và (7) ; (2) và (4) ; (5) và (6). B. (1), (2) và (5) ; (3) và (4) ; (6) và (7).
C. (1), (4) và (2) ; (3) và (5) ; (6) và (7). D. (1), (2) và (3) ; (4) và (5) ; (6) và (7).
Câu 39. PVC được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% khí metan về thể tích) theo sơ đồ chuyển hoá và hiệu
suất của mỗi giai đoạn như sau:
Metan Axetilen Vinyl clorua PVC 15%H---> 95%H---> 90%H--->
Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy để tổng hợp được 1 tấn PVC là
A. 5589 m3. B. 5883 m3. C. 2941 m3. D. 5880 m3.
Câu 40. Cho axit oxalic HOOCCOOH tác dụng với hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp thu
được 5,28 gam hỗn hợp 3 este hai chức. Thủy phân lượng este trên bằng dung dịch NaOH dư thu được 5,36 gam
muối. Hai ancol đó là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
II. PHẦN RIÊNG (10 câu)
A. Theo chương trình Chuẩn
Câu 41. Cần pha loãng dung dịch Ba(OH)2 0,1M bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH bằng 11?
A. 50 B. 100 C. 200 D. 500
Câu 42. Oxi hoá 4,6 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức (tỉ lệ mol 1 : 1) thành anđehit thì dùng hết 8 gam CuO.
Cho toàn bộ lượng anđehit thu được phản ứng với dung dịch AgNO 3/NH3 (dư) tạo ra 32,4 gam Ag. Biết rằng các
phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, công thức của 2 ancol là
A. CH3OH và C2H5OH. B. CH3OH và CH3CH2CH2OH.
C. C2H5OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH3-CH(OH)-CH3.
Câu 43. Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O và có tỉ khối so với hiđro bằng 29. Cho X tác dụng với lượng dư dung
dịch AgNO3/NH3 thì 1 mol X cho 4 mol Ag. X là
A. C2H5CHO. B. OHC - CHO. C. CnH2n(CHO)2. D. HCHO.
Câu 44. Dung dịch X có chứa 0,4 mol HCl và 0,12 mol Cu(NO 3)2. Thêm m gam bột Fe vào dung dịch X, sau khi
phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng 0,5m gam. Giá trị của m là
A. 9,76. B. 20,48. C. 9,28. D. 14,88.



Câu 45. Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam muối nitrat của kim loại R có hoá trị không đổi thu được 4 gam oxit và hỗn
hợp khí NO2, O2. Muối nitrat của kim loại R là
A. Zn(NO3)2. B. Mg(NO3)2. C. Cu(NO3)2. D. AgNO3.
Câu 46. Biết số hiệu nguyên tử của Ag là 47. Vị trí của Ag trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 5, nhóm IA. B. chu kì 5, nhóm IB. C. chu kì 4, nhóm IB. D. chu kì 5, nhóm IIB.
Câu 47. Một loại nước thải bị ô nhiễm bởi các ion kim loại nặng là Pb 2+, Cu2+, Fe3+, Mn2+. Chất tốt nhất để loại bỏ
hết các ion kim loại nặng là
A. dd NaOH dư. B. nước vôi trong. C. khí H2S. D. dung dịch H2SO4.
Câu 48. Trong số các chất: etilen, axetilen, stiren, buta-1,3-đien, caprolactam, metyletilen oxit, số chất có thể tham
gia phản ứng trùng hợp là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 49. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt Gly-Ala với Gly-Ala-Glu là dung dịch
A. CuSO4/NaOH. B. NaNO2/HCl. C. NaOH. D. NaHCO3.
Câu 50. Phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của glucozơ?
A. Tráng bạc. B. Tác dụng với Cu(OH)2/OH-.
C. Cộng H2 (xúc tác Ni). D. Tác dụng với nước brom.
B. Theo chương trình Nâng cao
Câu 51. Dung dịch HNO2 0,01M có giá trị
A. pH = 7. B. pH > 2. C. pH < 2. D. pH = 2.
Câu 52. Để trung hoà 4,44 gam một axit cacboxylic X đơn chức cần 60 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của
axit X là
A. HCOOH. B. C3H7COOH. C. CH3COOH. D. C2H5COOH.
Câu 53. Để trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch
NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
A. 6,84 g. B. 6,80 g. C. 8,64 g. D. 4,90 g.
Câu 54. Điện phân một dung dịch chứa anion và các cation kim loại có cùng nồng độ mol là Cu 2+, Ag+, Pb2+,
Zn2+. Trình tự xảy ra sự khử của các cation này trên bề mặt catot là 3NO
A. Cu2+, Ag+, Pb2+, Zn2+. B. Ag+, Cu2+, Pb2+, Zn2+.
C. Zn2+, Pb2+, Cu2+, Ag+. D. Pb2+, Ag+, Cu2+, Zn2+.

Câu 55. Cho các dung dịch: (a) HCl, (b) KNO3, (c) HCl + KNO3, (d) Fe2(SO4)3. Bột Cu bị hoà tan trong các dung
dịch
A. (c), (d). B. (b), (d). C. (a), (c). D. (a), (b).
Câu 56. Cho phương trình ion thu gọn: 2Cr + 3Sn 2+ ---> 2Cr3+ + 3Sn. Vai trò của các chất trong phương trình là:
A. Cr là chất oxi hoá, Sn2+ là chất khử. B. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hoá.
C. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hoá. D. Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hoá.
Câu 57. Chuẩn độ dung dịch CH3COOH bằng dd chuẩn NaOH. Tại điểm tương đương, pH của dung dịch
A. lớn hơn 7. B. nhỏ hơn 7. C. bằng 7. D. không xác định được.
Câu 58. Cho các hợp chất: C6H5OH (X), CH3C6H4OH (Y), C6H5CH2OH (Z). Các chất đồng đẳng của nhau là
A. X, Y và Z. B. X và Y. C. X và Z. D. Y và Z.
Câu 59. Phản ứng nào sau đây không thể hiện tính bazơ của amin?
A. CH3NH2 + HNO2 ---> CH3OH + N2 + H2O B. CH3NH2 + H2O + OH- 33CHNH
C. C6H5NH2 + HCl ---> C6H5NH3Cl D. FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O ---> Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl
Câu 60. Phân tử nào sau đây có chứa liên kết -1,6-glicozit?
A. Amilopectin B. Amilozơ C. Saccarozơ D. Xenlulozơ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×