Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Đặc điểm địa sinh thái khu vực Cẩm Phả - Quảng Ninh. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Công ty TNHH MTV 790, công suất 60 m3ngày đêm.Thời gian thi công 6 tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.58 KB, 94 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Trần Hồng Hà,
người đã dìu dắt em trong suốt quá trình làm đồ án, giúp đỡ em về kiến thức cũng
như tài liệu kỹ thuật và cho em nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu đề
tài của đồ án.
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Địa sinh thái –
Khoa Môi trường – Trường Đại học Mỏ Địa chất đã truyền tải những kiến thức vô
cùng quý báu cho em trong suốt 5 năm học làm cơ sở để em hoàn thành đồ án. Xin
cám ơn tất cả bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên và góp ý.
Và cuối cùng, em xin dành tất cả lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc nhất tới
bố mẹ em, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng em nên người, đã tạo mọi điều
kiện cho em được sống và học tập một cách tốt nhất để vươn tới những ước mơ,
hoài bão của mình.
Trong thời gian không dài, em đã rất nỗ lực và cố gắng để hoàn thành đồ án
tốt nghiệp này, song chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất
mong được sự chỉ bảo của thầy cô giáo để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 01 tháng 6 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hữu Thắng


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
Bảng 1. 1 Tốc độ gió trung bình các tháng tại Cẩm Phả (m/s) 5................iv
Bảng 1.2 Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo (%) 6........iv
Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo (mm) 7
..........................................................................................................................iv
Bảng 1.4 Nhiệt độ trung bình các tháng khu vực Cẩm Phả (0C) 8............iv


Bảng 1.5 Tổng hợp chất lượng nước mặt 16................................................iv
Bảng 2.6 Một vài phương pháp xử lý nước thải theo quy trình xử lý cơ
học, hóa học, sinh học 22................................................................................iv
Bảng 5.7 Các thông số xây dựng mương đặt song chắn rác 57..................iv
Bảng 5.8 Thông số thiết kế bể điều hoà 59...................................................iv
Bảng 5. 9 Giá trị của hằng số thực nghiệm a, b ở t0 ≥ 200C 62.................iv
Bảng 5.10 Các thông số thiết kế thiết bị lắng I 63.......................................iv
Bảng 5. 11 Tính toán hiệu quả lọc 64............................................................iv
Bảng 5.12 Các thông số thiết kế thiết bị lọc sinh học 69.............................iv
Bảng 5. 13 Thông số thiết kế bể lắng 2 72....................................................iv
Bảng 5.14 Thông số bể khử trùng 74............................................................iv
Bảng 5.15 Thông số thiết kế bể chứa bùn 74................................................iv
DANH MỤC ĐỒ THỊ , HÌNH ẢNH..............................................................v
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí thành phố Cẩm Phả 4..................................................v
Hình 2.2 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 27.............................................................v
Hình 2. 3 Sơ đồ làm việc của bể Aeroatnk truyền thống 30........................v
Hình 2.4 Sơ đồ làm việc của Aerotank nạp theo bậc. 30..............................v
Hình 2. 5 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank có ngăn tiếp xúc. 31..................v
Hình 2.6 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank làm thoáng kéo dài. 32..............v


Hình 2.7 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh. 32.......v
Hình 2.8 Sơ đồ xử lý nước thải theo quá trình sinh trưởng dính bám hiếu
khí 34................................................................................................................v
Hình 5.9 Tiết diện ngang các loại thanh của song chắn rác 55...................v
Hình 5.10 Sơ đồ lắp đặt song chắn rác 56.....................................................v
Hình 5.11 Đĩa sục khí 66.................................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................vi
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
PHẦN 1.............................................................................................................3

PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN............................................................3
CHƯƠNG 1......................................................................................................4
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA SINH THÁI
KHU VỰC CẨM PHẢ - QUẢNG NINH......................................................4
ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT..........................................................................19
CHƯƠNG 3....................................................................................................39
PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI SINH HOẠT.......................................................................................39
PHẦN 2...........................................................................................................46
THIẾT KẾ CÁC DẠNG CÔNG TÁC VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ..............46
CÁC DẠNG CÔNG TÁC.............................................................................47
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH
HOẠT.............................................................................................................54
TÍNH TOÁN KINH TẾ VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ.....................................75


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1 Tốc độ gió trung bình các tháng tại Cẩm Phả (m/s)....................5
Bảng 1.2 Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo (%)............6
Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo (mm).7
Bảng 1.4 Nhiệt độ trung bình các tháng khu vực Cẩm Phả (0C)................8
Bảng 1.5 Tổng hợp chất lượng nước mặt....................................................16
Bảng 2.6 Một vài phương pháp xử lý nước thải theo quy trình xử lý cơ
học, hóa học, sinh học....................................................................................22
Bảng 5.7 Các thông số xây dựng mương đặt song chắn rác......................57
Bảng 5.8 Thông số thiết kế bể điều hoà.......................................................59
Bảng 5. 9 Giá trị của hằng số thực nghiệm a, b ở t0 ≥ 200C.....................62
Bảng 5.10 Các thông số thiết kế thiết bị lắng I...........................................63

Bảng 5. 11 Tính toán hiệu quả lọc................................................................64
Bảng 5.12 Các thông số thiết kế thiết bị lọc sinh học.................................69
Bảng 5. 13 Thông số thiết kế bể lắng 2........................................................72
Bảng 5.14 Thông số bể khử trùng................................................................74
Bảng 5.15 Thông số thiết kế bể chứa bùn....................................................74


DANH MỤC ĐỒ THỊ , HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí thành phố Cẩm Phả.....................................................4
Hình 2.2 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại................................................................27
Hình 2. 3 Sơ đồ làm việc của bể Aeroatnk truyền thống...........................30
Hình 2.4 Sơ đồ làm việc của Aerotank nạp theo bậc..................................30
Hình 2. 5 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank có ngăn tiếp xúc......................31
Hình 2.6 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank làm thoáng kéo dài..................32
Hình 2.7 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh...........32
Hình 2.8 Sơ đồ xử lý nước thải theo quá trình sinh trưởng dính bám hiếu
khí...................................................................................................................34
Hình 5.9 Tiết diện ngang các loại thanh của song chắn rác......................55
Hình 5.10 Sơ đồ lắp đặt song chắn rác........................................................56
Hình 5.11 Đĩa sục khí....................................................................................66


DANH MỤC VIẾT TẮT
THHH

: Trách nhiệm hữu hạn

MTV


: Một thành viên

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

PTCS

: Phổ thông cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

ĐC – ĐCTV

: Địa chất - Địa chất thủy văn

TB – ĐN

: Tây Bắc – Đông Nam

ĐB – TN

: Đông Bắc – Tây Nam


PGS

: Phó giáo sư

TS

: Tiến sĩ

Th.S

: Thạc sĩ

UASB

: Upflow Anaerobic Sludge Blanket

BOD

: Nhu cầu ôxy sinh hóa

COD

: Nhu cầu ôxy hóa học

XLNT

: Xử lý nước thải

RBC


: Rotating Biological Contactors

CHLB

: Cộng hòa liên bang

SBR

: Sequence Batch Reactor

SS

: Chất rắn lơ lửng

DO

: Hàm lượng ôxy hòa tan


MỞ ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm
nước nói riêng đang trở thành mối lo chung của nhân loại. Vấn đề ô nhiễm môi
trường và bảo vệ sự trong sạch cho các thủy vực hiện nay đang là những vấn đề cấp
bách trong quá trình phát triển xã hội khi nền kinh tế và khoa học kỹ thuật đang tiến
lên những bước dài. Để phát triển bền vững chúng ta cần có những biện pháp kỹ
thuật hạn chế, loại bỏ các chất ô nhiễm do hoạt động sống và sản xuất thải ra môi
tường. Một trong những biện pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường và
chống ô nhiễm nguồn nước là tổ chức thoát nước và xử lý nước thải trước khi xả
vào nguồn tiếp nhận.
Bên cạnh sự phát triển và ứng dụng các khoa học – kỹ thuật hiện đại đã phát

sinh những vấn đề cần giải quyết đó là làm cho môi trường bị ô nhiễm do quá trình
sản xuất cũng như hoạt động sinh hoạt trong công ty, xí nghiệp như: Bụi, khói, chất
thải, nước thải. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải nhằm bảo vệ
môi trường và đảm bảo chỉ tiêu chất lượng xả là rất cần thiết.
Đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch bảo vệ môi trường
của tỉnh Quảng Ninh, cùng với kế hoạch xây dựng hệ thống thoát nước với mục
đích thu gom và xử lý đảm bảo chất lượng an toàn trước khi xả thải ra môi trường
của tỉnh. Bên cạnh đó, với nhu cầu thực tế từ phía Công ty thì việc nghiên cứu và
lựa chọn một phương án phù hợp để thiết kế xây dựng trạm xử lý nước thải sinh
hoạt cho Công ty TNHH MTV 790 là rất thiết thực.
Để đáp ứng một trong những yêu cầu trên, chủ đầu tư là Công ty TNHH
MTV 790 đã có kế hoạch xây dựng một hệ thống thoát nước với mục đích thu gom
và xử lý đảm bảo chất lượng an toàn trước khi xả thải ra môi trường.
Đối với trạm xử lý nước thải này, do hạn chế về mặt diện tích, đòi hỏi có mỹ
quan và xử lý nước thải từ nhà máy để đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trường
theo QCVN 14:2008/BTNMT: Nước thải sinh hoạt. Đồng thời, trạm xử lý nước thải
loại này phải đảm bảo tính thẩm mỹ, không được phát sinh mùi, tiếng ồn, đòi hỏi
tính kỹ thuật và độ bền cao. Với nhu cầu cấp thiết của thực tế, áp dụng những kiến
thức đã được học từ phía nhà trường nhằm đưa ra một phương án phù hợp để đáp
ứng những yêu cầu đã nêu trên từ phía Công ty. Trong phạm vi hẹp của luận văn em
chọn đề tài “Đặc điểm địa sinh thái khu vực Cẩm Phả - Quảng Ninh. Thiết kế hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt Công ty TNHH MTV 790, công suất 60 m 3/ngày
đêm.Thời gian thi công 6 tháng”.


Lựa chọn và thiết kế công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Công ty TNHH
MTV 790 để đảm bảo tiêu chuẩn xả thải, đồng thời giảm thiểu tác hại lên môi
trường trong điều kiện phù hợp với thực tế của Công ty.
Nội dung chính của đồ án bao gồm:
MỞ ĐẦU

PHẦN 1. PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN
Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên và đặc điểm địa sinh thái khu vực Cẩm
Phả - Quảng Ninh
Chương 2: Đặc điểm nước thải sinh hoạt và công nghệ xử lý nước thải sinh
hoạt
Chương 3: Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt công ty TNHH
MTV 790
PHẦN 2. THIẾT KẾ CÁ DẠNG CÔNG TÁC VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ
Chương 4: Các dạng công tác
Chương 5: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Chương 6: Tính toán kinh tế và dự trù kinh phí
Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo


PHẦN 1
PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN


CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA SINH THÁI KHU VỰC
CẨM PHẢ - QUẢNG NINH
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Cẩm Phả là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở vùng Đông Bắc Bộ
Việt Nam. Ngày 21 tháng 02 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQCP, Thành lập thành phố Cẩm Phả trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí thành phố Cẩm Phả
Cẩm Phả nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía đông bắc,
cách thành phố Hạ Long 30 km, có toạ độ địa lý :

- 20o58'10 - 21o12' vĩ độ bắc
- 107o10' - 107o23'50 kinh độ đông
Phía đông của thành phố giáp với huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện
Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, phía nam giáp thành phố Hạ Long và huyện Vân
Đồn, và phía bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên.


Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486,45 km², địa hình chủ yếu đồi núi. Đồi núi
chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển
chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Nhiệt
độ trung bình năm khoảng 23oC, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm
2.307 mm, mùa đông thường có sương mù.
1.1.2. Địa hình
Địa hình khu vực Cẩm Phả có cả đồng bằng và đồi núi. Diện tích núi chiếm
55,4% (trong đó núi đá chiếm tới 2.590 ha, núi cao nhất ở Quang Hanh), diện tích
vùng trung du chiếm 16,29%, đồng bằng chiếm 15,1% và vùng ven biển chiếm
13,3%. Ngoài Vịnh Bái Tử Long, Cẩm Phả còn có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, phần
lớn là đảo đá vôi.
Vùng nghiên cứu nằm trong vùng có địa hình nguyên thuỷ khá cao với dãy
núi Quảng Lợi ở phía Đông có đỉnh cao trên 350m. Phía Tây là dãy núi kéo dài từ
Đèo Nai sang với độ cao trên 150m. Phía Bắc và phía Nam địa hình thấp hơn, độ
cao địa hình ở dãy cao từ 70 đến 100m. Đặc điểm chung của địa hình khu vực hiện
nay là địa hình có dạng lòng chảo, thấp dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam
và bị phân cắt bởi các công trường khai thác, các bãi thải và các tuyến đường mỏ
hình thành.
1.1.3. Khí tượng
+ Gió: Khu vực nghiên cứu có 4 hướng gió chính là Bắc, Đông Bắc, Nam và
Tây Nam.
Chế độ gió mùa: Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3, tháng 4 năm sau,
thường chịu ảnh hưởng của gió Bắc, Đông Bắc, mỗi tháng từ 3 ÷ 4 đợt, mỗi đợt từ 5

÷ 7 ngày. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, chủ yếu là gió Nam và Đông Nam. Tốc độ
gió trung bình năm là 3 ÷ 3,4 m/s.
Bảng 1. 1 Tốc độ gió trung bình các tháng tại Cẩm Phả (m/s)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11 12 TB
Trạm Cửa Ông 3,3 2,8 2,7 2,6 2,9 3,1 3,2 2,8 3,2 3,6 3,5 3,5 3,1
(Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, 2011)
+ Bão, giông: Mỗi năm Quảng Ninh (trong đó có Cẩm Phả) chịu ảnh hưởng
trung bình 5 ÷ 6 cơn bão, năm nhiều có tới 9 ÷ 10 cơn. Bão thường tới cấp 8 ÷ 9, cá
biệt đã có những trận bão cấp 12; tháng 7, tháng 8 là những tháng bão hay đổ bộ
vào Quảng Ninh. Trong mùa bão tính trung bình mỗi tháng có 1cơn, cũng có tháng
tới 7 ÷ 8 cơn như tháng 8/2011 và tháng 10/2012. Có những cơn bão đổ bộ vào gây


ảnh hưởng trực tiếp nhưng cũng có cơn gây bão chỉ gây ảnh hưởng gián tiếp với
những mức độ khác nhau. Các thời kỳ giao thời giữa hai mùa gió, trên biển cũng
thường xuất hiện giông tố cục bộ gây ra gió mạnh, gió xoáy.
Các cơn giông thường xảy ra trong mùa hạ, trung bình mỗi tháng có 5 ngày, các
tháng 6, 7, 8 mỗi tháng có thể có tới 10 ngày giông. Giông thường xảy ra vào buổi trưa,
chiều. Do đó, trong quá trình sản xuất, các đơn vị chú ý khi có giông xảy ra gây gió lớn
và cường độ mưa lớn.
+ Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trong khu vực khá cao, trung bình tháng thấp

nhất đạt 78% (tháng 10 tại trạm đo Cửa Ông) và độ ẩm tương đối trung bình tháng
cao nhất đạt tới 88 % (tháng 3 tại trạm đo Cửa Ông). Thời tiết hanh khô sẽ làm phát
sinh lượng bụi đất rất lớn, vì vậy các đơn vị khai thác than cần phải lưu ý trong
công tác khoan nổ mìn và bốc xúc đất đá thải.
Bảng 1.2 Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo (%)
TT Tháng
1
2
3
4
5
6
7 8 9 10 1 1 TB
1 2
1 Móng Cái 79 83 87 87 85 86 86 86 82 78 76 76 83
2 Cẩm Phả
81 86 88 87 83 83 83 85 82 78 77 77 82
3 Hòn Gai
73 85 88 86 83 84 83 86 83 78 76 76 82
4 Uông Bí
80 84 87 87 84 84 84 86 81 80 77 77 83
5 Tiên Yên
83 87 90 88 85 86 86 87 81 81 81 81 85
6 Cô Tô
82 88 90 90 88 86 85 86 82 78 76 78 81
(Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, 2011)
+ Nắng: Số giờ nắng trung bình cả năm được quan trắc tại thành phố Cẩm
Phả là 1.543,8 giờ.
+ Bốc hơi: Lượng nước bốc hơi trung bình nhiều năm trong vùng là 1.077 mm.
Lượng bốc hơi lớn nhất là vào tháng 7 khi cường độ bức xạ trực tiếp, nhiệt độ không

khí và tốc độ gió lớn nhất trong năm. Tháng 3, tháng 4 có lượng bốc hơi ít nhất. Các
tháng có lượng bốc hơi thấp, đất đá có độ ẩm cao hơn sẽ hạn chế tác động gây bụi.
+ Lượng mưa: Tại khu vực Cẩm Phả, lượng mưa hàng năm tương đối lớn,
chế độ mưa chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tổng
lượng mưa cả năm gần như tập trung vào mùa mưa, chiếm 80% ÷ 90% lượng mưa
trong năm. Mùa khô thường chỉ có mưa phùn hoặc không mưa. Lượng mưa rất nhỏ
chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa cả năm đạt khá cao,
tới 3.552mm (theo trạm đo Cửa Ông). Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là
680mm (tháng 7, trạm đo Cửa ông) và lượng mưa trung bình thấp nhất là 63mm
(tháng 1, trạm đo Cửa ông).


Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo (mm)
TT
1
2
3
4
5
6

Tháng Trạm
Móng Cái
Tiên Yên
Uông Bí
Cửa Ông
Cô Tô
Hòn Gai

I

36,1
23,6
2,5
63,8
64,8
18,8

II
40,3
40,3
34,6
71,8
84,6
20,4

III
50,4
50,3
53,1
82
90,6
53

IV
93,4
132,5
124,3
219,6
218,4
121,6


V
173,5
195,6
172,9
416,6
344
159,4

VI
273
261
260
564
414
252

VII
366
264
305
680
454
277

VIII
327,9
338,3
343,2
632,1

453,8
295,6

IX
206,9
224,6
244,7
418,2
344,4
205,1

X
128
134,9
146
235,7
244,1
140,7

XI
70,5
71,5
37,2
101,4
124,5
46,5

XII Cả năm
25,5
1.792

17,6
1.755
28,3
1.752
66,4
3.552
63,5
2.901
14,5
1.605

(Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, 2011)


+ Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm là 23 0C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 39 0C;
nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 120C. Nhiệt độ trên các khai trường và vùng núi có
thể thấp hơn nhiệt độ khu vực đồng bằng từ 2 ÷ 50C.
Bảng 1.4 Nhiệt độ trung bình các tháng khu vực Cẩm Phả (0C)
Tháng
Nhiệt độ

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
16,8 17,5 20,1 23,6 24,8 28,9 28,3 28,5 27,1 24,3 21,9 18,2
(Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, 2011)
Mỏ than Ngã Hai thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, nên khí hậu
của mỏ có đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo số liệu thống kê quan
trắc khí tượng thuỷ văn của trạm đo mưa Ngã Hai khu vực Cẩm Phả, cho thấy:
Lượng mưa trung bình năm: 2.567,8 mm/năm
Số ngày mưa trung bình năm: 124,7 ngày/năm
Lượng mưa tối đa trong 1 ngày đêm: 317 ÷ 653 mm/ngày đêm.
1.1.4. Đặc điểm mạng lưới thủy văn
Mạng lưới thuỷ văn khu vực Cẩm Phả khá phong phú với mạng sông suối
phát triển khá dày đặc, mật độ trung bình khoảng 1,5 ÷ 1,7km/km2. Đường sống
núi chạy từ nam Kim Ngọn đến bắc Hoành Bồ là đường phân thuỷ chia hệ thống
sông suối thành hai lưu vực. Phần phía bắc, các hệ thống sông suối đều là chi nhánh
của sông Ba Chẽ và nước đổ vào eo biển Voi Lớn. Hướng chảy của các suối cấp II
của hệ thống sông Ba Chẽ phần lớn là hướng bắc, một số ít là hướng nam. Phần
phía nam các sông suối thường ngắn hơn, trong số đó chỉ có sông Diễn Vọng là
đáng kể được bắt nguồn từ khu vực núi Thiên Sơn (Vũ Oai). Con sông này trước
đây là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho khu vực mỏ, nhưng giờ đây đã bị ô
nhiễm. Các sông khác nhỏ hơn như sông Man, theo hướng nam đổ vào vịnh Cuốc
Bê; sông Thác Thầy, theo hướng đông đổ vào eo biển Voi Lớn. Lưu lượng nước của
các sông suối thay đổi mạnh mẽ theo mùa. Vào mùa lũ nước sông dâng lên rất
nhanh và khá cao do độ dốc địa hình lớn, rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều. Hệ
thống sông Ba Chẽ do có lưu vực thu nước lớn nên mực nước tại Ba Chẽ vào mùa
lũ có thể dâng cao 10 ÷ 12m, nhưng cũng rút nhanh vì độ dốc lớn và gần biển.
1.1.5. Dân cư, kinh tế, xã hội
a. Dân cư

Theo số liệu thống kế đến ngày 30/7/2011, thành phố Cẩm Phả có số
dân 176.005 người, xấp xỉ số dân của thành phố Hạ Long, hầu hết là người Kinh
(95,2%), còn lại đáng kể là người Sán Dìu (3,9%). Mật độ dân số xấp xỉ 517


người/km2. Người các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác khó phân biệt. Người Cẩm
Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng đồng bắc Bắc Bộ. Dân số
Cẩm Phả luôn có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ (59% và 47%).
Thành phố Cẩm Phả có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 13 phường và 03 xã.
b. Đặc điểm kinh tế
Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triểnkinh tế như thương mại dịch vụ,
du lịch biển, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Kinh tế trong vùng
tương đối phát triển.
Về du lịch: Đền Cửa Ông mở hội vào tháng Giêng hàng năm, thu hút hàng
vạn khách tham quan, chiêm bái. Cẩm Phả còn có nhiều cảnh đẹp. Động Hang
Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác. Gần đây ở
khu đảo Vũng Đục phát hiện những hang động kỳ thú. Ngoài Hòn Hai - Đảo Nêm
trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ ngơi của công nhân mỏ. Cẩm
Phả còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên
liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn.
Các ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác chế biến than, cơ khí, chế tạo
thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu và đặc biệt có cảng than
Cửa Ông tiếp nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn. Khu vực nghiên cứu có vùng núi đá
vôi rộng lớn, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi
măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Tại đây có các đơn vị kinh tế như công ty
than Thống Nhất, Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn, Dương Huy, Mông Dương, Khe
Chàm I; Công ty Cơ khí Trung tâm, Cơ khí Động lực, Chế tạo thiết bị điện; Công ty
Tuyển than Cửa Ông, cảng Cửa Ông..., đặc biệt sắp tới khu vực còn có thêm các
nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả (công suất 600MW), nhà máy nhiệt điện Mông
Dương (2.000 MW). Trong quý 1/2012, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa

bàn ước đạt 3.618,590 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với sản xuất công nghiệp, phát triển du lịch, thành phố Cẩm Phả còn
phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi thú y. Tổng
giá trị sản xuất các ngành nông - lâm - thuỷ sản quý 1/2012 ước đạt 16,31 tỷ đồng,
tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
c. Xã hội
• Giao thông vận tải
Cẩm Phả có trên 40 km đường nội thị, bao gồm cả quốc lộ 18A; có 04 tuyến
đường sắt khổ 1m phục vụ vận chuyển than, bao gồm tuyến Tây Khe Sim đi Cửa
Ông dài 16km, Cọc Sáu đi Cửa Ông dài 5 km, Đèo Nai đi Cửa Ông dài 10Km và


Cửa Ông đi Mông Dương dài 7km.
Trên địa bàn thành phố có nhiều bến, cảng như Cảng Cửa Ông xuất than với
công suất 3 triệu tấn/năm, cảng Đá Bàn với công suất 0,5 triệu tấn/năm và cảng
Vũng Đục. Cụm cảng Km6 tại phường Quang Hanh là nơi xuất than khai thác có
công suất đạt từ 5 ÷ 7 triệu tấn/năm. Ngoài ra, còn một số bến bãi nhỏ chuyên dùng
cho các tàu thuyền nhỏ chở than, vật liệu xây dựng và vật tư từ Cẩm Phả đến Mông
Dương với công suất 1,5 triệu tấn/năm. Bến tàu khách Cẩm Phả với 250 hành
khách/ngày đi các tuyến Hải Phòng, Hòn Gai và khu vực Miền Đông Quảng Ninh.
• Giáo dục và đào tạo
Thành phố Cẩm Phả có 3 trường công nhân kỹ thuật: trường Đào tạo ngành
mỏ, trường đào tạo ngành cơ khí, trường đào tạo ngành xây dựng. Hàng năm các
trường đào tạo hàng nghìn cán bộ công nhân kỹ thuật cung cấp bổ sung cho các
ngành nghề trong tỉnh.
Hệ thống giáo dục phổ thông: Tính đến tháng 9/2010, Cẩm Phả có 60 trường
từ cấp mầm non đến trung học phổ thông. Cụ thể: 15 trường mẫu giáo và mầm non
(12 trường công lập, 1 trường tư thục và 2 trường do ngành than quản lý), trong đó
có 5 trường đạt chuẩn Quốc gia; 21 trường tiểu học (19 trường công lập và 2 trường
tư thục), trong đó có 15 trường đạt chuẩn Quốc gia; 14 trường THCS, trong đó có 7

trường đạt chuẩn Quốc gia; 3 trường PTCS và 7 trường THPT (5 trường công lập và
2 trường tư thục), trong đó có 3 trường đạt chuẩn Quốc gia.
• Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
Tỷ lệ dân dùng nước sạch từ 15 - 18%. Cẩm Phả đang được cấp nước từ
nguồn nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt thuộc sông Diễn Vọng lấy từ hồ
Cao Vân có công suất 11.000m 3/ngày đêm, nguồn nước ngầm có tổng công suất
8.552m3 /ngày đêm.
Tổng số chất thải sinh hoạt 1.173 m3/ngày, tỷ lệ rác thu gom toàn thành phố
đạt 53%. Thành phố có 2 bãi rác là bãi rác Vũng Đục và bãi rác Khu 9 Cửa Ông.
Hiện trạng tổ chức thu gom gồm: Nhân lực là 266 người, phương tiện có 6 ô tô và
112 chiếc xe đẩy tay.
1.2. Đặc điểm Địa sinh thái khu vực nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm các hệ sinh thái trong khu vực
Khu vực Cẩm Phả có cả đồng bằng, đồi, núi, sông, suối, biển, do đó hệ sinh
thái đa dạng cả trên cạn lẫn dưới nước. Cẩm Phả có đất nông nghiệp hẹp khoảng
1.196ha, chủ yếu trồng rau mầu và cây lúa. Mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315


ha. Đất lâm nghiệp khá rộng, 13.504ha, trong đó rừng tự nhiên 12.094ha, xưa có
nhiều lâm sản nay rừng đã suy kiệt, đất có rừng trồng 1.410ha. Nhân dân Cẩm Phả
còn có nghề khai thác hải sản phát triển vì có hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là
đánh bắt gần bờ với sản lượng thấp.
Khu vực khai thác than của thành phố Cẩm Phả đã gây ô nhiễm môi trường
như ô nhiễm bụi, nước thải ở các mỏ than đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến
môi sinh sông, suối, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy
giảm chất lượng nước… Những bãi thải gần vịnh Bái Tử Long gây ô nhiễm môi
trường thủy sinh và là một nguy cơ tác động, ảnh hưởng tới khả năng phát triển du
lịch tại các vùng này.
Hệ sinh thái trên cạn:
Trong khu vực Cẩm Phả có thể phân biệt các kiểu hệ sinh thái trên cạn đặc

trưng như: Rừng, đồng cỏ, đất khô hạn, đô thị, nông nghiệp, đồi núi... Trong các
kiểu hệ sinh thái ở cạn, thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng
thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã có giá trị kinh tế
và khoa học. Tuy nhiên, do hoạt động khai thác than làm mất đi tính đa dạng ở nơi
đây. Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh
thái nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài
sinh vật nghèo nàn.
Hệ sinh thái vùng đồi núi hiện nay hầu hết đã trở thành các công trường khai
thác than thuần tuý với các mỏ khai thác than lộ thiên và mỏ hầm lò, chế biến than
và các bãi thải than. Do vậy, hệ sinh thái nơi đây đã bị biến đổi mạnh mẽ. Nơi đây
chủ yếu là đồi núi trọc, các khu bãi thải và các công trường khai thác than. Hệ động
thực vật của các khu vực này rất nghèo nàn. Thực vật ở khu vực không khai thác
phát triển khá nhanh về mùa mưa, mùa khô kém phát triển. Trong các khu vực khai
trường, chỉ có một số ít thực vật, chủ yếu là các loại cỏ tranh, các cây gỗ nhỏ, cây cối
thưa thớt, ít có giá trị như: Mua lông (Melastorna sanguincum), me rừng
(Phyllanthusembilica), cỏ tranh (Imperata cylindrica), lách (Miscanthus florbundus),
sậy khô (Neyraudia reynaudiana), sim (Rhodomyrtus tomentosa)...
Trong khu vực Cẩm Phả, thảm thực vật ở những vùng núi cao, nhất là dọc
theo vòng cung núi Đông Ba Chẽ - Hoành Bồ còn khá dày: Trong rừng có nhiều
loại gỗ quý như lim, táu, dổi… và những cây dược liệu quý. Hiện nay, việc khai
thác gỗ không có quy hoạch nên rừng bị chặt phá nhanh chóng, các loại gỗ quý
hiếm dần. Những vùng ở phía nam, gần khu khai thác than, do nhu cầu gỗ chống lò


nên rừng bị khai thác bừa bãi, chặt phá cả cây non. Phần phía tây và tây bắc, các
dân tộc ít người sinh sống, lệ đốt phá rừng làm nương rẫy vẫn còn diễn ra làm cho
thảm thực vật bị thu hẹp và huỷ diệt một cách nhanh chóng, gây hiện tượng xói mòn
và lũ mạnh ngay từ đầu mùa mưa.
Do có chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình, cộng với tuyên
truyền về tác hại của nạn phá rừng, sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức

quốc tế, một số đồi núi trọc đã được trồng cây lại, nhưng so với diện tích bị tàn phá
thì không đáng là bao.
Với hiện trạng thảm thực vật như vậy, nên không đủ điều kiện sống cho các
loài động vật, kể cả tập đoàn các loài chim. Hơn nữa, các gia đình dân tộc đều có
súng săn nên động vật trong rừng cũng bị giảm sút nhanh chóng, phần lớn chỉ còn
lại những thú nhỏ như gà rừng, sóc, nhím. Phần phía nam của khu vực Cẩm Phả,
thuộc địa phận xã Kỳ Thượng, bắc Đồng Sơn, Đồng Lâm, do mạng lưới giao thông
phát triển kém, rừng còn rậm nên còn có các loại thú lớn như lợn rừng, hươu, nai…
Riêng tại các khu vực khai thác than không còn tồn tại hệ động vật nữa.
Địa hình khu vực là đồi núi thấp và dốc nên hệ thống sông suối ở đây gần
như cạn về mùa khô. Chính điều này làm cho hệ sinh vật dưới nước ít đa dạng và
nghèo nàn về chủng loại. Hệ sinh thái thuỷ sinh ở khu vực tại các sông suối không
có loài sinh vật nào quý hiếm mà chỉ có một số loài sinh vật nhỏ như cua, cá, ốc,
gọng vó... Thực vật trong suối chỉ có tảo lục, một số loài cỏ dại, cây dại mọc hai
bên bờ suối, đều là những loài ít có giá trị kinh tế.
1.2.2. Đặc điểm sinh thái sông hồ chính trong khu vực
Hệ thống sông chính trong khu vực gần như không có do đặc điểm khu mỏ
nằm ở trên đồi núi khá cao.
Hệ thống suối bao gồm suối Lép Mỹ, suối Đại Bình (là nơi cung cấp nước để
xử lý và cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ khu mỏ Ngã Hai) và một số suối nhỏ
thường xuyên khô cạn. Thành phần thủy sinh vật đặc trưng cho hệ sinh thái suối
bao gồm: Thực vật thủy sinh, thành phần ấu trùng, côn trùng ở nước, các loài ốc
kích thước nhỏ, các loại cá kích thước nhỏ. Những năm gần đây, do hoạt động khai
thác than phát triển, chất lượng nước suối Lép Mỹ dần kém đi do sự tồn tại của các
chất rắn lơ lửng, ảnh hưởng đến năng suất sinh học của hệ sinh thái.
Hệ sinh thái biển: Vùng Cẩm Phả có hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú.
Các hệ sinh thái biển ven bờ như rừng ngập mặn, đầm phá, vụng biển, rạn san hô,
thảm rong biển, cỏ biển và vùng biển quanh các đảo ven bờ là những nơi có tính đa



dạng sinh học cao đồng thời rất nhạy cảm với điều kiện biến đổi môi trường.
Vịnh Bái Tử Long là nơi tập trung hệ sinh thái biển cao, điển hình như hệ
sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô. Kết quả khảo sát điều tra cho thấy
sự đa dạng về các loại động vật biển gồm 391 loài. Hầu hết các loại động vật biển ở
đây đều là loài hải sản có giá trị kinh tế cao và mang ý nghĩa khoa học rất lớn. Sự có
mặt của ấu trùng sống phù du và sự có mặt của con non phản ánh chu kỳ khép kín
của một vòng đời các loài hải sản. Sự tồn tại của hai dạng sống đồng thời này có
được nhờ những hệ sinh thái biển thuộc vùng Vịnh Bái Tử Long, nó là nơi phân bố,
phát sinh, lưu giữ nguồn sống. Cụ thể là: Động vật phù du 51 loài, động vật đáy 132
loài, cá 19 loài, san hô 79 loài (trong đó có 17 loài ghi trong sách Đỏ Việt Nam). Có
nhiều loài quý hiếm như bào ngư, hải sâm, sái sùng, trai ong còn gọi là bò hải ngưu
(Sirenia) thế giới đã đưa vào loài quý hiếm cần được bảo vệ.
1.2.3. Đặc điểm lớp phủ, thổ nhưỡng
Do đặc điểm địa hình khu vực là vùng đồi núi nên đặc điểm lớp phủ thổ
nhưỡng khu vực này chủ yếu là đất đá được hình thành trong quá trình phong hóa từ
đá mẹ. Do đó, chỉ có những loại cây thân mềm, cỏ bụi và một số loại cây thân gỗ
nhỏ tồn tại và phát triển tại khu vực này. Riêng tại khu vực khai thác than mỏ Ngã
Hai, dưới tác động từ quá trình khai thác than, lớp thổ nhưỡng tại khu vực này bị
biến đổi tính chất, ô nhiễm và thiếu chất dinh dưỡng làm cho thực vật tại đây kém
phát triển.
1.2.4. Đặc điểm địa chất
Địa tầng
Căn cứ vào tài liệu lưu trữ, trên cơ sở kết quả khảo sát sơ bộ ĐC-ĐCTV tổng
hợp vùng nghiên cứu, các phân vị địa tầng từ cổ đến trẻ được mô tả như sau:
GIỚI PALEOZOI
Hệ Cacbon thống trên – Hệ Pecmi thống dưới - hệ tầng Đèo Bụt (C3-P1đb)
Trầm tích hệ tầng Đèo Bụt phân bố khá rộng trong khu vực nghiên cứu. Một
phần diện tích lộ trên mặt đất, phần còn lại bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ. Phần lộ
là những núi đá vôi tương đối đồng nhất, một vài nơi xen kẹp sét vôi hoặc đá vôi
chứa silic. Các đá vôi của hệ tầng này chủ yếu có cấu tạo khối, đôi nơi có cấu tạo

phân lớp nhưng không rõ ràng. Đá bị nứt nẻ mạnh nhưng không đều.
GIỚI MEZOZOI


Hệ tầng Hòn gai (T3 n-r hg)
Hệ tầng Hòn gai (T3n-rhg) gồm các trầm tích lục nguyên hạt thô, cuội kết,
sạn kết, cát kết và xen kẹp một số lớp mỏng bột két và sét kết. Thành phần chủ yếu
là thạch anh, xi măng gắn kết silic, cát, sét. Đá có màu xám, xám đen vàng nâu, xám
vàng, nứt nẻ yếu.
Hệ tầng Hòn Gai có quan hệ bất chỉnh hợp với các trầm tích hệ tầng Đèo Bụt
nằm dưới và bị các trầm tích hệ tầng Sông Hiến phủ bất chỉnh hợp lên trên. Bề dày
hệ tầng này khoảng 2.100 - 3.400 m.
GIỚI KAINOZOI
Hệ Đệ Tứ không phân chia
Các trầm tích Đệ Tứ không phân chia, lộ ra chủ yếu ở phía Nam và kéo dài
thành một dải rộng xuống phía Tây dọc các thung lũng giữa núi hoặc trước núi, ven
các bờ suối. Các trầm tích này có nguồn gốc hỗn hợp: Bồi tích, lũ tích, sườn tích, bề
dày không ổn định, có xu hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây,
và đạt các giá trị cực đại ở phần đứt gãy FN..
Kiến tạo
Trong khu vực nghiên cứu tồn tại hệ thống đứt gãy chính theo phương Tây
Bắc - Đông Nam (FN) và đứt gãy giả định theo phương Đông Bắc - Tây Nam.
+ Hệ thống đứt gãy Theo phương TB - ĐN:
Đứt gãy FN: Trong vùng thăm dò đứt gãy này kéo dài theo phương TB-ĐN,
chạy gần như song song với đường quốc lộ 18 ra ngoài vùng nghiên cứu.
+ Hệ thống đứt gãy theo phương ĐB - TN:
Các đứt gãy theo phương ĐB - TN trong phạm vi mỏ Tam Hợp là các đứt
gãy nhỏ so với đứt gãy F N. Tuy nhiên, cả về phương diện địa chất lẫn địa chất thuỷ
văn các đứt gãy này lại có tầm quan trọng đặc biệt. Có những dấu hiệu khá rõ chứng
tỏ những đứt gãy này đã đóng vai trò dịch chuyển địa tầng đá vôi (C 3-P1)đb, trầm

tích lục nguyên T3(n-r)hg và là cửa ngõ lưu thông nước trong trầm tích này đồng
thời đóng vai trò dẫn nước khoáng từ đứt gãy FN ra biển.
+ Hệ thống đứt gãy theo phương Bắc - Nam
Đứt gãy FTH1 ở phía bắc chạy theo một nhánh suối nằm ở phía đông lỗ khoan
28b qua hồ chứa nước Km4 và kéo thẳng xuống phía Nam, về phía Tây lỗ khoan
N11. Hai đứt gãy FTH2, FTH3 chạy theo 2 nhánh suối, nằm phía bắc Km4, gây nên sự
khác biệt về địa hình, địa mạo.


1.2.5. Đặc điểm địa chất thủy văn
Trên cở sở các kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn trước đây, các tài liệu
thu thập được có thể cho thấy vùng nghiên cứu có đặc điểm địa chất thuỷ văn khá
phức tạp, đặc trưng bởi sự có mặt của các thực thể chứa nước với mức độ phong
phú nước từ giàu tới nghèo. Thành phần thạch học, tính thấm của đất đá thay đổi
lớn theo diện và chiều sâu, bị phức tạp hoá bởi các yếu tố kiến tạo.
Theo nguyên tắc dạng tồn tại nước dưới đất từ trên xuống dưới, vùng nghiên
cứu có mặt các đơn vị địa chất thủy văn như sau :
Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ không phân
chia (Q): Tầng chứa nước này phân bố chủ yếu dọc các thung lũng suối và các
thung lũng giữa núi của vùng thăm dò. Trực tiếp phủ lên các trầm tích lục nguyên
của phụ điệp Hòn Gai dưới và trầm tích vôi điệp Đèo Bụt. Chiều dày trầm tích Đệ
Tứ thay đổi mạnh và có xu hướng mỏng dần khi đi từ Bắc xuống Nam.
Nguồn cung cấp chính trong trầm tích đệ tứ là nước mưa. Nguồn thoát nước
chính là dòng, vũng nước mặt. Cả mùa mưa và mùa khô nước của tầng này đều có
hướng chảy tập trung vào hồ ở Km 4, các dòng suối, rồi đổ xuống phía Nam vào
vịnh Bái Tử Long.
Đây là tầng có khả năng chứa nước không lớn, chỉ có ý nghĩa cung cấp nước
đối với nhu cầu sử dụng nước nhỏ.
Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích hệ tầng Hòn Gai (T 3 n-r hg)
Các trầm tích hệ tầng Hòn Gai lộ ra thành dải rộng ở phía Bắc vùng thăm dò.

Trực tiếp phủ lên bề mặt bào mòn của trầm tích (C3-P1đb) ởphíaNam và chuyển tiếp
với trầm tích phụ điệp Hòn gai giữa (T3 n-r hg2) ởphíaBắc. Trừ ở thung lũng các
suối, còn ở nơi khác, trầm tích này bị phủ bởi một lớp mỏng các thành tạo của trầm
tích Đệ Tứ nguồn gốc sườn tích với các mảnh vụn cuội kết, sạn kết, cát kết được sét
gắn kết lại. Khi đi từ Bắc xuống Nam trầm tích của phụ điệp Hòn Gai dưới có xu
hướng thô dần, độ dốc cũng giảm dần.
Tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – Karstơ trong các trầm tích carbonat hệ
tầng Đèo Bụt (C3-P1đb)
Các trầm tích hệ tầng Đèo Bụt chiếm phần chủ yếu trong phạm vi mỏ nước
khoáng Tam Hợp. Ngoại trừ một số chỏm núi nhỏ nằm ở phía Tây và phía Nam, còn
lại hầu hết bị các trầm tích lộ ra thành các dải núi đá vôi chủ yếu ở phía Nam và Tây
Nam vùng, còn phần lớn ở phía Bắc và trung tâm vùng bị phủ bởi tầng chứa nước Đệ
Tứ. Thành phần đất đá chứa nước là đá vôi màu xám sáng, xám, cấu tạo dạng phân


lớp dày dạng khối đôi chỗ lẫn silic màu xám đến xám sáng. Đá nứt nẻ mạnh mẽ, dưới
sâu, độ nứt nẻ giảm dần. Ngoại trừ sự ảnh hưởng của đứt gãy kiến tạo, dọc hai đứt
gãy kiến tạo FN, FTH1 các hang hốc karstơ phát triển ở các độ sâu khác nhau. Đây là
tầng giàu nước, song mức độ chứa nước lại không đồng đều theo cả diện và chiều
sâu. Thành phần hoá học của nước ở hệ tầng này tương đối phức tạp các kết quả thăm
dò trước đây cho thấy đây là nước Clorua Natri Kali Canxi .
1.2.6. Hiện trạng môi trường khu vực
a. Hiện trạng môi trường nước mặt
Kết quả quan trắc cho thấy nước mặt trong khu vực nghiên cứu chưa có dấu
hiệu bị ô nhiễm, thể hiện ở các chỉ tiêu đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Kết quả
quan trắc cụ thể được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.5 Tổng hợp chất lượng nước mặt
Stt

Thông số


Đơn vị

Kết quả
W1
6,8
452
843
0,175
0,198
Kph
10,5
0,673
0,031
0,0033
0,0018
12

W2
6,7
421
827
0,154
0,186
Kph
10,2
0,486
0,038
0,0029
0,0022

18

W3
6,71
443
852
0,021
0,038
0,003
10,1
0,051
0,172
0,0032
0,0021
25

1
pH
5,5 ÷ 9
2
Độ cứng
mg/l
3
TDS
mg/l
4
Amoni
mg/l
0,5
5

Nitrat
mg/l
10
6
Nitrit
mg/l
0,04
7
Clorua
mg/l
600
8
Fe
mg/l
0,5
9
Mn
mg/l
10
Cu
mg/l
0,5
11
Pb
mg/l
0,05
12
Coliform tổng số MPN/100ml
7500
Trong đó:

W1: Mẫu nước tại suối 9,8
W2: Mẫu nước tại nhánh suối nhỏ cạnh Công ty
W3: Mẫu nước tại sông Mông Dương
Kph: Không phát hiện
QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1): Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
Nhận xét:
Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại tại các điểm quanh khu vực Công ty


TNHH MTV 790 cho thấy: Hầu hết các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép
của QCVN 08:2008/ BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
(mức B1). Nước có độ cứng và tổng chất rắn hòa tan tương đối cao.
b. Hiện trạng môi trường nước ngầm
Nước ngầm ở khu vực nghiên cứu cũng như khu vực lân cận các năm gần
đây đã suy giảm nghiêm trọng về cả chất và về lượng. Có nhiều nguyên nhân dẫn
tới sự suy giảm của chất lượng nước ngầm, trong đó có những nguyên nhân
chính như:
Quá trình khai thác than đã tạo ra một lượng lớn đất đá thải, lượng đất đá
này tuy đã được đổ vào các bãi thải theo quy hoạch song rõ ràng các ảnh hưởng
của nó là rất lớn. Nước mưa cuốn theo các chất bẩn từ các bãi thải này ngấm
xuống các tầng chứa nước làm ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm của khu vực:
Làm giảm độ pH của nước và hàm lượng kim loại nặng tăng cao đến mức không
thể sử dụng được.
Nước thải từ quá trình khai thác có tính axit cao, hàm lượng Fe, Mn và chất
rắn lơ lửng khá lớn, khi lượng nước thải này không được xử lý mà đổ thải thẳng ra
môi trường sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng nước ngầm nếu ngấm xuống và xâm
nhập sâu tới tầng chứa nước ngầm khu vực.
Việc khai thác than còn làm hạ thấp mực nước ngầm, sụt lún bề mặt, giảm
lượng dòng mặt từ các công suối trong vùng khai thác.

c. Hiện trạng môi trường đất
Tại khu vực có diện tích che phủ thực vật thấp chủ yếu là cây bụi mọc thưa
thớt do ảnh hưởng của các hoạt động khai thác và đổ thải nhiều năm tại đây gây ra.
Mức độ rửa trôi xảy ra mạnh nên chất lượng đất ở đây bạc màu và có hàm lượng
mùn thấp không phù hợp với canh tác nông nghiệp. Mặt khác chất lượng đất còn bị
ảnh hưởng bởi các bãi thải, phá núi, đổ thải đất đá thải tràn lên phần đất màu làm
cho mất đi hệ thực vật, gia tăng xói mòn.
d. Hiện trạng chất thải rắn
Nguồn chất thải rắn thông thường phát sinh trong khu vực chủ yếu là rác thải
sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm tại cơ sở.Thành phần chủ yếu của rác thải sinh
hoạt phát sinh từ cơ sở là các chất hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, vỏ hoa
quả, bã chè… và các thành phần vô cơ như túi nilon, vỏ lon, chai…
Trong Công ty có khoảng 698 cán bộ, công nhân làm việc, trung bình làm
phát sinh khoảng 0,25 kg/người/ngày do người lao động làm việc tại cơ sở chủ yếu
là công nhân làm việc theo ca (8 giờ/ca). Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ
cơ sở khoảng 174,5 kg/ngày.đêm. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh này nếu


không được thu gom, quản lý và xử lý tốt sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường cảnh
quan khu vực, là môi trường phát triển của các loài vi sinh vật có nguy cơ làm phát
sinh mầm bệnh và là nơi tập trung các tác nhân trung gian truyền bệnh như ruồi,
muỗi… ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Nguồn chất thải rắn phát sinh từ khu vực văn phòng, nhà điều hành như vỏ
bút, giấy vụn, hộp bìa… với lượng khoảng 01 ÷ 02 kg/ngày cũng cần được thu gom
và đưa đi xử lý để đảm bảo các điều kiện vệ môi trường tại khu vực cơ sở.
Ngoài ra chất thải rắn phát sinh trong khu vực còn có đất đá thải, sắt, thép
ray và gỗ chống lò thải phát sinh từ hoạt động khai thác than hầm lò của cơ sở.
Lượng đất đá thải phát sinh trong giai đoạn này không nhiều do cơ sở đã
hoàn thành thi công đào lò và đang trong giai đoạn khai thác ổn định.
Lượng sắt, thép ray chống lò phát sinh khoảng 150 tấn/năm;

Lượng gỗ chống lò phát sinh khoảng 4.500 m3/năm.
Lượng chất thải rắn này nếu không được thu gom và vận chuyển đi xử lý
sẽ gây chiếm chỗ trên khai trường, làm mất mỹ quan khu vực và cản trở giao
thông, ảnh hưởng tới hoạt động của các phương tiện thi công trên khai trường.
e. Hiện trạng chất thải nguy hại
Nguồn chất thải nguy hại phát sinh trong khu vực của Công ty chủ yếu là dầu
mỡ thải, giẻ lau dính dầu, ắc quy đèn lò, ắc quy ôtô từ việc sửa chữa máy móc, cấp
phát nhiên liệu. Thành phần và lượng chất thải nguy hại phát sinh từ cơ sở như sau:
- Dầu mỡ thải: 210 kg/tháng ≈ 2.520 kg/năm
- Giẻ lau dính dầu: 25 kg/tháng ≈ 300 kg/năm
- Ắc quy đèn lò: 24 kg/tháng ≈ 288 kg/năm
- Ắc quy ôtô: 40 kg/tháng ≈ 480 kg/năm
Vậy tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong khu vực của Công ty
khoảng 3.588 kg/tháng ≈ 43.056 kg/năm ≈ 43,056 tấn/năm
Chất thải nguy hại nếu không được thu gom, quản lý và đưa đi xử lý đúng quy
định sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người lao động làm việc tại Công ty, tác động
tiêu cực tới các thành phần môi trường tại khu vực Công ty và khu vực lân cận, đặc
biệt là môi trường đất và môi trường nước với các tác động lâu dài. Khi đi vào môi
trường đất, nước chúng làm biến đổi các thành phần dinh dưỡng trong đất, trong
nước, gây nên những biến đổi sinh học, ảnh hưởng tới các loài sinh vật sống trong môi
trường đất, nước…


CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI SINH HOẠT
2.1. Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt
2.1.1. Thành phần của nước thải
a. Thành phần vật lý

Theo trạng thái vật lý, các chất bẩn trong nước thải được chia thành:
- Các chất không hòa tan ở dạng lơ lửng, kích thước lớn hơn 10 -4mm, có thể
ở dạng huyền phù, nhũ tương hoặc dạng sợi, giấy, vải.
- Các tạp chất bẩn dạng keo với kích thước hạt trong khoảng 10-4-10-6mm.
- Các chất bẩn dạng hào tan có kích thước nhỏ hơn 10 -6mm, có thể ở dạng
phân tử hoặc phân li thành ion.
- Nước thải sinh hoạt của Công ty TNHH MTV 790 bao gồm nước từ căn tin
nhà bếp nấu ăn, nhà vệ sinh thường có mùi hôi khó chịu khi vận chuyển trong cống
sau 2 – 6 giờ sẽ xuất hiện khí hydrosunfua (H2S).
b. Thành phần hóa học
Các chất hữu cơ trong nước thải chiếm khoảng 50 - 60% tổng các chất. Các
chất hữu cơ này bao gồm chất hữu cơ thực vật (cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy và
các chất hữu cơ động vật) chất thải bài tiết của người. Các chất hữu cơ trong nước
thải theo đặc tính hóa học gồm chủ yếu là protein (chiếm 40 – 60%), hydratcacbon
(25 – 50%), các chất béo, dầu mỡ (10%). Urê cũng là chất hữu cơ quan trọng trong
nước thải. Nồng độ các chất hữu cơ thường được xác định thông qua chỉ tiêu BOD,
COD. Bên cạnh các chất trên nước thải còn chứa các liên kết hữu cơ tổng hợp: Các
chất hoạt động bề mặt mà điển hình là chất tẩy tổng hợp (Alkyl bezen sunfonatABS) rất khó xử lí bằng phương pháp sinh học và gây nên hiện tượng sủi bọt trong
các trạm xử lý nước thải và trên mặt nước nguồn – nơi tiếp nhận nước thải.
Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40 - 42% gồm chủ yếu: Cát, đất sét,
các axit, bazơ vô cơ… Nước thải chứa các hợp chất hóa học dạng vô cơ như sắt,
magie, canxi, silic, nhiều chất hữu cơ sinh hoạt như phân, nước tiểu và các chất thải
khác như: cát, sét, dầu mỡ. Nước thải vừa xả ra thường có tính kiềm, nhưng dần dần
trở nên có tính axit vì thối rữa.
c. Thành phần vi sinh
Trong nước thải còn có mặt nhiều dạng vi sinh vật: Vi khuẩn, vi rút, nấm,
rong tảo, trứng giun sán. Trong số các dạng vi sinh vật đó, có thể có cả các vi trùng



×