Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiêu luận tâm lí học trí tuệ đề tài nghiên cứu khả năng sang tạo của học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.5 KB, 19 trang )

A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Khả năng sáng tạo có tầm quan trọng vô cùng đặc biệt đối với sự phát
triển các nền văn minh của loài người Từ các bậc hiền triết đến các nhà
giáo dục từ cổ chí kim đều thừa nhận điều này. Từ thời Khổng Tử đã rất
coi trọng mối quan hệ giữa các khâu của giáo dục. Ông nhấn mạnh trong
dạy học cần tuân thủ: học đi đôi với tư (tư là tư duy), với tập, với hành.
Ngạn ngữ cổ Hi Lạp cũng nhấn mạnh: “Dạy học không phải là rót kiến
thức vào một chiếc thùng rỗng mà là thắp sáng lên những ngọn lửa”.
Ngọn lửa được hiểu là tư duy. Ở phương Tây, tư duy càng được coi
trọng: “Tư duy tạo nên sự cao cả của con người” (Pascal).
Ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo, nhà giáo dục cũng vô cùng nhấn mạnh
đến vai trò của tư duy. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói:
“Điều chủ yếu không phải là nhồi nhét một mớ kiến thức hỗn độn… mà
là phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp học
tập, phương pháp giải quyết vấn đề”.


Vai trò của khả năng sáng tạo cũng được nhấn mạnh trong Luật Giáo
dục trong các thời kì, và đến nay nó được nâng lên ở tầm chiến lược
trong giáo dục phát triển con người thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Như vậy, tư duy sáng tạo là một phẩm chất trí tuệ quan trọng
của con người. Không một cách giải quyết vấn đề nào mà không đòi hỏi
phải sáng tạo.
Do vậy, tư duy sáng tạo không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà tâm
lý học mà còn thu hút các nhà khoa học sư phạm, bởi nó có mối quan hệ
sâu sắc với hoạt động học tập của học sinh trong nhà trường đặc biệt là
với việc phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách toàn diện ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường.Chính vì thế, từ những lí do trên nhóm
chúng tôi đi đến quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Nghiên cứu khả


năng sang tạo của học sinh Tiểu học”


2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung tìm hiểu mức độ sáng tạo của học sinh lớp 2 tại
trường Herman Gmeiner. Từ đó đưa ra biện pháp nâng cao khả
năng sáng tạo của học sinh lớp 2.

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Mức độ sáng tạo của học sinh lớp 2 trường Herman Gmeiner.
Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 2 trường Herman Gmeiner (gồm 6 học sinh lớp 2

3.2.

của trường trong đó có 4 học sinh nam và 2 học sinh nữ).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung tìm hiểu mức độ sáng tạo của học sinh lớp 2
và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của học sinh.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu, trong đề tài đã sử dụng các phương pháp
sau:



- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp làm trắc nghiệm


B.NỘI DUNG
Chương 1: Lý luận chung về sáng tạo
1. Các khái niệm về sáng tạo
1.1. Khái niệm về sáng tạo
Hiểu theo nghĩa đơn giản thì sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới. Theo từ
điển Tiếng Việt thì sáng tạo được hiểu là "tìm ra cái mới, cách giải quyết mới,
không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có".
Theo từ điển Triết học, "Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo
ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác
định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học kĩ thuật, tổ chức quân sự. Có thể nói
sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần".
Quan niệm của S.Freud - cha đẻ của Phân tâm học về sáng tạo cũng là một
quan niệm cần lưu tâm. Theo ông thì “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình,
là sự tiếp tục và sự thay thế trò chơi trẻ con cũ”. Với khái niệm này, Sigmund
Freud cũng nhìn sáng tạo dưới góc nhìn của vô thức con người trong trạng thái
thăng hoa. Ngoài ra, sáng tạo còn được một số tác giả quan niệm khác nhau như:
E.P.Tonance (Mĩ) cho rằng "Sáng tạo là quá trình xác định các giả thuyết
nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả". Đây là quan niệm khá "rộng" về sáng tạo vì
mọi quá trình giải quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ đều là hoạt động sáng tạo.


J.P.Guilford (Mĩ) đã không đưa ra một định nghĩa thuần về sáng tạo mà theo
ông thì tư duy sáng tạo là sự tìm kiếm và thể hiện những phương pháp logic trong
tình huống có vấn đề, tìm kiếm những phương pháp khác nhau và mới của việc

giải quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ. Quan niệm này của ông đã xem sáng tạo
như là một thuộc tính, là một phẩm chất của tư duy nên gọi là tư duy sáng tạo. Đặc
trưng của tư duy sáng tạo theo ông là sự tìm kiếm những phương pháp logic,
những phương pháp mới, những phương pháp khác nhau của việc giải quyết vấn
đề.
Theo L.X Vưgốtxki thì khái niệm sáng tạo được hiểu là "hoạt động tạo ra
cái mới không phân biệt kết quả tạo ra nó có ý nghĩa hiện thực cụ thể hay có ý
nghĩa về mặt tư duy - tình cảm".
Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều tác giả quan niệm khác nhau với khái niệm
sáng tạo. Điển hình như nhóm tác giả Trần Hiệp - Đỗ Long trong quyển "Sổ tay
Tâm lí học" có viết: "Sáng tạo là hoạt động tạo lập, phát hiện những giá trị vật
chất và tinh thần. Sáng tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động
cơ tri thức, kĩ năng và với điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo,
sâu sắc”.
Ngoài ra sự phát triển còn được xem là một số tổ hợp các năng lực cho phép
con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình có được từ sản phẩm tư duy mới mẻ,


độc lập trên bình diện cá nhân hay bình diện toàn xã hội. Ở đó, con người gạt bỏ
được cách giải quyết (cách đặt vấn đề, phương thức giải quyết) truyền thống để
đưa ra những đối tác mới.
Như vậy, mỗi quan niệm khác nhau có thể hướng đến một khái niệm sáng
tạo khác nhau. Tuy nhiên, không thể không ghi nhận điểm chung mà gần như tất cả
các khái niệm đều đồng tình là sáng tạo phải là quá trình tạo ra hay hướng đến cái
mới. Nói khác đi, có thể hiểu sáng tạo là quá trình bằng tư duy độc lập, con người
đã phối hợp, biến đổi và xây dựng nên những cái mới trên bình diện cá nhân hay
xã hội từ những kinh nghiệm sẵn có của mình.
Những khái niệm khác nhau về sáng tạo cho thấy quan niệm về sáng tạo
chưa thể thống nhất và việc chọn lọc một khái niệm chuẩn cũng chưa thể thực hiện
nhưng vấn đề cơ bản trong sáng tạo chính là việc tạo ra "cái mới", dù rằng, cái mới

này được nhìn nhận ở góc nhìn nào hay đặt ở đâu. Vì vậy, việc tìm hiểu thêm bản
chất của sáng tạo là vô cùng cần thiết.
1.2.

Các giai đoạn của sáng tạo

Hoạt động sáng tạo không phải lúc nào cũng có thể diễn ra trong đời sống
con người vì đây là một hoạt động đặc biệt đòi hỏi phải có sự nỗ lực của con người
cũng như sự kích thích của một động lực, động cơ và phải dựa trên năng lực sáng
tạo. Hoạt động sáng tạo là sự tổng thể của sáng tạo và tái tạo bởi vì thành tích sáng


tạo phải dựa trên kinh nghiệm của con người. Chính vì hoạt động sáng tạo không
thể diễn ra liên tục nên hoạt động sáng tạo thường được chia thành hai pha: pha
sáng tạo và pha tái tạo.
Nếu như hoạt động sáng tạo hướng đến những sản phẩm mang giá trị mới
mẻ thì hoạt động tái tạo như là bước đệm cho hoạt động sáng tạo. Bước đệm này
diễn ra không phải rập khuôn, cứng nhắc mà có thể có sự thay đổi. Sự thay đổi này
diễn ra phụ thuộc vào cơ chế tâm lí của việc giải quyết các bài toán sáng tạo bằng
sự tập trung cao độ của ý thức. Không nhất thiết là sau khi hoạt động sáng tạo diễn
ra thì phải có ngay một hoạt động tái tạo nhưng hoạt động tái tạo có thể tồn tại như
một pha "dưỡng sức" được sự tham gia của nhiều yếu tố khác như linh cảm, trực
giác để hoạt động sáng tạo tiếp tục toả sáng một cách đặc biệt.
Như vậy giữa năng lực sáng tạo - tư duy sáng tạo - hoạt động sáng tạo có
liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, tư duy sáng tạo đề cập đến quá trình giải
quyết vấn đề dựa trên phương thức mới, dựa trên kinh nghiệm cũ; năng lực sáng
tạo đề cập đến khả năng thực thi vấn đề một cách sáng tạo trên bình diện nhân
cách; hoạt động sáng tạo đề cập đến quá trình tạo ra sản phẩm sáng tạo hay kết quả
của sáng tạo xét dưới góc độ hoạt động. Các khái niệm này càng đi đến việc khẳng
định một lần nữa về bản chất của sáng tạo là quá trình tạo ra cái mới bằng sự đầu



tư của tư duy, bằng năng lực của cá nhân thực hiện hoạt động đặc biệt tạo ra những
sản phẩm rất độc đáo và hiệu quả.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo
a. Di truyền và đặc điểm cá nhân
André P. Walton, (2003) trong bài viết "Các tác động của các yếu tố cá nhân
về sự sáng tạo", cho rằng: sáng tạo có thể dựa trên một số yếu tố như học tập, kinh
nghiệm, động lực, trí tưởng tượng, cá tính và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính
sáng tạo của con người. Sáng tạo có các hình thức khác nhau, sự nảy sinh các ý
tưởng, sáng tạo trong các phương pháp tiếp cận, các sản phẩm, nghệ thuật, các hệ
thống, giải pháp, tình huống, chiến lược, thay đổi, phương pháp, kỹ thuật, thiết kế,
phương pháp điều trị và nghiên cứu. Nghiên cứu sáng tạo cần phải tìm kiếm các
tình huống mơ hồ để tìm lời giải thích, minh chứng bằng sự kiện hoặc câu trả lời
thỏa mãn sự tò mò của một người.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo đó là yếu tố di
truyền và đặc điểm cá nhân. Di truyền là hiện tượng chuyển những tính trạng của
cha mẹ cho con cái thông qua gencủa bố mẹ. Trong sinh học, di truyền chuyển
những đặc trưng sinh học từ một sinh vật cha mẹ đến con cái và nó đồng nghĩa với
di chuyển gen, gen thừa nhận mang thông tin sinh học (hay thông tin di truyền).
Ngoài ra, các đặc điểm về tính cách, nhận thức và tư duy của con cái có thể
được tiếp nhận từ bố mẹ thông qua môi trường sinh hoạt gia đình (các thói quen,


quy định của gia đình gọi làgia phong, nề nếp). Ở con người, xác định đặc trưng
nào phụ thuộc vào di truyền và đặc trưng nào phụ thuộc vào môi trường thường
gây tranh cãi; đặc biệt là đối với những đặc tính phức tạp như trí thông minh
và màu da; giữa tự nhiên và nuôi dưỡng.
Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng quyết định đến năng lực sáng tạo của
mỗi cá nhân. Ngoài ra, các yếu tố di truyền cũng được phản ánh trong quan hệ

huyết thống. Năng lực sáng tạo còn phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi cá nhân như:
tính kiên trì, sự ham hiểu biết, óc tò mò, sự lao động cần cù và đam mê, khả năng
giải quyết vấn đề, tư duy linh hoạt…Tất cả mọi người đều có năng lực sáng tạo
nhưng tiềm năng sáng tạo còn ít được khám phá do những quan niệm cho rằng
năng lực sáng tạo là một năng lực cao siêu hay do tính tự kỉ của con người cho
rằng mình không có năng lực sáng tạo. Lí do quan trọng hơn là nền giáo dục còn
chưa chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, phát triển môi trường dạy học khuyến
khích sự sáng tạo, chương trình giáo dục và đào tạo còn nặng về nhồi nhét tri thức,
đồng nhất người học và khá xa lạ với các ý tưởng sáng tạo.

b.

Môi trường giáo dục, xã hội và vai trò của công nghệ đối với sự phát
triển sáng tạo


Sáng tạo ngoài chịu tác động của một số yếu tố nội tại như gen, não, tính cách,
giá trị, kỹ năng nhận thức, tâm trí, động lực bên trong thì còn chịu tác động của các
yếu tố bên ngoài như giáo dục, xã hội, việc làm, kinh tế, văn hóa, công nghệ …
Điểm quan trọng ở đây là các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng lẫn nhau.
Các yếu tố bên ngoài hỗ trợ cải thiện các yếu tố bên trong bằng cách tác động lên
năng lực sáng tạo. Học tập là một yếu tố ảnh hưởng đến cả yếu tố bên trong và bên
ngoài của sự sáng tạo. Sáng tạo và hình thành những điều mới cần kiến thức và
việc học tập mới. Cá nhân liên tục học hỏi, phát triển cảm xúc, trí tưởng tượng,
kinh nghiệm của họ trong môi trường của họ. Một trong những yếu tố bên ngoài
của việc học chẳng hạn như hệ thống giáo dục, môi trường học tập, quá trình học
hỏi, năng lực giáo viên có thể gây ra các rào cản đối với tiềm năng sáng tạo. Để
đào tạo và giáo dục nên những con người sáng tạo cần có một nền giáo dục sáng
tạo. Nền giáo dục sáng tạo chứa đựng trong nó những học sinh sáng tạo, các nhà
giáo dục sáng tạo và một môi trường tự do khuyến khích sự sáng tạo. Những con

người sáng tạo đó được giáo dục và đào tạo bằng những phương pháp và nội dung
dạy học sáng tạo dựa trên một viễn cảnh phát triển sáng tạo và các chiến lược giáo
dục sáng tạo. Nội dung dạy học sáng tạo chứa đựng trong nó các sự thật, các mối
quan hệ và các hiện thực của cuộc sống, nơi khởi nguồn của tư duy, của các khám
phá và của các vấn đề nảy sinh cần được giải quyết khi đi qua quá trình nhận thức


của con người. Phương pháp dạy học sáng tạo dựa trên nền tảng của trí tưởng
tượng và phát triển các năng lực tưởng tượng.

2. Đặc điểm của lứa tuổi học sinh lớp 2
Ở lớp 2, nhiều học sinh đã biết tập trung chú ý vào bất cứ tài liệu học tập nào,
vào những điều giáo viên giảng giải cũng như tập trung để làm tốt các bài tập được
giao ở lớp, ở nhà.
Sự phát triển trí nhớ của học sinh nhỏ cũng có những biến đổi về chất so với
trước. Hoạt động học tập ngay từ đầu đòi hỏi đứa trẻ phải biết ghi nhớ có chủ định
những tri thức học được những chế độ sinh hoạt hằng ngày, các qui tắc hành vi ứng
xử, những nhiệm vụ học tập về nhà v.v... Những nhiệm vụ ghi nhớ này không phải
được hình thành ngay mà được phát triển dần trong quá trình học tập.
Hầu hết trẻ em còn bị trí nhớ tự do, thiếu chủ định chi phối. Đối với học sinh
tiểu học, hai hình thức ghi nhớ: chủ định và không chủ định (có ý nghĩa và không
có ý nghĩa vẫn song song tồn tại, chuyển hóa, bổ sung cho nhau trong quá trình học
tập).
Hầu hết những tri thức ở sách giáo khoa, giáo viên đem đến cho học sinh đều
mô tả bằng lời, bằng những hình vẽ, mô hình... Để lĩnh hội được những tri thức,
học sinh phải tái tạo cho mình những hình ảnh của hiện thực như: hành vi của các


nhân vật trong chuyến kể, những sự kiện trong quá khứ, những cảnh quan chưa
trông thấy, các hình vẽ hình học trong không gian v.v... tất cả những điều trên tạo

điều kiện cho tưởng tượng tái tạo phát triển. tưởng tượng tái tạo của học sinh còn
nghèo nàn và thường chưa phù hợp với đối tượng, các em chỉ thường hình dung
được trạng thái ban đầu và cuối cùng của sự vật, hiện tượng.
Tưởng tượng tái tạo được phát triển trong tất cả các giờ học ở tuổi học sinh nhỏ
bằng cách: thứ nhất, hình thành ở trẻ kỹ năng xác định và mô lả những trạng thái
được "hiểu ngầm". Các đối tượng không được đề cập tới song lại được suy ra một
cách có qui luật. Thứ hai là, hình thành kỹ năng hiểu được "tính qui ước" của một
số đối tượng của những thuộc tính và trạng thái của chúng. Chẳng hạn; một sự kiện
nào đó không xảy ra trong thực tế, song có thể tưởng tượng nó một cách "qui ước"
nếu nó diễn ra thì sẽ kéo theo một hậu quả nhất định.
Ở giai đoạn này tư duy trực quan hành động vẫn chiếm ưu thế. Việc học tập của
trẻ chủ yếu dựa trên việc phân tích, so sánh, đối chiếu, dựa trên các đối tượng hoặc
những hình ảnh trực quan.
Phần lớn những khái quát của trẻ em chủ yếu dựa trên việc tri giác những dấu hiệu
cụ thể nằm trên bề mặt của đối tượng hoặc những dấu hiệu thuộc công dụng và
chức năng


Tư duy của trẻ ở tuổi này vẫn còn bị cái tổng thể chi phối. Tư duy phân tích bắt
đầu hình thành nhưng còn yếu nên các biểu tượng được hình thành ở trẻ chưa thật
chính xác và vững chắc, trẻ có thể bị nhầm lẫn, sai sót trong khi lĩnh hội các âm,
vần, các qui tắc ngữ pháp đơn giản.


Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và quy trình tổ chức nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu
1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
1.1.1 Khái niệm về phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu (còn gọi là phương pháp phân tích tài liệu) là
phương pháp dựa trên các tài liệu đã có, đã phát hành trên các phương tiện thông tin đại

chúng và đã được kiểm tra với một mức độ nào đó, là phương pháp xem xét các thông tin
có sẵn trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu
nghiên cứu của một đề tài nhất định
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được phân thành các loại sau:
a. Nghiên cứu tài liệu định tính
Đó là những thao tác trí tuệ để giải thích những thông tin có trong tài liệu trên cơ sở
quan điểm mà tác giả nghiên cứu quan tâm.
Phân tích định tính thường bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người nghiên cứu vì
khi xem xét tài liệu, nhà nghiên cứu dễ bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của mình.
b. Nghiên cứu tài liệu định lượng
Là nghiên cứu nhằm tìm ra các dấu hiệu, các phạm trù để đo lường những đặc điểm,
những tính chất của tài liệu, phản ánh những khía cạnh chủ yếu của nội dung (nội dung
có thể đo lường được).


Việc nghiên cứu định lượng thường bao trùm lên một kết quả lớn các tài liệu và nó
thường có tác dụng trong nghiên cứu một số lượng lớn tài liệu thiếu tính hệ thống, đòi hỏi
phân tích chính xác, tính khách quan cao.

1.1.2 Tiến trình nghiên cứu tài liệu
Để nghiên cứu tài liệu cần phải đi theo các bước như sau:
Giai đoạn chuẩn bị
- Chuẩn bị đề cương, soạn thảo đề cương là bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu.
- Xác định tài liệu phù hợp với vấn đề nghiên cứu, trước hết phải đọc qua các danh
mục tạp chí, sách báo tư liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu quy trình xác định
tài liệu phù hợp với vấn đề nghiên cứu
Giai đoạn sử dụng tài liệu nghiên cứu
Khi xác định được một bài báo, báo cáo khoa học đã công bố phù hợp với vấn đề
nghiên cứu, người nghiên cứu cần phải có khả năng khai thác những thông tin trong đó.
Cấu trúc của một bài báo khoa học được công bố chia thành ba phần lớn sau: 1, giới

thiệu vấn đề (chủ đề nghiên cứu); 2, phát triển những luận cứ phù hợp với vấn đề nghiên
cứu; 3, kết luận. Cấu trúc này là cơ sở nền tảng chung cho hầu hết những bài báo, báo cáo
khoa học được công bố.
Tóm lại, để hiểu được một bài báo, báo cáo khoa học và rút ra thật nhanh những
thông tin cơ bản, người nghiên cứu phải biết bài báo có cấu trúc như thế nào. Trong bài
báo, tác giả đã sử dụng những kiểu luận cứ khác nhau nào để bảo vệ ý tưởng của mình.
Cố gắng hiểu rõ và tin vào những giá trị của những luận cứ, thử phê phán những luận cứ
đó để khẳng định tính đúng đắn của bài báo, báo cáo khoa học được công bố.


Xử lý số liệu
Sau khi thu được số liệu, người nghiên cứu có thể tính phần trăm, sử dụng các hệ số
so sánh khác nhau và các chỉ số, các biểu bảng và các cột, các giả thuyết kiểm tra tiêu
chuẩn thống kê. Trong một số phương pháp đặc biệt dành riêng cho phương pháp phân
tích nội dung. Ở đây phương pháp tính toán tính lặp lại tương đồng của các thành phần
nội dung khác nhau trong các thông tin là rất quan trọng. Người nghiên cứu kiểm tra tính
lặp lại tương đồng của những đơn vị và xác định xem nó xuất hiện có tương đồng, ngẫu
nhiên hay không.
Kết quả xử lý số liệu được ghi lại trong một bảng thống kê các biểu hiện tương
đồng có thể và dạng thông tin không tương đồng. Còn nhiều phương pháp có thể dùng để
xử lý định lượng số liệu trong nghiên cứu tài liệu.
Trình bày kết quả và đưa ra kết luận
Kết quả nghiên cứu được tiến hành bằng bước kiểm tra đo độ chính xác (sự tương
ứng của kết quả và khái niệm lý thuyết của nghiên cứu) và độ tin cậy (tính lặp lại của kết
quả) của phép phân tích.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu những ưu điểm là cho phép loại trừ những ảnh
hưởng của người nghiên cứu lên đối tượng nghiên cứu; cho phép đạt được độ tin cậy cao
của các số liệu nhận được; có thể nghiên cứu các biểu hiện tâm lý trong quá khứ; là
phương pháp bổ trợ cho các phương pháp khác. Tuy nhiên nó còn có những mặt hạn chế
như thủ tục và kỹ thuật quá phức tạp, cồng kềnh, đòi hỏi phải có trình độ cốt hóa cao hơn

các phương pháp khác.

1.2 Phương pháp làm trắc nghiệm


1.2.1. Khái niệm về phương pháp làm trắc nghiệm
a. Trắc nghiệm trí sáng tạo TST-N
2. Quy trình tổ chức nghiên cứu
2.1 Tiến trình thực hiện đề tài
- Lựa chọn đề tài, thu thập số liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
- Xử lý kết quả và viết báo cáo trên nền kết quả thu được
2.2 Lựa chọn khách thể nghiên cứu:
Lựa chọn khách thể là Học sinh lớp 2 Trường Herman Gmeiner.
2.3 Phương pháp tiến hành nghiên cứu: làm trắc nghiệm
Sử dụng bảng trắc nghiệm TST – N để đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh lớp
2 Trường Herman Gmeiner.


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về kết quả làm trắc nghiệm của học sinh
Theo kết quả xử lí,
2. Sự tương quan mức độ sáng tạo theo giới tính
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo



×