Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tác động của dịch SARS đến hoạt động du lịch hà nội những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.35 KB, 74 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
5 năm học tập và rèn luyện tại Khoa Du lịch, Viện Đại
học Mở Hà Nội đã mang đến cho em rất nhiều kiến thức
quý báu và là hành trang vô cùng quan trọng để em vững
bước đi tiếp con đường đã chọn. Em xin trân trọng cảm
ơn tất cả các Thầy, Cô giáo trong và ngoài Khoa đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu đó.
Xin gửi lời cảm ơn tới thầy Trương Nam Thắng – Giám
đốc Công ty OSC Travel đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp
đỡ em thực hiện khóa luận này.
Em còng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Bố Mẹ – những
người đã dộng viên em rất nhiều trong quãng thời gian
học tập của mình. Cảm ơn bạn bè và tất cả những ai quan
tâm, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Sinh viên tốt nghiệp

Trần
Oanh

Khoa Du lịch

1
Trần Thị Kim Oanh - BK8

Thị

Kim




Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

Khoa Du lịch

2
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những năm cuối thế kỷ 20, bên cạnh sự bùng nổ thông tin, con người
còn thấy có cả hiện tượng bùng nổ ở ngành du lịch. Du lịch đã và đang trở
thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người đồng thời giữ vai trò
quan trọng trong cuộc sống. Du lịch nước ta trong những năm gần đây đã gặt
hái được những thành tựu đáng khích lệ xứng đáng với tiềm năng du lịch to
lớn, đa dạng và phong phú. Với 54 dân tộc đủ sắc mầu, mỗi dân tộc lại mang
một nét văn hoá đặc trưng riêng, du lịch Việt Nam đã và đang có sức hút kỳ lạ
với du khách từ mọi nơi trên thế giới. Du lịch Việt Nam ngày nay đã trở thành
thành viên chính thức của tổ chức du lịch thế giới (WTO), hiệp hội du lịch
Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), hiệp hội du lịch Đông Nam Á
(ASEANTA). Chính điều này đã góp phần làm du lịch Việt Nam đang dần trở
thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của chúng ta
Hoà nhập với hoạt động du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam
nói riêng, Du lịch Hà Nội đang dần khẳng định sự lớn mạnh của mình. Hà

Nội có vị trí địa lý, chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt hơn bất kì một
điểm du lịch nào trên cả nước. Với tất cả lợi thế của nguồn lực phát triển về
cơ sở hạ tầng và nền tảng công nghệ kỹ thuật, Hà Nội có nhiều cơ hội để phát
triển một nền kinh tế đa ngành trong đó có Du lịch. Những năm cuối thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI, Du lịch Hà Nội đã có những bước phát triển rõ rệt. Cùng
với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội trở thành một trong hai trung tâm nhận
và gửi khách lớn nhất cả nước. Khách du lịch quốc tế ngày càng yêu thích đến
tham quan, khám phá vẻ đẹp của thủ đô. Năm 2001, Hà Nội tiếp đón
3,000,000 lượt khách trong đó có 700,000 lượt khách quốc tế, năm 2002 số
khách quốc tế Hà Nội tiếp tục tăng lên 931,000. Đây là dấu hiệu đáng mừng
cho thấy sự đi lên của hoạt động Du lịch thủ đô.
Khoa Du lịch

3
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

Mặc dù là ngành công nghiệp có khả năng và tốc độ phát triển nhanh
nhưng du lịch lại là ngành chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Nguyên nhân là do
du lịch phải chịu tác động của rất nhiều yếu tố trong đó bao gồm cả yếu tố chủ
quan và yếu tố khách quan như chiến tranh, khủng bố, thiên tai, bệnh dịch…
Bước sang năm 2003, du lịch phải đối mặt với một loại dịch bệnh mới lần đầu
tiên xuất hiện là dịch SARS. Dịch SARS tấn công vào một số nước trong khu
vực châu Á đã gây ra ảnh hưởng rất xấu đến nền kinh tế nói chung và hoạt
động du lịch nói riêng của các quốc gia này. Việt Nam cũng là một trong số
những địa điểm chịu ảnh hưởng trực tiếp của SARS mà Hà Nội là nơi đầu tiên
phát hiện ra dịch bệnh. Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng SARS

đã gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động du lịch thủ đô. Trong suốt
hơn 2 tháng xuất hiện, khách du lịch hủy bỏ rất nhiều chương trình du lịch
vào Hà Nội, tình hình kinh doanh du lịch chững lại, các doanh nghiệp du lịch
rơi vào tình trạng ảm đảm khi không có khách đăng ký tham gia tour. Hoạt
động du lịch thủ đô thực sự rơi vào tình trạng mất thăng bằng sau nhiều năm
ổn định và phát triển.
Hiện nay mặc dù SARS đã qua đi nhưng các nhà khoa học Trung Quốc
đã đưa ra cảnh báo khả năng quay trở lại của dịch SARS. Cũng tại thời điểm
này dịch cúm gia cầm đang xuất hiện ở Việt Nam và cũng gây ra những tác
động không nhỏ tới hoạt động du lịch. Đứng trước tình hình khó khăn hiện tại
và nguy cơ quay trở lại của SARS thì việc khái quát, tổng kết những việc đã
làm được và những gì chưa làm được để từ đó rót ra những bài học kinh
nghiệm đối đầu với dịch bệnh mà trước mắt là dịch cúm gia cầm là điều vô
cùng quan trọng. Lý do này đã thôi thúc em quyết định lựa chọn đề tài “Tác
động của dịch SARS đến hoạt động du lịch Hà Nội - những bài học kinh
nghiệm rót ra từ thực tế” làm đối tượng nghiên cứu cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.

Khoa Du lịch

4
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

2. MỤC ĐÍCH, GIỚI HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN.

2.1. Mục đích.

Mục đích chính của khóa luận là tìm hiểu những tác động của dịch
SARS đối với hoạt động du lịch nói chung và Du lịch Hà Nội nói riêng. Từ đó
rót ra một số bài học kinh nghiệm cũng nh đưa ra một số gợi ý nhằm hạn chế
và đối phó với những tác động đó trong tương lai.

2.2. Giới hạn của khóa luận.
* Không gian: Khóa luận nghiên cứu những ảnh hưởng của dịch SARS
đối với ngành Du lịch nước nhà nhưng tập trung chủ yếu vào hoạt động du
lịch Hà Nội.
* Thời gian: Khóa luận được thực hiện trong vòng 3 tháng từ tháng 3
năm 2005 đến tháng 6 năm 2005. Quãng thời gian được tìm hiểu để phục vụ
cho mục đích của đề tài chủ yếu là năm 2003.

2.3. Nhiệm vụ của khóa luận.
- Tìm hiểu và thu thập thông tin về dịch bệnh SARS .
- Thu thập những số liệu cần thiết; phân tích, tổng hợp lại những số liệu
đó nhằm thể hiện rõ những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với hoạt động Du
lịch thủ đô.
- Tìm hiểu và nêu rõ những hành động mà ngành Du lịch Việt Nam đã
làm để đối phó với dịch bệnh tại thời điểm nó diễn ra.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm và đưa ra một số gợi ý để hạn chế
tác hại của dịch bệnh đối với hoạt động du lịch.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Khoa Du lịch

5
Trần Thị Kim Oanh - BK8



Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

Dịch SARS và những tác động tiêu cực của nó đối với hoạt động Du
lịch thủ đô.

3.2. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu tại chỗ
- Thu thập thông tin.
- Xử lý thông tin
- Chọn lọc, tổng kết và trình bày thông tin.
* Phương pháp khảo sát thực tế.
- Để thực hiện khóa luận của mình, em đã phải đi đến rất nhiều cơ sơ
như Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội, một số doanh nghiệp du lịch tại Hà
Nội, các khách sạn, Bộ Y tế để tìm hiểu về tình hình thực tế lúc bấy giờ đồng
thời tìm kiếm thông tin và các số liệu liên quan.
4. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội
dung chính của khóa luận bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về du lịch, nhu cầu an toàn khi đi du lịch
và những nhân tố tác động đến hoạt động du lịch.
CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động Du lịch Hà Nội trước SARS và
những tác động tiêu cực của SARS đến du lịch thủ đô.
CHƯƠNG 3: Bài học kinh nghiệm và mét số đề xuất nhằm đối phó và
hạn chế tác hại của dịch bệnh.

Khoa Du lịch

6
Trần Thị Kim Oanh - BK8



Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH, NHU CẦU AN TOÀN KHI ĐI DU
LỊCH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH

1.1. DU LỊCH VÀ CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH.

1.1.1 Khái niệm du lịch.
Ngay từ thời cổ đại, tại các quốc gia chiếm hữu nô lệ với các nền văn
minh rực rỡ nh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ên Độ, La Mã, Hy Lạp... con người đã có
những hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá. Những chuyến vượt biển đầu tiên
bắt đầu từ Ai Cập nhằm thoả mãn nhu cầu tìm hiểu, tham quan và nghỉ ngơi
mà trước hết xuất hiện ở tầng lớp quý tộc, chủ nô rồi đến các thương gia... Họ
thực hiện những chuyến hành hương dài ngày để đến các đền chùa, lăng tẩm
trong những ngày lễ hội tôn giáo. Vì thế đã dẫn tới việc xuất hiện những nơi
ăn nghỉ, dừng chân cho khách hành hương. Rồi có những chuyến đi kết hợp
nhiều mục đích khác nhau trong đó có mục đích du lịch dù lúc đó khái niệm
“Du lịch” còn chưa xuất hiện.
Ngày nay đi du lịch là quyền của tất cả mọi người chứ không còn là đặc
quyền riêng của tầng lớp giàu có nữa. Thậm chí trên phạm vi toàn thế giới, du
lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá, xã hội của
mọi tầng lớp dân cư và hoạt động du lịch đang phát triển một cách mạnh mẽ,
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên phạm vi toàn thế
giới.
Thuật ngữ “du lịch” đã trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng

Pháp: “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi; còn “touriste” là
người đi dạo chơi. Thuật ngữ du lịch bao hàm nội dung kép. Một mặt nó
Khoa Du lịch

7
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

mang ý nghĩa thông thường của việc đi lại với mục đích nghỉ ngơi, giải trí mặt
khác du lịch được nhìn nhận dưới góc độ như là hoạt động gắn chặt với những
kết quả kinh tế xã hội do chính nó tạo ra.
Trong vòng hơn 6 thập kỷ qua kể từ khi thành lập hiệp hội quốc tế các
tổ chức du lịch IUOTO (International of Union Official Travel Organization)
năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn luôn được đưa ra tranh luận.
Xuất phát từ nhiều ý kiến, khái niệm du lịch được xác định nh sau:
“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên
quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình
độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên, kinh tế và văn hoá” (I.I Pirôgionic, 1985) [1, 8]
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được xác định nh sau:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” [1, 8]

1.1.2. Chức năng của du lịch
* Chức năng xã hội

Chức năng xã hội của du lịch thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc
giữ gìn, phục hồi sức khoẻ cho nhân dân. Trong chừng mực nào đó du lịch có
tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động của con
người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định: Nhờ chế độ nghỉ
ngơi và du lịch hợp lý, bệnh tật của cư dân trung bình giảm 30%, bệnh đường
hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%.
* Chức năng kinh tế

Khoa Du lịch

8
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

Với chế độ nghỉ ngơi hợp lý du lịch góp phần vào việc phục hồi sức
khoẻ, tái sản xuất sức lao động từ đó có thể tăng năng xuất lao động. Bên
cạnh đó chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện qua việc ngành du lịch là
ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tạo ra thu nhập xã hội từ
hoạt động du lịch.
* Chức năng sinh thái
Chức năng sinh thái của du lịch được thể hiện thông qua việc tạo nên
môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác
dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục môi trường thiên nhiên xung quanh.
Việc tham quan các danh lam thắng cảnh và môi trường thiên nhiên có ý
nghĩa lớn đối với du khách. Nó tạo điều kiện cho du khách hiểu biết về tự
nhiên và hình thành thói quen bảo vệ môi trường.
Du lịch và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau, du lịch góp

phần bảo vệ môi trường sinh thái nhằm tạo điều kiện để chính du lịch phát
triển.
* Chức năng chính trị
Chức năng chính trị thể hiện ở vai trò của nó nh là một nhân tố củng cố
hoà bình, thúc đẩy giao lưu kinh tế, mở rộng sự hợp tác hoà bình, đoàn kết
giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho những người sống ở những khu vực
khác nhau trên thế giới hiểu biết và xích lại gần nhau, tạo tình hữu nghị giữa
các dân tộc. [1, 9-10]
1.2. NHU CẦU AN TOÀN CỦA DU KHÁCH KHI ĐI DU LỊCH

1.2.1. Khái niệm nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp. Nhu cầu này
được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của nhu cầu sinh lý về sự đi
lại và các nhu cầu tinh thần khác như nghỉ ngơi, tự khẳng định mình, nhận
thức và nhu cầu giao tiếp.
Khoa Du lịch

9
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

Mong muốn chính là khát vọng của khách hàng có được những cái đáp
ứng nhu cầu của họ. Trong khi nhu cầu của con người tương đối hạn hẹp về
số lượng thì mong muốn thường lại nhiều hơn. Đối với nhu cầu có thể có một
vài mong muốn.
Động cơ là một nhu cầu thúc đẩy cá nhân hành động. Hiểu được động
cơ thúc đẩy của con người là điều cần thiết để thấy rằng khách hàng đã hình

thành nhu cầu của họ như thế nào. Các nhu cầu này là một phần cơ bản trong
bản tính tự nhiên của con người và bao gồm những nhu cầu vật chất cơ bản
theo như tháp nhu cầu của Maslow.

1.2.2. Nhu cầu an toàn của du khách khi đi du lịch.
Nhu cầu an toàn của du khách được thể hiện rõ trong thang cấp bậc nhu
cầu của Maslow sau đây:


Thể hiện
Sự kính trọng

Quan hệ/Xã hội

An toàn
Sinh lý

Hình 1: Tháp nhu cầu của Maslow [4, 34]
Theo học thuyết này các nhu cầu cao hơn sẽ là lực lượng điều khiển
hành vi của con người sau khi các nhu cầu ở cấp độ thấp hơn đã được thoả
Khoa Du lịch

10
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

mãn. Như vậy nhìn vào hình vẽ trên, ta có thể thấy nhu cầu an toàn chỉ đứng

ngay sau nhu cầu sinh lý. Điều này khẳng định an toàn là một trong những
nhu cầu quan trọng hàng đầu đối với du khách và là nhân tố quan trọng gắn
liền với quyết định đi du lịch của họ. Chúng ta đã biết nhu cầu sinh lý là đòi
hỏi đầu tiên đối với mỗi cá nhân gắn liền với việc đi lại, ăn ở khi đi du lịch.
Khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng du khách sẽ hướng tới một nhu cầu khác
cao hơn mà ở đây chính là nhu cầu được an toàn. Nghĩa là du khách chỉ yên
tâm đi du lịch khi họ được bảo đảm về sức khoẻ, tính mạng của mình. Tất
nhiên rủi ro đối với sức khoẻ hoặc tính mạng của họ trong chuyến đi là điều
có thể xảy ra nhưng trước chuyến đi họ luôn mong muốn có được kỳ nghỉ
trọn vẹn bởi vì suy cho cùng mục đích chính của việc đi du lịch là để nghỉ
ngơi, tăng cường, hồi phục sức khoẻ sau những ngày lao động vất vả.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH.
Ngành du lịch là ngành có tính nhạy cảm cao hơn so với các ngành
kinh tế khác. Việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch phải chịu tác động và
ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố bao gồm cả những nhân tố nội bộ, bên trong
ngành và những nhân tố bên ngoài. Nhân tố tác động thì nhiều tuy nhiên trong
phạm vi có hạn thì khóa luận chỉ xin đề cập đến những nhân tố có sự tác động
rõ rệt và trực tiếp lên hoạt động du lịch.

1.3.1. Những nhân tố nội bộ bên trong.
• Tài nguyên du lịch.
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt.
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành Du
lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng Du lịch và hiệu quả kinh
tế của hoạt động dịch vụ.

Khoa Du lịch

11

Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

“Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử cùng các
thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc
cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể
lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khỏe của con người”. [8, 3]
Tài nguyên đối với mỗi loại hình du lịch có những đặc trưng riêng. Đối
với du lịch chữa bệnh, người ta thường quan tâm đến các nguồn nước khoáng
hoặc bùn chữa bệnh. Đối với du lịch thể thao là đặc điểm của lãnh thổ như
khả năng vượt và sự tồn tại của các chướng ngại vật. Đối tượng quan tâm của
du lịch tham quan lại là những danh lam thắng cảnh, các cơ sở kinh tế độc
đáo, các lễ hội và một số thành tố của văn hóa dân tộc (trò chơi dân gian, sản
phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống)
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên
du lịch nhân văn. Các thành phần của tự nhiên với tư cách là tài nguyên du
lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nguồn
nước và động thực vật. Tài nguyên du lịch nhân văn lại có những đặc trưng
riêng. Tài nguyên du lịch nhân vân có giá trị nhận thức nhiều hơn giá trị giải
trí và Ýt bị phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, thường tập trung vào các
khu vực quần cư và thu hót du khách có mức thu nhập, có trình độ văn hóa
cũng như yêu cầu nhận thức cao. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn chính
bao gồm: các di tích văn hóa - lịch sử, các lễ hội, các đối tượng gắn với dân
tộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao và các đối tượng nhận thức khác.
Tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng không phải tất cả đều có thể khai
thác và sử dông cho mục đích du lịch mà chỉ những tài nguyên độc đáo, có
sức hấp dẫn cao mới có khả năng phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch.

Thực tế cũng đã cho thấy những khu du lịch nổi tiếng đều nằm tập trung tại
những địa điểm có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và độc đáo như Hạ
Long (Quảng Ninh) với tài nguyên du lịch tự nhiên, cố đố Huế với hệ thống
các tài nguyên nhân văn gắn với cả một triều đại phong kiến cuối cùng của
Khoa Du lịch

12
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

Việt Nam. Nh vậy tài nguyên du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển du lịch. Việc đánh giá, tìm hiểu tài nguyên du lịch sẽ giúp cho
việc phát triển du lịch đi theo con đường đúng đắn và hợp lý nhất.
• Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết
định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du
khách.
Về phương diện cơ sở hạ tầng thì mạng lưới và phương tiện giao thông
là những nhân tố quan trọng hàng đầu. Du lịch gắn với sự di chuyển tạm thời
của con người trong một khoảng cách nhất định vì vậy nó phụ thuộc rất nhiều
vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Một đối tượng có thể có
sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được khi
thiếu nhân tố giao thông. Việc phát triển giao thông nhất là tăng nhanh
phương tiện vận chuyển cho phép mau chóng khai thác nguồn tài nguyên du
lịch mới. Và cũng chỉ thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh
chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kinh tế của
ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân
tham gia phục vụ du lịch nh thông thương, dịch vụ. Cơ sở vật chất kỹ thuật
bao gồm nhiều thành phần mang những chức năng khác nhau và có ý nghĩa
nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện sản phẩm du lịch. Để đảm bảo cho
việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất
tương ứng nh hệ thống khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, trạm y tế, các
khu vui chơi giải trí. Nếu thiếu các công trình này thì hoạt động du lịch sẽ khó
phát triển và thu hút sự quan tâm, chú ý của du khách. [8, 37-39]
• Đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngành du lịch.
Khoa Du lịch

13
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

Nhân lực trong du lịch với tư cách là những người tham gia trực tiếp
vào quá trình thực hiện, phục vụ du khách có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát
triển du lịch của một lãnh thổ. Đặc thù của ngành Du lịch là sự kết hợp nhuần
nhuyễn, chặt chẽ giữa tất cả các khâu trong quá trình thực hiện sản phẩm như
ăn, nghỉ, du ngoạn, vui chơi, giải trí, mua sắm. Với tư cách là những người
trực tiếp tham gia vào các quá trình trên, đội ngũ nhân viên trong du lịch phải
thực hiện tốt tất cả các khâu. Chỉ cần một khâu nào xảy ra việc ngoài ý muốn
thì có thể gây ra hàng loạt phản ứng dây chuyền làm mất đi sự phối hợp nhịp
nhàng về cung cấp sản phẩm du lịch, ảnh hưởng đến việc thực hiện hiệu quả
và lợi Ých kinh tế của ngành Du lịch. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
và trong khu vực đã cho thấy khi du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì

bộ máy cán bộ của họ phải được kiện toàn theo hướng tinh gọn, đồng bộ,
mạnh về năng lực và phẩm chất, có trình độ quản lý thành thạo khi đảm
nhiệm chức năng quản lý, có trình độ để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn
với tư cách là chuyên viên hoặc nhân viên.
Nh vậy để du lịch phát triển được thì đội ngũ cán bộ nhân viên trong
ngành Du lịch phải được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Họ phải là những
người có đạo đức nghề nghiệp, có đầu óc nhanh nhạy để bắt kịp với xu thế
phát triển mới của thời đại đồng thời tìm ra những hướng đi mới làm cho hoạt
động du lịch ngày càng trở nên chuyên nghiệp và khẳng định sự tồn tại của nó
trước cơn lốc kinh tế xã hội.
• Các thể chế, chính sách du lịch.
Đây là những điều kiện pháp lý quan trọng cho việc phát triển du lịch,
từ các chủ trương, chính sách có tính chiến lược về phát triển du lịch, phát
triển các nguồn tài nguyên, nhân lực đến các văn bản như Luật đầu tư, Luật
tài nguyên, Luật bảo vệ môi trường, pháp lệnh Du lịch, các quyết định mang
tính pháp lý đối với việc quản lý hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế
xã hội có liên quan.
Khoa Du lịch

14
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

Thể chế, chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển du
lịch đồng thời hướng sự phát triển du lịch phù hợp với chiến lược, quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước, phù hợp với đặc điểm và
điều kiện cụ thể của từng giai đoạn.

Trong mỗi thời điểm, tùy thuộc vào tình hình và xu thế phát triển chung
về kinh tế, xã hội của đất nước và hoạt động du lịch quốc tế, khu vực mà có
những chính sách mới phù hợp được ban hành nhằm tạo ra môi trường tốt
nhất để thu hút khách du lịch. Ví dụ trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ tài
chính khu vực, chính phủ Thái Lan đã có chính sách cho phép hạ giá các tour
du lịch đồng thời tăng cường các hoạt động quảng cáo, các hoạt động dịch vụ
để thu hút lượng khách đến đất nước này. Kết quả là lượng khách quốc tế đến
Thái Lan vẫn tăng 6.9% đạt 7.72 triệu khách năm 1998 trong khi lượng khách
quốc tế đến các nước trong khu vực giảm sút như Sing ga po là -14.3%, Phi
lip pin là -2.5%, In đô nê xi a là -5.5%. Nh vậy đủ để chứng minh rằng những
chính sách, chiến lược phù hợp sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển
du lịch thậm chí trong cả những điều kiện khó khăn nhất.
Ngành Du lịch Việt Nam ra đời và đã phát triển được hơn 40 năm, tuy
nhiên hoạt động du lịch thực sự diễn ra sôi động từ đầu những năm 90 đặc
biệt là từ năm 93 trở lại đây gắn liền với chính sách mở cửa và hội nhập của
Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước coi “phát triển du lịch là một hướng
chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp
phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Pháp lệnh Du lịch Việt Nam
được uỷ ban thường vụ quốc hội khoá X thông qua ngày 8/2/1999 và Chủ tịch
nước ký lệnh công bố ngày 20/9/1999 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
sự nghiệp phát triển du lịch vì pháp lệnh được xem là hành lang pháp lý chính
thức đầu tiên của ngành Du lịch Việt Nam. Cùng với sự ra đời của một số luật
có liên quan, nhiều văn bản quản lý du lịch của Chính phủ, của liên ngành,
của ngành Du lịch được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực
Khoa Du lịch

15
Trần Thị Kim Oanh - BK8



Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

tiễn, nâng cao hiệu quả thực hiện, tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển
du lịch.

1.3.2. Những nhân tố khách quan bên ngoài.
• Nhân tè kinh tế, xã hội, chính trị.
Nhân tố này liên quan mật thiết đến sự phát triển du lịch. Du lịch chỉ có
thể phát triển khi một đất nước có nền kinh tế tiên tiến, xã hội kỷ cương và
tình hình an ninh chính trị ổn định. Thực tế cho thấy các nước có nền kinh tế
chậm phát triển thường bị hạn chế về nhu cầu nghỉ ngơi du lịch. Ngược lại
nhu cầu này ở các nước phát triển rất đa dạng. Khủng hoảng kinh tế mang
tính toàn cầu hay khu vực là mối đe doạ lớn đến sự phát triển du lịch. Đơn cử
nh cuộc khủng hoảng kinh tế tại các nước châu Á xảy ra trong những năm
cuối của thế kỷ XX đã tác động không nhỏ đến số lượng khách du lịch đi đến
các quốc gia khác.
Hoà bình và sự ổn định chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác
dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển du lịch đặc biệt là hoạt động du
lịch quốc tế. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hoà
bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược lại chiến tranh, khủng bố sẽ ngăn
cản hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh tại các điểm du lịch, đi
lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn hại đến môi trường tự
nhiên cũng như môi trường du lịch. Du khách sẽ không dám đi du lịch nếu
nh họ không được đảm bảo và yên tâm về tình trạng an toàn của bản thân.
Chính vì thế trong thời gian chiến tranh, số lượng khách giảm đi rõ rệt. Thí dụ
năm 1937 có 1,6 triệu khách đến thăm Thuỵ Sĩ nhưng đến năm 1944 khi ngọn
lửa của chiến tranh thế giới thứ hai vẫn đang bùng cháy, số khách vào du lịch
xứ sở trung lập này chỉ còn 75 000 người.
Hoà bình rõ ràng là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngược lại du

lịch có tác dụng trở lại việc cùng tồn tại hoà bình. Thông qua du lịch quốc tế
Khoa Du lịch

16
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

con người thể hiện nguyện vọng cháy bỏng của mình là được sống, lao động
trong hoà bình, hữu nghị. [8, 36]
• Nhân tè tự nhiên
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt đến việc thực hiện các chuyến du
lịch hoặc hoạt động du lịch dịch vụ. Ảnh hưởng của khí hậu đến hoạt động du
lịch thể hiện rõ qua tính mùa vụ của du lịch. Mùa du lịch cả năm thích hợp
với loại hình du lịch chữa bệnh ở suối khoáng, du lịch trên núi. Mùa đông là
mùa của các loại hình du lịch thể thao, leo núi, trượt tuyết. Mùa hè thích hợp
cho loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch biển.
Vậy tính mùa vụ của khí hậu đã hạn chế rất nhiều sự hoạt động của du
lịch. Ngoài ra các yếu tố bất thường của khí hậu nh lũ lụt, bão, gió mùa Đông
Bắc, gió Tây khô nóng cũng sẽ cản trở tới kế hoạch du lịch. Chắc hẳn chúng
ta không thể quên được sự tàn phá của đợt sóng thần khi tràn qua một số nước
Đông Nam Á hồi đầu năm. Đợt sóng thần này đã làm cho ngành Du lịch Thái
Lan, Sri Lanka và Maldives bị ảnh hưởng nặng nề. Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA) - cơ quan thương mại lữ hành chính ở châu Á
thông báo: Có tới 283 trong tổng số 6.639 khách sạn ở Thái Lan bị hư hỏng
nặng hoặc bị phá huỷ so với con sè 49/246 của Sri Lanka và 21/84 của
Maldives. Việc đặt phòng tại các khách sạn ở Maldives đã giảm xuống dưới
50%, ở Phuket - Thái Lan chỉ còn khoảng 20% số phòng kín chỗ trong tổng
số 70% khách sạn không bị hư hỏng. Bên cạnh đó số lượng khách du lịch đến

các nước này cũng giảm đi rất nhiều đặc biệt là Thái Lan, số lượng khách du
lịch đến đất nước này đã giảm xuống chỉ còn một phần ba. Và hậu quả của
đợt sóng thần này vẫn còn tồn tại cho đến tận thời điểm hiện tại khi rất nhiều
khách du lịch không dám đến đi du lịch đến bãi biển Phuket xinh đẹp của đất
nước Thái Lan mặc dù quốc gia này đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm
thu hút khách quay trở lại. [16, 2].

Khoa Du lịch

17
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

Nh vậy rõ ràng nhân tố tự nhiên đã gây nên những tác động không nhỏ
đến hoạt động du lịch và đã hạn chế rất nhiều sự phát triển du lịch thế giới nói
chung và du lịch của từng quốc gia nói riêng.


Dịch bệnh

Yếu tố dịch bệnh ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch qua 2 cách :
- Trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng và sự an toàn của du
khách.
- Gián tiếp thông qua việc tác động đến tâm lý của du khách.
Mặc dù không thường xuyên xảy ra nhưng dịch bệnh thường gắn liền
với các tính chất như sự nguy hiểm, mức độ lây lan từ người này sang người
khác. Chính vì thế mỗi khi xảy ra nó thường gây nên tâm trạng hoang mang lo

sợ trong người dân.
Nh phần trên đã trình bày, an toàn khi đi du lịch là yếu tố rất quan trọng
trong việc quyết định đi du lịch của du khách bởi lẽ nó là một trong hai nhu
cầu cơ bản của họ. Người ta không thể an tâm đi du lịch khi tình trạng an toàn
của bản thân bị đe dọa. Khi đến một đất nước hoàn toàn xa lạ bên cạnh sự lo
ngại về trình trạng an ninh thì du khách còn mang thêm sự lo ngại về sức
khỏe nhất là tại những địa điểm đang có dịch bệnh đặc biệt là những căn bệnh
lạ, dễ lây lan. Do đó để đảm bảo an toàn họ thường hạn chế đi du lịch thậm
chí là hủy bỏ chuyến đi.
Bên cạnh đó, khi xảy ra bất kỳ một hiện tượng bất ổn nào thì các tổ
chức xã hội liên quan thường đưa ra các khuyến cáo đối với du khách. Điều
này cũng góp phần hạn chế số lượng khách du lịch.
1.4. DỊCH SARS VÀ SỰ NGUY HIỂM CỦA SARS.

1.4.1. SARS là gì?

Khoa Du lịch

18
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

SARS là tên viết tắt của căn bệnh có tên là hội chứng hô hấp cấp nặng
(Severe Acute Respiratory Syndrome) - một bệnh viêm phổi không điển hình.
Viêm phổi không điển hình là bệnh nhiễm trùng phổi gây nên bởi các
vi sinh vật như Mycoplasma, Legionella và
Chlamydia. Viêm phổi không điển hình gây

sưng và suy yếu phế nang, làm giảm cung
cấp máu tại chỗ cũng như ức chế vận chuyển
oxy dẫn đến khó thở và dần dần là tử vong.
Các triệu chứng chính của SARS bao
gồm:
+ Rét run
+ Đột ngột sốt cao trên 380C. Mặt đỏ, mạch nhanh, chán ăn, đau
đầu, đau người, mỏi ở các chi, cơ lưng, có thể đau quanh hốc
mắt, nổi hạch ngoại biên.
+ Ho thường là ho khan, thở nông, khó thở, nếu nghe phổi sẽ thấy
có tiếng ran rít, ran ngáy.
Nguồn gốc lây bệnh:
+ Đi đến những vùng có ca bệnh SARS trong vòng 10 ngày.
+ Tiếp xúc trực tiếp trong vòng 10 ngày với những người có các
triệu

chứng trên và đã đi đến khu vực bị ảnh hưởng.

1.4.2. Sù nguy hiểm của SARS.
SARS là một bệnh dễ lây. Virut SARS có thể lây lan qua dịch hô hấp
do hắt hơi. Virut cũng có thể lây lan giáp tiếp như tiếp xúc với những đồ vật
có dính dịch bài tiết của cơ thể chứa virut như điện thoại, tay nắm cửa bởi vì
virut có thể sống từ 3 - 6 giờ ngoài cơ thể. Nó có thể dễ dàng lây bệnh cho
những ai có sự tiếp xúc gần gũi với người bệnh nh: các thành viên trong gia
Khoa Du lịch

19
Trần Thị Kim Oanh - BK8



Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

đình, bạn bè, các nhân viên y tế. Họ là những người chăm sóc, sống cùng với
người bệnh hoặc tiếp xúc với chất dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.
SARS là căn bệnh mới, nặng và truyền nhiễm đầu tiên tấn công vào xã
hội toàn cầu. SARS được mô tả sinh động nh là một tình trạng bệnh nhiễm
khuẩn toàn cầu, có thể bùng phát ở bất kỳ quốc gia nào có nguy cơ và bất kỳ
người nào sơ ý tiếp xúc với mầm bệnh. Giống nh các bệnh viêm phổi không
điển hình khác, SARS là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể dẫn tới tử
vong với tỷ lệ cao khoảng 3% - 5%. Có tài liệu cho thấy rằng có thể lên đến
10% đặc biệt là ở những người cao tuổi. Những người bị nhiễm SARS có thể
gây nhiều biến chứng. Thể trạng suy sụp nhanh và tử vong trong vòng vài
ngày. Nguy hiểm nh vậy nhưng hiện nay vẫn chưa tìm ra các biện pháp phòng
ngừa đặc biệt và cũng chưa tìm ra được loại vắc xin chữa khỏi bệnh. Chính
điều này đã làm tăng mức độ nguy hiểm của SARS đồng thời ảnh hưởng
không nhỏ tới tâm lý của người dân và tâm lý khách du lịch.
• KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
Sau phần mở đầu, chương 1 là phần nội dung cơ bản đầu tiên của khoá
luận, là bước đầu tiên dẫn người đọc tới các vấn đề chủ yếu tiếp theo của
khoá luận. Với ý nghĩa nh vậy phần nội dung của chương 1 đã đề cập đến các
vấn đề sau:
- Các định nghĩa, khái niệm liên quan tới nội dung của khoá luận nh:
khái niệm Du lịch, chức năng của du lịch, nhu cầu an toàn của du khách khi đi
du lịch.
- Từ khái niệm ban đầu trên, khoá luận đề cập đến các nhân tố có tác
động trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động du lịch và cung cấp cho người
đọc một số thông tin về căn bệnh SARS - đối tượng có liên quan chính đến
mục đích nghiên cứu của khoá luận.


Khoa Du lịch

20
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

Trên cơ sở các lý thuyết cơ bản trên, chương 1 của khoá luận giúp
người đọc có được cái nhìn tổng quát về nhiều phương diện. Ta có thể thấy
rằng Du lịch đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế chính của
nhiều quốc gia. Sự phát triển của hoạt động du lịch gắn liền với rất nhiều yếu
tố trong đó bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan mà hầu hết các
yếu tố này đều nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Cụ thể ở đây là tình
hình dịch bệnh SARS năm 2003 đã có tác động to lớn đến hoạt động du lịch
của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Ta đã biết sơ qua về bệnh SARS và
sự nguy hiểm của SARS, vậy còn mức độ ảnh hưởng của nó đối với hoạt
động du lịch của Hà Nội nh thế nào? Nội dung chương 2 sẽ trả lời câu hỏi
này.

Khoa Du lịch

21
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HÀ NỘI VÀ
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SARS ĐỐI VỚI DU LỊCH HÀ
NỘI
2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HÀ NỘI THỜI KỲ
TRƯỚC SARS.
Từ những năm 1990 trở lại đây, ngành Du lịch Việt Nam nói chung và
ngành Du lịch Hà Nội nói riêng đã có những bước phát triển đột biến đáng kể
cả về số lượng cũng nh chất lượng. Thời kỳ sau 1990, tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm của lượng khách đến Việt Nam đạt 49,5%/năm. Với tốc độ
như vậy, ngành Du lịch Việt Nam đang bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ
phát triển du lịch trong chu kỳ kinh doanh của du lịch.
Hà Nội có nhiều lợi thế về năng lực phát triển du lịch bao gồm những
lợi thế cả về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên. Vì thế thủ đô
ngàn năm văn hiến luôn là điểm đến đầy hứa hẹn đối với du khách trong và
ngoài nước.

2.1.1. Hiện trạng nguồn khách du lịch đến Hà Nội.
2.1.1.1. Khách du lịch quốc tế.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính
sách kinh tế cởi mở, phù hợp làm cho nền kinh tế xã hội có xu hướng ngày
một tốt hơn. Bên cạnh đó tình hình chính trị của nước ta tương đối ổn định.
Điều này góp phần không nhỏ làm cho số lượng khách quốc tế đến Việt Nam
nói chung và Hà Nội nói riêng hàng năm đều tăng.
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội giai đoạn những
năm đầu thế kỷ XXI rất đáng kinh ngạc với mức độ gia tăng bình quân hàng
Khoa Du lịch

22
Trần Thị Kim Oanh - BK8



Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

năm đạt từ 40% - 50%. Chóng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng tổng kết số
lượng khách quốc tế dưới đây
Bảng 2.1: Lưu lượng khách quốc tế đến Việt Nam và đến Hà Nội
Giai đoạn 2000 - 2002
Đơn vị: Lượt người
Chỉ tiêu

Năm

Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến Hà Nội
% khách quốc tế đến Hà Nội

2000

2001

2002

2.140.000

2.330.791

2.627.988


500.400

700.000

931.000

23,4%

30,5%

35,4%

so với Việt Nam
Nguồn: Tổng cục du lịch và Sở du lịch Hà Nội
Hình 2.1: Lưu lượng khách quốc tế đến Việt Nam và đến Hà Nội
Giai đoạn 2000 – 2002

Nh vậy lượng khách quốc tế đến Hà Nội so với lượng khách vào Việt
Nam nói chung chiếm một tỷ lệ khá lớn. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước vì thế cũng
Khoa Du lịch

23
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và thu hút khách du lịch.

Hơn nữa vào năm 1999, Hà Nội là thành phố duy nhất của khu vực châu Á Thái Bình Dương được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hoà bình”,
Danh hiệu này đã góp phần không nhỏ làm tăng lượng khách quốc tế đến Hà
Nội.
Có thể nói khách du lịch quốc tế đến Hà Nội theo nhiều hướng khác
nhau nhưng chủ yếu là bằng đường hàng không thông qua sân bay quốc tế
Nội Bài. Ngoài ra còn có một số cách khác như đường biển, đường bộ hoặc
đường sắt trên tuyến du lịch xuyên Việt hoặc tuyến du lịch Bắc Bộ. Thị
trường khách du lịch quốc tế của Hà Nội phong phú và đa dạng về quốc tịch
như: Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc một số nước
trong khu vực khối ASEAN như Singapore, Malaixia, Thái Lan.
Bảng 2.2: Số khách du lịch quốc tế đến Hà Nội từ 10 thị trường
hàng đầu (2000 – 2002)
Đơn vị: Lượt người
2000

Tổng sè

2001

Cả nước

Hà Nội

Cả nước

Hà Nội

Cả nước

Hà Nội


2.130.00

500.400

2.330.05

700.000

2.600.00

931.000

0
Trung

2002

0

0

626.476

80.058

675.759

257.211


724.385

355.934

Pháp

86.492

68.118

99.719

83.478

111.546

96.152

Nhật

152.755

44.871

205.113

64.106

279.769


93.925

Mỹ

208.642

30.244

230.405

38.820

259.967

47.664

Óc

61.600

21.335

84.207

29.918

96.624

40.507


Anh

56.355

22.674

64.718

26.365

69.682

33.103

Quốc

Khoa Du lịch

24
Trần Thị Kim Oanh - BK8


Khoá luận tốt nghiệp
Viện đại học Mở Hà Nội

Đức

32.058

16.808


39.122

22.068

46.327

28.516

Đài Loan

212.370

20.876

199.638

19.242

211.072

20.378

Hàn Quốc 53.452

5.409

75.167

3.673


105.060

18.255

Thái Lan

6.077

31.647

8.670

40.999

15.159

26.366

Nguồn: Sở du lịch Hà Nội
Bảng trên cho thấy 10 thị trường hàng đầu của chúng ta là Trung Quốc,
Pháp, Nhật, Mỹ, Óc, Anh, Đức, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan. Lưu lượng
khách đến từ các thị trường này ngày một lớn hơn, tuy nhiên xét trong tổng
lưu lượng khách đến Việt Nam thì số lượng đó đôi khi vẫn còn quá nhỏ.
Ngoài các thị trường truyền thống như thị trường châu Âu (Pháp, Đức, Anh),
thị trường Trung Quốc thì khách từ các thị trường còn lại đến Hà Nội không
nhiều mà chủ yếu vào thành phố Hồ Chí Minh hay các điểm du lịch khác.
Khách du lịch đến từ Pháp hay Đức hầu như đã đến Việt Nam là đến thăm Hà
Nội. Số lượng khách đến Hà Nội chiếm tới 70 - 80% hay cũng phải 40 - 50%
tổng lượng khách Pháp, Đức, Anh vào Việt Nam. Lí do là đối với du khách

châu Âu, Hà Nội đã là một cái tên quen thuộc qua các chiến công lẫy lừng từ
thời kháng chiến chống Pháp, vì thế nhiều người Pháp thích đến đây để ôn lại
những kỷ niệm xưa khi họ đến đây chiến đấu. Đây cũng là lý do khách du lịch
Mỹ đến Hà Nội, nhiều người trong số họ là những cựu chiến binh từ thời
chiến tranh hai nước và họ đến Hà Nội để thăm lại nơi đã gắn bó tuổi trẻ của
mình.
Lưu lượng khách Trung Quốc vào Hà Nội năm 2001 đã tăng vọt từ 12
lên tới 38% tổng lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam. Có lẽ đạt được kết
quả này là nhờ vào sự thông thương giữa hai nước, nhờ lợi thế “núi liền núi,
sông liền sông” giao thông đi lại dễ dàng, Đảng và Nhà nước hai bên lại có
những chính sách, chủ trương tạo điều kiện cho cho du lịch hai nước phát
triển. Tuy nhiên khách du lịch Trung Quốc không được coi là thị trường mục
Khoa Du lịch

25
Trần Thị Kim Oanh - BK8


×