Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 112 trang )

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT
Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận
một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế
giới. Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự suy thoái và cạn kiệt
dần nguồn tài nguyên. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giới ngày
nay là do các hoạt động kinh tế – xã hội. Các hoạt động này, một mặt đã cải thiện chất
lượng cuộc sống con người và môi trường, mặt khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề
như: khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thái chất lượng môi
trường khắp nơi trên thế giới.
Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là một trong những ngành công nghiệp hàng
đầu của nước ta và tiềm năng phát triển của ngành này vô cùng to lớn. Theo xu hướng
phát triển chung của thế giới thì nhu cầu tiêu thụ cao su ngày càng tăng. Cao su được sử
dụng hầu hết trong các lĩnh vực từ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đến nhu cầu nhiên liệu
công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài tiềm năng công nghiệp, cây cao su còn có tác dụng
phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ tài nguyên đất tránh rửa trôi, xói mòn, tạo môi
trường không khí trong lành. Tính đến năm 2009 diện tích cây cao su ở nước ta đạt gần
520.000 ha, sản lượng 450.000 tấn. Theo quy hoạch tổng thể với nguồn vốn vay ngân
hàng thế giới đến năm 2010 diện tích cây cao su sẽ đạt tới 700.000 ha, sản lượng
khoảng 600.000 tấn. Hiện nay để chế biến hết lượng cao su thu hoạch từ vườn cây thì
đã có rất nhiều nhà máy với công suất từ 500 – 12.000 tấn/năm đã được nâng cấp và
xây dựng mới tại nhiều tỉnh phía nam, nhưng được tập trung nhiều ở các tỉnh miền
đông như: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương. Hiện nay nước ta là nước xuất khuẩu
cao su đứng thứ 6 trên thế giới và cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu
chiến lược mang lại hàng triệu USD cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho
hàng ngàn công nhân làm việc cho nhà máy và hàng ngàn công nhân làm việc trong các
nông trường cao su. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần và sẽ không bền
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-1-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt


vững nếu không kết hợp yếu tố môi trường – xã hội. Ở nước ta, ước tính hàng năm
ngành chế biến mủ cao su thải ra khoảng 5 triệu m
3
nước thải. Lượng nước thải này có
nồng độ các chất hữu cơ dễ bị phân hủy rất cao như acid acetic, đường, protein, chất
béo… Hàm lượng COD, BOD khá cao được xả ra nguồn tiếp nhận mà chưa được xử lý
hoàn toàn ảnh hưởng trầm trọng đến thủy sinh vật trong nước. Ngoài ra vấn đề mùi hôi
phát sinh do các chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí tạo thành mercaptan và H
2
S ảnh
hưởng môi trường không khí khu vực xung quanh. Do đó vấn đề đánh giá và đưa ra
phương án khả thi cho việc xử lý lượng nước thải chế biến mủ cao su được nhà nước và
chính quyền địa phương quan tâm một cách đầy đủ.
II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thiết kế một hệ thống xử lí nước thải cho nhà máy cao su Lộc Ninh – Bình
Phước với công suất 500m
3
/ngày đêm với dây chuyền và thiết bị hiện đại, đảm bảo
nguồn nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột B (TCVN 5945-2005) nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường do nước thải sinh ra.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Tổng quan về ô nhiễm môi trường do sản xuất cao su.
- Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải.
- Lựa chọn thiết kế công nghệ xử lý nước thải và tính toán hệ thống xử lý nước
thải công suất 500m
3
/ngày.đêm.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tổng hợp, phân tích những tài liệu, số liệu thu thập được

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Tham quan một số hệ thống xử lý nước thải.
V. GIỚI HẠN LUẬN VĂN
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-2-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và không có điều kiện tiến hành các thí
nghiệm cụ thể đối với nước thải. Do tính toán đều dựa trên cơ sở tham khảo tài liêu,
tham khảo các luận văn trước đây nhằm phân tích các chỉ tiêu cần thiết, trên cơ sở lý
thuyết đề xuất công nghệ xử lý và tính toán thiết kế các công trình đơn vị. Công thức và
thông số tính toán chủ yếu tham khảo trong các sách kỹ thuật xử lý nước thải.
VI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài thực hiện nhằm giải quyết vấn đề nước thải cho nhà máy cao su Lộc
Ninh- Bình Phước.
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-3-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CAO SU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
1.1.1 Lịch sử phát triển cao su ở Việt Nam
Cây cao su được tìm thấy ở Mỹ bởi Columbus trong khoảng năm1493 – 1496.
Brazil là quốc gia xuất khẩu cao su đầu tiên vào thế kỷ thứ 19 (Websre and Baulkwill,
1989). Ở Việt Nam, cây cao su (Hevea brasiliensis) đầu tiên được trồng vào năm 1887.
Trong khoảng thời gian từ năm 1900 đến 1929 thực dân Pháp đã phát triển cây cao su ở
Việt Nam. Cuối năm 1920 tổng diện tích cây cao su ở Việt Nam khoảng 7000 ha với
sản lượng cao su 3000 tấn/năm.
Cùng với sự phát triển công nghiệp cao su trên thế giới, trong suốt những năm
1920 – 1945, chính quyền thực dân Pháp nhanh chóng gia tăng diện tích cao su ở Việt
Nam với tốc độ 5.000 – 6.000 ha/năm. Cuối năm 1945 tổng diện tích cao su là 138.000
ha với tổng sản lượng 80.000tấn/năm. Sau khi được độc lập vào năm 1945, chính phủ

Việt Nam tiếp tục phát triển công nghiệp cao su và diện tích cây cao su gia tăng vài
trăm ngàn ha.
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, ngành chế biến mủ cao su là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng đứng thứ 2 ở nước ta (sau xuất khẩu gạo). Điều kiện về khí hậu
và đất thuận lợi kết hợp vơi( ứng dụng công nghệ mới đã góp phần cho sự thành công
này. Năm 1999 có 21 công ty cao su và 29 nhà máy chế biến mủ với tổng diện tích cây
cao su 300.000 ha và sản lượng 169.567tấn/năm (tốc độ phát triển 1996/1998 là
12.000 tấn/năm). Tính đến năm 2009 diện tích cây cao su ở nước ta đạt gần 520.000 ha,
sản lượng 450.000 tấn. Theo quy hoạch tổng thể với nguồn vốn vay ngân hàng thế giới
đến năm 2010 diện tích cây cao su sẽ đạt tới 700.000 ha, sản lượng khoảng 600.000
tấn. Hiện nay để chế biến hết lượng cao su thu hoạch từ vườn cây thì đã có rất nhà máy
với công suất từ 500 – 12.000 tấn/năm đã được nâng cấp và xây dựng mới tại nhiều
tỉnh phía nam, nhưng được tập trung nhiều ở các tỉnh miền đông như: Đồng Nai, Bình
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-4-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Phước, Bình Dương. Hiện nay nước ta là nước xuất khẩu cao su đứng thứ 6 trên thế
giới và cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang lại hàng
triệu USD cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân làm việc
cho nhà máy và hàng ngàn công nhân làm việc trong các nông trường cao su.
1.1.2 Tình hình xuất khẩu cao su ở Việt Nam những năm gần đây
Cùng với sự tăng giá của thị trường cao su thế giới, giá cao su xuất khẩu của
nước ta trong tháng 8/2009 cũng liên tục tăng. Trong đó, giá cao su SVR3L tăng 111
USD/T so với tháng trước, đạt mức 1.731 USD/T. Đáng chú ý, một số lô hàng chủng
loại cao su này xuất sang thị trường Trung Quốc đạt trên 1.900 USD/T, DAF, Móng
Cái và đạt trên 1.800 USD/T, FOB cảng phía Nam. Ngoài ra, giá xuất khẩu cao su
SVR3L sang Hàn Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng khá mạnh. Bên cạnh đó, giá
xuất khẩu một số chủng loại cao su khác cũng tăng so với giá xuất khẩu tháng trước
như SVR10 tăng 98 USD/T, đạt trung bình 1.554 USD/T, SVR20 tăng 102 USD/T, đạt
1.581 USD/T, SVRL tăng 5 USD/T, đạt 1.703 USD/T và cao su hỗn hợp tăng 186

USD/T, lên mức 1.713 USD/T.
Theo Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn , trong 7 tháng đầu năm, nước ta
đã xuất khẩu được 316.000 tấn mủ cao su, trị giá 453 triệu USD. Như vậy so với cùng
kỳ năm 2008, khối lượng vẫn tăng 2,55% nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu giảm tới
44%.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam: Hơn nửa đầu năm
nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của ngành cao su Việt Nam, chiếm
67,5% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với hơn 161.000 tấn, trị giá 233,9
triệu USD. Đặc biệt từ giữa tháng 7 tới nay, lượng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc
tăng lên rõ rệt (khoảng 800 tấn/ngày, tăng hơn 200 tấn/ngày so tháng 6) giá cũng tăng
nhẹ.
Hiệp Hội cao su cho biết, hiện nước ta vẫn chủ trương đa dạng hoá các thị
trường xuất khẩu, bán hàng cho nhiều nước khác, song hiện nay thị trường Trung Quốc
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-5-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, cộng với việc nước này đã phục hồi
kinh tế, thì việc xuất khẩu sang Trung Quốc được coi là một lợi thế lớn đối với nước ta.
Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2009
lượng cao su của nước ta xuất khẩu tăng khá mạnh đây là tháng có khối lượng xuất
khẩu cao nhất trong thời gian qua. Với lượng xuất khẩu cao su các loại trong tháng
6/2009 đạt 67.414 tấn với kim ngạch 99,24 triệu USD, tăng 54,52% về lượng và tăng
53,44% về kim ngạch so với tháng trước. Còn so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 29,1%
về kim ngạch nhưng lại tăng 39,4% về lượng.
Tính đến hết tháng 6/2009, tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước đạt hơn
251 nghìn tấn, với kim ngạch 357,86 triệu USD, tăng 6,27% về lượng song lại giảm
đến 40,25% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Lượng xuất khẩu các chủng loại
cao su trong 6 tháng đầu năm nhìn chung vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá. Tuy nhiên do
giá giảm nên kim ngạch xuất khẩu giảm. Giá xuất khẩu trung bình các loại cao su trong
tháng 6 này đạt 1.482 USD/T, giảm 49,15% so với giá xuất khẩu tháng 6/2008.

Những tháng trong quý II/2009, giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới đã
liên tục tăng sau một thời gian dài giảm giá. Một phần do kinh tế thế giới đang dần
phục hồi đã đẩy nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu phục hồi nhanh. Bên cạnh đó, 3 nước
sản xuất cao su lớn nhất thế giới là Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã thống nhất cắt
giảm khoảng 6,2% sản lượng khai thác, khiến sản lượng cao su thiên nhiên thế giới
năm 2009 giảm còn 9,36 triệu tấn so với mức xấp xỉ 10 triệu tấn năm 2008. Sản lượng
xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2009 của Thái Lan, Indonesia và Malaysia giảm đến
gần 35% so với cùng kỳ năm 2008, động thái này đã giúp giá cao su thiên nhiên phục
hồi khá nhiều. Trong đó, nước ta cũng đã có kế hoạch cắt giảm 31% sản lượng cao su
khai thác cao su khai thác xuống còn 450.000 tấn năm 2009 so với 650.000 tấn của năm
2008.
Nhìn chung, lượng cao su các loại xuất khẩu trong tháng 6/2009 hầu hết là tăng
so với tháng trước. Chủng loại cao su xuất khẩu nhiều nhất trong tháng vẫn là SCR3L
với lượng xuất khẩu đạt 21.942 tấn với kim ngạch 35,12 triệu USD tăng 43,83% về
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-6-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
lượng và tăng 42,3% về kim ngạch so với tháng trước, mặc dù giảm 19,27% về lượng
nhưng lại tăng đến 56,35% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung 6 tháng
đầu năm 2009, lượng cao su SVR3L xuất khẩu được 98.534 tấn với kim ngạch 146,76
triệu USD, tăng nhẹ 6,77% về lượng nhưng lại giảm đến 41,03% về kim ngạch.
Lượng xuất khẩu cao su loại SVRL trong tháng 6/2009 chỉ đạt 368 tấn với kim
ngạch 630 nghìn USD, nhưng tốc độ tăng trưởng lại khá mạnh tăng đến 1.740% về
lượng và 1.010% về kim ngạch so với tháng trước, còn so với cùng kỳ năm ngoái thì có
giảm 34,48% về kim ngạch nhưng lại tăng nhẹ 10,18% về lượng.
Trong tháng 6/2009 Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu chiếm tỉ trọng
cao nhất, chiếm gần 69% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, tiếp đến là Hàn
Quốc, Malaysia, Đài Loan và Đức chiếm thị phần từ 3-4%.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Hàn Quốc tháng 6/2009 cũng tăng khá so với
tháng 5/2009, tăng đến 96,7% về lượng và 89,85% về kim ngạch, dẫn đến lượng cao su

xuất khẩu trong tháng đạt 3.517 tấn với kim ngạch 4,79 triệu USD, nâng tổng lượng
cao su xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm đạt 12.501 tấn với kim ngạch
16,33 triệu USD, giảm 4,27% về lượng và 44,66% về trị giá so với 6 tháng năm 208.
Tính chung trong 6 tháng năm 2009, có tất cả 303 doanh nghiệp tham gia xuất
khẩu cao su các loại sang các thị trường khác nhau trên thế giới. Có đến 81 doanh
nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD trong 6 tháng năm 2009.
Nguồn : />1.1.3 Thành phần hóa học của cao su
Mủ cao su là hỗn hợp các cấu tử cao su nằm lơ lửng trong dung dịch gọi là nhũ
thanh hoặc serium. Hạt cao su hình cầu có đường kính d < 0,5 µm chuyển động hỗn
loạn (chuyển động Brown) trong dung dịch. Thông thường 1 gram mủ có khoảng
7,4.10
12
hạt cao su, bao quanh các hạt này là các protein giữ cho latex ở trạng thái ổn
định.
 Thành phần hoá học của latex :
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-7-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Phân tử cơ bản của cao su là isoprene polymer (cis-1,4-polyisoprene [C
5
H
8
]n) có
khối lượng phân tử 10
5
-10
7
. Nó được tổng hợp từ cây bằng một quá trình phức tạp của
carbohydrate. Cấu trúc hoá học của cao su tự nhiên (cis-1,4-polyisoprene).
Bảng 1.1 : Thành phần hóa học và vật lý của cao su Việt Nam

Thành phần Phần trăm %
Cao su 28 – 40
Protein 2,0 – 2,7
Đường 1,0 – 2,0
Muối khoáng 0,5
Lipit 0,2 – 0,5
Nước 55 – 65
Mật độ cao su 0,932 – 0,952
Mật độ serium 1,031 – 1,035
Tất cả các thông số được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm trọng lượng ướt. Trọng lượng riêng
tấn/m
3
 Cấu trúc tính chất của thể giao trạng:
Tổng quát, latex được tạo bỡi những phần tử phân tán cao su (pha bị phân tán) nằm lơ
lững trong chất lỏng (pha phân tán) gọi là serum.Tính phân tán ổn định này có được là do các
protein bị những phần tử phân tán cao su trong latex hút lấy, ion cùng điện tích sẽ phát sinh lực
này giữa các hạt tử cao su.
 Pha phân tán- Serum:
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-8-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Serum có chứa một phần là những chất hợp thành trong thể giao trạng, chủ yếu là protein,
phospholipit, một phần là những hợp chất tạo thành dung dịch thật như: muối khoáng,
heterosid với methyl-1 inositol hoặc quebrachitol và các acid amin với tỉ lệ thấp hơn.
Trong serum hàm lượng thể khô chiếm 8 - 10%. Nó cho hiệu ứng Tyndall mãnh liệt nhờ
chứa nhiều chất hữu cơ hợp thành trong dung dịch thể giao trạng. Như vậy serum của latex là
một di chất nhưng nó có độ phân tán mạnh hơn nhiều so với độ phân tán của các hạt tử cao su
nên có thể coi nó như một pha phân tán duy nhất.
 Pha bị phân tán- hạt tử cao su:
Tỉ lệ pha phân tán hay hàm lượng cao su khô trong latex do cây cao su tiết ra cao nhất đạt

tới 53% và thấp nhất là 18%( phân tích của Viện khảo cứu cao su Đông Dương trước nay).
Hầu hết các hạt tử cao su có hình cầu, kích thước không đồng nhất: ở giữa đường kính 0,6
micron và số hạt 2x10
8
cho mỗi cm
3
latex, 90% trong số này có đường kính dưới 0,5 micro.
1.1.4 Sản phẩm từ cao su thiên nhiên.
Trong các nguyên liệu chủ chốt của ngành công nghiệp, cao su xếp vị trí thứ tư sau dầu
mỏ, than đá và gang thép. Sản phẩm từ cao su thiên nhiên đa dạng, chia làm 5 nhóm chính:
• Cao su làm vỏ ruột xe: xe tải, xe hơi , xe gắn máy, xe đạp, máy cày và các loại máy
nông nghiệp, máy bay… chiếm 70 % tổng lượng cao su thiên nhiên trên thế giới.
• Cao su công nghiệp dùng làm các băng chuyền tải, đệm, đế giảm sóc, khớp nối,
lớp cách nhiệt, chống ăn mòn trong các bể phản ứng ở nhiệt độ cao… chiếm 7% tổng lượng
cao su.
• Các ứng dụng hàng ngày rất quan trọng như : ao mưa, giày dép, mủ, ủng, phao
bơi lội, phao cứu nạn… nhóm này chiếm 8% tổng lượng cao su.
• Cao su xốp dùng làm gối, đệm, thảm trải sàn … nhóm này chiếm 5%.
• Một số sản phẩm: dụng cụ y tế, dụng cụ phẫu thuật, thể dục thể giao, dây thun, chất
cách điện, dụng cụ nhà bếp, tiện nghi gia đình, keo dán… nhóm này chiếm khoảng 10%.
1.2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU LỘC NINH – BÌNH
PHƯỚC
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-9-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Tên công ty: CÔNG TY CAO SU LỘC NINH
Địa chỉ:
Thị trấn Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình
Phước
Điện thoại: (84-651) 567209-568905-567208

Fax: (84-651) 568939
Email:
Website:
Giám đốc: Ông. Nguyễn Bá Tòng
Ngành nghề, Nhóm mặt hàng sản
xuất, Kinh doanh chủ yếu
Trồng trọt, công nghiệp hóa chất phân bón và cao
su, thương nghiệp bán buôn ...
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-10-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Cơng ty cao su Lộc Ninh thuộc Tập đồn Cơng Nghiệp Cao Su Việt Nam là đơn
vị vùng sâu, vùng xa, giáp biên giới Campuchia. Qua q trình xây dựng và phát triển,
hiện cơng ty có gần 9.500ha cao su với 4.567 cán bộ cơng nhan viên (gần 400 người là
đồng bào dân tộc).
Trong 9 tháng đầu năm 2006, Cơng ty cao su Lộc Ninh đã thực hiện khai thác
được 11.324 tấn mủ, đạt 73,1% kế hoạch năm, đứng thứ 2 tồn ngành (Cơng ty cao su
Tây Ninh đạt 75%), so với cùng kỳ tăng hơn 13,45% (tăng 2.166 tấn).
Các đơn vị đạt kế hoạch cao như: Nơng trường 7 thực hiện 75,11% kế hoạch
năm, Nơng trường 3 thực hiện lại đều đạt tỷ lệ trên 13%. Các nơng trường cũng tăng
cường kiểm tra, gia cố máng che mưa72,61%. Đặc biệt là các nơng trường đều bảo đảm
quy trình kỹ thuật cạo về độ sâu, khống chế độ hao dăm, vệ sinh mặt cạo, vườn cây
thơng thống. Qua kiểm tra tay nghề, tồn cơng ty có 2.683 cơng nhân đạt loại giỏi,
chiếm tỷ lệ 86,05%. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện tốt cơng tác quản lý và bảo vệ vườn
cây nên cơng ty đạt tỷ lệ mủ tạp cao. Cụ thể là Nơng trường 7 đạt 19,57%, Nơng trường
3 đạt 16,35%, Nơng trường 2 đạt 15,87%, Nơng trường 1 đạt 14,99% và các nơng
trường còn, màng phủ chén thường xun. Cơng ty đang phối hợp cùng Viện nghiên
cứu cao su để lấy mẫu DRC theo dõi sản lượng để đánh giá hiệu quả của việc kích thích
mủ bằng phương pháp Rrimflow đã bơm khí theo định kỳ vào cuối năm.Nhờ đó, năm
2006, Cơng ty cao su Lộc Ninh sẽ đạt năng suất 2,1 tấn/ha, đứng thứ 2 sau Cơng ty cao

su Tây Ninh dự kiến đạt 2,3 tấn/ha. Các cơng ty cao su Bình Long, Đồng Phú, Tân
Biên, Phước Hòa cũng dự kiến sẽ đạt năng suất 2 tấn/ha. P.T
Nguồn: />cmd=130&art=1161826820695&cat=1123266987222
1.2.Quy trình sản xuất cao su
1.2.1 Quy trình công nghệ sơ chế mủ cốm từ mủ nước
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-11-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
• Bảo quản mủ:
Mủ được vận chuyển từ vườn cây cao su về phải được giữ ở trạng thái ổn định hoàn
toàn lỏng. Để đảm bảo mủ không bị đông trước khi về đến khu vực chế biến,
SVTH: Nguyễn Phương Bình
Bể hổn hợp (chứa
mủ)
nước)
Mương đánh đông
(cho axit)
axit)
Cán – Vắt - Ép
Cán tạo tờ
Băm cốm
Sàn rung
Sấy khô
Cân
Ép kiện
Bao bì đóng gói
Toàn kho
Nước thải
Nước thải
Nước thải

Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải
-12-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
người ta thường thêm vào một số hóa chất chống đông NH
4
OH ngay trong chén hứng
mủ (vào mùa mưa), hoặc trong các bồn chứa mủ để vận chuyển về nhà máy. Mủ tạp
được phân loại theo phẩm chất và đựng riêng trong các bao sạch. Thông thường người
ta phân loại riêng mủ vỏ, mủ dây và mủ chén, không để lẫn với mủ đất. Tùy theo kích
thước và màu sắc mà mủ chén cũng được phân thành nhiều loại khác nhau, ví dụ như
mủ trắng, mủ bị sậm màu (do bị ô xy hóa) nhằm tách biệt những loại mủ cho ra cao su
thành phẩm với chất lượng khác nhau. Cao su thành phẩm chất lượng cao (tính năng cơ
lý cao) do mủ được chế biến cẩn thận và sạch sẽ từ khâu thu gom, chuyên chở và tồn
trữ trong nhà máy trước khi chế biến.
• Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu
Mủ vận chuyển từ vườn cây về nhà máy bằng các xe bồn chuyên dụng, được đưa vào
bể khuấy lớn. Tại đây mủ được khuấy trộn để đồng nhất Latex từ các nguồn khác nhau.
Công đoạn kiểm tra sơ khởi việc tiếp nhận mủ được thực hiện bằng cách đo DRC - hàm
lượng mủ khô (Dry Rubber Content) và hàm lượng NH
3
còn lại trong mủ.
Mủ tạp nếu để ngoài trời dễ bị ô xy hóa, đặc biệt nếu phải chịu tác động dưới ánh sáng
mặt trời, làm cho chất lượng mủ thành phẩm giảm sút. Vì vậy, khi về đến nhà máy sẽ
được phân loại, ngâm trong các hồ riêng biệt để tránh bị ô xy hóa và rửa để loại bớt
một phần chất bẩn. Tùy theo chất lượng của mủ tạp mà có thể được ngâm trong nước
tối thiểu là 12 giờ và tối đa là 7 ngày. Ngoài việc ngâm trong nước, mủ tạp cũng có thể
ngâm trong một số dung dịch hóa chất để tránh phá hủy cao su như axit Clohidric, axit

oxalic, các chất chống lão hóa khác...
Các loại mủ dây, mủ đất được tách riêng và thường được rửa bằng giàn máy rửa
chuyên dụng có sử dụng các loại dung dịch hóa chất thích hợp để tẩy các chất bẩn loại
bỏ các tạp chất.Mủ nước được lọc qua lưới có kích thước 40 lỗ/inch và lọc tinh 80
lỗ/inch nhằm loại ra các khối mủ đông trong khi chuyên chở và các mảnh vụn, cành, lá,
cùng các chất lạ khác trong mủ, sau đó xả vào bể chứa.
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-13-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Tại bể chứa, sau khi làm đồng nhất người ta sẽ để lắng khoảng từ 0,5 - 1 giờ để gạn các
chất rắn, cát, sau đó pha loãng đến DRC 25% trước khi đánh đông.
Lượng axit acetic hay axit foocmic đánh đông thường được xác định dựa trên hàm
lượng cao su khô, axit pha loãng đến 1% được cho chảy qua từng mương đánh đông để
pH mủ loãng đạt 4,5 - 5. Mủ sẽ đông sau 6 - 8 giờ trong mương đánh đông. Nước
được xả vào mương cho mủ đông nổi lên mặt mương.
Công đoạn 2: Gia công cơ học
Sau khi đánh đông, mủ được đưa qua dàn máy cán kéo di động trên mương dẫn qua
băng tải đến 3 máy cán để cán mỏng, loại bỏ axit, serum trong mủ. Do yêu cầu và
nhiệm vụ của từng nhà máy nên mỗi máy có chiều sâu và rãnh của trục cán khác nhau,
khe hở trục khác nhau, giảm dần theo thứ tự máy cán, máy cán crep, rồi cuối cùng là
máy cán băm liên hợp rồi đến máy cán cắt và tạo hạt.
Qua máy cán băm tinh (liên hợp), mủ được băm nhỏ thành các hạt có đường kính
khoảng 10mm, rồi đưa vào hồ nước rữa. Sau đó cốm được bơm chuyển lên sàng rung
để tách nước, rồi được đưa vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.
• Công đoạn 3: Gia công nhiệt
Mủ cốm được đẩy vào lò sấy, sau 13 - 17 phút ở nhiệt độ từ 98 - 100
o
C (tùy thuộc vào
chất lượng mủ đánh đông), đưa qua hệ thống làm nguội bằng quạt khoảng 15phút trước
khi ra khỏi lò sấy.

• Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm
Ra khỏi lò sấy, sản phẩm được phân loại, ép kiện cân 33,3kg ép kiện, đóng bao FE,
đóng kiện, rồi đưa vào kho chứa.
1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất từ mủ tạp
Xử lý nhiên liệu:
Do mủ tạp có chứa nhiều tạp chất nên phải được phân loại theo chất lượng và ngâm rửa nhiều
lần trước khi chế biến.
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-14-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Gia công cơ học:
Sau khi ngâm rửa, mủ được đưa vào các máy cắt miếng, máy băm, 4 máy cán (tùy theo chất
lượng mà mủ tạp sẽ được cán 3 hoặc 4 lần).
Giữa các máy là các bể chứa nước để có thể rửa sạch tạp chất khỏi mủ tạp. Sau
đó, mủ được chuyển qua máy cán băm liên hợp tạo hạt và các đoạn tiếp theo, từ
đó được tiến hành tương tự như sản phẩm mủ nước.
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-15-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
SVTH: Nguyễn Phương Bình
Mủ tạp

Bể ngâm, rửa
Cán – Vắt - Ep
Cán tạo tờ
Băm cốm
Sàn rung
Sấy khô
Cân
Ép kiện

Bao bì đóng gói
Toàn kho
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải
-16-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
2. THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI SƠ CHẾ MỦ CAO SU
Nước thải chế biến mủ cao su chủ yếu chứa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy
sinh học, như các loại axit béo dễ bay hơi (axit acetic / axit formic), các loại đường,
đạm, chất béo và một số khoáng chất khác. Trên cơ sở các chất nói trên, nước thải chế
biến mủ cao su, về nguyên tắc là thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Nhưng nước
thải thô cũng chứa các hạt cao su chưa keo tụ với nồng độ rất cao. Bởi vì các hạt cao su
này có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình xử lý sinh học kị khí, hiếu khí, nên chúng cần
phải được tách ra khỏi nước thải trước khi đưa vào xử lý sinh học.
 Nước thải sản xuất của nhà máy chủ yếu từ hai nguồn chính là:
- Nước thải từ phân xưởng sản xuất mủ cốm: bao gồm nước thải từ các mương đánh
đông, máy cắt, ép...
- Nước thải từ phân xưởng mủ tạp: bao gồm nước thải bể ngâm mủ tạp, nước thải từ
máy cán, cắt...
- Nước thải từ phân xưởng mủ cốm thải ra liên tục trong thời gian sản xuất. Lưu
lượng nước thải lớn nhất vào lúc xả nước các mương, bồn... khi làm vệ sinh cuối ca
làm việc.
- Nước thải từ phân xưởng mủ Crep thải ra chủ yếu khi cán, cắt và xả hồ ngâm mủ
tạp. Chế độ thải nước không đều mà bị ngắt quảng theo chế độ sản xuất, phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu. Nước thải xe bồn được thải gián đoạn, chỉ thải khi xúc rửa xe.

- Nước rửa trong qui trình mủ tạp sẽ chứa các chất rắn như bụi đất, rác, các chất bẩn
khác bám dính trên mủ khi thu gom về nhà máy. Nước thải từ mương đánh đông
thường mang các hóa chất hòa tan trong nó như tác nhân bảo quản, amoniac, axit
formic hoặc axit axetic, các chất hữu cơ, các hạt mủ chưa kịp đông….
Bảng 1.1: Kết quả phân tích nước thải cao su Lộc Ninh – Bình Phước
Số TT Chỉ tiêu phân
tích
Đơn
vị
Kết quả TCVN(5945 –
2005 ) loại B
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-17-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
1 Mùi, màu - Màu trắng đục,
mùi hôi.
Không khó
chịu
2 pH - 4,5 – 5,5 5,5 – 9
3 BOD
5
Mg/l 906 50
4 COD Mg/l 1256 80
5 NH
3
Mg/l 116 10
6 SS Mg/l 130 100
 Khả năng gây ô nhiễm của nước thải chế biến mủ cao su:
- Khi có sự phân hủy yếm khí thì gây ra mùi hôi thối ( sinh ra H
2

S và mercaptan);
- Làm tăng độ đục nguồn nước tiếp nhận.
- Làm giảm nồng độ oxi hoà tan của nguồn tiếp nhận do nước thải chứa hàm lượng
chất hữu cơ cao, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh vật nguồn nước tiếp nhận.
- Gây ô nhiễm tầng nước ngầm khi ngấm xuống đất, làm tăng nồng độ NO
2
trong
nước ngầm.
- Gây hiện tượng phú dưỡng cho nguồn tiếp nhận do nước thải có chứa hàm lượng
N, P cao.
 Nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn
- Theo tính toán thống kê của nhiều quốc gia đang phát triển khối, lượng chất ô
nhiễm do mỗi người ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như sau:
BOD
5
45 – 54 (g/người/ngày)
COD 72 – 102 (g/người/ngày)
Chất rắn lơ lửng 70 – 145 (g/người/ngày)
Dầu mỡ 10 – 30 (g/người/ngày)
Tổng Nitơ 6 – 12 (g/người/ngày)
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-18-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- Nếu mỗi ngày trung bình mỗi người sử dụng 100 lít nước thì lượng nước thải sinh
hoạt sẽ rất nhiều. Khi so sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính với tiêu chuẩn thải công
nghiệp TCVN 5945 – 2005 với nguồn nước loại B thì nước thải sinh hoạt có nồng độ
các chất ô nhiễm đều cao hơn tiêu chuẩn thải nhiều lần, do vậy nước thải sinh hoạt
cũng cần phải được xử lý trước khi xả ra môi trường để tránh gây ô nhiễm cho nguồn
nước tiếp nhận.
 Nước mưa:

Vào mùa mưa, lượng nước mưa cao, nước thoát không kịp sẽ tràn qua các khu
vực hoạt động của nhà máy, cuốn theo các chất rắn, dầu mở, đất cát và các hóa chất
khác có thể gây ô nhiễm đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh vật
trong khu vực.
Tuy nhiên nước được qui ước là sạch, sau khi qua công đoạn lắng lọc tại các
hố ga được phép thải ra ngoài môi trường.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-19-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
2.1. XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC
Trong nước thải thường có các loại tạp chất rắn cỡ khác nhau bị cuốn theo như
rơm cỏ, gỗ mẫu, bao bì chất dẻo, giẻ, dầu mỡ nổi, cát, sỏi, các vụn gạch ngói… Những
loại tạp chất này dùng các phương pháp xử lý cơ học là thích hợp.
Các công trình xử lý cơ học thường được chọn sẽ được giới thiệu trong bảng 2.1
sau đây:
Bảng 2.1: Các công trình thường được chọn trong xử lý cơ học
STT Công trình Áp dụng
1 Song chắn rác
Giữ lại các vật thô như giẻ, rác, vỏ hộp, mẩu đất đá, gỗ…
ở trước song chắn.
2 Lưới lọc
Đặt sau song chắn rác để có thể loại bỏ các tạp chất rắn có
kích cỡ nhỏ hơn, mịn hơn.
3 Bể lắng cát
Nước qua bể lắng cát, dưới tác dụng của trọng lực, cát
nặng sẽ lắng xuống đáy và kéo theo một phần chất đông
tụ.
4 Bể tách dầu mỡ
Tách dầu mỡ lẫn trong nước thải của một số xí nghiệp ăn

uống, chế biến bơ sữa, các lò mổ, xí nghiệp ép dầu…
5 Bể lọc cơ học
Lọc được dùng trong xử lý nước thải để tách các tạp chất
phân tán nhỏ khỏi nước mà bể lắng không lắng được.
2.2 XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ VÀ HÓA HỌC
Cơ sở của phương pháp hóa học là các phản ứng hóa học, các quá trình hóa lí
diễn ra giữa chất bẩn với hóa chất cho thêm vào. Các phương pháp hóa học là oxi hóa,
trung hòa, đông keo tụ. Những phản ứng xảy ra là phản ứng trung hòa, phản ứng oxi
hoá - khử, phản ứng tạo chất kết tủa hoặc phản ứng phân huỷ các chất độc hại.
Các công trình thường được chọn trong các quy trình công nghệ xử lý hóa lí và hóa học
sẽ được giới thiệu trong bảng 2.2 sau đây:
Bảng 2.2: Các công trình thường được chọn trong xử lý hóa lí và hóa học
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-20-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
STT Công trình Áp dụng
1 Bể trung hoà
Dùng các dung dịch acid hoặc muối acid, các dung dịch
kiềm hoặc muối oxit kiềm để điều chỉnh pH về khoảng
thuận lợi cho các công trình xử lý sau.
2 Bể keo tụ
Tách các hạt chất rắn huyền phù có kích thước nhỏ ở dạng
keo không thể lắng được.
3 Tháp hấp phụ
Dùng loại bỏ hết các chất bẩn hòa tan vào nước mà
phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác
không loại bỏ được với hàm lượng rất nhỏ.
4 Bể tuyển nổi
Nhằm tách các chất lơ lửng không tan và một số chất keo
hoặc hòa tan ra khỏi pha lỏng. Kĩ thuật này có thể dùng

cho xử lý nước thải đô thị và nhiều lĩnh vực công nghiệp
như: chế biến dầu béo, thuộc da, dệt, chế biến thịt…
5
Tháp trao đổi
ion
Phương pháp này dùng làm sạch nước nói chung, loại các
ion kim loại như: Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Cd, V, Mn… cũng
như các hợp chất chứa asen, xianua, chất phóng xạ và các
ion Ca2+, Mg2+…
6 Bể khử trùng
Dùng các hoá chất có tính độc đối với vi sinh vật, tảo,
động vật nguyên sinh, giun, sán… hoặc các tác nhân vật lí
như ozon, tia tử ngoại… để làm sạch nước, đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh đổ vào nguồn hoặc tái sử dụng.
2.3. XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
Xử lí sinh học là quy trình xử lý nước thải lợi dụng sự hoạt động, sống và sinh
trưởng của vi sinh để đồng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải, biến các chất hữu
cơ thành khí và vỏ tế bào của vi sinh để loại ra khỏi nước.
Chu kỳ phát triển của các vi khuẩn trong bể xử lý bao gồm 4 giai đoạn:
o Giai đoạn chậm (lag-phase): xảy ra khi bể bắt đầu đưa vào hoạt động, vi
khuẩn cần thời gian làm quen với môi trường, cần cảm ứng sinh tổng hợp
các enzime thích hợp với cơ chất.
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-21-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
o Giai đoạn tăng trưởng (log-growth phase): các tế bào vi khuẩn tiến hành
phân bào và tăng nhanh về số lượng. Tốc độ phân bào phụ thuộc vào thời
gian cần thiết cho các lần phân bào và lượng thức ăn trong môi trường.
o Giai đoạn cân bằng (stationary phase): mật độ vi khuẩn được giữ ở một số
lượng ổn định, số vi khuẩn sinh ra bằng số vi khuẩn chết đi.

o Giai đoạn chết (log-death phase): trong giai đoạn này, số lượng vi khuẩn chết
đi nhiều hơn số lượng vi khuẩn được sinh ra, do đó, mật độ vi khuẩn trong
bể giảm nhanh. Giai đoạn này có thể xuất hiện các loài có kích thước khả
kiến.
Hình 2.1 Một đồ thị điển hình về sự tăng trưởng của vi khuẩn trong bể xử lý
Các công trình thường được chọn trong các quy trình công nghệ xử lý sinh học sẽ được
giới thiệu trong bảng 2.3 sau đây:
Bảng 2.3: Giới thiệu các công trình thường được áp dụng trong xử lý sinh học
STT Công trình Áp dụng
A Xử lý hiếu khí
Khử BOD
Nitrat hóa
1
- Xử lý bằng quy trình dùng bùn hoạt tính, bể aerotank
thông thường.

2 - Bể aerotank làm thoáng theo bậc.
3 - Bể aerotank tải trọng cao, cường độ làm thoáng cao.
4 - Hấp phụ bằng bùn hoạt tính.
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-22-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
5 - Làm thoáng kéo dài.
6 - Mương oxy hóa.
7 - Bể lọc sinh học thông thường.
8 - Bể lọc sinh học tải trọng cao.
9 - Hệ thống đĩa quay quanh trục nằm ngang.
10 - Xử lý bằng hệ thống hồ sinh học hiếu khí.
B Xử lý yếm khí
Khử BOD

Khử nitrat
hóa
11 - UASB bể lắng yếm khí có lớp bùn lơ lửng.
12 - Bể lọc yếm khí có lớp hạt cố định.
13
- Bể lọc yếm khí có lớp hạt chuyển động trong dòng chất
lỏng.
14 - Bể tự hoại.
15 - Bể lắng hai vỏ
16 - Hồ sinh học yếm khí.
Bảng 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các công trình xử lý nước
thải hiếu khí
Loại Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của công trình
Bùn hoạt tính - Loại bể phản ứng
- Thời gian lưu của nước thải trong bể phản ứng
- Chế độ nạp nước thải và các chất hữu cơ
- Hiệu suất sục khí
- Thời gian lưu trữ VSV trong bể phản ứng
- Tỉ lệ thức ăn/vi sinh vật (F/M)
- Tỉ lệ bùn bơm hoàn lưu về bể phản ứng
- Các chất dinh dưỡng
- Các yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH)
Bể lọc sinh học
nhỏ giọt
- Loại nguyên liệu làm giá bám và chiều cao của cột nguyên
liệu này
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-23-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- Chế độ nạp nước thải và các chất hữu cơ

- Hiệu suất thông khí
- Tỉ lệ hoàn lưu
- Cách sắp xếp các cột lọc
- Cách phân phối lưu lượng nước
Đĩa quay sinh
học
- Số bể, đĩa
- Chế độ nạp nước thải và các chất hữu cơ
- Bộ phận truyền động
- Mật độ của nguyên liệu cấu tạo đĩa
- Vận tốc quay
- Các trục quay
- Độ ngập nước của đĩa
- Tỉ lệ hoàn lưu
Nguồn: Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991
2.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI THƯỜNG ÁP DỤNG
2.4.1 Thiết bị chắn rác (song chắn hoặc lưới chắn)
o Ưu điểm của thiết bị này là khử rác thô, bảo vệ bơm, van, đường ống và
cánh khuấy.
o Nhược điểm là phải thường xuyên vệ sinh, không thích hợp với các chất
dính kết
SVTH: Nguyễn Phương Bình
-24-
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Lộc Ninh GVHD: Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt
2.4.2 Bể bẫy cao su
Bẫy cao su không những chỉ thu hồi cao su mà còn đẩy mạnh việc xử lý nước thải.
Thiết kế này đã được chứng minh phù hợp và thường được sử dụng trong các nhà máy của Mã
Lai và hiện nay đang được sử dụng nhiều trong các nhà máy cao su ở Việt Nam.
Các nét chủ yếu của bẫy cao su là có thời gian lưu nước (HRT) 12 giờ, thời gian đó
là cần thiết để tự đông đặc và loại mủ nước không đông, các tấm ngăn lên xuống đảm bảo

nước thải được trộn phù hợp và giữ lại hữu hiệu mảnh cao su trên bề mặt nước thải.
Cao su nổi trên mặt phải được lấy hàng ngày. Cặn lắng dưới đáy (cát, đá và các cặn trơ khác)
thường ít nên định kỳ thu vét có thể là 4 - 6 tháng một lần.
2.4.3 Bể điều hòa
SVTH: Nguyễn Phương Bình
Hình 2.2 Song chắn rác
-25-
Hình 2.2 Song chắn rác

×