Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khi gan nhiễm mỡ sẽ có dấu hiệu gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 4 trang )

Khi gan nhiễm mỡ sẽ có dấu hiệu gì?
Gan nhiễm mỡ là hiện tượng lượng mỡ trong gan bị dư thừa gây ảnh hưởng đến
chức năng gan. Nếu không sớm chữa trị thì nó có thể gây biến chứng xơ gan. Bài
viết dưới đây xin giới thiệu các dấu hiệu khi gan bị nhiễm mỡ để các bạn biết và
chăm sóc phòng ngừa.

Chức năng gan bị rối loạn sẽ khiến cơ thể bạn có những dấu hiệu bất thường. Theo các
chuyên gia y tế tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng gan nhiễm mỡ có thể dẫn tới xơ gan là 20%.
Do đó, nếu thấy có những triệu chứng gan nhiễm mỡ dưới đây bạn cần gặp bác sĩ để xác
định mức độ bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời và có hiệu quả nhất.

Các triệu chứng gan nhiễm mỡ
Ăn không ngon miệng
Đây được coi là dấu hiệu phổ biến của những người mắc gan nhiễm mỡ. Do gan bị rối
loạn lượng mỡ làm giảm chức năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể làm bạn
bị biếng ăn, ăn không ngon miệng.
Tuy nhiên, tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nếu nó kéo dài mà
bạn không thể tìm ra một nguyên nhân nào như: tác dụng của thuốc, lao động mệt mỏi,
thiếu ngủ,…gây nên thì nên đi kiểm tra lượng mỡ trong gan ngay.
Mệt mỏi
Khi chức năng gan bị suy giảm sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi do các tế bào không có đủ
dinh dưỡng trong khi lượng dinh dưỡng lại bị trì trệ ứ đọng lại ở gan khiến nó bị quá tải.
Gan quá tải sẽ ảnh hưởng lớn đến mệt mỏi, uể oải, yếu ớt,…thậm chí là da bị tái nhợt,
xanh xao.
Đầy bụng, buồn nôn

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Bên cạnh những triệu chứng mệt mỏi, chán ăn người bị gan nhiễm mỡ còn gặp phải vấn
đề về tiêu hóa.


Đầy bụng, buồn nôn kéo theo nước tiểu sậm màu, phân có màu bạc hoặc xám do các chất
dinh dưỡng không được gan sàng lọc và đi qua hệ bài tiết ra ngoài.
Khi có hiện tượng này bạn cần đi gặp bác sĩ ngay nhé! Vì đây là biểu hiện của tình trạng
gan nhiễm mỡ ở thể nhẹ.

Rối loạn nội tiết
Khi gan bị nhiễm mỡ nặng người bệnh sẽ gặp rắc rối về vấn đề nội tiết tố.
Ở nam giới thường gặp hiện tượng tinh hoàn teo, vú phát triển, chức năng cương dương
bị rối loạn khiến đời sống tình dục gặp khó khăn.
Vàng da
Biểu hiện vô cùng đặc trưng khi bạn mắc các chứng bệnh về gan trong đó phải kể đến gan
nhiễm mỡ. Khi gan nhiễm mỡ sẽ khiến sắc tố vàng cam bilirubin trong máu tăng cao.
Trong khi gan bị rối loạn chức năng và có nó không thể ức chế được lượng bilirubin, gây
nên tình trạng vàng da.
Khi có dấu hiệu vàng da kèm theo các triệu chứng như trên thì hẳn là lượng mỡ trong gan
của bạn đang bị quá tải.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Xuất hiện u mạch hình nhện
Lượng mỡ quá dư thừa khiến gan bị nhiễm độc và gây xuất hiện các nốt mạch hình nhện
trên da ở các vị trí như: mặt, cổ, lưng, cánh tay và ngực.
Khi dùng đầu ngón tay ấn vào những nốt đỏ này các mạch máu hình mạch nhện sẽ mờ đi
nhưng khi buông tay ra nó sẽ xuất hiện trở lại.
Ngoài ra, một số trường hợp còn gặp phải chứng xuất huyết trên da, bầm tím, chảy máu
cam, nướu chảy máu.

Ai dễ bị bệnh gan nhiễm mỡ?
Những người dễ mắc gan nhiễm mỡ thường gặp là:

- Người thừa cân, béo phì
- Người nghiện rượu bia
- Người cao tuổi
- Người thích ăn đồ tanh, hải sản và nhiều chất đạm
- Người ít vận động
- Người dinh dưỡng kém
- Người mắc bệnh viêm gan hay có tiền sử bệnh về gan
Khi gan bị nhiễm mỡ sẽ làm hạn chế quá trình tiêu hóa, khiến cơ thể mệt mỏi. Tùy vào
mức độ bệnh mà tác hại của chúng gây ra cho bạn là khác nhau.
Nhưng dù là ở mức độ nhẹ hay nặng thì gan nhiễm mỡ cũng là chứng bệnh đe dọa
nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn cần phải điều trị sớm.

Chăm sóc bệnh nhân gan nhiễm mỡ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Chế độ ăn uống
Đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ cấp độ 1, nên chú ý thực đơn hàng ngày của mình để
hạn chế tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
- Hạn chế tối đa ăn mỡ động vật, lục phủ ngũ tạng động vật, trứng vịt lộn… nên sử dụng
dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
- Ăn trứng bỏ lòng đỏ (có thể ăn nhưng nên hạn chế).
- Tránh các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường tinh chế, các loại bột ngũ cốc tinh chế,
thay vào đó nên sử dụng các loại ngũ cốc giàu chất xơ, các loại đậu, rau quả các loại.
- Tránh đồ ăn, thức uống không tốt cho gan: đồ uống có phẩm màu, bia rượu...
Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, bệnh nhân nên:
- Tập thể dục đều đặn, vừa sức tối thiểu 30 phút mỗi ngày, tập ít nhất 5 ngày trong tuần.
- Có thể sử dụng 1 số thuốc hỗ trợ chức năng gan, giúp chức năng của các tế bào gan
được cải thiện đáng kể theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Điều không thể thiếu là bệnh nhân cần tránh hoặc hạn chế tối đa các loại thuốc không
tốt cho gan: thuốc Paracetamol thuộc dòng giảm đau, thuốc chống viêm corticoid…
Đối với phụ nữ đang trong thai kỳ, nếu gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ chưa có biến chứng thì
việc mang thai không bị ảnh hưởng.
Việc quan trọng là thai phụ cần chú ý chăm sóc sức khỏe và thực hiện đúng chỉ định của
bác sĩ, không lạm dụng thuốc.
Sưu tầm

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×