Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

ĐIỀU TRA kỹ THUẬT xử lý RA HOA cây MĂNG cụt (garcinia mangostana l ) tại HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH bến TRE năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THỊ HỒNG PHƯỢNG

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA
CÂY MĂNG CỤT (Garcinia mangostana L.)
TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH
BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THỊ HỒNG PHƯỢNG

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA
CÂY MĂNG CỤT (Garcinia mangostana L.)
TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH
BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
PGs.Ts. TRẦN VĂN HÂU



2015


1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA CÂY MĂNG CỤT
(Garcinia mangostana L.) TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN
TRE
Do sinh viên LÊ THỊ HỒNG PHƯỢNG thực hiện và đề nạp.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày......tháng.......năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. TRẦN VĂN HÂU

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn với đề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA CÂY MĂNG CỤT
(Garcinia mangostana L.) TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN
TRE NĂM 2014

Do sinh viên Lê Thị Hồng Phượng thực hiện và báo cáo trước hội đồng
Ngày..............tháng.............năm 2015.
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức...................
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn nghiệp....................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2015

Cần Thơ, ngày

DUYỆT KHOA

tháng

năm 2015

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

LÊ THỊ HỒNG PHƯỢNG

iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: LÊ THỊ HỒNG PHƯỢNG
Sinh ngày 25 tháng 03 năm 1993 tại xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang.
Con ông LÊ VĂN TUẤN và bà TRẦN THỊ NGỌC LINH
Quê quán: Số nhà 115, ấp Trường Xuân B, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh
Tiền Giang.
Quá trình học tập:
1999 – 2004: Học tại trường tiểu học Thanh Bình
2004 – 2008 : Học tại trường THCS Thanh Bình
2008 – 2012: Học tại trường THPT Thủ Khoa Huân
2011 – 2015: Học tại trường Đại học Cần Thơ, ngành Khoa Học Cây

Trồng, khóa 37, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

iv


LỜI CẢM TẠ
KÍNH DÂNG
Cha mẹ với lòng biết ơn chân thành, thiêng liêng nhất đã sinh ra con, suốt đời
vất vả, tận tụy và ủng hộ con trong suốt quá trình học tập.
CHÂN THÀNH CẢM TẠ
PGs. TS Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm
quý báu và giúp đỡ và em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
CHÂN THÀNH BIẾT ƠN
Quý thầy, cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại học
Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm bổ ích
trong suốt khóa học.
Cán bộ Bùi Thanh Liêm trưởng phòng nông nghiệp huyện Chợ Lách, tỉnh Bến
Tre đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Các nông hộ tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã nhiệt tình đón tiếp và trả lời
phỏng vấn.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Các bạn của tôi Nguyễn Văn Tân và Nguyễn Văn Hận đã giúp tôi trong quá
trình điều tra, xử lý số liệu và đóng góp ý kiến chân thành cho bài luận văn.
Thân gửi đến các bạn lớp Khoa Học Cây Trồng khóa 37 với lờ chúc sức khỏe
và thành đạt trong cuốc sống.

v


Lê Thị Hồng Phượng, 2014 “Điều tra kỹ thuật xử lý ra hoa cây măng cụt

(Garcinia mangostana L.) tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”. Luận văn tốt
nghiệp kỹ sư ngành Khoa Học Cây Trồng. Cán bộ hướng dẫn PGs. Ts Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu những biện pháp xử lý ra hoa sớm và xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa trên cây măng cụt từ đó đề xuất hướng nghiên
cứu kỹ thuật xử lý cho măng cụt ra hoa sớm. Điều tra được thực hiện từ ngày
31/6/2014 đến 10/7/2014 tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Đề tài được thực hiện
bằng phương pháp sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp 35 hộ nông dân, tiến
hành điều tra những vườn măng cụt có diện tích > 1.000 m 2. Kết quả điều tra cho
thấy các nhà vườn tại Chợ Lách – Bến Tre xử lý ra hoa chủ yếu bằng biện pháp xiết
nước và khấc thân, thời gian xử lý ra hoa sớm tập trung vào tháng 9 đến tháng 10 âm
lịch, thời gian ra hoa vào tháng 1 âm lịch, tỷ lệ ra hoa trên 80% và biện pháp khấc
thân cho tỷ lệ ra hoa cao hơn 90% . Một số yếu tố tương quan với tỷ lệ ra hoa là: tuổi
lá, phân bón trước ra hoa, số lần bón phân, thời gian thu hoạch mùa trước. Phân lân
bón trước khi ra hoa (X1) và thời gian thu hoạch mùa trước (X 2) là 2 yếu tố dự đoán
tỷ lệ ra hoa măng cụt theo phương trình hồi quy Y= 82,385 + 9,164X 1 – 6,611X2
(R2=90%, F=24,81**).

vi


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

TÓM LƯỢC................................................................................................................vi
MỤC LỤC................................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................ix

DANH SÁCH HÌNH.....................................................................................................xi
CHƯƠNG 1................................................................................................................. 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...............................................................................................2
1.1NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ..................................................................................2
1.1.1Nguồn gốc........................................................................................................... 2
1.1.2Phân bố............................................................................................................... 2
1.2GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ KINH TẾ.....................................................................2
1.2.1Giá trị dinh dưỡng................................................................................................2
1.2.2Giá trị kinh tế.......................................................................................................3
1.3TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MĂNG CỤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM....................3
1.3.1Trên thế giới........................................................................................................3
1.3.2Việt Nam..............................................................................................................3
1.4ĐẶC TÍNH SINH HỌC CÂY MĂNG CỤT................................................................3
1.4.1Rễ
3
1.4.2Thân 3
1.4.3Lá
4
1.4.4Hoa
4
1.4.5Trái và hạt............................................................................................................ 5
1.5NHU CẦU SINH THÁI.............................................................................................5
1.5.1Nhiệt độ và độ ẩm................................................................................................6
1.5.2Ánh sáng............................................................................................................. 6
1.5.3Đất trồng..............................................................................................................6
1.5.4Gió và độ cao......................................................................................................6
1.6YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ RA HOA.............................................................7
1.6.1Tuổi cây và tuổi lá................................................................................................7
1.6.2Chỉ số C/N...........................................................................................................7
1.6.3Nhiệt độ thấp.......................................................................................................8

1.6.4Sự khô hạn.......................................................................................................... 8
1.6.5Tỉa cành, tạo tán..................................................................................................8
1.6.6Chế độ phân bón.................................................................................................8
1.7KỸ THUẬT CANH TÁC MĂNG CỤT.......................................................................9
1.7.1Chăm sóc............................................................................................................ 9
1.7.2Ra hoa, đậu trái.................................................................................................12
1.7.3Một số hiện tượng thường gặp trên cây măng cụt.............................................13
1.7.4Thu hoạch..........................................................................................................14
1.8CÁC PHƯƠNG PHÁP KÍCH THÍCH RA HOA TRÊN CÂY MĂNG CỤT................14
1.8.2Phương pháp xiết nước và hóa chất.................................................................15

vii


1.8.3Phương pháp khấc gốc.....................................................................................16
1.8.4Phương pháp bón phân.....................................................................................16
CHƯƠNG 2...............................................................................................................17
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.......................................................................17
1.1PHƯƠNG TIỆN....................................................................................................17
1.1.1Thời gian điều tra...............................................................................................17
1.1.2Địa điểm điều tra................................................................................................17
1.1.3Vật liệu 17
1.2PHƯƠNG PHÁP..................................................................................................18
1.2.1Điều tra18
1.2.2Xử lý số liệu.......................................................................................................18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................18
3.1ĐẶC ĐIỂM VƯỜN................................................................................................18
3.1.1Điều kiện tự nhiên..............................................................................................18
3.1.2Diện tích vườn...................................................................................................19
3.1.3Tuổi cây............................................................................................................. 19

3.1.4Phương pháp nhân giống..................................................................................20
3.2THIẾT KẾ VƯỜN.................................................................................................20
3.2.1Mật độ và khoảng cách trồng.............................................................................20
3.2.2Kích thước mương, liếp.....................................................................................21
3.2.3Mô hình canh tác...............................................................................................22
3.3KỸ THUẬT CANH TÁC.........................................................................................23
3.3.1Chế độ phân bón cho cây măng cụt..................................................................23
3.3.2Tỉa cành, tưới nước...........................................................................................26
3.4XỬ LÝ RA HOA....................................................................................................27
3.4.1Ra hoa tự nhiên.................................................................................................28
3.4.2Xử lý ra hoa nghịch vụ.......................................................................................28
3.5QUÁ TRÌNH RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI....................................................................35
3.6SỰ RỤNG TRÁI NON...........................................................................................38
3.7SỰ RA ĐỌT NON TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÁI................................39
3.8 SÂU BỆNH..........................................................................................................41
3.9HIỆN TƯỢNG CHO TRÁI CÁCH NĂM, XÌ MỦ VÀ CƠM TRONG TRÁI MĂNG
CỤT.................................................................................................................. 43
3.10NĂNG SUẤT, GIÁ BÁN.......................................................................................45
3.11THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN...............................................................................47
3.12MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ RA HOA......................................47
3.13QUY TRÌNH XỬ LÝ RA HOA MĂNG CỤT TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN
TRE.................................................................................................................. 47
CHƯƠNG 4...............................................................................................................51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................................51
4.1KẾT LUẬN............................................................................................................51
4.2 ĐỀ NGHỊ..............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................52

viii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Điều kiện tự nhiên vùng đất trồng măng cụt tại huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre.

19

3.2

Diện tích (m2) vườn măng cụt được điều tra tại huyện Chợ
Lách – Bến Tre.

20

3.3

Tuổi cây măng cụt được điều tra tại huyện Chợ Lách – Bến
Tre.

20

3.4


Khoảng cách (m) và mật độ (cây/1.000 m2) trồng măng cụt
được đều tra tại huyện Chợ Lách – Bến Tre.

22

3.5

Kích thước mương, liếp (m) trồng măng cụt được điều tra tại
huyện Chợ Lách – Bến Tre.

23

3.6

Mô hình canh tác măng cụt được điều tra tại huyện Chợ Lách
– Bến Tre.

24

3.7

Tỷ lệ (%) nông hộ sử dụng phân hữu cơ bón cho cây măng
cụt sau thu hoạch và số lần bón phân (lần/vụ) tại huyện Chợ
Lách – Bến Tre.

25

3.8


Liều lượng phân bón (kg/cây/năm) hóa học cho măng cụt ở
từng giai đoạn sinh trưởng được điều tra tại huyện Chợ Lách
– Bến Tre.

27

3.9

Thời diểm tỉa cành cho cây măng cụt được điều tra tại huyện
Chợ Lách – Bến Tre.

27

3.10

Tỷ lệ (%) số hộ áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa măng cụt của
các vườn măng cụt được điều tra tại huyện Chợ Lách – Bến
Tre.

28

3.11

Tỷ lệ (%) ra hoa và năng suất trái măng cụt ra hoa tự nhiên
được điều tra tại huyện Chợ Lách – Bến Tre.

29

3.12


Tỷ lệ (%) số hộ áp dụng biện pháp xử lý ra hoa măng cụt của
các vườn măng cụt được điều tra tại huyện Chợ Lách – Bến
Tre.

30

3.13

Ảnh hưởng của các thời vụ xử lý ra hoa đến tỷ lệ ra hoa, đậu
trái, năng suất và phẩm chất trái măng cụt được điều tra tại
huyện Chợ Lách – Bến Tre.

32

ix


Bảng

Tựa bảng

Trang

3.14

Tuổi lá trước khi xử lý và tỷ lệ hộ áp dụng được điều tra tại
huyện Chợ Lách – Bến Tre.

32


3.15

Liều lượng phân bón cho măng cụt giai đoạn trước ra hoa
điều tra tại huyện Chợ Lách – Bến Tre.

33

3.16

Ảnh hưởng của biện pháp xiết nước đến tỷ lệ ra hoa và ra đọt
măng cụt được điều tra tại huyện Chợ Lách –Bến Tre.

34

3.17

Ảnh hưởng của biện pháp khấc gốc đến tỷ lệ ra hoa và ra đọt
được điều tra tại huyện Chợ Lách – Bến Tre.

36

3.18

Tỷ lệ (%) số nông hộ được điều tra về số đợt ra hoa, tỷ lệ ra
hoa và số hoa/nhánh của măng cụt tại huyện Chợ Lách – Bến
Tre.

36

3.19


Tỷ lệ (%) đậu trái trên cây măng cụt được điều tra tại huyện
Chợ Lách – Bến Tre.

37

3.20

Thời gian từ khi xử lý ra hoa đấn khi thu hoạch được điều tra
tại huyện Chợ Lách – Bến Tre.

38

3.21

Tỷ lệ (%) rụng trái non măng cụt được điều tra tại huyện Chợ
Lách – Bến Tre.

39

3.22

Tỷ lệ (%) ra đọt non trong quá trình ra hoa và đậu trái trân
cây măng cụt được điều tra tại huyện Chợ Lách – Bến Tre.

41

3.23

Tỷ lệ (%) nông hộ có hiện tượng cho trái cách năm, xì mủ

trái và hiện tượng cơm trong trên trái măng cụt được điều tra
tại huyện Chợ Lách – Bến Tre.

45

3.24

Năng suất măng cụt được điều tra tại huyện Chợ Lách – Bến
Tre (kg/cây/năm).

46

3.25

Giá bán măng cụt được điều tra tại huyện Chợ Lách – Bến
Tre (nghìn đồng/kg).

46

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1.1


Các giai đoạn trong quá trình ra hoa và phát triển trái măng
cụt theo Salakpetch (2000)

16

3.1

Tỷ lệ (%) thời gian xử lý ra hoa măng cụt được điều tra tại
huyện Chợ Lách – Bến Tre.

30

3.2

Vị trí vết khấc trên thân cây măng cụt

35

3.3

Rụng trái non giai đoạn 2 tuần sau đậu trái trên măng cụt

39

3.4

Cây măng cụt ra đọt non trong quá trình phát triển trái

41


3.5

Tỷ lệ (%) nông hộ bị sâu bệnh tấn công trên cây măng cụt
được điều tra tại huyện Chợ Lách – Bến Tre

42

3.6

Trái măng cụt bị: a) nhện đỏ gây hại (da cám) ; b)sâu vẽ bùa
gây hại

42

3.7

Các hiện thượng làm giảm phẩm chất trái măng cụt: a) Xì
mù sượng trái ; b) Cơm trong

44

3.8

Giá bán măng cụt biến động từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch

46

3.9


Quy trình xử lý ra hoa măng cụt bằng biện pháp xiết nước ở
Chợ Lách – Bến Tre

48

3.10

Quy trình xử lý ra hoa măng cụt bằng biện pháp khấc ở Chợ
Lách – Bến Tre

49

3.11

Các giai đoạn ra hoa tự nhiên trên cây măng cụt ở Chợ Lách
– Bến Tre

50

xi


xii


MỞ ĐẦU
Măng cụt (Garcinia mangostana L.) là loại trái cây được nhiều người ưa
chuộng và được xem như là “nữ hoàng của cây ăn trái” nhiệt đới bởi lẽ dáng
trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Măng cụt được trồng nhiều ở Thái Lan,
Mã Lai, Philippines, Indonêsia và Việt Nam.

Hiện nay, diện tích trồng măng cụt trên thế giới vẫn còn rất nhiều hạn chế vì
loại cây trồng này có yêu cầu về khí hậu khá nghiêm ngặt, hạt khó tồn trữ, cây
lại khó nhân giống, chậm phát triển và lâu cho trái (Nguyễn Thị Thanh Mai,
2005). Ở Việt Nam, măng cụt được trồng chủ yếu ở Nam Bộ, trong đó đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có hơn 5.000 ha, sản lượng khoảng 4.500
tấn, trong đó có 1/3 diện tích đang cho trái. Bến Tre hiện có gần 4.500 ha, trong
đó huyện Chợ Lách là nơi có diện tích trồng măng cụt nhiều nhất tỉnh (trên
1.100 ha), trong đó xã Vĩnh Hoà, có khoảng 245 ha cây măng cụt đang cho trái,
chiếm 38% diện tích đất nông nghiệp của toàn xã. Với hơn 800 hộ nông dân
tham gia trồng từ 2 công trở lên, sản lượng trung bình hàng năm ước đạt từ
1.000 – 1.500 tấn. ( Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre, 2014).
Trong điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL măng cụt thu hoạch tập trung vào giữa
tháng 4 đến tháng 6 âm lịch (âl), điều này làm cho giá măng cụt biến động, cao
ở đầu vụ và bắt đầu giảm cho đến khi cuối vụ, ngoài ra thu hoạch trong thời
gian này tỷ lệ bị xì mủ và cơm trong cao làm giảm phẩm chất trái. Hiện nay,
nông dân đã chủ động áp dụng biện pháp xử lý ra hoa sớm măng cụt để bán
được giá cao và hạn chế hiện tượng xì mủ trái sượng trái. Để măng cụt ra hoa
sớm nông dân áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như xiết nước, bón phân,
khấc gốc, xiết nước kết hợp với bón phân,...Tuy nhiên những biện pháp xử lý
này không mang tính ổn định, tỷ lệ ra hoa chưa cao. Hiện nay, ngoài vấn đề xử
lý ra hoa, các nhà vườn trồng măng cụt còn gặp nhiều trở ngại do măng cụt cho
trái cách năm, 2 đến 3 năm cho trái 1 lần, chính đặc tính này đã làm cho diện
tích măng cụt ngày càng giảm và dần bị thay thế bởi các loại cây ăn trái khác.
Do đó việc tìm ra một biện pháp kích thích cho cây măng cụt ra hoa sớm đạt
hiệu quả cao và cho năng suất ổn định là rất cần thiết nhằm cải thiện vấn đề giá
bán và nâng cao chất lượng trái măng cụt. Vì vậy đề tài: “Điều tra kỹ thuật xử
lý ra hoa cây măng cụt (Garcinia mangostana L.) tại huyện Chợ Lách, tỉnh
Bến Tre” được thực hiện nhằm tìm hiểu các biện pháp xử lý ra hoa và các yếu
tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa măng cụt.


1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1

NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ

1.1.1 Nguồn gốc
Nhiều tác giả cho rằng nguồn gốc của măng cụt là từ Mã Lai, Nam
Dương, Malacca, Moluku, Đông Nam Á, Ấn Độ, Myanma, Sri Lanka,
Philippines. Từ các nơi này nhờ các nhà truyền giáo đạo Gia tô di thực vào
miền Nam Việt Nam, rồi trồng nhiều ở Tây Ninh, Gia Định, Thủ Dầu Một
(Nguyễn Văn Kế, 2001).
Hầu hết các giống cây măng cụt hiện nay đều bắt nguồn từ một dòng,
mặc dù nó hoàn toàn được trồng từ hạt (do hạt bất thụ phát triển từ phôi cái)
(Horn, 1940).
1.1.2 Phân bố
Trên thế giới nước trồng măng cụt nhiều nhất là Thái Lan, Campuchia,
Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Srilanca (Vũ Công Hậu, 2000).
Ở Việt Nam, măng cụt trồng tập trung tại các vườn cây ăn quả ở vùng
Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương với diện tích khoảng 0,5 – 2 ha và được trồng cách
nay trên 40 năm. Hiện nay ĐBSCL, còn rải rác một số vườn với diện tích
khoảng 0,05 – 3 ha và được trồng cách nay 30 năm ha (Trần Văn Minh và
Nguyễn Lân Hùng, 1999).
1.2

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ KINH TẾ


1.2.1 Giá trị dinh dưỡng
Măng cụt là loại trái cây giàu chất bổ dưỡng. Theo Trần Văn Minh và
Nguyễn Lân Hùng (2000), thành phần dinh dưỡng của quả măng cụt trong 100
g ăn đựơc đã được phân tích gồm: Năng lượng (76 calo), Protein (0,7 g); Lipid
(0,8 g); Carbohydrate (18,6 g); Xơ (1,3 g); Tro (0,2 g); Canxi (18 mg); Lân (11
mg); Sắt (0,3 mg); Vitamin B1 (0,06 mg); Vitamin B2 (0,01 mg); Niacin (0,4
mg); Vitamin C (2 mg). Ngoài phục vụ ăn tươi, vỏ trái măng cụt còn được ứng
dụng làm thuốc trị bệnh tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác.

2


1.2.2 Giá trị kinh tế
Măng cụt được xếp vào nhóm cây cho hiệu quả kinh tế cao do ít dịch
bệnh và có nhiều lợi thế phát triển so với nhiều loại cây khác như có khả năng
trồng xen, chịu được ngập úng cục bộ.
1.3
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MĂNG CỤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
1.3.1 Trên thế giới
Theo FAO (2010), các nước có trồng nhiều măng cụt gồm Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Philipines và Việt Nam. Tổng diện tích măng cụt trên thế
giới khoảng 280.000 ha, sản lượng khoảng 250.000 tấn. Nước trồng nhiều măng
cụt nhất là Thái Lan (khoảng 127.000 ha), trong khi trình độ thâm canh đạt
năng suất cao lại thuộc về Malaysia (khoảng 2,2 tấn/ ha/ năm).
1.3.2 Việt Nam
Tại Việt Nam, măng cụt chỉ được trồng ở Nam bộ với tổng diện tích
khoảng 25.000 ha, trong đó Đông Nam bộ chiếm phần lớn diện tích khoảng
15.000 ha. Do xử lý ra hoa chưa thành công nên năng suất nhìn chung còn thấp,
ở Đông Nam bộ trung bình đạt khoảng 0,8 tấn/ ha/ năm.

1.4

ĐẶC TÍNH SINH HỌC CÂY MĂNG CỤT

1.4.1 Rễ
Rễ măng cụt phát triển chậm và yếu, độ rộng của hệ rễ chỉ bằng 2/3 độ
rộng của tán cây, phần lớn rễ chỉ tập trung ở độ sâu 20 – 30 cm . Rễ cây măng
cụt lại không có hệ thống lông hút nên khả năng hấp thu nước hạn chế (Nguyễn
Thị Thanh Mai, 2005). Trần Thượng Tuấn và ctv., (1994) cho rằng dưới điều
kiện thuận lợi rễ mầm sẽ mọc một bên của hạt còn thân sẽ mọc phần đối diện
bên kia hạt. Bất cứ rễ nào cũng có thể phát triển để nuôi cây con khi rễ mầm
chết đi. Khi nẩy mầm hạt phồng lên ở đỉnh, rễ phát triễn một bên đáy hạt và
chồi mọc từ đáy bên kia. Rễ mầm thường chết sớm và rễ mới sẽ mọc từ gốc của
chồi.
1.4.2 Thân
Cây măng cụt có dạng trung bình, dáng cây đẹp, khi cây trưởng thành
cao khoảng 10 – 25 m, với đường kính thân 25 – 35 cm. Măng cụt ở ĐBSCL
sau 30 năm trồng thường cao 6 – 8 m và cho tán rộng 6 – 10 m. Dáng cây thẳng
đứng và vững chắc, tán hình chóp nón, cành từ thân đâm ra với một bán kính
3


đồng đều. Cây tăng trưởng chậm (nhất là những năm đầu), thường mọc thẳng
với tán ở trên (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000).
Vỏ thân cây măng cụt có màu nâu sẫm, thường chứa tanin, mangostin và
amiliasin dùng làm dược liệu (trị tiêu chảy, kiết lỵ,..). Mangotin là một loại
xanthone có khả năng chống lại nhiều loại nấm và vi khuẩn. Chất này có nhiều
trong thân, lá và vỏ trái măng cụt (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2005). Gỗ thân nặng
và bền thường được sử dụng làm đồ mộc, trang trí,..
1.4.3 Lá

Lá đơn to hình bầu dục hơi dài, lá dày, mọc đối. Cuốn lá hẹp và dày
cứng. Phiến lá nguyên, thuôn dài, dày và có gân giữa nổi rõ. Lá xanh sẫm và
bóng ở mặt trên, xanh vàng và mốc ở mặt dưới, có khoảng 35 – 40 đôi đường
gân song song kéo tới vành lá. Dưới ánh sáng mặt trời có màu xanh pha vàng
hoặc vàng pha xanh. Lá dài 12 – 25 cm, rộng 7 – 13 cm. Cuống lá mọc ra từ
cành và đối diện với nhau, dài khoảng 1,5 – 2 cm bọc ngọn đâm ra từ đầu cuống
lá (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000).
Theo Downton et al., (1990) (trích dẫn Trần Văn Minh và Nguyễn Lân
Hùng, 2000) cho rằng lá măng cụt có khả năng quang hợp rất kém. Tuy nhiên
nếu được gia tăng nồng độ CO2 trong không khí lên gấp đôi so với bình
thường, cây có thể hấp thụ thêm 40 – 60% khí CO2 để tạo chất khô và cây tăng
trọng lượng 77%. Không khí giàu CO2 cũng giúp cây có nhiều nhánh ngang,
gia tăng diện tích lá, trọng lượng lá, giúp cây quang hợp hiệu quả. Ngoài ra, nó
còn giúp bộ rễ cây gia tăng gấp đôi so với điều kiện bình thường.
1.4.4 Hoa
Theo Vũ Công Hậu (1996), nếu điều kiện thuận lợi thì cây ra hoa vào
năm thứ 6 – 7, nếu bất lợi thì cây chỉ ra hoa sau 10 – 12 năm từ khi gieo thậm
chí đến 15 – 20 năm nếu trồng ở nhiệt độ thấp. Hoa thường mọc đơn độc hoặc
từng cặp ở ngọn các nhánh non. Ở miền Nam, măng cụt ra hoa vào khoảng
tháng 1 – 3 và cho trái chín vào tháng 5 – 8 (khoảng 120 ngày sau khi hoa nở).
Hoa hình thành ở những cành từ 2 năm tuổi trở lên. Hoa cứng, mọc từ
ngọn của nhánh non, có thể là hoa đơn hoặc hoa kép. Khi hoa có đường kính 4
– 6 cm thì cuống hoa dài 1,5 – 2 cm, dày 7 – 9 mm. Hoa có 4 đài gồm 2 cánh
nhỏ khép chặt ở phía trong và 2 cánh lớn (dài 2 cm) bao bọc bên ngoài có màu
xanh pha vàng. Bốn cánh hoa có màu vàng xanh viền đỏ hoặc đỏ, kích thước
2,5x3 cm, hình bầu dục tương đối tròn, dày, chắc.Trong hoa cái, ta có thể nhìn
thấy hoa đực vô sinh gọi là Staminode. Nhị hoa đực rất nhỏ và vô sinh, mang 1
– 3 bao phấn (dài 5 – 6 mm) hoàn toàn bất thụ. Hạt chỉ phát triển được nhờ phôi
bất định (do đó cây con trồng từ hạt hoàn toàn giống cây mẹ). Bầu noãn không
4



có cuốn, xếp thành hình tròn có 4 – 8 buồng. Cuống nhị cái hay đỉnh bầu nhụy
trong hoa có hình dáng tròn, nằm sát ngay màng, giống tựa tế bào nằm trong.
bầu nhụy (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000).
1.4.5 Trái và hạt
Quả nang, còn mang đài hoa ở cuống và núm nhụy ở chóp quả. Vỏ quả
khi non có màu xanh đọt chuối, khi chín vỏ đỏ dần rồi chuyển sang tím và tím
sẫm (Thái Thị Hòa và ctv., 2004). Quả hình cầu, đáy phẳng, đường kính 3,5 - 7
cm, nặng 75 – 100 g. Vỏ quả láng, dày 0,8 – 1 cm, màu tím hay tím nâu hoặc
màu mận ở mặt ngoài và tím ở bên trong. Nó chứa một loại dịch đắng màu vàng
và tiết ra khi quả non bị tổn thương. Dịch trong vỏ quả gồm mangostansterine,
phytosterine và tanin được dùng trong dược liệu (Trần Văn Minh và Nguyễn
Lân Hùng, 2000).
Phần thịt bên trong trái chứa 5 - 7 múi rất dễ tách. Các múi có hoặc
không mang hột. Mỗi trái chứa từ 1 - 3 hột phát triển. Các hột lớn màu tím sậm,
được bao bọc bởi một lớp xơ mỏng phát triển bên trong múi (Trần Thượng
Tuấn và ctv., 1994). Hạt hình thành từ màng ở lớp tế bào mới, không hình thành
từ thụ phấn như các cây có hạt khác. Đời sống của hạt măng cụt so với các hạt
giống khác có thời gian ngắn hơn. Hạt từ những quả chín chỉ sống từ 3 - 5 tuần
lễ. Nếu bảo quản trong điều kiện thích hợp như nhiệt độ 250C, độ ẩm vừa phải
thì có thể kéo dài đời sống hạt măng cụt. Hạt măng cụt không hình thành lá
mầm và có thời gian sống ngắn do không hình thành từ thụ phấn. Hạt dùng để
nhân giống. Càng trồng xa vùng xích đạo hạt càng dễ bị lép. Do phần lớn măng
cụt trồng từ hạt nên chậm ra quả, vì vậy việc mở rộng diện tích diễn ra chậm.
Tuy nhiên măng cụt là loại cây có đặc tính ưu việt là không sâu bệnh nghiêm
trọng. Nó có sức đề kháng tốt hơn so với các loại cây ăn quả khác trong môi
trường biến đổi. (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000).
1.5


NHU CẦU SINH THÁI

Măng cụt phát triển tốt ở các vùng nóng ẩm với nhiệt độ khoảng từ 2535oC và độ ẩm không khí thấp nhất là 80%. Cây măng cụt không thể sinh
trưởng phát triển tốt ở vùng quá khô hay quá ẩm, yêu cầu lượng mưa thấp nhất
phải đạt 1.270 mm/năm. Trong hai năm đầu trồng ra ruộng sản xuất cây măng
cụt cần phải được che bớt ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây, trồng xen các
loại cây ngắn ngày như chuối che bóng, hoặc che sáng cho cây bằng vật liệu
lưới đen (che bớt khoảng 50-60% ánh sáng mặt trời) sẽ giúp cho cây phát triển
tốt hơn. Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt
nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dày, độ pH đất khoảng 5,5 – 7,0 thoát
nước tốt và gần nguồn nước tưới (Tôn Thất Trình, 2000).
5


1.5.1 Nhiệt độ và độ ẩm
Cây măng cụt phát triển tốt ở những vùng có độ ẩm cao trên 80% và
lượng mưa trên 1200 mm/năm. Trong mùa khô, nếu lượng mưa không đủ sẽ
ảnh hưởng đến độ lớn của cây, nhất là những cây mới trồng hoặc những cây còn
nhỏ, làm cây có thể chết. Đồng thời, mưa cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa măng
cụt. Trước khi măng cụt ra hoa, nếu có mưa sẽ làm cho mắt hoa phát triển thành
mầm ngọn hoặc thay vì ra hoa thì nó lại chuyển thành ra lá non. Nhiệt độ thích
hợp cho cây măng cụt phát triển tốt nhất là nhiệt độ có biến thiên thấp trong
năm hoặc trong khoảng 25 – 350C. Nếu nhiệt độ dưới 200C sẽ làm cho cây
măng cụt ngưng phát triển hoặc chậm phát triển. Nếu nhiệt độ trên 350C hoặc
dưới 50C cây sẽ chết. Rõ ràng, sự phát triển của măng cụt phụ thuộc rất lớn vào
độ ẩm và nhiệt độ (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000).
1.5.2 Ánh sáng
Theo Vũ Công Hậu (2000) khi ươn cây măng cụt hai vấn đề quan trọng
nhất là có bóng râm, không để mặt trời rọi thẳng xuống cây con và tưới đều,
đồng thời không để nước úng.

1.5.3 Đất trồng
Mặc dù măng cụt là cây có thể trồng ở tất cả các vùng, nhưng đất thích
hợp nhất đối với cây măng cụt là đất phì nhiêu, sét pha cát giữ được nước,
không bị úng, lớp đất mặt dày 2 m, độ pH 5 – 6, không nhiễm phèn nhiều. Tính
chất đất ảnh hưởng đến cây măng cụt, ví dụ: đất sét sẽ làm cho tán cây xum
xuê, đất cát sẽ làm cho cây thông thoáng, vỏ quả măng cụt mỏng, trọng lượng ít
nhưng ngọt. Măng cụt trồng ở miền Nam quả to vì đất phì nhiêu và độ ẩm cao
(Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000).
1.5.4 Gió và độ cao
Vùng có gió mạnh sẽ ảnh hưởng đến vườn măng cụt, không những làm
gãy cành, đổ cây mà còn ảnh hưởng đến hoa quả. Ở những nơi trồng măng cụt,
nếu có gió mạnh, cần trồng cây chắn gió và che bóng mát như cây vông hoặc
cây tre bao quanh vườn, trồng cây vông xen kẽ với măng cụt để che bóng. Còn
nếu trồng trên cánh đồng thì dùng các loại cây lớn nhanh để cho bóng mát.
Độ cao thích hợp cho măng cụt là cao 160 m so với mực nước biển.
Nhưng thích hợp nhất là độ cao 70 m. Còn ở những thung lũng cao hơn mặt
biển phải chú ý tới nguồn nước. Cây măng cụt non không thể để thiếu nước
(Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000).

6


1.6

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ RA HOA

1.6.1 Tuổi cây và tuổi lá
Ảnh hưởng của tuổi cây lên sự ra hoa măng cụt bao gồm nhiều yếu tố
như hàm lượng các chất đồng hóa hay các chất điều hòa sinh trưởng. Nhiều tác
giả cho rằng hàm lượng tinh bột trong vỏ của cây ra hoa cao hơn khác biệt so

với cây còn tơ chưa ra hoa. Chính nhờ sự di chuyển của đường và protein trong
cây trong thời gian kích thích mầm hoa là yếu tố giúp cây hình thành hoa
(Nguyễn An Đệ và ctv., 2013)
Lá có vai trò quan trọng trong sự kích thích ra hoa. Thí nghiệm của Lê
Bảo Long và Lê Văn Hòa (2008) cho thấy trong điều kiện có xử lý
Paclobutrazol thì tuổi lá 2 và 2,5 tháng có tỷ lệ ra hoa cao hơn so với 1,5 tháng.
Có thể nói rằng tuổi lá tăng sẽ thúc đẩy sự kích thích ra hoa và làm giảm các
chất ức chế, đặc biệt là Gibberellin, mà mức độ của nó được ghi nhận là giảm
cùng với độ trưởng thành của lá. Sự trưởng thành của chồi có ý nghĩa quan
trọng trên sự ra hoa. Tuy nhiên trong thời kỳ nghỉ, chồi trưởng thành sẽ không
đáp ứng với sự kích thích. Tùy vào tháng ra đọt, sự khởi phát hoa có thể xuất
hiện từ 4 – 8 tháng sau khi đâm chồi. Đối với những cây ra trái cách năm, năm
thuận hay năm nghịch được giải thích là do chi phối bởi tuổi lá và tuổi chồi của
cây đó. Tổng số trái thu hoạch cũng rất quan trọng bởi nó có ảnh hưởng bất lợi
lên sự tạo chồi mới và sự phân hóa mầm hoa ở năm tiếp theo. Ngoài ra còn có
sự liên quan đến chất điều hòa sinh trưởng mà Gibberellin là một trong những
yếu tố quan trọng.
1.6.2 Chỉ số C/N
Mối liên hệ giữa carbohydrate và đạm hay tỷ số C/N được Kozlowski
(1997) cho rằng sự khởi phát hoa xảy ra khi tỉ số C/N trong cây được gia tăng.
Các biện pháp canh tác như quản lý nước, che phủ đất, khấc cành được xem là
những tác động góp phần làm tăng tỉ lệ C/N trong cây để cây ra hoa thuận lợi.
Quan tâm đến vai trò của chất lân trong quá trình phân hóa mầm hoa và
phát triển trái xoài, Nakasone và Paull (1998) cho biết bón phân lân sớm trước
ra hoa có thể kích thích phân hóa mầm hoa. Hàm lượng lân thấp không thúc đẩy
sự ra hoa nhưng hàm lượng lân trong chồi cao rất thích hợp cho sự khởi phát
hoa ở giống xoài Dashehari. Những tham khảo trên xoài có thể định hướng cho
nghiên cứu trên cây măng cụt bởi đặc tính ra hoa 2 loại cây này tương đối giống
nhau, vì vậy chỉ số C/N sẽ được phân tích và khảo sát trong một số thí nghiệm
của đề tài này.


7


1.6.3 Nhiệt độ thấp
Khảo sát liên hệ giữa việc xử lý nhiệt độ thấp (ngày/ đêm = 18/10 0C) và
phun chất ức chế tăng trưởng Pacloputrazol (PBZ) (nồng độ 2.000 ppm) trên
xoài Tommy Atkin, Mohamed (1993) cho thấy kích thích ra hoa hơn 90% số
chồi so với 74% ở nghiệm thức chỉ xử lý nhiệt độ lạnh. Sự kết hợp này cũng
làm cho cây xoài ra hoa sớm hơn 21 ngày so với nghiệm thức chỉ xử lý nhiệt độ
thấp. Trong khi đó, ở nghiệm thức chỉ xử lý hóa chất ức chế tăng trưởng đã làm
giảm sự sinh trưởng và chiều dài cơi đọt nhưng không ra hoa. Điều này cho
thấy yếu tố nhiệt độ thấp là yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa. Việc phun
các chất ức chế sinh trưởng chỉ có tác dụng thúc đẩy hình thành mầm hoa tốt
hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp nhưng nếu trong điều kiện nhiệt độ cao thì
việc xử lý các hóa chất ức chế sinh trưởng như PBZ cũng không phá được trạng
thái ngủ của mầm hoa và làm cho cây ra hoa được. Điều này có thể giải thích
qua tác động của nhiệt độ thấp lên sự ngưng tổng hợp Gibberellin.
Tóm lại, nhiệt độ thấp làm tăng sự tích lũy tinh bột, carbonhydrate và
kích thích sự ra hoa. Điều kiện này cho thấy rằng sự xuất hiện của đợt lạnh mùa
Giáng sinh trước thời kỳ ra hoa có liên quan rất chặt chẽ với sự ra hoa măng cụt
ở miền Đông Nam bộ của Việt Nam.
1.6.4 Sự khô hạn
Jawanda (1961) cho rằng khô hạn là yếu tố cần thiết trong quy trình xử
lý ra hoa cây ăn quả. Ở vùng đất phù sa ven sông Sài Gòn, sự khô hạn được
xem có vai trò chủ yếu trong sự ra hoa măng cụt. Thực tế những năm nước sông
dâng cao không kiểm soát được khô hạn thì măng cụt ra hoa tỷ lệ rất thấp, thậm
chí không ra hoa. Lê Bảo Long và Lê Văn Hòa (2008) cho biết thời gian xiết
nước và tuổi lá có ảnh hưởng đến sự hình thành mầm hoa măng cụt ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Xiết nước 6 tuần có tỷ lệ ra hoa cao hơn 2 và 4 tuần.

1.6.5 Tỉa cành, tạo tán
Việc tỉa cành để cây ra đọt non nhanh dẫn đến tạo bộ lá mới sau thu
hoạch cùng với việc tỉa chồi vượt trong tán cây đóng vai trò rất quan trọng trong
xử lý ra hoa. Những cành sát nhau giao tán nhau cần được cắt ngắn lại trong
nửa đầu tháng 7 cũng làm tăng tỷ lệ ra hoa, đặc biệt là những vườn cây già, che
rợp lẫn nhau (Nguyễn Văn Đệ và ctv,.2013)
1.6.6 Chế độ phân bón
Chế độ phân bón cho măng cụt có liên quan đến sự tích lũy các chất
carbohydrate, sự sinh trưởng cũng như các chất điều hòa sinh trưởng trong cây
nên việc quản lý chế độ phân bón cũng góp phần thúc đẩy hay ngăn cản sự ra
8


hoa. Bón phân sau thu hoạch có tỷ lệ N cao sẽ kích thích ra đọt non sớm, tốt
cho ra hoa. Ngược lại lần bón đón hoa cần tỷ lệ P và K cao để cây phân hóa
mầm hoa thuận lợi, là điều kiện tốt để ra hoa (Nguyễn An Đệ và ctv.,2013)
1.7

KỸ THUẬT CANH TÁC MĂNG CỤT

1.7.1 Chăm sóc
1.7.1.1 Tỉa cành
Tỉa cành cũng được xem là biện pháp giúp hỗ trợ cho cây ra hoa. Đối với
đa số cây ăn quả lâu năm, tỉa cành giúp cho cây quang hợp, sinh trưởng phát
triển tốt, tăng năng suất chất lượng quả và giảm mức độ sâu bệnh hại. Theo
Yaacob (1995) cho rằng những cây măng cụt có bộ tán dày thì quả chỉ đậu ở
đỉnh của các cành và phần lớn những quả này có khả năng rụng đi; cắt tỉa cành
giúp tăng cường ánh sáng lọt vào tán cây; biện pháp này được thực hiện khi cây
không mang hoa, trái hoặc lá non và thời điểm tốt nhất là sau khi thu hoạch kết
thúc. Tỉa cành cành trên cây măng cụt cũng giúp cho cây quang hợp tốt hơn

(Salakpetch, 1996; Trích dẫn bởi Nguyễn An Đệ, 2013). Theo Trần Văn Minh
và Nguyễn Lân Hùng (2000), trên cây măng cụt đã cho quả cần chặt bỏ cành
già cỗi, cành dập gãy, cành sâu bệnh, cành mọc xen không có ích để phòng trừ
sâu bệnh và tăng năng suất. Kết quả điều tra biện pháp canh tác cây măng cụt
tại Bến Tre (Lê Thị Khoẻ và ctv., 2002) cho thấy tỉa cành có ảnh hưởng làm
tăng năng suất và phẩm chất trái và không ảnh hưởng đến khoảng thời gian thu
hoạch. Kết quả khảo sát của Nguyễn An Đệ và ctv., (2003) cho thấy măng cụt là
cây ra hoa ở đầu cành, các đọt cành có từ 2-3 cặp lá có tỷ lệ ra hoa cao hơn hơn
so với các cành non hình thành muộn trong năm, ngoài ra các đọt cành thứ cấp
già cỗi 4-5 cặp lá trở lên hình thành từ những năm trước khả năng ra hoa rất
kém. Cắt tỉa cành tượt + cành khô dập gãy + đọt cành cấp 1 giao tán đảm bảo
không làm giảm số trái và có ảnh hưởng tốt đến chất lượng trái nên có thể áp
dụng trong sản xuất.
1.7.1.2 Tưới nước
Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn đồng thời do hệ thống rễ cây
không có lông hút và phát triển kém nên rễ măng cụt khi tiếp xúc với đất khó
hút nước vì vậy cần tưới nước và chăm sóc cây thường xuyên, nhất là trong giai
đoạn cây con và cây đang mang trái (Nguyễn Thị Thah Mai, 2005).
Trong mùa khô nắng nóng, nếu cây măng cụt thiếu nước 2 – 3 ngày sẽ
héo úa và có thể chết. Vì vậy, vào mùa khô và trong thời kỳ cây còn non, cần
phải tưới nước cách ngày hoặc 2 ngày/lần tùy thuộc vào loại đất cho đến khi
cây đứng vững. Đồng thời cần lưu ý cây măng cụt non không chịu được ngập
úng (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000).
9


Cần tưới nước cách ngày cho cây nhất là lúc sau khi cây trổ hoa, đậu trái
giúp hoa phá triển tốt, đậu trái nhiều và trái nhanh phát triển. Nếu thiếu nước ở
giai đoạn này thì cây rụng hoa nhiều, trái nhỏ giảm chất lượng (Nguyễn Thị
Thanh Mai, 2005).

Trong mùa mưa, cần tiêu nước, không để ngập úng vì cây măng cụt
không có khả năng chịu độ ẩm ướt cao trong đất. Đây là điểm khác với các loại
cây ăn trái khác. Khi tưới, ta có thể dùng vòi cao su tưới vào các cành dưới gốc
hoặc tưới khắp cây là tốt nhất nhằm tăng độ ẩm trong không khí và lá được rửa
sạch để quang hợp tốt hơn. Cần tưới nước đều đặn thường xuyên sau thời kỳ
bón phân để giúp hòa tan phân vào đất, tránh để phân tập trung có hại cho bộ rễ
(Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000).
1.7.1.3 Bón phân
Bón phân cân đối và đầy đủ cho măng cụt là một trong những biện pháp
quan trọng nhằm tránh hiện tượng ra trái cách năm, nâng cao năng suất và chất
lượng quả đáp ứng yêu cầu của thị trường (Võ Minh Kha, 2003; Trích dẫn bởi
Nguyễn An Đệ, 2013). Tập quán canh tác truyền thống chưa chú trọng đến nhu
cầu dinh dưỡng cho cây nên sản phẩm kém chất lượng chiếm tỷ lệ cao, sức cạnh
tranh sản phẩm trên thị trường ngày càng giảm và hiệu quả kinh tế.
Cây có khỏe mới cho quả to. Đất canh tác đã lâu, đất bị thoái hóa sẽ làm
giảm sản lượng. Việc tăng cường dinh dưỡng bằng cách bón phân là rất cần
thiết. Cây măng cụt chậm lớn, ra quả muộn phải từ 8 – 10 năm mới ra quả, việc
chăm sóc và bón phân đều đặn sẽ giúp cây cho quả sớm từ 1 – 2 năm. Cây
măng cụt hấp thu phân rất tốt, sau bón phân 2- 3 ngày cành lá phát triển nhanh
(Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000).
Măng cụt rất ưa phân chuồng (Galang, 1995; Trích dẫn bởi Nguyễn Thị
Cẩm Tú (2006). Theo Lê Bảo Long và ctv., (2013) lượng phân hữu cơ bón có
ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái măng cụt qua việc cải thiện đặc tính
lý – hóa đất. Bón 40 hay 80 kg/cây làm tăng năng suất so với không bón từ 12,5
đến 14,3 kg/cây làm giảm độ Brix và tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong; bón 20
đến 80 kg/cây làm tăng chỉ số pH thịt trái và tỷ lệ trái bị múi trong. Bón phân
hữu cơ làm hạn chế sự biến động ẩm độ đất, làm tăng độ xốp và khả năng giữ
nước của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, N và P hữu dụng, K và Ca trao
đổi trong đất.
Dùng phân bón lá được xem là biện pháp cung cấp bổ sung dinh dưỡng

cho cây nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm một cách có hiệu quả.
Trên cây măng cụt 16 năm tuổi tại Chợ Lách, tỉnh Bến Tre phun phân bón lá
làm giảm tỷ lệ trái < 80 g, tăng trọng lượng trái, số trái trên cây và tăng năng
suất thu hoạch (đặc biệt đối với nghiệm thức dùng Growmore 20-20-20) (Lê
10


×