Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐÀN GHI TA CỦA LOR CA (Thanh Thảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.48 KB, 2 trang )

Tuần 14
Tiết 39

Ngày dạy

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA (Thanh Thảo)

1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức: Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của nhà
thơ Thanh Thảo; nắm bắt được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ, hiện đại của tác giả
1.2. Kĩ năng: Đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ; làm quen với cách
biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực; giao tiếp, trình bày suy nghĩ về mạch cảm xúc của
bài thơ, về hình tượng Lor-ca và cách thể hiện của tác giả; phân tích, bình luận về vẻ đẹp của hình tượng
Lor-ca, về những sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo trong tái hiện hình tượng; tự nhận thức về tinh thần
bất khuất của người anh hùng dân tộc -> rút ra bài học cho bản thân
1.3. Thái độ: ngưỡng một tài năng, nhân cách người nghệ sĩ đã ngã xuống cho tự do, cho sự tiến bộ, biết
đấu tranh cho những giá trị chân chính
2. Trọng tâm:
2.1. Kiến thức:
- Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ-chiến sĩ Lor-ca
- Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại trong thơ Thanh Thảo
2.2. Kĩ năng: đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình, có năng lực cảm thụ thơ; làm quen với cách biểu đạt mới
trong thơ hiện đại sau 1975
3. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên: máy chiếu + USB ghi bài giảng
3.2. Học sinh: đọc kĩ bài thơ, nắm thông tin về tác giả, về nhân vật trữ tình, khai thác thêm SBT để hiểu
bài thơ
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định-Kiểm diện: 12B2
4.2. Kiểm tra miệng:
C1: Những ấn tượng sâu sắc nhất về bài thơ “Sóng”?


C2: Bài thơ ta học hôm nay thuộc giai đoạn nào?
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Vào bài
GV trình chiếu đoạn bình luận của nhà thơ
Bằng Việt
HĐ2: Tổ chức tìm hiểu về tác giả và nghệ sĩ I. Giới thiệu:
SGK
Lor-ca
1. Nhà thơ Thanh Thảo:
GV cho HS đọc SGK, gạch chân các thông tin
2. Nghệ sĩ Lor-ca:
chính
HĐ3: Tổ chức đọc hiểu văn bản
II. Đọc-tìm hiểu bài thơ:
Gọi HS đọc, chú ý giọng đọc: buồn, tiếc
1. Đọc
thương, cảm thông và ngưỡng mộ
2. Tìm hiểu văn bản:
Thử cho ý kiến về việc phân chia bố cục bài
a/ Bố cục: 2 phần chính
thơ này?
- Cuộc đời và số phận bi kịch của Lor-ca -> 3 khổ đầu
- Những suy cảm của tác giả về số phận nghệ thuật và
hành trình cách tân của người nghệ sĩ -> 4 khổ cuối
GV yêu cầu: Đọc lại 3 khổ thơ đầu. Nêu những
b/ Lor-ca, người nghệ sĩ chân chính
ấn tượng riêng về hình ảnh người nghệ sĩ
với số phận bi kịch:

TBN? (tập trung ở 2 khổ thơ đầu)
- Lor-ca lãng du với những cung đàn tuyệt vời trên quê
HS trả lời, gv thuyết giảng và trình chiếu slide hương mình giữa một đấu trường xã hội đẫm máu ->


để làm rõ thêm.

Ở khổ 3, đoạn thơ có gì độc đáo? Nó tái hiện
điều gì?
GV tiếp tục trình chiếu sldi minh họa, phục vụ
quá trình thuyết giảng
Vậy, qua các khổ thơ trên, ta thấy Thanh Thảo
thành công gì khi dựng lại chân dung Lor-ca?

GV tập trung vào các slide làm rõ các nội dung
sau:
HS trả lời câu hỏi 2 SGK

“li-la li-la li-la...” được cất lên ở đầu và cuối
bài có ý nghĩa gì?

“những tiếng đàn ... li la...”
- Lor-ca cũng là người nghệ sĩ, người kị sĩ cô đơn trong
bối cảnh xã hội ấy -> “đi lang thang ... mỏi mòn”
- Người nghệ sĩ với số phận bi kịch -> “Tây Ban Nha ...
như người mộng du” => vô cớ bị bắn chết, ngã xuống
mà không khỏi bất ngờ
- tiếng đàn không còn nguyên vẹn (khổ 3):
+ hóa thành màu của đất -> quê hương, đất mẹ
+ hóa thành màu của lá -> mãi xanh tươi, bất tử

+ hóa thành dòng chảy – màu của máu -> uất ức, bi
thương
=> trong hình dung và tái hiện của Thanh Thảo, trên
phông nền văn hóa TBN, Lor-ca là hiện thân của cái
đẹp, của nghệ thuật, của sự tiến bộ nhưng không thể tiếp
tục trên con đường tranh đấu
c/ Những suy cảm của Thanh Thảo:
* Số phận nghệ thuật sau cái chết của người nghệ sĩ:
- không ai hiểu Lor-ca, dám chôn nghệ thuật của Lor-ca
để đi tới -> “không ai chôn cất tiếng đàn”
- thiếu vắng người dẫn đường -> “tiếng đàn như cỏ mọc
hoang”; nhưng vẫn trường tồn, sống động như cỏ cây
(bởi đó là nghệ thuật chân chính)
-“giọt nước ... đáy giếng” -> vầng trăng thiên nhiên –
vầng trăng nghệ thuật (người nghệ sĩ – ADỤ) như giao
thoa nhau, long lanh-đẹp -> giọt nước mắt-đáy giếng là
những hoán dụ nghệ thuật chỉ người nghệ sĩ => bất tử
hóa người nghệ sĩ chân chính đã ngã xuống vì quê
hương, xứ sở
* Hành trình cách tân nghệ thuật còn dang dở:
- đối lập giữa cái hạn hữu của đời người và cái vô cùng
của dòng sông “đường ... vô cùng”
- “Lor-ca ... màu bạc” -> ra đi nhẹ nhàng, thanh thản =>
số phận mong manh của người nghệ sĩ
- “Chàng ném ... bất chợt” -> hành động dứt khoát
“ném” (từ bỏ): tình yêu, niềm đam mê nghệ thuật
- li-la-li-la-li-la... -> nốt nhạc ngân vang đưa tiễn người
nghệ sĩ, hoa cỏ như ngậm ngùi => nghệ thuật chân
chính vẫn sống mãi
III. Tổng kết:

=> HS đọc thêm ghi nhớ

HĐ4: Tổng kết bài học
Gọi HS nêu lại những đóng góp nội dung và
nghệ thuật của bài thơ, đọc thêm SGK
4.4. Củng cố và luyện tập:
C1: Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
=> sử dụng chất liệu của âm nhạc; ngôn ngữ chuyển đổi cảm giác, màu sắc gợi ấn tượng, suy tư, hình ảnh
buồn nhưng đẹp
C2: Ấn tượng về câu thơ đề từ?
=> tham khảo câu 2 SBT/89
4.5. Hướng dẫn tự học: học thuộc bài thơ, suy nghĩ tiếp, sau tiết 40 dặn bài mới
5. Rút kinh nghiệm:



×