Sử dụng câu hỏi trong dạy học văn bản "Đàn
ghi ta của Lor-ca" (Thanh Thảo) (ngữ văn 12 -
tập 1)
Thế Thị Nhung
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lí luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ái Học
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Khảo sát Hệ thống câu hỏi (HTCH) trong phần Hướng dẫn học bài của văn
bản Đàn ghi ta của Lor-ca; Khảo sát HTCH trong một số giáo án Đàn ghi ta của Lor-
ca của giáo viên Trung học phổ thông (THPT). Xây dựng HTCH hướng dẫn đọc - hiểu
văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) . Tiến hành thực nghiệm sư phạm để
kiểm tra tính khả thi của HTCH
Keywords: Lớp 12; Ngữ văn; Phương pháp dạy học; Quản lý giáo dục
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong quá trình dạy học, câu hỏi đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Câu hỏi
tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau phục vụ cho quá trình dạy học. Theo quan niệm dạy
học hiện đại, học sinh đóng vai trò trung tâm còn người thầy đóng vai trò tổ chức, điều khiển
quá trình dạy học. Do đó, HTCH có một ý nghĩa phương pháp nhằm thực thi vai trò tổ chức,
hướng dẫn, điều khiển trong quá trình dạy học của người thầy
Trong giảng dạy TPVC ở nhà trường phổ thông, vấn đề người học với tư cách là chủ
thể của giờ học ngày càng được quan tâm. TPVC là những văn bản nghệ thuật đa nghĩa, là
một hệ thống mở, hệ thống động. Vòng đời của tác phẩm đan kết thành nhiều quá trình và
nhiều quan hệ: cuộc sống – nhà văn – TPVC – bạn đọc – cuộc sống. Chính vì tính phức tạp
của một TPVC và nhiệm vụ của một giờ giảng dạy TPVC trong nhà trường nên việc thiết lập
một HTCH để GV dẫn dắt HS đi sâu khám phá những tầng ý nghĩa sâu xa của văn bản là điều
hết sức quan trọng.
1.2. Năm học 2008 – 2009, lần đầu tiên được đưa vào chương trình Ngữ văn 12 tập 1,
Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà
2
nghiên cứu, GV và HS. Đây là một tác phẩm mới, được đánh giá là một trong những văn bản
“hai khó”: khó học và khó dạy. Các nhà nghiên cứu đã tốn rất nhiều giấy mực để tranh luận,
nghiên cứu, cắt nghĩa, lí giải thi phẩm độc đáo này, tuy nhiên họ vẫn chưa tìm được tiếng nói
chung. Có chăng là đều có chung nhận định: Đàn ghi ta của Lor-ca là một bài thơ hay nhưng
khó. Có lẽ đó là lí do chính khiến thi phẩm này thu hút được sự chú ý của bạn đọc.
Cắt nghĩa, lí giải, hiểu được tác phẩm này đã khó nhưng làm thế nào để giúp cho HS
khám phá được cái hay, cái đẹp của bài thơ còn khó hơn. Để khắc phục tình trạng này, GV
cần xây dựng một HTCH phù hợp với đối tượng, phương pháp và tiến trình lên lớp, có khả
năng kích thích sự chủ động, tích cực, sáng tạo của HS đồng thời giúp GV thực hiện tốt vai
trò cố vấn, điều khiển, dẫn dắt HS tiếp nhận TPVC.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Sử dụng câu
hỏi trong dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) (Ngữ văn 12 – tập 1)
2. Lịch sử vấn đề
Ngay khi được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12, Đàn ghi ta của
Lor-ca đã gây được ấn tượng sâu sắc, mới lạ đối với người đọc. Tác phẩm được phân tích,
đánh giá, nghiên cứu dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau.
Trên báo Văn học & Tuổi trẻ số 8 tháng 8 năm 2008, TS.Nguyễn Phượng có bài viết:
“Vài suy nghĩ về việc đọc hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca”. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân
khiến GV, HS lúng túng khi đọc hiểu bài thơ này: “Vì thực tế, phần lớn người đọc nói chung
chưa thực sự được trang bị những kiến thức mĩ học để đọc thơ hiện đại”, đồng thời tác giả
cũng giúp GV và HS hiểu kĩ hơn về bài thơ khi đưa ra ý kiến cần phải hiểu được trường phái
thơ tượng trưng, siêu thực trước khi đi vào tìm hiểu bài thơ.
TS. Phan Huy Dũng trong Ngữ văn 12 – Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học đã
khám phá bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca từ góc độ thể loại và dưới cái nhìn liên văn bản. Tác
giả khẳng định: “Đọc Đàn ghi ta của Lor-ca, có thể thấy mỗi từ, mỗi chi tiết, hình ảnh và cả
hình tượng trung tâm trong đó đều là đầu mối của một quan hệ giao tiếp nghệ thuật rộng lớn,
mà nếu thiếu tri thức về các văn bản (theo nghĩa rộng) có trước đó thì độc giả không thể cảm
nhận được (23;6)
TS Chu Văn Sơn với bài viết “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo” nghiên cứu,
phát hiện tính nhạc trong thơ Thanh Thảo nói chung, trong Đàn ghi ta của Lor-ca nói riêng.
Ông cho rằng: để viết thơ ngắn, lắm khi Thanh Thảo “lại giật tạm cấu trúc của ca khúc. Có lúc
thì đem về lai ghép để tạo ra một diện mạo mới. Cũng có lúc lại làm theo kiểu biến đổi gen
mà tạo ra giống mới. Nhiều bài thơ ngắn được anh tổ chức khá ngon lành theo thể thức của
bài hát. Dáng của chúng nhang nhác như những ca-khúc-thơ. Mà cũng không chỉ vay cấu trúc
3
thuộc văn bản khúc ca, anh còn mượn cả lối diễn tấu ca khúc để làm giàu cho hình thức thơ
nữa. Đàn ghi-ta của Lorca là một "ca" như thế chăng?”. Sau đó ông khẳng định: Đàn ghi-ta
của Lorca chính là một lối thơ mà ở đó lời thơ đã cườm vào nét nhạc, hình tượng thơ đã cùng
cấu trúc nhạc bay đôi. Thậm chí, để tiếng nói của thơ mình thêm phong phú, Thanh Thảo còn
mô phỏng những âm thanh từa tựa các nốt đàn ghita, mô phỏng cả lối diễn tấu vẫn thường
đệm cho người hát khi diễn nữa” (26)
T.S Phan Huy Dũng, T.S Chu Văn Sơn đã phân tích rất sâu sắc và có những phát hiện
rất quan trọng về Đàn ghi ta của Lor-ca. Nhưng cả hai tác giả đều chưa đề cập đến cách thức
hướng dẫn HS chiếm lĩnh thi phẩm này bằng HTCH.
Trong cuốn Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, TS. Nguyễn Ái Học đã
đưa ra định hướng dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca gắn với loại thể, loại hình để giải mã
văn bản. Tuy nhiên tác giả cũng chưa xây dựng HTCH cụ thể và cách sử dụng CH trong quá
trình dạy học tác phẩm này.
Trong Thiết kế bài học Ngữ văn 12 (tập 1) và Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 (tập 1),
tác giả Phan Trọng Luận và Nguyễn Văn Đường đã thiết kế những CH hướng dẫn HS khai
thác văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca, trong đó có một số CH liên tưởng, tưởng tượng giúp HS
có thể hình dung, tượng tượng và hiểu một phần nào đó ý nghĩa của những hình ảnh trong bài
thơ. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi quá khó, quá lớn, đòi hỏi HS phải có thời gian phân tích, lí giải.
Ví dụ 1: Khi hướng dẫn HS tìm hiểu 12 dòng tiếp theo (từ dòng thứ 7 đến dòng 18),
Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập 1 (Phan Trọng Luận) đưa ra hai câu hỏi: Câu thứ nhất: “Như
đã biết, người nghệ sĩ đấu tranh hết mình cho tự do, dân chủ và đổi mới nghệ thuật đã bị chế
độ cực quyền thân phát xít sát hại. Sự kiện ấy đã được thể hiện một cách hình tượng và đầy
màu sắc tượng trưng như thế nào qua ngòi bút Thanh Thảo?” (16;163). Câu thứ hai: “Anh
(chị) có nhận xét gì về những thủ pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong đoạn thơ thứ
hai này, nhất là 6 dòng cuối?” (16;164)
Ví dụ 2: Khi hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn thơ “không ai chôn cất tiếng đàn… long
lanh trong đáy giếng”, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 (tập 1) đưa ra một CH: “Từ hai câu thơ
“không ai chôn cất tiếng đàn… long lanh trong đáy giếng” với câu đề từ: “Khi tôi chết hãy
chôn tôii với cây đàn” của chính Lor-ca để phát hiện ra ý nghĩa mới của khổ thơ và câu đề
từ?” (5;367)
Đàn ghi ta của Lor-ca là một bài thơ nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực nên hình
ảnh, ngôn từ trong bài thơ rất khó hiểu; các biện pháp nghệ thuật cũng vô cùng mới lạ đối với
HS. Nếu chỉ sử dụng hai CH đó, GV sẽ không thể hướng dẫn HS tự chiếm lĩnh được nội dung
ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của những dòng thơ đó.
4
Như vậy, cả hai cuốn sách trên đều chưa xây dựng được HTCH thích hợp nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học văn bản Đàn ghi ta cảu
Lor-ca.
Luận văn thạc sĩ Hệ thống biểu tượng trong thơ và trường ca của Thanh Thảo, tác giả
Vũ Thị Minh Hạnh đã giải mã biểu tượng “đàn ghi ta” trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca.
Đây là một biểu tượng rất quan trọng trong thi phẩm này. Tuy nhiên, nếu chỉ giải mã biểu
tượng “đàn ghi ta” thì vẫn chưa thể khám phá hết giá trị của bài thơ này. Đồng thời luận văn
cũng chưa xây dựng HTCH cụ thể trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca.
Với đề tài Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng trong bài thơ Đàn ghi ta của
Lor-ca – Thanh Thảo, Hà Thị Thu Thủy đã sử dụng CH, đặc biệt là những CH kích thích sự
liên tưởng, tưởng tượng như một biện pháp hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa các biểu tượng
của bài thơ. Tuy nhiên, tác giả khóa luận mới chỉ chú trọng đến những CH khai thác ý nghĩa
của các hình ảnh biểu tượng mà chưa quan tâm nhiều đến các biện pháp nghệ thuật và chưa
xây dựng được một HTCH có tính hệ thống để dẫn dắt HS từng bước khám phá và giải mã bài
thơ.
Trên đây là những nguồn tư liệu quý báu có tính chất gợi mở giúp chúng tôi thực hiện
đề tài của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng được HTCH đọc hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca theo đặc trưng thể loại để
giúp HS có thể tiếp cận, tự khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm.
- Xây dựng một giáo án thể nghiệm
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát HTCH trong phần Hướng dẫn học bài của văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca
- Khảo sát HTCH trong một số giáo án Đàn ghi ta của Lor-ca của giáo viên THPT.
- Xây dựng HTCH hướng dẫn đọc - hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh
Thảo)
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của HTCH
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) (Ngữ
văn 12 – tập 1)
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lí luận về câu hỏi trong dạy học văn.
5
- Nghiên cứu, phân tích giáo án và giờ dạy của đồng nghiệp về văn bản Đàn ghi ta
của Lor-ca (Thanh Thảo) (Ngữ văn 12 – tập 1) tại trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai và
trường THPT Tân Lập.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu HTCH trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của lor-ca do luận văn đề xuất được
xây dựng một cách khoa học, bám sát đặc trưng thể loại sẽ phát huy được tính tích cực, chủ
động của HS, giúp HS dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, tự khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm
này.
6. Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn:
- Đề xuất một HTCH trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
(Ngữ văn 12 – tập 1) bám sát đặc trưng thể loại giúp HS chủ động trong việc khám phá và
chiếm lĩnh tác phẩm.
- Khắc phục tình trạng HS học thụ động, thầy giảng trò ghi chép.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
8. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc sử dụng
câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) (Ngữ văn 12 – tập 1)
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được trình
bày trong 3 chương:
Chương 1: Vấn đề HTCH trong dạy học văn
Chương 2: Sử dụng câu hỏi dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lor-ca”
Chương 3: Thực nghiệm
References
1. Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, H.2000
2. Benjamin Bloom, Hệ thống câu hỏi phát triển tư duy trong dạy học (Người dịch:
Hoàng Danh Liễu)
3. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nxb Đại
6
học quốc gia Hà Nội, 2001
4. Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, 2004
5. Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1, Nxb Hà Nội, 2008
6. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb
Giáo dục, 2004
7. Vũ Thị Minh Hạnh, Hệ thống biểu tượng trong thơ và trường ca của Thanh Thảo,
Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2009
8. Nguyễn Thị Ngân Hoa, Tìm hiểu những nhân tố tác động tới ý nghĩa của biểu tượng,
TCNN số 10/2006
9. Nguyễn Ái Học, Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, Nxb Giáo dục Việt
Nam, 2010
10. Nguyễn Thanh Hùng, Đa dạng và hiệu quả của câu hỏi trong dạy học Văn, NCGD
2/1995
11. Hoàng Hưng (dịch, tuyển chọn), Thơ chọn lọc Federico Garxia Lor-ca, NXB Sở
văn hóa thông tin Lâm Đồng, 1998
12. Lê Thị Hường, Chuyên đề dạy – học Ngữ văn 12, Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh
Thảo), NXB Giáo dục, 2008
13. Hoàng Thị Khánh, Xây dựng hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy học đoạn trích
Hạnh phúc của một tang gia, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2008
14. Cù Thị Lụa, Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học TPVC trong SGK (Ngữ văn 10 – bộ
chuẩn, NXB Giáo dục 2006), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2006
15. Phan Trọng Luận, Trần Thế Phiệt, Nguyễn Thanh Hùng, Trương Dĩnh, Phương
pháp dạy học văn, NXB ĐHQG HN, 2008
16. Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học Ngữ văn 12 - tập 1, NXB Giáo dục, 2009
17. Phan Trọng Luận, Ngữ văn 12 (tập 1), Nxb Giáo dục, 2008
18. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Ngữ văn 12 (Sách giáo viên) (tập 1), NXB Giáo
dục, 2008
19. Phan Trọng Luận, Cách nhìn mới về một số vấn đề then chốt của phương pháp dạy
học văn (Hội thảo phương pháp dạy học Ngữ văn - 6,7/2008)
20. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục, 2006
21. Nguyễn Thị Hồng Nam, Thiết kế câu hỏi dạy học văn – một thử thách với giáo viên,
Tạp chí Giáo dục, số 147/ 2006
22. Cao Tố Nam, Vài suy nghĩ về hệ thống câu hỏi trong bài giảng văn trên tinh thần
7
đổi mới, Tạp chí ngôn ngữ số 12/2001
23. Nhiều tác giả, Ngữ văn 12 – Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học, Nxb Giáo dục
2008
24. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2008
25. Nguyễn Phượng, Vài suy nghĩ về việc đọc hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, Báo
Văn học Tuổi trẻ, số 8/2008
26. Chu Văn Sơn, Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
Trang web:
27. Trần Đình Sử, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2009
28. Thanh Thảo, Dấu chân qua trảng cỏ, Nxb Tác phẩm mới, 1978
29. Thanh Thảo, Khối vuông Rubic, Nxb Tác phẩm mới, H. 1985
30. Thanh Thảo, Những người đi tới biển, Nxb Văn học, H.1987
31. Thanh Thảo, Từ một đến một trăm, Nxb Đà Nẵng, 1988
32. Thanh Thảo, Ngón thứ sáu của bàn tay, Nxb Đà Nẵng, 1995
33. Thanh Thảo, Mãi mãi là bí mật, Nxb Lao động, 2004
34. Thanh Thảo, Lor-ca trong tôi
Trang web:
958.html
35. Hà Thị Thu Thủy, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng trong bài thơ
״Đàn ghi ta của Lor-ca” – Thanh Thảo, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội, 2009