Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài thu hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.24 KB, 11 trang )

Bµi thu ho¹ch
Phan V¨n Hoµng
-1__________________________________________________________________________
_
A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chủ đề.
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, các cơ quan trong bộ
máy Nhà nước đã có nhiều đổi mới cả về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao
hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh
tế-xã hội, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HÐH, hội nhập
kinh tế quốc tế và nhu cầu của nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình đổi mới, tổ chức và
hoạt động của bộ máy Nhà nước ta còn bộc lộ không ít nhược điểm, nhiều
mặt chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Bộ máy
Nhà nước chưa thật tinh gọn, chưa thật sự vững mạnh. Chính quyền cơ sở
nhiều nơi còn yếu kém. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu chưa
được ngăn chặn, đẩy lùi...
Xã Phiêng Luông là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó
khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh tế xã hội kém phát triển.
Trong những năm qua chính quyền xã Phiêng Luông đã thực hiện tốt mọi chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cụ thể hóa
nghị quyết các cấp ủy Đảng thành những chương trình, kế hoạch hoạt động cụ
thể và đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là
lĩnh vực phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo. Song bên cạnh đó còn bộc lộ
nhiều yếu kém, hạn chế cần phải có những giải pháp khắc phục để chính quyền
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự là chính quyền của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân.
Là một giáo viên công tác tại địa bàn xã, mặc dù không trực tiếp tham gia
vào hoạt động của chính quyền cấp xã, song tôi luôn quan tâm đến vấn đề vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính quyền nhà nước của dân, do dân,


vì dân ở xã. Bởi chính quyền có hoạt động tốt, đúng chức năng, nhiệm vụ của
mình thì mới góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Qua đó, trực tiếp thúc đẩy sự nghiệp phát triển
giáo dục trên địa bàn, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo. Với những vấn đề
đó, tôi luôn suy nghĩ chính quyền xã phải làm thế nào để các chủ trương, Nghị
quyết, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của
HĐND xã được tổ chức thực hiện có hiệu quả, sớm đi vào thực tế cuộc sống của
nhân dân địa phương. Và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân ở xã, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội - quốc phòng an ninh của xã? Do
đó, tôi mạnh dạn chọn chủ đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân ở xã Phiêng Luông, huyện
Bắc Mê, tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu làm bài thu
hoạch trong học kỳ I.

B. NỘI DUNG
Trêng ChÝnh trÞ Hµ Giang

Líp Trung cÊp LLCT-HC-B39


Bµi thu ho¹ch
Phan V¨n Hoµng
-2__________________________________________________________________________
_
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CHÍNH
QUYỀN NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN TẠI XÃ PHIÊNG
LUÔNG, HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY - THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN


2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phiêng Luông
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phiêng Luông là một xã vùng cao núi đá, cách trung tâm huyện lỵ 28 km,
có đường ranh giới giáp với 2 xã và 01 thôn Khuổi Phìn - Na Hang;
- Phía đông giáp với xã Yên Cường.
- Phía tây giáp với thôn Khuổi Phìn - Na Hang.
- Phía nam giáp với xã Thượng Tân.
- Phía bắc giáp với xã Yên Cường.
Có tổng diện tích tự nhiên là 3.642 ha, trong đó đất nông nghiệp là
2.819,22 ha; đất phi nông nghiệp là 662,09 ha; đất chưa sử dụng là 460, 69 ha.
Địa hình, địa thế phức tạp, có nhiều núi cao, vực sâu; đường giao thông liên
thôn đi lại khó khăn nhất là về mùa mưa;
Toàn xã có 03 thôn bản, có 765 hộ với 3.872 khẩu; có 2 dân tộc anh em chung
sống (Mông, Tày), trong đó dân tộc Mông chiếm đa số (chiếm 99 %). Tỷ lệ tăng dân
số năm 2009 là 1,7%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2009 là 23,73%. Dân
cư sống rải rác không tâp trung, các dân tộc giao tiếp với nhau chủ yếu bằng tiếng
Mông.
Do địa hình hiểm trở, cấu tạo địa chất là núi đá, bị chia cắt do nhiều núi
cao, vực sâu, nhiều khe suối. Đến nay đã có đường giao thông đến xã và trung
tâm 03 thôn bản, song chủ yếu là đường đá nên giao thông đi lại còn rất nhiều
khó khăn, đặc biệt là về mùa mưa. Khí hậu khắc nghiệt, mưa nhiều về mùa hè và
rét hại về mùa đông đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của bà con,
nhân dân trong xã, đặc biệt là về cây trồng, vật nuôi. Độ che phủ rừng đạt 75 %,
có 01 khu rừng nguyên sinh giáp xã Khuổi Phìn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Về kinh tế: Phiêng Luông có 98 % dân số làm nông nghiệp chủ yếu là
làm ruộng và nương rẫy, lương thực chủ yếu ngô là chính.
* Giáo dục: công tác giáo dục được chăm lo, tỷ lệ huy động trẻ em đến
trường từ 6- 14 tuổi đạt 100%, toàn xã có 1 trường chính và 3 điểm trường, Tỷ
lệ học sinh khá, giỏi đạt trên 20%; giữ vững thành quả XMC -PCGDTH và

PCTHCS; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2010 và phổ
cập giáo dục trung học cơ sở năm 2007.
* Y tÕ: Làm tốt công tác tuyên truyền phòng ngừa dịch bệnh theo mùa
không để dịch bệnh xảy ra và lây lan, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt
là về sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn
1,93% và trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 21,6%.
Trêng ChÝnh trÞ Hµ Giang

Líp Trung cÊp LLCT-HC-B39


Bµi thu ho¹ch
Phan V¨n Hoµng
-3__________________________________________________________________________
_
* Văn hóa: Các loại văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao luôn được duy trì
tạo không khí phấn khởi thi đua sản xuất cho nhân dân tập trung xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa.
Thực hiện tốt chính sách xã hội trên địa bàn, đặc biệt quan tâm đến các
đối tượng có công với nước.
* Công tác an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội thường xuyên được
quan tâm, công tác quản lí hộ tịch hộ khẩu, đăng kí tạm trú tạm vắng quản lí vật
liệu nổ thường xuyên được chú trọng, tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ đạt
100% quân số.
* Thực hiện chính sách dân tộc: Các chính sách xã hội của Đảng và Nhà
nước đối với đồng bào dân tộc đều được xã tổ chức thông báo, tuyên truyền và
thực hiện đầy đủ như; chương trình 120, 135, 134 của Chính phủ và các chương
trình khác như: xóa nhà tạm, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi...qua đó tạo được
niềm tin trong nhân dân đối với bộ máy chính quyền xã, tạo nên sự đoàn kết,
giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và an

toàn xã hội, không có sự phân biệt, kì thị dân tộc.
2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của chính quyền xã Phiêng Luông
* Thuận lợi:
Vị trí địa lí của xã Phiêng Luông thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du
lịch hàng hoá trong huyện và ngoài huyện, khí hậu quanh năm mát mẻ, đồi núi
còn nguyên sơ, thuận lợi cho việc tổ chức các tour du lịch sinh thái của Tỉnh.
Với diện tích đất rừng nhiều, khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho chính quyền
xã triển khai các chương trình, kế hoạch một cách triệt để, có hiệu quả.
§îc sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền cấp trên và đặc biệt là
sự cố gắng của nhân dân các dân tộc xã Phiêng Luông trong công cuộc phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội... đã được giữ vững và đạt được nhiều kết quả.
Chính quyền xã Phiêng Luông đã cụ thể hóa các nghị quyết của cấp trên thành
các chương trình, kế hoạch phù hợp với thực tế của địa phương, sát với tiềm
năng, thế mạnh của xã. Do đó, tình hình kinh tế, xã hội luôn ổn định, an ninh,
quốc phòng được củng cố và vững chắc, đó là cơ sở quan trọng đảm bảo cho
hoạt động của chính quyền có hiệu lực, hiệu quả, từ đó làm tăng thêm lòng tin
của quần chúng nhân dân đối với Đảng và chính quyền.
* Khó khăn:
Do địa hình hiểm trở, cấu tạo địa chất là núi đá, bị chia cắt do nhiều núi
cao, vực sâu, nhiều khe suối. Đến nay đã có đường giao thông đến xã và trung
tâm 03 thôn bản, song chủ yếu là đường đá nên giao thông đi lại còn rất nhiều
khó khăn, đặc biệt là về mùa mưa
Đời sống, sinh hoạt của nhân dân đa số còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo
theo tiêu chí mới còn cao, chiếm 80,03%. Hưởng thụ văn hóa, thông tin hầu như
không có gì, đặc biệt là ở các thôn bản xa nơi người Mông sinh sống như: thôn
Phiêng luông, Phiêng Phít (Tá Tò). Tình trạng phụ nữ bỏ trốn Trung Quốc lấy
chồng trái pháp luật vẫn còn xảy ra. Sản xuất đã được chú trọng song vẫn mang
tính tự cung, tự cấp là chính, việc áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất còn
Trêng ChÝnh trÞ Hµ Giang


Líp Trung cÊp LLCT-HC-B39


Bµi thu ho¹ch
Phan V¨n Hoµng
-4__________________________________________________________________________
_
nhiều hạn chế. Xã có nguồn nhân lực lao động đông song chủ yếu là học hết
Tiểu học, XMC, SXMC và một số là Trung học cơ sở, hầu hết chưa qua đào tạo
nghề, cán bộ kĩ thuật còn thiếu và chưa đáp ứng được cho việc phát triển sản
xuất.
Đội ngũ cán bộ xã trình độ không đồng đều, mặc dù đã được qua đào tạo
về chuyên môn và lý luận chính trị song chủ yếu là tại chức, bổ túc văn hóa, còn
có một số đồng chí đi học chỉ là để giải quyết vấn đề bằng cấp, do đó giữa Học
và Hành là hai vấn đề xa vời nên việc vận dụng kiến thức vào thực tế để tổ chức
hoạt động còn nhiều bất cập. Cán bộ thôn bản chưa thực sự nhiệt tình, chủ động
trong công việc vì nhiều lí do như: trình độ, năng lực, ảnh hưởng của phong tục,
tập quán của địa phương, thôn bản, dân tộc...
Hoạt động của Đại biểu HĐND chưa thường xuyên, chưa hiệu quả nên dẫn
đến một số vụ việc chưa được phát hiện và giải quyết kịp thời.
Những điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội nêu trên là những yếu tố trực tiếp
tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của chính quyền xã Phiêng Luông.
2.2. Thực trạng hoạt động của chính quyền xã Phiêng Luông trong
thời gian qua (2005 – 2009)
2.2.1. Những thành tựu đạt được
Hội đồng nhân dân đã phát huy tốt vai trò là cơ quan quyền lực Nhà Nước
ở địa phương, tăng cường giám sát việc thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân
dân, chính sách và pháp luật thực hiện ở địa phương; đại biểu Hội đồng nhân
dân thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri; tuyên truyền và vận động nhân dân thực

hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, Nghị quyết của
hội đồng nhân dân xã.
Uỷ ban nhân dân đã từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc điều
hành, quản lý, tổ chức thực hiện Nghị quyết cấp uỷ, nghị quyết của hội đồng
nhân dân các cấp. Tích cực chủ động đề ra nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực, đi
sát cơ sở kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Duy trì
họp uỷ ban nhân dân và giao ban định kỳ vớ các ngành, đoàn thể để thực hiện
tốt công tác nắm tình hình ở cơ sở và điều hành, quản lý Nhà nước ở địa
phương; luôn làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân. Chức năng quản lý Nhà Nước được thực hiện tốt. Pháp lệnh thực hiện dân
chủ ngày càng được thực hiện đầy đủ ở cơ sở.
Với sự nỗ lực trên, trong những năm qua Chính quyền xã nàn Xỉn đã thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và đạt được những thành quả như sau :
*. Về kế hoạch, ngân sách, tài chính
Do điều kiện phát triển kinh tế của xã còn thấp, tỷ lệ thu phí và lệ phí rất
thấp nên kinh phí hoạt động hàng năm chủ yếu là do ngân sách Nhà nước cấp.
Trên cơ sở đó, hàng năm UBND xã đã thực hiện xây dựng kế hoạch phân bổ dự
toán, quyết toán và thu - chi ngân sách theo đúng quy định của Nhà nước và
phù hợp với điều kiện thực tế của xã, đảm bảo cho mọi hoạt động của UBND và
các tổ chức trong hệ thống chính trị;
*. Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi
Trêng ChÝnh trÞ Hµ Giang
Líp Trung cÊp LLCT-HC-B39


Bµi thu ho¹ch
Phan V¨n Hoµng
-5__________________________________________________________________________
_
- Về nông nghiệp: Trong những năm qua, vấn đề nông nghiệp đã được chú

trọng và phát triển tương đối ổn định, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng
sản xuất hàng hoá, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo,
xây dựng nông thôn mới; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất
đã được chú trọng. Diện tích các loại giống mới được mở rộng và tăng về năng
xuất. Tổng diện tích gieo trồng 646,38ha; tổng sản lượng lương thực đạt 1.127,
4tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 360kg/người /năm.
- Về lâm nghiệp: Trong những năm qua, được sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà
nước qua các chương trình dự án, công tác trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi tái
sinh rừng đạt nhiều kết quả như: hạn chế được tình trạng phát rừng làm nương,
cháy rừng, khai thác trái phép,... và đạt được độ che phủ rừng là 30%.
- Về thuỷ lợi: Thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương đảm bảo
đủ nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân và tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
với 3 công trình được xây dựng, hàng chục km mương máng kiên cố và ống dẫn
nước. Thực hiện chương trình xây dựng bể nước sạch hộ gia đình theo hình thức
Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay trên 50% các hộ gia đình đều có bể để
dự trữ nước.
*. Về giao thông:
Xã đã thực hiện việc tu sửa, nâng cấp, mở mới đường giao thông bằng các
nguồn vốn đầu tư của Nhà nước như: chương trình dự án 135, dự án phân cấp
giảm nghèo; đặc biệt là mở các tuyến đường từ trung tâm xã đi các thôn bản và
từ các thôn bản với nhau trong xã. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại
và giao lưu hàng hoá của nhân dân trong xã, góp phần thúc đẩy kinh tế -xã hội
phát triển và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.
*. Về thương mại, dịch vụ
Thực hiện xây dựng 1 chợ tại trung tâm xã để làm nơi mua, bán, trao đổi
hàng hoá của nhân dân trong và ngoài xã; tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ
kinh doanh, sản xuất và phát triển kinh tế.
*. Về văn hóa, y tế, giáo dục
- Về văn hoá: Luôn duy trì đội văn hoá, văn nghệ, thể thao tập luyện để
tham gia giao lưu. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân

cư” được triển khai có hiệu quả, đã có 6/8 làng văn hoá và 309 gia đình được
công nhận Gia đình văn hoá. Hàng năm xã đã tổ chức Ngày hội đại đoàn kết
toàn dân mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc với các môn thi đấu như: bắn nỏ,
đánh sảng, đẩy gậy, văn nghệ,... Tỷ lệ các hộ có tivi, đài catsec và thường xuyên
xem truyền hình hoặc nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt trên 50%.
- Về y tế: Trạm y tế đã làm tốt công tác tuyên truyền phòng ngừa dịch
bệnh theo mùa không để dịch bệnh xảy ra và lây lan, chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân, đặc biệt là về sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên xuống còn 1,93% và trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 21,6%.
- Về giáo dục: Trong những năm qua, mạng lưới trường lớp đã được mở
rộng đối với tất cả các bậc học (từ năm 2005 trên địa bàn xã đã có 3 đơn vị
trường đó là: Trường Mầm non, Tiểu học và THCS), chất lượng dạy - học được
Trêng ChÝnh trÞ Hµ Giang

Líp Trung cÊp LLCT-HC-B39


Bµi thu ho¹ch
Phan V¨n Hoµng
-6__________________________________________________________________________
_
nâng lên; Cơ sở vật chất đã được đầu tư sửa chữa, xây dựng đảm bảo cho việc
dạy của Thầy và học của Trò; Thực hiện việc khen thưởng kịp thời cho Giáo
viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy và học tập, đặc
biệt là các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi thông qua nguồn quỹ khuyến
học. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức I năm 2010 và phổ
cập giáo dục trung học cơ sở năm 2007.
*. Về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
Thực hiện tốt công tác củng cố, xây dựng lực lượng DQTV (Dân quân tự
vệ) và tổ chức huấn luyện, diễn tập theo kế hoạch đảm bảo chất lượng. Thường

xuyên tuyên truyền, vận động thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự hàng
năm đạt chỉ tiêu cấp trên giao cả về số lượng và chất lượng.
Phát huy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tích cực làm
tốt công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, chính trị cho nhân dân; làm tốt
công tác dân vận, kiện toàn củng cố lực lượng an ninh cơ sở, tổ an ninh nhân
dân, tổ hoà giải; lực lượng công an viên ở thôn bản hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ
gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội, nắm chắc tình hình trên địa bàn, kịp thời
phát hiện các và giải quyết các vụ việc phát sinh ở thôn bản, cũng như ở trên
đường biên mốc giới, quản lý hộ khẩu; phối hợp với các ngành, đoàn thể tuyên
truyền, đấu tranh có hiệu quả với các tội phạm và tệ nạn xã hội. Tích cực vận
động, đấu tranh giải quyết để để nắm bắt kịp thời hiện tượng truyền đạo trái
phép và di cư tự do. Tư pháp xã đã tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật và
các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước được hơn 1000
lượt người tham gia.
* Về công tác xây dựng Đảng:
Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, học tập các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, đặc biệt là cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Tổ chức tuyên truyền vận động cán bộ đảng viên và quần chúng
nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà Nước. Do đó cán bộ, công chức, đảng viên và quần chúng nhân dân luôn tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo phần chuyển biến tích cực trong nhận thức
của cán bộ, công chức, đảng viên và quần chúng nhân dân. Nhân dân các dân tộc
ngày càng hăng hái thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, từng bước xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Đảng bộ cũng luôn
quan tâm trú trọng công tác xây dựng Đảng, thường xuyên cử quần chúng ưu tú
đi học lớp cảm tình Đảng để bồi dưỡng kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Đến
nay toàn xã có 12 chi bộ, 92 đảng viên, xoá thôn bản trắng không có chi bộ; chất
lượng Đảng viên ngày một nâng cao hơn, nhất là về trình độ văn hoá.
2.2.2. Những hạn chế, khuyết điểm
Bên cạnh những thành tựu mà chính quyền xã Phiêng Luông đạt được

trong những năm qua là to lớn, nền kinh tế phát triển đúng hướng, sản xuất nông
lâm nghiệp được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, đời sống kinh tế,
văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng - an ninh được ổn
Trêng ChÝnh trÞ Hµ Giang

Líp Trung cÊp LLCT-HC-B39


Bµi thu ho¹ch
Phan V¨n Hoµng
-7__________________________________________________________________________
_
định và giữ vững. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt
động của mình như sau:
Một là, quy chế làm việc của HĐND, UBND xã còn chưa thật cụ thể. Một
số Đại biểu HĐND, thành viên UBND theo cơ cấu nên trong quá trình chỉ đạo,
điều hành công việc còn thiếu kiên quyết, không rứt điểm, thiếu cụ thể, chung
chung dẫn tới có lúc, có việc bị chồng chéo hoặc không đủ khả năng để giải
quyết. Việc lập kế hoạch chương trình công tác tuần, tháng của HĐND, UBND
chưa được chú trọng, một số Đại biểu HĐND, cán bộ, công chức xã không biết
lập kế hoạch công tác dẫn đến tình trạng thường bị động trong giải quyết, xử lý
công việc.
Hai là, một số Đại biểu HĐND chưa thực sự sát dân, gần dân, chưa nắm
bắt được các yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người dân. Nghĩa
là chưa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân.
Ba là, một số ngành, ban chuyên môn của UBND xã và thôn bản chưa
chủ động, tích cực tham mưu cho UBND xã theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực
mình phụ trách mà chỉ khi có văn bản yêu cầu báo cáo, triển khai của UBND xã
thì mới triển khai tham mưu, làm cho xong việc nên nhiều khi chất lượng, hiệu
quả công việc chưa cao.

Bốn là, công tác ban hành soạn thảo văn bản còn yếu nên còn có văn
bản ban hành chưa đúng pháp luật, chưa đúng thẩm quyền, sai sót về thể
thức, câu chữ; việc chấp hành giờ giấc công tác, tác phong, lề lối làm việc
của đội ngũ cán bộ, công chức chưa nghiêm túc.
Năm là, kinh tế có tăng trưởng nhưng chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều
vào sự đầu tư của Nhà Nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm,
chưa đồng bộ, tiềm năng đất đai, lao động chưa được khai thác và sử dụng đầy
đủ; khả năng ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất còn nhiều hạn chế,
năng xuất lao động nói chung còn thấp, sản xuất hàng hoá còn ở mức thấp, mang
nặng tính tự cung, tự cấp. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô còn nhỏ lẻ, phân
tán; giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa, lũ; nguồn vốn đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Sáu là, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế còn nhiều khó khăn, thiếu cơ sở
vật chất phục vụ cho dạy và học đặc biệt là các điểm trường lẻ ở các thôn, cha
mẹ chưa quan tâm đến việc học tập của con mình, tình trạng học sinh bỏ học
giữa chừng còn phổ biến, chất lượng học sinh còn thấp so với yêu cầu; cơ sở vật
chất khám chữa bệnh còn thiếu, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ còn cao; chất lượng
làng văn hoá còn thấp, số hộ được xem truyền hình còn ít. Đời sống nhân dân
còn không ít khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Xoá đói giảm
nghèo có kết quả nhưng chưa bền vững. Số hộ giầu, khá tăng chậm, số hộ trung
bình, hộ nghèo còn lớn, nguy cơ tái nghèo còn cao. Chất lượng hoạt động văn
hoá - xã hội chưa cao. Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật còn chậm.
Phong tục tập quán chậm được khắc phục, tệ nạn xã hội có lúc, có nơi còn diễn
biến phức t¹p.
2.2.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế
* Nguyên nhân của những thành tựu
Trêng ChÝnh trÞ Hµ Giang

Líp Trung cÊp LLCT-HC-B39



Bài thu hoạch
Phan Văn Hoàng
-8__________________________________________________________________________
_
- Nguyờn nhõn khỏch quan
+ Trong nhng nm qua c s quan tõm ca ng v nh nc, tnh v
huyn, cỏc cp cỏc ngnh, c bit l s lónh o ca cp y ng c s v xõy
dng chớnh quyn xó sao cho hot ng cú hiu lc, hiu qu.
+ ng v Nh nc ta ó cú nhng ng li, ch trng, chớnh sỏch
ỳng n, phự hp vi iu kin ca tng vựng;
+ S quan tõm, ch o v giỳp sỏt sao ca Huyn u - HND UBND v cỏc c quan ban ngnh ca huyn;
- Nguyờn nhõn ch quan
+ Cú s on kt nht trớ cao v s phn u n lc hon thnh nhim
v ca cỏc i biu HND xó, ca i ng cỏn b, cụng chc xó Phiờng
Luụng, huyn Bc Mờ, tnh H Gang; s ng lũng ng h ca nhõn dõn cỏc
dõn tc xó Phiờng Luụng;
+ Cỏc i biu HND, i ng cỏn b, cụng chc xó ó vn dng nng
ng, sỏng to nhng ch trng, ng li, chớnh sỏch ca ng v Nh nc
vo thc tin trờn a bn.
* Nguyờn nhõn ca nhng hn ch
- Nguyờn nhõn khỏch quan
+ Do v trớ a lý nờn dõn c sng khụng tp trung. Vỡ vy, nh hng
khụng nh n vic tip xỳc ca cỏc i biu HND xó, ca cỏn b, cụng chc
xó; Giao thụng i li khú khn, nht l cỏc tuyn ng liờn thụn;
+ Phong tc tp quỏn lc hu, chm thay i.
- Nguyờn nhõn ch quan
+ Cụng tỏc tuyờn truyn, giỏo dc ch trng, ng li ca ng, chớnh
sỏch phỏp lut ca Nh Nc ti cỏn b, cụng chc, ng viờn v qun chỳng
nhõn dõn cha sõu rng, cha thng xuyờn;

+ i ng cỏn b xó nht l cỏn b ch cht cha c o to ton din
v qun lý nh nc, qun lý kinh t do ú trỡnh nng lc ca i ng cỏn b
xó cũn nhiu hn ch; t l n trong i ng cỏn b thp;
+ Trỡnh dõn trớ thp.
3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của chính quyền xã PHIÊNG LUÔNG
trong thời gian tới (2010 2015)

3.1. Gii phỏp trc mt
Th nht, tng cng s lónh o ca ng i vi chớnh quyn v s
phi hp gia chớnh quyn vi U ban mt trn T quc, cỏc on th;
Th hai, thng xuyờn lm tt cụng tỏc ỏnh giỏ, phõn loi cỏn b, cụng
chc v hot ng ca b mỏy chớnh quyn c s hng thỏng, quý, nm; nõng
cao cht lng i biu Hi ng nhõn dõn v hiu qu hot ng ca Hi ng
nhõn dõn.
Trờng Chính trị Hà Giang

Lớp Trung cấp LLCT-HC-B39


Bµi thu ho¹ch
Phan V¨n Hoµng
-9__________________________________________________________________________
_
Thứ ba, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức
cho nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
Nước; phát động các phong trào thi đua yêu nước và phát triển kinh tế xoá đói
giảm nghèo;
Thứ tư, trong chủ trương và chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội cần căn
cứ vào những tiềm năng, lợi thế, đặc điểm cụ thể của xã, thôn bản để phát

triển mô hình, cơ cấu cho phù hợp; tích cực đổi mới phương pháp, phong
cách lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ xã; kịp thời tháo gỡ những khó
khăn vướng mắc trong vận động thực hiện cơ chế chính sách ở địa phương,
phát huy những nhân tố mới, tích cực, sáng tạo để tạo động lực thúc đẩy kinh
tế, văn hoá xã hội phát triển;
Thứ năm, tranh thủ thời cơ, lợi thế để phát triển, thu hút nguồn lực đầu tư từ bên
ngoài kết hợp phát huy tốt nội lực, phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng – an ninh;
Thứ sáu, tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thông chính trị, đổi
mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội để thực
hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước.
Thứ bảy, cụ thể hóa chủ trương, đường lối chỉ tiêu, nghị quyết của Đảng,
kế hoạch, quy hoạch phù hợp theo từng giai đoạn nhằm chăm lo thiết thực tới
đời sống của nhân dân nhằm các biện pháp làm dự án lớn, dự án đầu tư khai
thác, dự án vay vốn, quy hoạch phân vùng, quản lí đất đai đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp tự chủ sản xuất kinh doanh của các hộ, chú trong xây dựng kết cấu
hạ tầng và xây dựng các hộ làm kinh tế giỏi, làm điểm để nhân ra diện rộng, có
biện pháp xử lí linh hoạt kịp thời với những hành vi vi phạm lợi ích của các hộ
gia đình đảm bảo tính công bằng giữ vững kỉ cương xã hội.
3.2. Giải pháp lâu dài.
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với HĐND,
UBND và sự phối hợp hoạt động của các tổ chức chính trị -xã hội
Đảng trực tiếp lãnh đạo công tác cán bộ, tăng cường quản lý cán bộ, đảng
viên trong bộ máy Nhà nước, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
đảng viên, giới thiệu đảng viên ưu tú vào trong bộ máy chính quyền xã.
Cấp ủy phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của chính quyền, kịp thời
phát hiện, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong công tác quản lý của chính
quyền. Thực tiễn cho thấy, cán bộ chính quyền vi phạm khuyết điểm như: buông
lỏng quản lý, sai phạm về nguyên tắc quản lý, mất đoàn kế nội bộ, cán bộ sa sút
về phẩm chất đạo đức...Lỗi một phần là do cấp ủy Đảng thiếu sự kiểm tra,
buông lỏng nguyên tắc tập trung dân chủ.

Các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng bộ phải phản ánh đúng
đời sống kinh tế -xã hội tại địa phương; phù hợp với nguyện vọng chính đáng
của nhân dân, tránh chủ quan, áp đặt duy ý chí.
Cần phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng điều hành của
chính quyền. Khắc phục tình trạng bao biện, làm thay “lấn sân” của Đảng sang
việc của chính quyền, làm cho công tác chính quyền mất chủ động, trốn tránh
trách nhiệm, ỷ lại, trông chờ.
Trêng ChÝnh trÞ Hµ Giang

Líp Trung cÊp LLCT-HC-B39


Bµi thu ho¹ch
Phan V¨n Hoµng
- 10 __________________________________________________________________________
_
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng không làm lu mờ địa vị, trách nhiệm, khả
năng của chính quyền UBND; cấp ủy phải phát huy vai trò, trách nhiệm của
MTTQ, các đoàn thể và quần chúng nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ
chính quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thường xuyên chăm lo công
tác dân vận, thu hút sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhân dân vào công cuộc
quản lý Nhà nước.
Thứ hai, thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc củaHĐND, UBND xã
Quy chế tổ chức và hoạt động tạo điều kiện cho HĐND, UBND thực hiện
đúng pháp luật, đúng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, chế độ làm việc và quan hệ
công tác. Vì vậy, trong công tác điều hành hoạt động của UBND xã cần bám sát
các văn bản hướng dẫn về công tác cán bộ...của Chính phủ, vận dụng Quy chế
làm việc mẫu của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được ban
hành theo Quyết định số 75/2006/QĐ-TTg ngày 12/4/2006 của Thủ tướng Chính
phủ; phân công nhiệm vụ cụ thể và phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch,

các Phó chủ tịch và các thành viên UBND cũng như cán bộ, công chức xã (bao
gồm cả cán bộ không chuyên trách). Phải xây dựng được kế hoạch công tác
tuần, tháng, quý và năm trên cơ sở các lĩnh vực được phân công; đề cao trách
nhiệm và vai trò của người đứng đầu đơn vị trong việc xác định trách nhiệm tập
thể và trách nhiệm cá nhân. Thường xuyên tiến hành công tác phê bình và tự phê
bình cũng như công tác khen thưởng và kỷ luật trong công vụ. Đổi mới công tác
kiểm tra với việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và thực
hành tiết kiệm. Chú trọng việc ban hành và nhận, lưu trữ văn bản; chuẩn bị đầy
đủ, chu đáo nội dung các cuộc họp, hội nghị...; thực hiện tốt mối quan hệ giữa
UBND với UBND huyện và các ban ngành chuyên môn của Huyện, với Đảng
ủy, HĐND, UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân xã, với trưởng thôn bản.
Thứ ba, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy - rà soát, đánh giá thực chất
đội ngũ cán bộ hiện có, xây dựng quy hoạch, sắp xếp lại cán bộ.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, trước hết phải quan tâm kiện toàn đội
ngũ cán bộ chủ chốt “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ Trung
ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản
lĩnh chính trị vững vàng...nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội”. Cần
đánh giá, điều chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo quy trình, chặt chẽ, nghiêm
túc, giao việc đúng người, trọng người tài, kiên quyết không sử dụng những các
bộ có biểu hiện cơ hội, tham nhũng, cục bộ, gây mất đoàn kết nội bộ. Phải
thường xuyên đánh giá công tác cán bộ, xác định đúng năng lực, trình độ, uy tín,
đạo đức cán bộ. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý cán bộ vi phạm kỷ luật, vi
phạm pháp luật.
Thứ tư, tiếp tục đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của UBND xã
Chính quyền phải chú trọng hơn nữa việc tuyên truyền cho nhân dân hiểu
được mọi chủ trương, đường lôi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Từ đó tự giác chấp hành; tránh tình trạng đường lối, chính sách, pháp luật chỉ
đến với cán bộ, người dân không nắm được, không hiểu được dẫn đến tình trạng
thực hiện sai. Vì vậy, cần phải có nhiều hình thức tuyên truyền, đa dạng phù hợp

với điều kiện cụ thể, dễ tiếp thu, dễ nhớ, dễ áp dụng.
Trêng ChÝnh trÞ Hµ Giang
Líp Trung cÊp LLCT-HC-B39


Bài thu hoạch
Phan Văn Hoàng
- 11 __________________________________________________________________________
_
M rng thờm cỏc hỡnh thc t qun nhõn dõn t do bn bc v thc
hin nhim v trong khuụn kh ca Phỏp lut i vi nhng cụng vic mang
tớnh xó hi húa, cú s h tr ca chớnh quyn nh: xõy dng lng bn vn húa,
cỏc t hũa gii,...m rng dõn ch xó hi ch ngha. Qua ú, kiờn quyt lờn ỏn,
x lý cỏc t nn xó hi, vi phm phỏp lut nh hng n an ninh trt t, cỏc
thúi h tt xu nh: t quan liờu, tham nhng, c oỏn chuyờn quyn, c hip
nhõn dõn v trự dp cỏn b.
kết luận
Trong bi cnh hin nay ca Quc t din bin rt phc tp chỳng ta
ng trc nhng thi c v vn hi mi. thc hin thng li cỏc mc
tiờu ca i hi XI ca ng ra, chỳng ta phi tip tc i mi nhm
nõng cao hiu lc, hiu qu hot ng ca chớnh quyn cp c s núi
chung, chớnh quyn xó Phiờng Luụng, huyn Bc Mờ, tnh H Giang núi
riờng, cn quỏn trit sõu sc quan im i mi ca ng xỏc nh rừ chc
nng nhim v ca mỡnh khụng ngng rốn luyn, hc tp v lm theo tm
gng o c H Chớ Minh, hon thnh xut sc nhim v c phõn
cụng, gúp phn vo vic hon thnh nhim v chớnh tr ca Tnh ng b
H Giang, Huyn ng b Bc Mờ núi chung v ng b xó Phiờng Luụng
núi riờng.
ti ny c nghiờn cu t thc t hot ng ca chớnh quyn xó
Phiờng Luụng, huyn Bc Mờ, tnh H Giang t nm 2005 n ht nm

2010. Nhng phõn tớch, ỏnh giỏ, nhn xột mang tớnh khỏch quan, chõn
thc xut phỏt t vic kho sỏt quỏ trỡnh hot ng ca chớnh quyn xó
Phiờng Luụng, huyn Bc Mờ, tnh H Giang; nhng gii phỏp a ra cú c
s khoa hc, hp lý v hiu qu gn lin vi iu kin khỏch quan ca a
phng; nhng kt qu nghiờn cu ca ti cú th vn dng, ỏp dng vo
thc tin ca vic nõng cao hiu qu hot ng ca chớnh quyn xó, th trn
huyn Bc Mờ núi chung v xó Phiờng Luụng núi riờng trong giai on
hin nay, chớnh quyn cp c s thc s l chớnh quyn ca dõn, do dõn
v vỡ dõn nh t tng ca Ch tch H Chớ Minh.

Trờng Chính trị Hà Giang

Lớp Trung cấp LLCT-HC-B39



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×