Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bai thu hoach he 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.65 KB, 6 trang )

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG TRONG DẠY HỌC
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để đổi mới phương pháp giảng
dạy đang được phát triển mạnh ở nhiều trường học. Một trong các ứng dụng quan trọng phải
kể đến đó là: “Giáo án điện tử”. Với các bài giảng bằng giáo án điện tử, các tiết học sẽ tăng
thêm phần sinh động và hiệu quả. Giáo viên ngày càng vững vàng trong việc sử dụng một số
công cụ phần mềm thiết kế bài giảng như: PowerPoint, Flash, các công cụ hình ảnh, hiệu ứng
cũng như các phần mềm học tập Geometer’s Sketpad, Geometer’s Cabri, Graph để làm tài
liệu giảng dạy học sinh.
Giảng dạy bằng giáo án điện tử trong nhà trường mang lại hiệu quả rất lớn. Mỗi tiết
dạy bằng giáo án điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được
chuyển tải đến học sinh. Đẩy lùi tình trạng “thầy đọc trò chép”
Giảng dạy bằng giáo án điện tử hay nói cách khác là việc sử dụng các thiết bị công
nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu, bảng điện tử… trong giảng dạy mang lại hiệu quả rất
lớn.
Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là một lượng lớn kiến
thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến các học sinh. Giáo án điện tử không
những giúp tiết học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc giáo viên bị cháy giáo án vì thời
gian được kiểm soát bằng máy.
Nếu như trong mỗi tiết học thông thường, giáo viên phải dành khá nhiều thời gian để
treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì trong tiết học có sử dụng giáo án điện tử,
những chuyện đó chỉ cần một cú kích chuột.
Sự giải phóng đôi tay cho cả giáo viên và học sinh cho phép các em có thể tương tác
nhiều hơn với thầy cô giáo, làm nâng cao hiệu quả giờ học.
Thậm chí, về phương diện sức khỏe, giảng dạy bằng phương pháp mới còn giúp thầy
cô tránh được bệnh viêm họng do bụi phấn và hiện tượng cận thị, teo cơ tay… ở học sinh
cũng giảm đáng kể.
Bản thân là một giáo viên dạy Toán-Tin, tôi đã tiếp xúc với Tin học và tìm hiểu một
số ứng dụng CNTT và đã áp dụng những cái đã học được vào dạy học đối với bộ môn Tin
học, và kết quả chất lượng bộ môn Tin học ngày càng di lên, học sinh nắm kiến thức chắc
hơn, nhanh hơn và hứng thú với việc học hơn, tích cực tự giác học tập, tự giác rèn luyện ở lớp


củng như ở lớp. Từ thực tế đó tôi đã suy nghĩ và quyết định áp dụng phương pháp dạy học đó
vào bộ môn Toán, đó là sử dụng giáo án điện tử (GAĐT)trong các tiết dạy bộ môn Toán.
Do điều kiện nhà trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (TBDH)
nên chỉ sử dụng giáo án điện tử trong một số tiết như thao giảng, dự giờ, hoặc là dạy các tiết
mà giáo viên phải chuẩn bị khối lượng bảng phụ, tranh ảnh, hình vẽ nhiều. Trong thời gian
vừa qua tôi đã sử dụng dạy giáo án điện tử ở bộ môn Tin học 7,8 và một số tiết ở môn Toán 7
và đã đem lại cho tôi một niềm tin để có thể nâng cao chất lượng. Nếu áp dụng được phương
pháp này vào tất cả các tiết học thì tôi tin rằng chất lượng ngày càng nâng cao, tránh được tình
trạng chán học của học sinh, góp phần thực hiện thành công cuộc vận động hai không và đặc
biệt là khắc phục hiện tượng ngồi nhầm lớp của học sinh.
Vai trò của phần mềm giáo dục.
Nhiệm vụ trung tâm cơ bản nhất của mọi nền giáo dục là truyền đạt kiến thức cho học
sinh. Kiến thức được giáo viên lĩnh hội trước và đã nằm trong đầu của giáo viên trước khi
dạy. Nhiệm vụ chính của giáo viên là truyền tải các kiến thức này sang đầu của học sinh, bằng
phương tiện nào không quan trọng. Điều quan trọng nhất là kiến thức phải truyền tải được.
Giáo viên có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức và được phép sử dụng bất cứ hình thức và
loại phương tiện nào có thể được để đạt được mục đích của mình. Phương tiện sử dụng có thể
là bảng đen, phấn, thước kẻ, các dụng cụ thí nghiệm, các vật mẫu. Như vậy các phương tiện
được giáo viên sử dụng đóng vai trò như một phương tiện trợ giúp giáo viên giảng dạy hay
còn có tên gọi là thiết bị giáo dục.
Ngoài chức năng phương tiện hỗ trợ giảng dạy, phần mềm còn có thể đóng các vai trò
quan trọng khác nữa trong quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức như sách giáo khoa,
giáo viên hướng dẫn, quản lý giảng dạy, đánh giá kiến thức, ... Ta chủ yếu nhắc đến vai
trò như một phương tiện hỗ trợ giảng dạy của giáo viên của phần mềm giáo dục. Đây là một
trong những định hướng chính của các phần mềm giáo dục trên thế giới cũng như Việt Nam.
Tuy nhiên để ứng dụng một cách có hiệu quả việc đưa máy tính, CNTT vào bài giảng
trên lớp là một việc không dễ dàng. Có rất nhiều cách, nhiều đường đi, cách tiếp cận khác
nhau khi sử dụng giáo án điện tử.
Từ tình hình thực tế trên thì bản thân mỗi giáo viên phải tìm cho mình một giải pháp,
một phương pháp dạy học mới để khắc phục tình trạng trên. Đối với tôi và một người tiếp xúc

với Tin học và các CNTT nên tôi lựa chon phương pháp giảng dạy mới đó là ứng dụng CNTT
và trong tiết dạy, ở đây tôi sử dụng giáo án điện tử trong các tiết dạy. Tuy nhiên để ứng dụng
một cách có hiệu quả việc đưa máy tính, CNTT vào bài giảng trên lớp là một việc không dễ
dàng. Có rất nhiều cách, nhiều đường đi, cách tiếp cận khác nhau khi sử dụng giáo án điện tử.
Để thực hiện mô hình dạy học với sự hỗ trợ của máy tính, người thầy cần thực hiện một giáo
án điện tử để thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của mình. Tuy vậy, dựa vào thiết kế
trình diễn này, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động dạy học được thiết kế từng bước hợp lý
trong một cấu trúc chặt chẽ, trong đó sử dụng các công cụ đa phương tiện (multimedia) bao
gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim minh họa để chuyển tải tri thức và điều khiển người
học. Khi lên lớp với “giáo án điện tử”, người thầy sẽ thực hiện một bài giảng điện tử với
toàn bộ hoạt động giảng dạy đã được chương trình hóa một cách uyển chuyển, sinh động nhờ
sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện đã được thiết kế trong giáo án điện tử. Như vậy,
giáo án điện tử là được coi là phần quan trọng thẻ hiện kịch bản của tiết học. Giáo án điện tử
hay bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau của một hoạt động cụ thể, đó là: thực hiện
dạy-học với sự hỗ trợ của máy tính ở mức độ dạy học đồng loạt.
Với bài giảng điện tử, người thầy được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện tăng
cường đối thoại, thảo luận với người học, qua đó kiểm soát được người học; Người học được
thu hút, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và
nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn.
1. Cấu trúc bài giảng điện tử
1.1. Cấu trúc bài giảng điện tử
Cấu trúc hình thức của một bài giảng điện tử có thể được minh họa như sau :
Theo cấu trúc trên, bài giảng điện tử có những nét phù hợp với bài dạy học truyền thống. Tuy
nhiên cần phải thấy được sự khác biệt rõ nhất và là ưu điểm của bài giảng điện tử đó là :
ngoài khả năng trình bày lý thuyết, nó cho phép thực hiện phần minh họa và thực hiện kiểm
tra tại từng vấn đề nhỏ, điều mà trong bài giảng truyền thống khó thực hiện.
Thông qua cấu trúc này, một bài giảng điện tử cần thể hiện được:
- Tính đa phương tiện (multimedia) : là sự kết hợp của các phương tiện khác nhau dùng để
trình bày thông tin thu hút người học, bao gồm văn bản (text), âm thanh (sound), hình ảnh đồ
họa (image/graphics), phim minh họa, thực nghiệm

- Tính tương tác : Sự trợ giúp đa phương tiện của máy tính cho phép người thầy và người
học khai thác các đối thoại, xem xét, khám phá các vấn đề, đưa ra câu hỏi và nhận xét về câu
trả lời.
1.2. Các yêu cầu đối với một bài giảng điện tử
• Yêu cầu về phần nội dung :
Cần trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng được minh họa sinh động và có tính tương tác
cao rõ nét mà phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả. Để thực hiện yêu cầu này, người thầy
phải hiểu rất rõ vấn đề cần trình bày, phải thể hiện các phương pháp sư phạm truyền thống và
đồng thời phải có kỹ năng về tin học để thực hiện các minh họa, mô phỏng hoặc tận dụng
chọn lọc từ tư liệu điện tử có sẵn.
• Yêu cầu về phần câu hỏi – giải đáp :
Bài giảng điện tử cần thể hiện một số câu hỏi, với mục đích:
- Giới thiệu một chủ đề mới.
- Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung (từng phần, toàn bài) vừa trình bày không ?
- Liên kết một chủ đề đã dạy trước với chủ đề hiện tại hay kế tiếp.
Câu hỏi cần được thiết kế sử dụng tính đa phương tiện để kích thích người học vận động trí
não để tìm câu trả lời. Phần giải đáp cũng được thiết kế sẵn trong bài giảng điện tử nhằm mục
đích :
+ Với câu trả lời đúng: Thể hiện sự tán thưởng nồng nhiệt cổ vũ và kích thích lòng tự hào của
người học.
+ Với câu trả lời sai:
- Thông báo lỗi và gợi ý tìm chỗ sai bằng cách nhắc nhở và cho quay lại phần đề mục bài học
cần thiết theo quy trình sư phạm để người học chủ động tìm tòi câu trả lời.
- Đưa ra một gợi ý, hoặc chỉ ra điểm sai của câu trả lời, nhắc nhở chọn đề mục đã học để
người học có cơ hội tìm ra câu trả lời.
- Cuối cùng đưa ra một giải đáp hoàn chỉnh.
• Yêu cầu về phần thể hiện khi thiết kế :
Các nội dung chuẩn bị của hai phần trên khi thể hiện trình bày, cần đảm bảo các yêu cầu:
- Đầy đủ : Có đủ yêu cầu nội dung bài học.
- Chính xác: Đảm bảo không có thông tin sai sót .

- Trực quan: Hình vẽ, âm thanh, bảng biểu trực quan, sinh động hấp dẫn người học.
2. Các bước xây dựng bài giảng điện tử
2.1. Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp
Không phải chủ đề dạy học nào cũng cần tới bài giảng điện tử. Chủ đề dạy học thích
hợp là những chủ đề có thể dùng bài giảng điện tử để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy
học tốt hơn khi sử dụng các thiết bị dạy học truyền thồng.
Có thể chỉ ra một số trường hợp sau:
• Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, trong đó học sinh khó hình
dung khái niệm khoa học, có thể dùng mô phỏng để thể hiện khái niệm trên một cách trực
quan hơn
• Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua hoàn thành số lượng lớn các bài
tập.
• Xây dựng các PMDH thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện không
thể thực hiện thí nghiệm đó (do điều kiện thiếu trang thiết bị thí nghiệm, hoặc do nhu cầu ôn
lại các bước thí nghiệm khi ôn tập, các thí nghiệm nguy hiểm, các thí nghiệm quá nhanh
không quan sát được, các thí quá chậm không thể tiến hành một cách tự nhiên trong khuôn
khổ tiết học…).
• Tổ chức kiểm tra đánh giá tự động trên máy. Lúc này, cần tổ chức xây dựng ngân hàng đề,
từ đó có thể lựa chọn ngẫu nhiên để lập thành các bộ đề khác nhau..
2.2. Bước đầu xây dựng kịch bản
Bước 1: Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học
Bước 2: Mô hình hoá quá trình dạy học, thể hiện các yếu tố HS và các đối tượng khác trong
môi trường tương tác, hoạt động tương tác trong từng pha dạy học.
Bước 3: Hình dung việc thể hiện các thành tố trên màn hình vi tính, cách thể hiện các thông
tin, thể hiện các hiệu ứng phản hồi trong từng pha dạy học; thứ tự của các pha dạy học.
Bước 4: Mô tả toàn bộ các pha dạy học theo trật tự tuyến tính hoá.
2.3. Tham khảo ý kiến
Tham khảo ý kiến bạn bè đồng nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở ý kiến mà ta có
thể điều chỉnh kịch bản sư phạm, điều chỉnh chiến lược dạy học và thậm chí có thể thay đổi
công cụ xây dựng giáo án. Bước này hết sức cần thiết đối với những GV bắt đầu bắt tay vào

xây dựng giáo án điện tử của mình.
2.4. Thử nghiệm ở hiện trường lớp học cụ thể
Tổ chức thử nghiệm với lớp học cụ thể, tiết học cụ thể và HS, GV thực. Các tiết học
với bài giảng điện tử này được thực hiện với điều kiện đã dự kiến cách sử dụng thích hợp.
Việc đánh giá hiệu quả của các tiết học này sẽ là cơ sở quan trọng nhất để sửa lại kịch bản.
3. Xây dựng bài giảng điện tử cụ thể.
Từ những kinh nghiệm đã học hỏi, đúc rút được trên tôi xin giới thiệu một giáo án điện
tử mà tôi đã khá thành công trong giảng dạy vừa qua.
Tiết 51 QUAN HỆ BA CẠNH CỦA MỘT TAM GIÁC.
BẤT ĐẲNG THỨC TAM GIÁC
A. Chuẩn bị bài giảng
õy l dng bi hc dy nh lớ. bi hc ny hc sinh phỏt hin v lnh hi kin htc
mt cỏch ch ng thụng qua vic t tỡm hiu, phỏt hin vn , giỏo viờn ch l ngi hng
dn v dn dt hc sinh n kt qu.
B. Bc u xõy dng kch bn
Bc 1: Xõy dng mụ hỡnh th hin cỏc thnh t ca ni dung dy hc
Bc 2: Mụ hỡnh hoỏ quỏ trỡnh dy hc
Hot ng 1: Kim tra bi c
?V tam giỏc bit di 3 cnh
?2 V tam giỏc ABC cú AB=1cm, AC =2cm, BC = 4cm
t vn :
Bn An mun i t thnh ph A n thnh ph C(cú bn nh hỡnh v), em hóy ch
giỳp bn i theo ng no l ngn nht
Hot ng 2.
+ Giỏo viờn gii thiu nh lý
+ Cng c nh lý
Hot ng 3. Luyn tp
Hot ng 4. Hớng dẫn về nhà
+ Học vằ nắm định lý
+ Vận dụng thành thạo các hệ thức để giải các bài toán cơ bản

+ Làm bài tập
Bc 3: Th hin cỏc thnh t trờn mn hỡnh vi tớnh
Đối với bài học này số lợng kiến thức và bài tập không nhiều nên tôi đa tất cả các nội
dung định lý, đề bài tập, hình vẽ, bài giải lên màn hình máy tính
Bc 4: Mụ t ton b cỏc pha dy hc theo trt t tuyn tớnh hoỏ.
* Giáo viên chiếu câu hỏi kiểm tra bài c
* HS làm bài sau đó giáo viên cho học sinh nhận xét và bổ sung
* GV nhận xét đánh giá và chiếu bài giải
* Giáo viên dẫn dắt vào bài mới
* Từ biểu thức viết đợc ở câu hỏi 2 kiểm tra bài củ giáo viên giới thiệu định lý và chiếu lên
màn hình.
* Giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh đọc lại định lý

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×