CÔNG HÒA XÃ H I CH NGH A VI T NAMỘ Ủ Ỉ Ệ
c l p-T do –H nh phúcĐộ ậ ự ạ
__________________
BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Họ và tên:
Thuộc cơ quan:
Qua nghiên cứu, học tập chuyên đề “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” và tác phẩm “Sửa đổi lối làm
việc” của Bác, bản thân tôi đã thu hoạch được những vấn đề tâm đắc, sâu sắc và tự liên hệ
rút ra những mặt ưu, khuyết của bản thân.
1. Về nhận thức
a. Nội dung cơ bản, cốt lõi của “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực
hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” và tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách
mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của
một người bình thường, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành một người công dân
tốt trong xã hội. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm tự hào đối với
mỗi người Việt Nam.
Tiết kiệm, theo tư tưởng Hồ Chí Minh “là không xa xỉ, không hoang phí, không
bừa bãi; tiết kiệm không phải là bủn xỉn, tiết kiệm là một hoạt động tích cực”. Theo Hồ Chí
Minh, có 3 lý do để tiết kiệm:
• Tiết kiệm để phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ kháng chiến và kiến quốc.
• Tiết kiệm là một phương thức để tăng thêm tiền vốn xây dựng đất nước.
• Tiết kiệm vì mục tiêu phát triển, nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng
một nước nghèo, lạc hậu.
Có 3 nội dung cần phải thực hành tiết kiệm.
• Tiết kiệm sức lao động.
• Tiết kiệm thì giờ.
• Tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của chính mình.
-1-
Tham ô, theo cách nói của Hồ Chí Minh, tham ô là trộm cướp, là hành động xấu
xa nhất, tội lỗi, đê tiện nhất trong xã hội. Nguyên nhân của nạn tham ô là do thiếu lương
tâm và do kém lòng trách nhiệm.
Lãng phí là hành vi ngược lại với tiết kiệm, lãng phí về sức lao động, lãng phí thì
giờ, lãng phí tiền của của Nhà nước. Có 2 loại lãng phí:
• Lãng phí hữu hình.
• Lãng phí vô hình.
Bác nhấn mạnh "lãng phí có khi còn hại nhiều hơn tham ô, vì lãng phí tuy không lấy
của công đút túi nhưng kết quả rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ".
Theo Hồ Chí Minh, quan liêu là “có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không
nghe thấu, có chế độ mà không giữ vững, có kỷ luật mà không nắm vững, kết quả là những
người xấu, cán bộ kém tha hồ mà tham ô, lãng phí”. Quan liêu có nhiều biểu hiện. Đối với
người thì chỉ biết dùng mệnh lệnh, không sát công việc thực tế, đối với công việc thì trọng
hình thức, thích hội họp, không đi sâu vào vấn đề. Quan liêu là xa rời quần chúng nhân dân,
xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Quan liêu là nguy cơ của Đảng cầm quyền và là
nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác.
Tham ô, lãng phí, quan liêu vô cùng nguy hiểm. Bác Hồ khẳng định tham ô, lãng
phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ, là bạn đồng minh của các
thế lực thù địch. Mỗi người dân, cán bộ, đảng viên phải ý thức sâu sắc việc chống tham ô,
lãng phí, quan liêu quan trọng như đánh giặc trên mặt trận tư tưởng. Chống tham ô, lãng
phí, quan liêu là một cuộc cách mạng nội bộ, đấu tranh giữa cái tốt với cái xấu, cái cũ với
cái mới...
Để giành thắng lợi trong cuộc cách mạng này, trước hết cần một quyết tâm chính
trị, một sự đồng tâm nhất trí cao từ trên xuống dưới. Phải huy động sức mạnh của nhân dân
và của hệ thống chính trị. Trong cuộc đấu tranh này, đòi hỏi cán bộ, đảng viên ở địa vị càng
cao phải giữ đúng kỷ luật, gương mẫu chấp hành. Chi bộ phải lãnh đạo trên tất cả các mặt:
Tự phê bình và phê bình, kiểm tra, khen thưởng và xử lý kịp thời.
Hồ Chí Minh đã đề xuất phong trào “3 xây, 3 chống”, 6 điều về chống tham ô, lãng
phí, quan liêu trong đó chống tham ô lãng phí, quan liêu phải có tổ chức và kế hoạch, triển
khai các cấp thực hiện, tổ chức các cuộc học tập và vận động tuyên truyền các cấp cùng
thực hiện.
b. Nội dung cơ bản của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
Nội dung tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” gồm có 6 vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn thông qua tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để cùng
khắc phục được những khuyết điểm của Đảng, trong đó có 3 khuyết điểm chính:
• Khuyết điểm về tư tưởng (bệnh chủ quan).
• Khuyết điểm về quan hệ trong Đảng và ngoài Đảng (bệnh hẹp hòi).
• Khuyết điểm về cách nói, cách viết (đó là thói ba hoa).
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo chắc chắn là có khuyết điểm, nhưng
vấn đề cơ bản là có thái độ với khuyết điểm đó như thế nào? Thái độ đúng đắn với các
khuyết điểm là đấu tranh trong nội bộ Đảng để dẫn đến sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
-2-
Về vai trò của lý luận và tổ chức thực tiễn: lý luận là đem thực tế trong lịch sử,
trong kinh nghiệm, thực tế trong các cuộc đấu tranh so sánh, nghiên cứu kỹ lưỡng để làm
thành kết luận, rồi từ kết luận đó đem chứng minh, so sánh với thực tế, đó mới là lý luận
chân chính. Lý luận phải luôn gắn với thực tiễn, lý luận từ trong thực tiễn mà ra rồi trở về
phục vụ thực tiễn.
Về đạo đức và tư cách của Đảng: Bác nêu 12 điều tư cách của Đảng. Một Đảng
có tư cách, có đạo đức là Đảng phải tập hợp trong mình những những người chân chính
nhất, yêu nước nhất, giác ngộ nhất, tài giỏi nhất của dân tộc. Đảng có tư cách phải là Đảng
luôn luôn nhất trí, đoàn kết. Đảng phải luôn sâu sát với quần chúng, gần gũi, gắn bó với
quần chúng, nghe quần chúng, tin quần chúng và biết thương yêu quần chúng.
Về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng: Bác xác định rất rõ vị trí, vai trò
của cán bộ và công tác cán bộ; tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng, ...
Về phương thức lãnh đạo của Đảng, Bác chỉ rõ 3 yêu cầu để có một phương thức
lãnh đạo đúng:
• Quyết định vấn đề cho đúng.
• Biết tổ chức thực hiện cho đúng.
• Có một cơ chế kiểm soát cho đúng.
Lãnh đạo đúng tức là biết kết hợp lãnh đạo với quần chúng, tức là biết kết hợp sự
lãnh đạo của người lãnh đạo với hành động của quần chúng, luôn phải gần dân, sát dân,
hiểu dân, tin dân...
Về chống thói ba hoa, theo Bác, thói ba hoa ở cán bộ, đảng viên biểu hiện dưới
nhiều hình thức, đó là nói, viết dài dòng, rỗng tuyếch; cầu kỳ khuôn sáo. Muốn chống nó
phải xuất phát từ nhu cầu của quần chúng, phải nghiên cứu thật kỹ, chưa hiểu thì chưa nói,
phải chuẩn bị thật kỹ, có kế hoạch chu đáo.
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” có giá trị về lý luận và thực tiễn sâu sắc; xây dựng
Đảng trên cả ba mặt đạo đức, tư cách, nhân cách của Đảng cầm quyền và về lối sống của
cán bộ, đảng viên.
c. Những vấn đề tâm đắc qua nghiên cứu, học tập về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh
Việc học tập, quán triệt tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Thực hành
tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan
trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
người dân cần phải đồng lòng trong công cuộc tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí mới mau
chóng đưa đất nước vững vàng ra khỏi giai đoạn khó khăn hiện nay.
Cần, kiệm, liêm, chính là một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản của người cán
bộ, đảng viên. Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu theo tư tưởng Hồ Chí
Minh là một cuộc cách mạng để xoá bỏ những cái cũ kỹ, lạc hậu, xây dựng một xã hội mới
tốt đẹp.
Chúng ta cũng cần phải thực hiện đúng lời dạy: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư”, nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời đại mới. Tích cực lao động, học
tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Biết
quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân. Không xa hoa, lãng phí,
không phô trương, hình thức.
-3-
2. Tự liên hệ bản thân để rút ra những ưu điểm, khuyết điểm về thực hành tiết kiệm,
chống tham ô, lãng phí, quan liêu; về sửa đổi lối làm việc” cụ thể như sau:
a. Về ưu điểm
Bản thân tôi luôn có ý thức cao trong thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí,
quan liêu. Thực hành tiết kiệm trong việc chi tiêu, thời gian, công sức,… Sử dụng thời gian
một cách hợp lí, khoa học, tránh sự lãng phí không cần thiết, không làm dối, làm ẩu, bòn rút
của công. Phân phối công việc phù hợp, vừa sức, rèn luyện sức khoẻ để đạt hiệu quả cao
trong công việc. Trong gia đình, tôi luôn nhắc nhở và kêu gọi mọi người cùng thực hiện tiết
kiệm, chống lãng phí.
Trong cuộc sống, tôi thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ
Chí Minh, có thái độ rõ ràng trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu.
Cá nhân luôn ý thức sâu sắc tinh phần phê bình và tự phê bình. Tôi luôn nhìn nhận
trách nhiệm của mình, không phủ nhận khi có sai sót, đồng thời học hỏi, rút kinh nghiệm từ
những người thân và các đồng nghiệp xung quanh.
Tôi xem trọng việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của một công nhân viên
chức, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh trong quan hệ gia đình cũng như ở cơ quan
và địa phương cư trú.
b. Về hạn chế, khuyết điểm
Về thực hành tiết kiệm: trong cuộc sống, cũng có những lúc ý thức tiết kiệm, chống
lãng phí bị sao nhãng.
Về đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu: tôi còn thụ động, chủ yếu tập trung
trong chuyên môn, còn ít tham gia đóng góp ý kiến trong các hoạt động của nhà trường.
Những khuyết điểm, yếu kém trong đấu tranh tự phê bình và phê bình trong tổ chức
đảng và của bản thân: đôi khi tôi còn tự nuông chiều bản thân, chưa kiên quyết trong việc
phê bình và tự phê bình để công việc thực hiện được hiệu quả hơn.
3. Phương hướng phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống của bản thân theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh
Thường xuyên trau dồi, học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí
Minh.
Nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm trong đời sống, trong công việc.
Mạnh dạn trong công cuốc đấu tranh chống tham ô, lãng phí và quan liêu.
Kiên quyết hơn trong việc thực hiện phê bình và tự phê bình của bản thân.
Luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tập thể phấn đấu vì lợi ích
chung, có lối sống lành mạnh, học đi đôi với hành, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
TP. HCM, ngày 12 tháng 8 năm 2009
Người thực hiện bài thu hoạch
-4-