Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

VII CUỘC XÂM LĂNG CỦA NGƯỜI PHÁP VÀO VIỆT NAM (1858 1884)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.83 KB, 1 trang )

VII - CUỘC XÂM LĂNG CỦA NGƯỜI PHÁP VÀO VIỆT NAM (1858-1884)
Cuối thế kỷ 18, người Pháp bắt đầu dòm ngó đến Việt Nam trong việc mở rộng thuộc
địa . Năm 1858 Pháp bắt đầu xâm lăng Việt Nam, thì 4 năm sau, năm 1862 hòa ước
Nhâm Tuất ký giữa triều đình Huế (do Phan Thanh Giản đại diện) và Pháp nhường dứt
cho Pháp ba tỉnh miền Ðông Nam phần Gia-định, Ðịnh-tường, Biên-hòa mở đầu cho
những hòa ước sau này dẫn đến việc Việt Nam rơi vào tay Pháp. Năm 1863, Phan Thanh
Giản cầm đầu phái bộ sang Pháp điều đình chuộc đất, nhưng bất thành. Sau khi về nước,
Phan Thanh Giản được cử làm Kinh-lược-sứ ba tỉnh miền Tây Nam phần Vĩnh long, An
giang, và Hà tiên để lo chống việc Pháp.
Pháp đem quân đánh, Phan Thanh Giản uống thuốc độc chết, ba tỉnh thất thủ, sáu tỉnh
Nam phần rơi vào tay Pháp. Chiếm xong sáu tỉnh miền Nam Pháp lăm le đất Bắc,
Nguyễn Tri Phương được cử giữ thành Hà Nội, Pháp đem quân đánh Hà nội lần thứ nhất,
Nguyễn Tri Phương cùng con là phò mã Nguyễn Lâm chết theo thành khi thành mất.
Trước thất bại này, triều đình phải ký với Pháp hòa ước năm Giáp Tuất (1874), nhường
cho Pháp sáu tỉnh Nam Phần, đổi lại Pháp trả Hà Nội cho Việt Nam. Tuy nhiên Pháp vẫn
dòm ngó đất Bắc, Hoàng Diệu được cử là Tổng Ðốc Hà nội để lo đối phó với giặc Pháp.
Năm 1882 Pháp mang quân đánh Hà-nội lần thứ hai, vì có người phản bội đốt kho thuốc
súng nên thành Hà-nội thất thủ, Hoàng Diệu thắt cổ chết, đất Bắc lọt vào tay Pháp lần
nữa .
Giữa lúc tình thế rối ren, năm 1883 vua Tự Ðức băng hà, triều đình Huế bị xáo trộn vì
Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết trong vòng mấy tháng phế lập liên tiếp các vua
Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi Sau khi lên ngôi, vua Hàm Nghi cùng với Tôn Thất
Thuyết và các văn thân tổ chức đánh úp Pháp ở đồn Mang Cá - gần kinh thành, nhưng
không thắng được. Kinh đô Huế thất thủ, Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa
vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Bình truyền hịch Cần Vương kêu gọi các sĩ phu cùng tòan
dân đứng ra cứu nước.
Triều đình Huế còn lại phải ký với chính phủ Pháp hoà ước Patenotre (1884) chấp nhập
sự đô hộ của Pháp ở Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ là đất thuộc địa. Nhà Nguyễn mất thực
quyền bắt đầu vào năm này và Việt Nam rơi vào vòng đô hộ của thực dân Pháp kể từ đó.




×