Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TTVH-BẾP LỬA -VẺ ĐẸP THẦM LẶNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.88 KB, 4 trang )

Trường THCS Trần Cao Vân
THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC
Đề tài: Bếp lửa - vẻ đẹp thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam.
Người thực hiện: Bùi Thị Viễn Phương Lớp: 9.5
Kính thưa…………………………………
Chắc hẳn rằng trong chúng ta, ai cũng có bà để yêu thương, kính
trọng. Sống trong vòng tay ấm áp của bà, ta nhận ra rằng bà đẹp biết bao,
một vẻ đẹp không thể tả bằng lời. Đọc tác phẩm “ Bếp lửa ” của Bằng Việt,
em lại càng khẳng định điều đó. Do vậy, em quyết định làm đề tài này để nói
lên suy nghĩ, cảm nhận của em.
Nhưng trước tiên em xin giới thiệu vài nét về tác giả Bằng việt và
hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Bếp lửa ”.
Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941, quê ở
huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và
thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Hiện nay, ông là chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội.
Bài thơ “ Bếp lửa ” được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh
viên học ngành luật ở Liên Xô. Bài thơ được đưa vào tập “ Hương cây - Bếp
lủa ” (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
Sau đây là nội dung đề tài thuyết trình của em.
Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại, ta sẽ hình dung ra ngay hình ảnh bếp
lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Một nỗi niềm bâng khuâng chợt
dâng lên, những câu thơ trong bài thơ như âm vang đâu đây:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi
………. ”
Ta có thể thấy được: tràn ngập bài thơ là những hồi ức về bà, về quá
khứ và tình cảm của cháu dành cho bà. Trong vô vàn những kỉ niệm, có lẽ kỉ


niệm có ý nghĩa ám ảnh nhất là hình dáng người bà và bếp lửa nhóm lên mỗi
sớm mỗi chiều. Và cứ thế, như một cách thôi thúc tự nhiên, kỉ niệm và nỗI
nhớ đó bật thành những lời thơ bồi hồi, xúc động.
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa…”
1
Mở đầu bài thơ, bếp lửa xuất hiện ngay lập tức và được điệp lại. Thế
là từ đây , hình ảnh bếp lửa với sức ấm và ánh sáng của nó quán xuyến, lan
toả toàn bài. Tựa như bếp lửa, nỗi nhớ của cháu đối với bà cũng ấm nóng, da
diết, thấm thía trong từng câu chữ.
Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả mọi ngôn từ, hình ảnh bị cuốn theo dòng hoài
niệm; và rồi, một quá khứ hiện về, rất mực cụ thể, rõ nét: bà, bếp lửa, tuổi
thơ của cháu trong những năm nạn đói và giặc giã; bà, bếp lửa trong chính
ký ức của bà; bà, bếp lửa của hiện tại, của hôm nay.
Khổ thơ thứ hai đã nhắc đến nạn đói năm 1945, người chết đói khắp
nơi. Nếu trong thiên truyện “ Vợ nhặt ” của Kim Lân có đoạn viết: “ Mùi
đốt đống rấm ở nhà có người chết theo gió thoảng khét lẹt ” để gợi cảnh hun
khói, xua đuổi mùi tứ khí, thì trong “ Bếp lửa ”, nhà thơ Bằng Việt đã sử
dụng chi tiết này để gợi lên một quá khứ tang thương, đầy những thảm cảnh
gắn liền với những thân phận, trong đó có người bà, người bố. Tình cảm của
nhà thơ mang bao nỗi ngậm ngùi, xót xa.
Sang khổ thơ tiếp theo, một kỉ niệm khác xuất hiện.
“ Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
…………… ”
Đến đây, hình ảnh người bà và bếp lửa đã gắn liền với
tiếng kêu khắc khỏi của chim tu hú, tiếng kêu thường gợi nhắc đến những
nhớ nhung, xa cách, trông ngóng. Tiếng kêu đó khiến bà nhớ về những vui

buồn thời con gái; làm cho không gian kỉ niệm có chiều sâu; nỗi nhớ của
cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm, vời vợi.
Trong bài thơ, người bà đã cho ta thấy: bà là hậu phương vững chắc,
là chỗ dựa tinh thần cho người bố ở chiến khu, có các chiến sĩ trong kháng
chiến và cho cả đứa cháu nhỏ. Lời dặn của bà thật nôm na mà chân thực và
cảm động:
“ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ có kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên… ”
Gian khổ, thiếu thốn, nhớ nhung là vậy nhưng bà phải dấu đi cho
người ra đi được yên lòng. Tấm lòng của người bà thương con thương cháu
ân cần, chu đáo xiết bao.
Kính thưa………………………
Nếu từ đây trở lên là hình ảnh “ bếp lửa ” thì ở khổ thơ năm đã chuyển
thành “ ngọn lửa ”:
“ Rồi sớm rồi chiều một bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
2
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng …”
Như vậy, từ bếp lửa trong ý nghĩa tượng trưng. Lúc này, ngọn lửa
không chỉ được nhóm lên bởi nguyên liệu tầm thường như: củi, than mà
được nhóm lên bởi tình yêu thương, tình yêu cuộc sống. Ngọn lửa của niềm
tin mãnh liệt, bền bỉ dai dẳng suốt cảc đời bà; được bà nhen, mãi mãi sáng
bừng bất diệt. Lòng bà, tình thương của bà sáng như ngọn lửa ấy. Vần thơ
mang hàm nghĩa sâu sắc ca ngợi phẩm chất cao quý của bà, của người phụ
nữ Việt Nam. Có thể nói tình thương, đức hi sinh. Tính kiên trì nhẫn nại của
bà, của mẹ là nguồn nhiên liệu vô tận thắp sáng ngọn lửa vĩnh cửu truyền
cảm ấy.
Trong khổ thơ thứ sáu, người cháu đã thổ lộ: “ Lận đận đời bà biết
mấy nắng mưa ”. Vì cảnh nghèo nên bà suốt đời vất vả, khó nhọc, nhưng bà

không hề kêu ca, than thở. Từ “ lận đận ” đã thể hiện rất rõ tấm lòng đôn hậu
và đức hi sinh của bà. Thức khuya dậy sớm vì hạnh phúc của cháu con đã trở
thành thói quen của bà trong mấy chục năm trong cả đời bà.
Cảm xúc dâng trào khi nhà thơ nghĩ về bà, về bếp lửa và việc bà nhóm
lửa. Bà là suối nguồn ấm no, là người nhóm lên ngọn lửa kì lạ và thiêng
liêng. Điệp từ “ nhóm ” được vang lên bốn lần qua vần thơ cảm thán đã khắc
sâu hình ảnh của bà, tiêu biểu cho vẻ đẹp bình dị, thầm lặng của người phụ
nữ Việt Nam, và còn để biểu lộ niềm tôn kính biết ơn vô hạn của người cháu
- của nhà thơ với bà, để rồi có thể tự hào mà thốt lên: “ Ôi kì lạ và thiêng
liêng bếp lửa! ”
Đã có nhiều thơ ca viết về người mẹ hiền nhưng lại chưa có nhiều bài
viết về bà, và lại sâu sắc như bài thơ “ Bếp lửa ” của Bằng Việt.
Hình ảnh người bà được thể hiện qua hình tượng “ bếp lửa ”, “ nhóm
lửa ” và “ ngọn lửa ” rất gần gũi với tâm hồn mỗi chúng ta. Bà thương cháu
bao nhiêu thì cháu lại kính yêu và biết ơn bà bấy nhiêu.
Kết thúc bài thơ, hình ảnh bà và ngọn lửa đọng lại trong một câu hỏi
tu từ: “ Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? ”. Đó là nỗi nhớ đau đáu da
diết, thường trực. Có thể nói trong mọi trường hợp, người đàn bà dưới mái
ấm gia đình thường gắn liền với những gì thường nhật, thiết thân nhất. Họ là
người giữ lửa, giữ cho nhịp sống của tổ ấm được duy trì; là người truyền lửa
- ngọn lửa của sức sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Họ là nơi cuối
cùng để người ta trở về sau những thăng trầm, thành bại ở đời. Trong dáng
hình bình thường, trầm lặng, khiêm nhường quá đỗi ấy, ẩn giấu một trái tim
to lớn, mãnh liệt như những làn sóng hắt ra từ ngọn lửa ấm nóng, gợi nhắc,
thấm thía tâm can người đọc.
Trong thiên tuyệt bút với nhan đề: “ Cha và mẹ, lửa với nước ” của
nhà văn Raxun Gamdatốp có nói đến ba công việc diễn ra đều đặn, khoan
thai của người mẹ dân tộc Avar, đó là: đi lấy nước, đưa nôi và nhóm lửa. Ba
3
công việc đó vừa cổ sơ, nguyên thuỷ, vừa bền bỉ vĩnh hằng. Người đàn bà ấy

đã sinh thành, nhen nhóm, duy trì sự sống. Thế thì người đàn bà trong “bếp
lửa ” đã nuôi con, nuôi cháu; đã đi qua đói khổ và giặc giã; đã vì dân vì
nước; đã âm thầm trụ lại nhà, giữ mãnh đất truyền đời tổ tiên để lại; đã âm
thầm chờ đợi và hi vọng… Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao
và cao cả của con người đó sao? Bà là người phụ nữ Việt Nam, như ngọn
lửa cháy sáng và ấm mãi!
Nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và
bình luận, bài thơ “ bếp lửa ” đã nói lên thật xúc động tình bà cháu, một nét
đẹp thiêng liêng trong gia đình Việt Nam, trong đạo lí dân tộc và trong tâm
hồn mỗi chúng ta.
Qua đó, ta thấy được vai trò quan trọng của người bà, mẹ, của người
phụ nữ trong gia đình. Họ sống lặng lẽ, khiêm tốn nhưng lại cống hiến cho
đời thật to lớn. Họ dành những gì tốt nhất cho chúng ta, hi sinh tất cả tuổi
thanh xuân và sức lực chăm lo cho gia đình, mang lại sức sống, hơi thở cho
mái ấm.
Trong cuộc sống hiện đại này, có rất nhiều phụ nữ trở thành những
doanh nhân thành đạt,, thành nhà chính trị, đảm nhận những trọng trách,
những công việc to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Thế nhưng, khi rời phòng
làm việc, rời bỏ những nguyên tắc cứng nhắc để về nhà thì họ vẫn trở về là
những người mẹ, người chị dịu dàng, chu đáo, yêu gia đình; vẫn làm những
công việc vặt vảnh, vẫn sống thầm lặng trong tổ ấm.
Người phụ nữ Việt Nam là thế đấy! Mạnh mẽ, bản lĩnh nhưng không
kém phần hiền hậu, đằm thắm. Thật đáng tự hào, đáng khâm phục!
Bài thuyết trình đến đây là hết.
4

×