Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

nhung thach thuc cua moi truong hien nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 54 trang )

MỞ ĐẦU:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo
vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài
của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu
hướng và tình trạng tồn tại của nó.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động
đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,
xã hội loài người và các thể chế.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện
hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh
khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
* Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
* Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau
như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác.


* Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân
tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết


cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không
khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy
giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn
trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc,
làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn
được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp,
nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống
và phát triển.
Trong sinh vật học, môi trường có thể định nghĩa như là tổ hợp của các yếu
tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và
xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì thế, môi trường bao gồm tất cả
mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi
của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và
các cơ thể sống khác.
Trong kiến trúc, khoa học lao động và bảo hộ lao động thì môi trường là toàn
bộ các yếu tố trong phòng hay của tòa nhà có ảnh hưởng đến tình trạng sức
khỏe và hiệu quả làm việc của những người sống trong đó—bao gồm kích
thước và sự sắp xếp không gian sống và các vật dụng, ánh sáng, sự thông gió,
nhiệt độ, tiếng ồn, v.v. Nó cũng có thể nói đến như là tập hợp của kết cấu xây

dựng. Xem thêm môi trường kiến trúc.
.
Trong tâm lý học, môi trường luận là một học thuyết cho rằng môi trường
(trong ý nghĩa chung cũng như trong ý nghĩa xã hội) đóng vai trò quan trọng
hơn di truyền trong việc xác định sự phát triển của cá nhân.
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình
tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ
ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các
nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các
nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển
của từng quốc gia và ở từng thời kì.
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất,
đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường
cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị
của nó trong xã hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải
của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường.
Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới


dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học
phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy
nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn.
Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô
nhiễm môi trường.
Vậy nhưng, môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và
có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người.
Những Thách Thức Của Môi Trường Hiện Nay
Trên Thế Giới
1.


Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng:

+Trái đất nóng lên:
Là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái
Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây. Trong thế kỉ 20,
nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ± 0,2 °C (1,1 ±
0,4 °F). Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nghiên cứu sự gia
tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như
đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ
giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên
như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn
tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó.
Các dự án thiết lập mô hình khí hậu được tóm tắt trong báo cáo gần đây nhất
của IPCC chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng1,1 đến
6,4 °C (2,0 đến 11,5 °F) trong suốt thế kỷ 21 Tuy nhiên, sự ấm dần lên sẽ tiếp
tục diễn ra sau năm 2100 cả trong trường hợp ngừng phát thải khí nhà kính,
đều này là do nhiệt dung riêng của đại dương lớn và carbon dioxide tồn tại lâu
trong khí quyển.


Nhiệt độ toàn cầu tăng sẽ làm mực nước biển dâng lên và làm biến đổi
lượng giáng thủy, có thể bao gồm cả sự mở rộng của các sa mạc vùng cận
nhiệt đới. Hiện tượng ấm lên được dự đoán sẽ diễn ra mạnh nhất ở Bắc Cực.
Tiếp tục có những cuộc tranh luận chính trị và tranh cãi trong công chúng về
việc liệu có phải là Trái Đất thực sự đang ấm dần lên, và con người cần phải
làm gì để đối phó với hiện tượng này. Người ta tìm nhiều cách để giảm
thiểu lượng phát thải; thích nghi để giảm thiệt hại do sự ấm lên gây ra; và đặc
biệt hơn nữa là áp dụng các kỹ thuật địa chất để có thể làm giảm thiểu sự ấm
lên. Hầu hết các chính phủ đã ký và thông qua Nghị định thư Kyoto với mục
đích giảm phát thải khí nhà kính.


+Băng tan khiến mực nước biển dâng cao (Kết quả của hiện tượng trái đất
nóng lên):
Hiện nay, bề mặt băng Bắc cực đạt đến mức cực tiểu vào mùa hè, với diện
tích 4,6 triệu km2. Diện tích băng Bắc cực đạt đến mức nhỏ nhất vào tháng 9
năm 2007, với khoảng 4,2 triệu km2². Mùa hè năm 2010 này, là mùa chứng
kiến diện tích băng Bắc cực thu hẹp lại ở mức nhỏ thứ ba (sau hai năm 2005
và 2007). Tuy nhiên điều đặc biệt gây ấn tượng, nếu so sánh diện tích băng
năm nay với diện tích băng trung bình từ năm 1979 đến năm 2000, đã có
khoảng 2 triệu km2 bị mất, tương đương với diện tích nước Pháp. Tốc độ tan
băng nhanh chóng đã vượt ra ngoài dự đoán của các chuyên gia.
Việc băng tan nhanh, có lợi là để ngỏ khả năng mở ra các đường hàng hải mới
và thăm dò dầu khí, tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhìn thấy trong hiện
tượng này một nguồn tác động quan trọng đối với quá trình khí hậu nóng lên.
Trên thực tế, băng phản xạ lại tới 80% ánh sáng mặt trời, trong khi đó, đại
dương thì lại hấp thụ tới 90%. Việc băng Bắc cực đột ngột đạt đến mức cực
tiểu vào năm 2007 là điều các nhà khoa học hiện nay chưa có cách nào giải
thích được. So với năm nhỏ kỷ lục là năm 2005, diện tích năm 2007 đã giảm


đi hơn 1 triệu km2. Theo nhà nghiên cứu băng Jérôme Weiss (thuộc Trung
tâm Khoa học Quốc gia Pháp), vài năm gần đây diện tích của băng Bắc cực
biến động khó lường, vì vậy cần phải có thêm các biện pháp đo độ dày của
băng để hiểu được biến đổi của dung lượng toàn thể.
Kể từ năm 2007 đến nay, diện tích băng Bắc cực chưa bao giờ lại xuống thấp
như thế, nhưng theo nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu địa cực Mỹ, Polar
Science Center (thuộc đại học Washington), dung tích của băng Bắc cực lại
liên tục nhỏ lại, và nhỏ hơn rất nhiều so với năm 2007. Năm 2010, băng Bắc
cực mất thêm 3 km3. Khó khăn trong việc dự đoán đến từ việc tính toán số
liệu về dung tích băng mới chỉ được thực hiện trong những năm gần đây.

Hiện tại, dự đoán tốc độ băng tan còn nằm trong vòng bất định. Theo nhà
nghiên cứu thuộc đại học Louvain, các mô hình dự đoán hiện nay cho thấy,
băng Bắc cực sẽ biến mất vào khoảng giữa năm 2030 và 2100. Tuy nhiên, nó
sẽ không biến mất hoàn toàn. Băng tại Bắc cực vẫn có thể tiếp tục hình thành
trong mùa đông.
+Biến đổi khí hậu dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai:
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong
đó bao gồm cả những hoạt động của con người gây ra. BĐKH xuất phát từ sự
thay đổi cán cân năng lượng của mặt trời do thay đổi nồng độ các khí nhà
kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức xạ mặt trời.
Theo dự báo của các nhà khoa học nếu như tình hình phát thải khí nhà kính
không giảm thì vào năm 2030 nồng độ của khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng
gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái
đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu tố khí hậu khác như: Lượng mưa, độ
ẩm, bức xạ… thay đổi theo. Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại dương đều
nóng lên đặc biệt là ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tượng tan băng các vùng
cực, gây nên hiện tượng nước biển dâng. Tần suất và cường độ hiện tượng El
– Nino tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Mưa trở nên thất thường hơn, cường độ thay đổi. Đồng thời với sự nóng lên
toàn cầu, nước biển dâng, sự thay đổi về lượng mưa và sự bốc hơi là sự suy
thoái của tầng ozon bình lưu làm tăng bức xạ tia cực tím mặt trời trên trái đất,
gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, hệ thống tự nhiên, tác hại trực
tiếp đến cả nền kinh tế - xã hội. Ngược lại, bản thân sự tồn tại và phát triển
của các ngành kinh tế - xã hội cũng làm biến đổi môi trường xung quanh, tác
động đến hệ thống khí hậu.
Trước diễn biến và ảnh hưởng lớn, mang tính toàn cầu của BĐKH, các nước
trên thế giới đã có nhiều động thái tích cực. Năm 1979, Hội nghị khí hậu quốc
tế lần thứ nhất đã tuyên bố kêu gọi Chính phủ các nước nhận thức về mức độ
nghiêm trọng và tiến hành các hành động nhằm giảm thiểu các tác động làm



BĐKH do con người gây ra. Một loại các Hội nghị liên Chính phủ thảo luận
về vấn đề BĐKH đã được tổ chức từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ
90 của thế kỷ 20.
Gần đây nhất, UNDP đã công bố Báo cáo Phát triển con người năm
2007/2008 với chủ đề “Cuộc chiến chống BĐKH: Đoàn kết nhân loại trong
một thế giới phân cách”. Hội nghị về BĐKH tại Bali tháng 12 năm 2007 vừa
qua đã thu hút được số lượng đại biểu tham gia kỷ lục, góp phần thúc đẩy
nhận thức của thế giới về vấn đề BĐKH.
Biến đổi khí hậu dẫn đến tần suất thiên tai tăng cao như:Bão,lũ cường độ lớn
kéo dài và không theo quy luật; Mùa bão lũ gây úng ngập lâu dài; Hạn hán
kéo dài và thiếu nước trầm trọng; Nóng bất thường vào mùa hạ và rét đậm rét
hại vào mùa đông; Động đất,song thần diễn ra nhiều hơn…
+Nhiều hệ sinh thái mất cân bằng nghiêm trọng:

Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm
gia tăng mất cân bằng sinh thái.
Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự
tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các
loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai
tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có
hoặc đối với con người.


Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không
có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim
loại độc hại v.v...
2.


3.

Sự duy giảm tầng ô-zôn
Sự suy giảm tầng ôzôn là hiện tượng giảm lượng ôzôn trong tầng bình lưu.
Từ năm 1979 cho đến năm 1990 lượng ôzôn trong tầng bình lưu đã suy giảm
vào khoảng 5%. Vì lớp ôzôn ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không
cho xuyên qua bầu khí quyển Trái đất, sự suy giảm ôzôn đang được quan sát
thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một mối quan tâm
toàn cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối
cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cácbon của
clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy
giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit cácbon, các hợp chất của brôm (halon)
và methylchloroform.
Sự suy giảm ôzôn thay đổi tùy theo vùng địa lý và tùy theo mùa. Lỗ thủng
ôzôn dùng để chỉ sự suy giảm ôzôn nhất thời hằng năm ở hai cực Trái đất,
những nơi mà ôzôn bị suy giảm vào mùa Xuân (cho đến 70% ở 25 triệu km2
của Nam Cực và cho đến 30% ở Bắc Cực) và được tái tạo trở lại vào mùa hè.
Nồng độclo tăng cao trong tầng bình lưu, xuất phát khi các khí CFC và các
khí khác do loài người sản xuất ra bị phân hủy, chính là nguyên nhân gây ra
sự suy giảm này.
Trong các thảo luận chính trị công khai "suy giảm tầng ôzôn" đồng nghĩa với
lý thuyết cho rằng xu hướng suy giảm ôzôn toàn cầu, được gây ra vì thải các
khí CFC, sẽ tạo điều kiện cho các bức xạ cực tím đến mặt đất nhiều hơn.
Cường độ gia tăng của các bức xạ cực tím đang được nghi ngờ chính là
nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học, thí dụ như gia tăng các khối
u ác tính, tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển.

Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng:



Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang.
Khi hơi nóng từ mặt trời vô Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu
ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này
không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thiệt, điều
khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong
để giữ ấm không phải qua quá trình đối lưu. Hiệu ứng nhà kính được khám
phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có
thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo
cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante
Arrhenius vào năm 1896. Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ
của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên
khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa
và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất
từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển
của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Trong
hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người
gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng). Hiện này thế kỷ thứ
21 loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra,
tuy nhiên vấn đề vẫn đang được tranh cãi, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.


4.

5.

Tài nguyên bị suy thoái:
Rừng bị triệt phá mạnh mẽ,đất đai bị sa mạc hóa,tình trạng xói mòn đất xảy
ra ở nhiều khu vực.
Tài nguyên nước cũng suy thoái mạnh:Tình trạng thiếu nước sạch do nhiều

nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.
Suy thoái tài nguyên rừng: Theo tài liệu mới công bố của Quỹ bảo vệ động
vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ
rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ
37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với tốc độ giảm trung bình
60.000km2/năm. Sự mất rừng lớn nhất xãy ra ở các vùng nhiệt đới, ở
Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2 trong suốt
hơn 20 năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng
ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45%
và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi mất rừng
nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70%.
Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng:

+Tốc độ phát triển nhanh chóng của các nước trên thế giới,đặc biệt là quá
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tác động trực tiếp tới môi trường.
+Ô nhiễm không khí,rác thải,chất thải nguy hại,ô nhiễm tiếng ồn và nước
diễn ra trên diện rộng.
+Sự hình thành và phát triển của các siêu đô thị khiến vẫn đề môi trường diễn
ra nghiêm trọng hơn.
-Sự gia tăng dân số:
Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công
thức tổng quát:
I= C.P.E
Trong đó:
C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.
P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới


E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên được loài
người khai thác.

I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân
số.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới
biểu hiện ở các khía cạnh:
Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương
thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v...
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi
trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp.
Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và
các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát
triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày
càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và
các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm
cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn
cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân
cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn
đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
6.

Sự suy giảm tính đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ
sinh thái trong tự nhiên.
Đa dạng sinh học đang bị suy giảm với tốc độ nhanh hơn hẳn so với bất kỳ
thời kỳ nào kể từ khi loài khủng long bị tuyệt diệt cách đây khoảng 65 triệu
năm. Người ta cho rằng trong các rừng nhiệt đới luôn chứa đựng sự tuyệt
chủng. Có khoảng 10 triệu loài sống trên trái đất, theo ước lượng chính xác
nhất, và rừng nhiệt đới có từ 50 đến 90% tổng số. Khoảng 17 triệu hecta rừng

nhiệt đới, một diện tích gấp 4 lần kích cỡ của Thuỵ Sỹ, đã bị phá huỷ hàng
năm, và các nhà khoa học ước tính là với tốc độ này khoảng 5 - 10% các loài
ở rừng nhiệt đới có thể phải đối mặt với sự tuyệt chủng trong vòng 30 năm
nữa.


Để giảm bớt phần nào các thách thức của môi trường, đứng ở góc độ quản lý
nhà nước và trong phạm vị nước ta, Nhà nước có thể có các biện
pháp sau:
- Giáo dục ý thức cho nhân dân về sự suy thoái của môi trường để nhân
dân tự giác tham gia vào hoat động bảo vệ môi trường ;
- Giáo dục trong nhân dân lối sống và đạo đức “ tôn trọng và quan tâm
đến cuộc sống công đồng”, tạo ý thức chia sẻ công bằng những phúc lợi và
chi
phí trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giũa các cộng đồng,
giữa những con người, giữa thế hệ chúng ta và thế hệ mai sau;
- Nâng cao dân trí, tiến hành các biện pháp để tất cả mọi người hiểu rằng
khả năng chịu đựng được của trái đất không phải là vô hạn. cần có chương
trình
giáo dục trong trường học từ mẫu giáo đến đại học để mọi người ý thức được
rằng” nếu con người có hành vi đúng đắn với môi trường thiên nhiên thì tất
nhiên con người sẽ được tận hưởng những vẻ đẹp của thiên nhiên và chính
bản
thân thiên nhiên sẽ phục vụ lợi ích con người tốt hơn, lâu bền hơn. Nhưng nếu
con người có thái độ tàn nhẫn với thiên nhiên thì lúc đó con người sẽ gặp
những
bất hạnh do chính bản thân mình gây ra”
- Nhà nước ban hành các qui định xử phạt mạnh mẽ đối với các hành vị
xâm hại môi trường sống.
- Tích cực tham gia ký kết và thực hiện các công ước quốc tế quan trọng



về môi trường như công ước luật biển, công ước bảo vệ tầng ozôn, công ước
RAMSAR.
-Xây dựng chiến lược lâu dài bảo vệ môi trường như chiến lược sử dụng
nước ngầm. Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên không
tái
tạo. quản lý thống nhất phát triển dân số và tiêu dùng tài nguyên. Giảm bớt
tiêu
dùng quá mức và lãng phí tài nguyên.
-Thành lập các ban bảo vệ môi trường trung ương để phối, kết hợp hài
hòa giữa các địa phương trong việc bảo vệ môi trường như Ban quản lý lưu
vực sông.
-Điều tra nguồn tài nguyên quốc gia, xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế
hoạch về huy động các nguồn tài nguyên khai thác.
-Dự báo và phòng tránh các thiệt hại do môi trường gây ra như dự báo bão.

Đã đến lúc bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở ý thức hay hiểu biết của
từng người dân, từng doanh nghiệp mà nó phải trở thành hành động cụ thể
dù phải trả giá bằng công sức, tiền của và thậm chí phải xử lý hình sự các cá
nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về môi trường.


NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Như chúng ta đã biết môi trường là một trong những vấn đề nhức nhối
hiện nay của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam của chúng ta
.Môi trường ở Việt Nam chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức
mang tính toàn cầu,trong đó đang nổi lên những vấn đê sau đây:
I.Ô nhiễm không khí
1.Thế nào là ô nhiễm không khí?

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
2.Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.
a. Nguồn tự nhiên:
• Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch
nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và
những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan
toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.
• Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi
các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ
sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các
đám cháy này thường lan truyền rộng, phát
thải nhiều bụi và khí.
• Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào
mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên
thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với
sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan
truyền vào không khí.
• Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các
khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm
không khí.
b. Nguồn nhân tạo:
• Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng,
nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch

hoạt động của các phương tiện giao
thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do

hai
quá trình sản xuất gây ra:


• Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các
nhà máy vào không khí.
• Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được
hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
• Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện;
vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm;
Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông
vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
3.Hậu quả
a.Đối với sức khỏe con người
_Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người.
Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng
họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi
ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học
và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn
có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm,
và bệnh mất ngủ., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng
b.Đối với hệ sinh thái
_Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của
đất.
_Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
_Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực
hiện quá trình quang hợp.
_Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại

cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
_Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng
hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du
lịch tự nhiên mà nó sẵn có.
4.Biện pháp
Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí bao gồm:
_Quản lý và kiểm soát chất lượng MT không khí bằng các luật lệ,chỉ thị,tiêu
chuẩn chất lượng MT không khí.
_Quy hoạch xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên quan điểm hạn chế sự ô
nhiễm không khí khu dân cư.
_Xây dựng công viên,hàng rào cây xanh,cây trồng hai bên đường để hạn chế
bụi,tiếng ồn,cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hấp thụ Cacbonnic
trong quang hợp.
_Áp dụng các biện pháp công nghệ,lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi và xử lý khí
độc hại trước khi thải ra không khí. Phát triển các công nghệ" không khói".


II.Ô nhiễm môi trường đất
1.Thế nào là ô nhiễm đất
_Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
2.Nguyên nhân ô nhiễm đất
_Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô
nhiễm môi trường đất,nổi bậc là do các
nguyên nhân sau đây:
+ Ô nhiễm đất do các chất thải sinh
hoạt.
+Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
+Ô nhiễm đất do hoạt động nông
nghiệp.

_Tuy nhiên, môi trường đất có những
đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm
có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do
đó, người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:
+Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học:
. Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất),
. thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.),
. chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...).
+Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký
sinh trùng (giun, sán v.v...).
+Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ
chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).
_Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu vào
có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do
con người trực tiếp "tặng" cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến.
_Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó.
Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần
chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và
nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả
năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô
nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.
3.Hậu quả
a.Do phân bón
_Ngoài việc ô nhiễm nước do dư lượng Nitrat và Phosphat, các phân bón còn
làm ô nhiễm thức ăn. Thật vậy, những liều cao của phân dùng trong đất trồng
làm gia tăng lượng Nitrat trong mô thực vật mọc ở đây. Nên xà lách trồng
trên đất bình thường, chứa 0,1% đạm Nitrit so với trọng lượng khô. Con số
này lên đến 0,6% đất bón 600 kg Nitrat/ha. Mồng tơi (épinard) có thể chứa



một lượng đạm Nitrit rất cao. Người ta cho thấy là Mồng tơi ở Mỹ chứa 1,37
g/kg và ở Ðức là 3,5 g/kg Nitrat trong mô thực vật này (Schupan, 1965).
Lượng đạm cao vậy là có tác hại cho sức khỏe vì chúng gây chứng
methemoglobinemie, thể hiện qua việc ion NO2 kết hợp với Hemoglobin, làm
cho hô hấp (tiếp nhận O2) khó khăn. Khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, khi trữ
trong tủ lạnh hay do hoạt động của vi khuẩn đường ruột, Nitrat biến thành
Nitrit rất độc. Nhưng nguy hại hơn, Nitrit được thành lập trong ống tiêu hóa
có thể biến thành Nitrosamine, là một chất gây ung thư mạnh.
_Nhưng lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con người, mà còn
làm mất ổn định hệ sinh thái nông nghiệp. Kiểu canh tác dùng nhiều phân vô
cơ, kết hợp với việc ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất trồng, tạo
nên một đe dọa nghiêm trọng trong việc giữ phì nhiêu của đất. Là do sự tích
lũy liên tục các chất tạp (kim loại, á kim) có trong phân hóa học và sự biến
đổi cấu trúc của đất. Thành phần chất hữu cơ của đất bị giảm nhanh và khả
năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi.
_Chất mùn không còn quay về đất. Sự nghèo mùn làm phá hủy cấu trúc của
đất, giảm phức hợp hấp thụ sét mùn (complexe absorbant argilo humique) nên
giảm độ phì của đất. Phân động vật và thực vật không quay về với đất mà
chất đống sẽ ô nhiễm mực thủy cấp sau khi lên men amoniac. Hoặc chúng bị
đem thiêu đốt bỏ, không về đất được. Sự đốt rác có nghĩa là thay đổi ô nhiễm
điạ phương của đất bằng sự ô nhiễm không khí ở diện rộng hơn nhiều.
b. Ảnh hưởng lên các quần thể
_Dùng thuốc diệt cỏ sẽ làm thay đổi thảm thực vật của hệ sinh thái nông
nghiệp. Vì ảnh hưởng của chúng ở đồng ruộng và ở các vùng phụ cận, vì cây
2 lá mầm rất nhạy cảm với thuốc trừ cỏ trong gieo trồng ngũ cốc. Ở Việt
Nam, trong chiến tranh chống Mỹ, một lượng lớn thuốc trừ cỏ đã được sử
dụng gây nhiều thảm họa cho môi trường. Dù chỉ một lần phun nhưng các
thuốc khai quang này đã làm chết các cây đại mộc nhiệt đới, đặc biệt ở rừng
Sát: Mấm, Ðước, Vẹt ... Hay Dầu, Thao lao và các cây mộc họ
Caesalpiniaceae ở các rừng vùng núi (Westing, 1984). Các dẫn xuất của acid

phenoxyacetic cũng độc đối với các động vật thủy sinh. Ngoài ra chúng cũng
có thể gây đột biến ở người. Như ở Việt Nam, sự biến dạng thai nhi đã được
thấy cao hơn mức bình thường nơi các bà mẹ bị nhiễm nặng bởi việc phun xịt
thuốc khai quang trong thời gian chiến tranh chống Mỹ.
_Dùng thuốc trừ sâu gây chết các quần xã động vật ở trong hay quanh vùng
xử lý. Phun xịt thuốc trừ sâu trên rừng gây chết nhiều chim và thú. Cuối
những năm 50, ở Hoa kỳ chiến dịch diệt Kiến lửa (Solenosis soevissina), trên
110.000 km2 bằng máy bay, sử dụng các hạt Heptachlore và dieldrine với liều
2,5 kg/ha ở năm đầu; 1,4 kg/ha vào 2 năm tiếp theo. Chiến dịch này có lợi cho
các nhà kinh doanh nông nghiệp, nhưng gây nhiều thảm họa cho động vật ở


đây. Sáo, Sơn ca và các chim bộ Sẻ khác bị ảnh hưởng mạnh. Bò sát, côn
trùng sống trong đất bị giảm số lượng mạnh.
_Thuốc trừ nấm mặc dù không quá độc đối với cây xanh và động vật, nhưng
hậu quả sinh thái học của chúng vẫn có. Như chúng tỏ ra độc đối với trùn đất
là sinh vật đóng vai trò quan trọng trong sinh thái học đất, nhất là việc giữ độ
phi nhiêu cho đất. Hạt giống trộn với thuốc diệt nấm gây hại cho chim. Một
số chất có thể được tích lũy trong mô của động vật.
c. Ảnh hưởng lên các quần xã
_Ða số các hậu quả của sinh thái học của việc dùng nông dược là ảnh hưởng
gián tiếp thể hiện sớm hay muộn. Aính hưởng của sự nhiễm độc mãn tính là
do hấp thụ liên tục các nông dược cùng với thức ăn. Nó gây chết cho các độ
tuổi và làm giảm tiềm năng sinh học, nên làm giảm sự gia tăng của các quần
thể bị nhiễm, dẫn đến sự diệt chủng của loài.
_Anh hưởng của nông dược do sự chuyển vận qua sinh khối, với sự tích tụ
nông dược trong mỗi nấc dinh dưỡng, làm cho nồng độ nông dược trong các
vật ăn thịt luôn rất cao. Trường hợp nặng gặp ở các nông dược ít hay không bị
phân hủy sinh học. Cho nên thực vật có thể tích tụ nông dược trong mô. Ðến
phiên chúng làm thức ăn cho những bậc dinh dưỡng cao hơn, sẽ làm nông

dược chuyển đến cuối chuỗi thức ăn:
_Ðiều này làm nhiễm độc mãn tính các động vật, dễ thấy là rối loạn chức
năng sinh sản (chậm trưởng thành sinh dục, số trứng ít, trứng có vỏ mỏng).
Các chlor hữu cơ như DDT, dieldrine, heptachlor và PCB, cũng như các
thuốc diệt cỏ đều ảnh hưởng đến sinh sản của chim.
_Các ảnh hưởng trên còn có thể dẫn đến các hậu quả sau đây:
+ Giảm lượng thức ăn. Một trong những xáo trộn do nông dược gây cho quần
xã là làm giảm lượng thức ăn động vật và thực vật cần thiết cho các loài ở các
bậc dinh dưỡng khác nhau trong hệ sinh thái nông nghiệp (Pimentel và
Edwards, 1982). Sự biến mất dần các thực vật hoang dại do sử dụng thuốc trừ
cỏ trong các vùng đất canh tác làm thay đổi sâu xa nguồn thức ăn và nơi ở của
nhiều loài chim định cư sống trong vùng hay xung quanh đó. Tương tợ, việc
sử dụng các thuốc trừ sâu phân hủy nhanh (lân hữu cơ, carbamate và
pyrethroid) tuy không gây độc lâu dài như nhóm chlor hữu cơ, nhưng cũng
gây hại cho các loài chim ăn côn trùng vì chúng và con chúng sẽ không có
thức ăn.
+ Làm thay đổi cân bằng trong tự nhiên. Nông dược có thể gây ra sự phát
triển quá đáng của một loài thực vật hay động vật nào đó. Khi sử dụng thuốc
diệt cỏ ở các nơi trồng ngũ cốc thì hạt song tử diệp bị loại trừ, khi đó các cỏ
họ hòa bản khó ưa sẽ phát triển mạnh vì vắng các loài cạnh tranh. Sử dụng
nông dược có thể loại trừ các kẻ thù tự nhiên của những loài gây hại. Như ở
Hoa kỳ chẳng hạn, việc sử dụng quá đáng azodrin, thuốc trừ sâu lân hữu cơ,
để trừ côn trùng gây hại cây bông vải cho thấy một tình huống tiếu lâm. Thay


vì làm giảm quần thể sâu Heliothis zea, thuốc azodrin lại diệt các thiên địch
và ký sinh của sâu này, làm cho vùng trồng bông có dùng thuốc bị thiệt hại
nhiều hơn vùng không dùng thuốc (Ramade, 1987).
- Ảnh hưởng lên diễn thế. Diễn thế của các quần thể động vật lệ thuộc chặt
chẻ vào diễn thế của các quần thể thực vật, nên thuốc diệt cỏ ảnh hưởng mạnh

hơn thuốc trừ sâu trong diễn thế của quần xã. Thuốc diệt cỏ ít chọn lọc tác
động giống như lửa. Nó làm hệ sinh thái trở lại giai đoạn đầu của giai đoạn
chiếm cứ bởi các thực vật tiên phong. Trong vài trường hợp, sự sử dụng có hệ
thống của thuốc trừ cỏ có thể tạo ra giai đoạn cao đỉnh nghẹn (dysclimax).
Các khu rừng Việt Nam, nơi đã bị tàn phá hoàn toàn bởi thuốc khai quang, thì
đất trống được tre và đồng cỏ bao phủ, rừng không thể phục hồi trở lại được.
Rừng tre và đồng cỏ phát triển thành quần xã cao đỉnh nghẹn (tắc nghẹn,
dysclimax).
4.Biện pháp:
- Ban hành các bộ luật về bảo vệ môi trường: luật bảo vệ môi trường(2005)...
- Thưc hiện các chính sách bảo vệ môi trường...
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất Phát triển nền nông nghiệp bền vững
cũng là một chiến lược bảo vệ môi trường đất, đặc biệt ở miền núi. Đặc trưng
cơ bản của hệ thống nông nghiệp bền vững là hướng tới các mục tiêu cơ bản
sau:
• Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông
nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ
thống đó hướng tới.
• Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu
gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó
khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh
cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi
tổng hợp.
• Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác như
chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh,
giảm sử dụng phân khoáng.
• Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc
làm, phát triển cơ sở hạ tầng … nhằm nâng cao dần đời sống người dân.
- Đối với Việt Nam phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững cần chú ý:
• Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn

• Đa dạng hóa cây trồng dưới hình thức : trồng xan, gối vụ, luân canh
• Áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa
dạng, phong phú


• Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tăng cường phát triển và mở rộng các mô
hình kinh tế vườn rừng, trại rừng
• Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp “sạch” đảm bảo đa dạng hóa
cây trồng, tạo năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng phân khoáng và hóa
chất độc hại bảo vệ thực vật. Không nên đặt mục tiêu duy nhất bằng mọi giá
đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất.
_Cuối cùng cần nhấn mạnh thêm rằng vấn đề nghiên cứu biến đổi môi trường
đất cần được đặt ra một cách có hệ thống trong phạm vi toàn quốc, việc phối
hợp hành động với các nước trong khu vực và toàn cầu là một đòi hỏi cấp
bách nhằm góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường nói chung và
môi trường đất nói riêng.
III.Ô nhiễm môi trường nước
1.Thế nào là ô nhiễm môi trường nước?
_Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã".
2.Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
a.ô nhiễm do sinh học
_Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải
sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...
_Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên
men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân
tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh...
_Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt

thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển.
Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc
gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô
nhiễm sinh học nguồn nước. Thí dụ thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các
nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. Thí dụ lò sát sinh La
Villette, Paris thải ra 350 triệu mầm hiếu khí và 20 triệu mầm yếm khí trong
1cm 3 nước thải, trong đó có
nhiều loài gây bệnh( Plancho
in
Furon,1962).
_Các nhà máy giấy thải ra
nước có chứa nhiều glucid dễ


dậy men. Một nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một
thành phố 500.000 dân.
_Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có
nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị
phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P,
có tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do
indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol.
Ô nhiễm hữu cơ được đánh giá bằng BOD5: nhu cầu O2 sinh học trong 5
ngày. Ðó là hàm lượng O2 cần thiết để vi sinh vật phân hủy hết các chất hữu
cơ trong 1 lít nước ô nhiễm. Thí dụ ở Paris BOD5 là 70g/ngưòi/ngày.
_Tiêu chuẩn nước uống của Pháp là lượng hữu cơ có BOD5 dưới 5mg/l, nồng
độ O2 hoà tan là hơn 4mg/l, chứa dưới 50 mầm coliforme/cm3 và không có
chất nào độc cả. Tiêu chuẩn của các quốc gia khác cũng tương tự.
b.Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ
_Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các
chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu,

Hg là những chất độc cho thủy sinh vật.
_Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat,
phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các
ngành công nghiệp.
_Nhiễm độc chì (Saturnisne) : Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong
xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất
độc đối với sinh vật thủy sinh.
_Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở
vịnh Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng
trăm người và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở
đây là người dân ăn cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do
nhà máy ở đó thải ra.
_Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo
ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây
trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây
trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ


vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá
sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
c.Ô nhiễm do các chất hữu cơ
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa...
c.1. Hydrocarbons (CxHy)
_Hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và hydrogen.
Vài CxHy có trọng lượng phân tử nhỏ (methan, ethan và ethylen) ở dạng khí
trong nhiệt độ và áp suất bình thường. Tuy nhiên , đại đa số CxHy là lỏng và
rắn. Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu
cơ (Walker et al., 1996). Chúng là một trong những nguồn ô nhiễm của nền
văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và
thềm lục địa có nhiều cá. Ðôi khi cá bắt được không thể ăn được vì có mùi

dầu lửa.
_Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận
chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Ưïớc tính khoảng 1 tỷ tấn
dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một phần của khối lượng này,
khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách tương đối hợp pháp: đó là sự
rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối
thường xuyên. Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ô nhiễm biển
bởi 340.000 tấn dầu (Ramade, 1989).
_Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm
(Baker,1983). Một tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn
luôn có một lớp mỏng dầu trên mặt (Furon,1962).
_Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của các
nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng
dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước
ngầm bị nhiễm. Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các
quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển.


Hình 1. Con đường vận chuyển dầu mỏ
c.2 Chất tẩy rữa: bột giặt tổng hợp và xà bông
Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực
(polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và
non-ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS
(tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học.
Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà bông
Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà
bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm...sử dụng trong kỹ thuật (các chất
bôi trơn, sơn, verni).
d. Nông dược (Pesticides)
_Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp. Thuật ngữ

pesticides là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides còn gọi là
chất diệt dịch hay chất diệt hoạ. _Người ta phân biệt:
+ Thuốc sát trùng (insecticides).
+ Thuốc diệt nấm (fongicides).
+ Thuốc diệt cỏ (herbicides).
+ Thuốc diệt chuột (diệt gậm nhấm = rodenticides).
+ Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides).


_Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên
nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử
dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm
và các vùng cửa sông, bồ biển.
_Nước dùng của dân thành phố Arles (miền nam nước Pháp) có mùi khó chịu
không sử dụng được, vào năm 1948. Nguyên nhân là do một nhà máy sản
xuất thuốc diệt cỏ 2,4-D cách đó hàng trăm km thải chất cặn bã kỹ nghệ ra
sông làm ô nhiễm nguồn nước.
_Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh Californie,
bởi hãng Montrose Chemicals do sự sản xuất nông dược. Hãng này sản xuất
từ đầu năm 1970, 2/3 số lượng DDT toàn cầu làm ô nhiễm một diện tích
10.000 km2 (Mc Gregor, 1976), làm cho một số cá không thể ăn được tuy đã
nhiều năm trôi qua.
_Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu
quả cho môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể.
e.Ô nhiễm vật lý
_Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lững,
tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ,
có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại
càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.
_Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu

cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
_Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như
muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol... làm cho nước có vị
không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi
lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi
tanh của cá.
3.Hậu quả:
a.ô nhiễm sinh học:
Sự thải các chất hữu cơ sẽ gây một sự xáo trộn toàn bộ hệ sinh thái với sự
xuất hiện 4 vùng dọc theo dòng nước.


- Vùng pha trộn giữa nước sông và nước thải.
- Vùng phân hủy tích cực, ở đó nấm và vi khuẩn sinh sôi và phân huỷ chất
hữu cơ. Nếu tất cả O2 được sử dụng hết, vùng này sẽ trở nên hôi thối.
- Kế đến sẽ là vùng phục hồi, nước sẽ được làm giảm lượng chất ô nhiễm.
- Vùng nước sạch trở lại sau khi phục hồi.
Người ta có thể xem sự ô nhiễm một con sông với một hệ thống dậy men liên
tục với khả năng tự thanh lọc. Sự thanh lọc này được hiểu theo nghĩa loại trừ
các chất hữu cơ ở dạng sinh hoạt hay hoà tan.
b. Các vực nước đứng (hồ, ao, đầm lầy...)
Thường bị lấp đầy nhanh chóng do sự phát triển mau lẹ của thực vật và các
sinh vật khác. Sự việc gọi là phú dưỡng hoá (eutrophisation), do sự gia tăng
độ phì nhiêu của nước bởi các nhân tố dinh dưỡng nhất là nitrat, phosphat làm
sinh sôi nảy nở các phiêu sinh thực vật và các sinh vật thuỷ sinh. Quá trình
làm sự trầm tích tăng nhanh: hồ hẹp lại dần và cạn đi.
c. Ðộc tố của ô nhiễm hoá học chính
Sự sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay làm
ô nhiễm những vùng rộng lớn. Các chất này thường tồn tại lâu dài trongmôi
trường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khỏe con người. Một số

dịch hại có hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các
thuốc trừ sâu.
Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại. Nhiều chất
thải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết
vi khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O2 tăng hoạt động vi khuẩn yếm
khí, tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S...
Thuốc tẩy rữa tổng hợp rất độc cho người và vi khuẩn nước.
c. Nông dược
Muối đồng, các chromates rất độc cho tảo với nồng độ nhỏ ở mức ppm.
Thuốc trừ cỏ rất độc với phiêu sinh thực vật. Thuốc trừ cỏ gốc urê (Monuron,
Diuron) cản ngăn sự tăng trưởng của Phytoflagellata ở nồng độ thấp ở mức
ppb.


Ðáïng ngạc nhiên là thuốc sát trùng cũng độc đối với phiêu sinh thực vật.
DDT và các thuốc trừ sâu khác ngăn cản quang hợp của phiêu sinh thực vật
và sự nẫy mầm của các tiếp hợp bào tử (zygospores) của tảo lục
Chlorophyceae.
Các thuốc sát trùng thường có độc tố cao đối với động vật có xương sống máu
lạnh và các động vật không xương sống. Thuốc sát trùng thường đôcü hơn
thuốc diệt cỏ và thuốc trừ nấm trong lĩnh vực này.
Các nông dược sử dụng để trừ muỗi và xịt trong ruộng lúa có nồng độ sử
dụng cao hơn CL 50 nhiều lần.
Nông dược còn làm xáo trộn sự tạo phôi và phát triển hậu phôi của động vật
có xương sống thủy sinh. Lindane và Fenthion cản trở sự biến thái của nòng
nọc ếch. Thuốc trừ cỏ có vẻ vô hại như Aminotriazole ảnh hưởng lên tuyến
sinh dục và làm bất thụ cá. Parathion gây tổn thương noãn sào cá nước ngọt.
Các thông số dùng để xác định ảnh hưởng một chất ô nhiễm đối với động vật
thuỷ sinh thường là CL 50, CL 100 (concentration létale, nồng độ gây chết),
CI 50 (concentration d'immobilisation, nồng độ gây bất động), TLm và TL 50

(temps létal, thời gian gây chết).
d. Các Hydrocarbons
Gây tổn thất cao cho các quần xã sinh vật. Tai nạn đấm tàu dầu "TorreyCanyon" và "Amoco-Cadiz" là những thì dụ đáng giá cho kiểu tai hoạ cho
sinh vật biển bởi sản phẩm dầu. Cá, tôm, cua, balanes chết hầu hết. Chim biển
là nhũng nạn nhân đầu tiên và dễ thấy của tai nạn dầu.
Sau khi bốc hơi, các phần dễ bốc hơi dầu tràn ở trên sẽ bị phân hủy sinh học
bởi vi khuẩn và nấm. Sau đó, chúng sẽ đóng thành viên 0,1- 10cm và dạt vào
bờ.
Ngày nay, biển và đại dương đầy những cặn bã trên.


×