Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.46 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY
I Đối với những vấn đề môi trường toàn cầu.
Sau hơn 30 năm kể từ Hội nghị đầu tiên về môi trường của thế giới (Stockholm
1972) đến nay, cộng đồng thế giới đã có nhiều nỗ lực để đưa vấn đề môi trường
vào các chương trình nghị sự ở cấp quốc tế và quốc gia. Tuy vậy hiện trạng môi
trường toàn cầu được cải thiện không đáng kể. Môi trường chưa được lồng ghép
với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Dân số toàn cầu tăng nhanh, sự nghèo
đói, sự khai thác, tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự phát
thải quá mức "khí nhà kính" v.v... là những vấn đề bức xúc có tính phổ biến trên
toàn cầu.
Trong "tuyên bố Johannesburg về phát triển bền vững" năm 2002 của liên hợp
quốc đã khẳng định về những thách thức mà nhân loại đang và sẽ phải đối mặt
có nguy cơ toàn cầu là:
" Môi trường toàn cầu tiếp tục trở nên tồi tệ. Suy giảm đa dạng sinh học tiếp
diễn, trữ lượng cá tiếp tục giảm sút, sa mạc hoá cướp đi ngày càng nhiều đất đai
màu mỡ, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã hiển hiện rõ ràng. Thiên tai
ngày càng nhiều và ngày càng khốc liệt. Các nước đang phát triển trở nên dễ bị
tổn hại hơn. Ô nhiễm không khí, nước và biển tiếp tục lấy đi cuộc sống thanh
bình của hàng triệu người."
Một nghiên cứu được công bố tại Hội nghị lần thứ 9 các khu vực hoang dã thế
giới (WILD-9) vừa kết thúc tại Mexico đã khẳng định tổn thất và suy thoái môi
trường tự nhiên trên thế giới gây thiệt hại hàng năm từ 2,5 đến 4,5 nghìn tỉ USD
. WILD-9 nhấn mạnh đã đến lúc phải cảnh báo nhân loại rằng việc không quản
lý Trái Đất một cách bền vững đang khiến ít nhất hơn 1 nữa hành tinh không
được bảo vệ
Thách thức khổng lồ mà nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỷ 21 như Trái
Đất ấm lên, khan hiếm nước sạch, ô nhiễm, các nguồn lợi biển bị khai thác cạn
kiệt, nạn sa mạc hoá, sản xuất lương thực không bền vững... không thể giải
quyết được nếu không bảo vệ được hơn 50% diện tích đất liền và các đại dương.
Sự cố môi trường tuy ít xảy ra nhưng luôn để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng
kể cả về người và của cho các nước. trong những năm gần đây thế giới đã phãi


hứng chịu những trận động đất mạnh kèm theo đó là song thần, những cơn bão
lớn ,lũ lụt hạn hán xãy ra triền miên , hoạt động trở lại của những núi lửa gây ra
lo ngại cho thế giới, bên canh đó nhiều sự cố do con người tạo ra cũng gây ra
tổn thất lớn như tràn dầu cháy rừng đang dặt ra cho thế giới nhiều thách thức
cần giải quyết
-II ) Đối với những vấn đề môi trường của việt nam.
1 ) ô nhiễm môi trường
1.1 ) thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời
công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở
nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ
biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là
hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng
nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính
là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó
thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là
nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/4/2008 cả
nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến hết năm 2008, cả
nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm,
điểm công nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công
nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí
nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như
Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống
xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí.
Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập

trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp
đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm
công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc
hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh
giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm
nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo
số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước
Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng,
ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các
rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước
vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì
trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn
từ 3 - 9 lần... Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000
cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu
vực sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng
48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có
56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ
thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây
tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động
của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra
những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại
rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Một trong những vụ ô nhiễm gây ra nhiều bức xúc đối với dư luận nhất là vụ
việc ô nhiễm nước trên sông Thị Vãi của công ty Vedan. Công ty Vedan đã
thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải sau lên
men của Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysine từ bể chứa bán âm và bồn chứa
theo hệ thống đường ống (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi trên bề mặt đất) ra
cầu cảng số 1 qua đường ống cao su gân thép chìm sâu dưới sông Thị Vải và
cầu Cảng số 2 qua 2 trụ bơm cũng được cắm sâu xuống lòng sông nhằm đổ trực

tiếp ra sông Thị Vải.
Việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải trên của Công ty Vedan là trái với quy trình
kỹ thuật xử lý chất thải, không đúng với nội dung báo cáo đánh giá tác động
môi trường đã được phê duyệt.
Hệ thống ống chằng chịt, trong đó có
nhiều đường ống ngầm xả thẳng nước thải chưa qua
xử lý xuống sông Thị Vải.
Theo tính toán của đoàn kiểm tra, tổng lượng dịch thải sau lên men xả trực tiếp
ra sông Thị Vải đã xác định được tính đến ngày 25/92008 từ xưởng Lysinee và
các bể chứa là 105.600 m
3
/tháng.
Theo kết quả đánh giá, sông Thị Vải đã thành dòng sông chết do mỗi ngày phải
tiếp nhận gần 94.000 m
3
/ngày/đêm từ các khu công nghiệp thuộc các tỉnh Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc biệt là hiện tượng ô nhiễm các chất hữu cơ khu
vực thượng lưu trải dài khoảng 7km trong tổng số 76km. Kết quả kiểm tra cho
thấy chỉ số DO thấp dưới giới hạn cho phép, hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn
cho phép 2-5 lần, hàm lượng N-NH
3
vượt từ 4-8 lần tiêu chuẩn cho phép. Chất
lượng nước sông hiện nay không thể dùng cho mục đích sinh hoạt, nên chủ yếu
để khai thác giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và không thể phục vụ việc tưới tiêu
thuỷ lợi theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt.
Việc gây ô nhiễm của Vedan là vô cùng nghiêm trọng, mức độ ô nhiễm của
Vedan gây ra cho sông Thị Vải là 77% và đã khiến cho sông Thị Vải trở thành
dòng sông chết. ảnh hưởng của nó trên 1 đoạn sông dài 10-11km trong phạm vi
9 xã của 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh. Trên thực tế mức
độ gây ô nhiễm của Vedan không chỉ có thế. Sông Thị Vải với chiều dài gần 80

km chảy qua TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu. Đây
là dòng sông mang nguồn nước mặn, lợ với với chế độ bán nhật triều và hệ
động thực vật từ thượng đến hạ nguồn rất phong phú, đa dạng. Tuy vậy, hiện
nay dòng sông đang bị ô nhiễm nặng bởi ngày đêm phải hứng chịu hàng chục
ngàn khối nước thải trực tiếp từ các nhà máy, khu công nghiệp đổ vào. Tại cửa
cảng Nhà máy lân phốt phát thuộc Khu công nghiệp Gò Dầu ở xã Phước Thái,
huyện Long Thành (Đồng Nai), nước thải qua các cửa cống tuôn màu đen đặc.
Còn cửa xả nước thải của Công ty cổ phần Vedan Việt Nam cũng tương tự và
nước thải cũng trực tiếp từ cửa cống xả thẳng ra sông. Vì vậy, khu vực từ cửa
cảng Thị Vải đến lưu vực Nhà máy Vedan Việt Nam, bầu không khí đậm đặc
mùi hôi thối bốc lên. Ngòai việc bị viêm xoang, những người sống ven con sông
này cũng bị điêu đứng bởi tình trạng cá tôm nuôi bị chết phơi bụng hàng loạt, vì
vậy những dãy hồ nuôi cá dọc bờ sông thuộc địa bàn xã Long Thọ bị bỏ không
từ nhiều năm nay. Không những thế, tình hình sức khỏe của người dân sống gần
sông cũng đang bị đe dọa.
Vedan đã phải ký nhận vào một văn bản hành chính, theo đó thừa nhận 10 hành
vi vi phạm của mình:
1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải
lượng thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với Nhà máy sản xuất
tinh bột biến tính của Công ty; vi phạm khoản 11, Điều 10, nghị định số
81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải
lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày đối với các Nhà máy sản
xuất bột ngọt và Lysin của Công ty; vi phạm khoản 8 Điều 10, Nghị định số
81/2006/NĐ- CP.
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải
lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000/ngày đối với các nhà máy khác
của Công ty; vi phạm khoản 8, Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên

quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; vi phạm khoản 4, Điều 27, Nghị định số
81/2006/NĐ- CP.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về
bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo; vi phạm khoản 3, Điều 8, Nghị
định số 81/2006/NĐ- CP.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa
công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với phân
xưởng sản xuất Xút- Axít từ 3.116 tấn/ tháng lên 6.600 tấn/ tháng; vi phạm
khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa
công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với các Nhà
máy bột ngọt từ 5.000tấn/ tháng lên 15.000 tấn/tháng; tinh bột biến tính từ 2.000
tấn/ tháng lên 4.000 tấn/tháng; Lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng;
bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng; PGA 700 tấn/năm; phân Vedagro 70.000
tấn/năm (rắn); 280.000 tấn/ năm (lỏng) về cảng 12.000 tấn; vi phạm khoản 3,
Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị
hạn chế môi trường; vi phạm điểm b, khoản 1, Điều 11, Nghị định số
81/2006/NĐ- CP.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường, vi
phạm khoản 3, Điều 15, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP.
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy
phép; vi phạm khoản 4, Điều 9, Nghị dịnh 34/2005/NĐ- CP ngày 17/3/2005 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong tài nguyên nước.
Vedan đã vi phạm các luật sau trong luật môi trường năm 2005 sau:
Điều 50 quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị khu dân cư
Điều 10.2 vi phạm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh
Điều 81 thu gom xử lý nước thải
Điều 81 khoản 2 hệ thống sử lý nước thải phảo đảm bảo các yêu cầu

sau:
- Có quy trình công nghệ phù hợp với loại nước thải cần sử lý
- Đủ công suất phù hợp với loại nước thải cần phát sinh
- Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường
- Của xả nước thải và hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm
tra, giám sát vận hành thường xuyên
Công ty vedan có thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn có 1
đường ống kỹ thuật xả trực tiếp một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý xuống
sông Thị Vải. Chất thải bị đổ xuống sông chủ yếu là dịch thải lỏng chứa nước
mật rỉ đường và các chất đặc sau khi chế biến từ các bể chứa lớn có dung tích
6.000-15.000m3. Hệ thống đường ống xả nước thải được thiết kế đi chìm, có trụ
bơm cắm sâu xuống lòng sông Thị Vải, tránh không bị phát hiện.
Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Vedan được lắp đặt không đúng
với nội dung báo cáo trong đánh giá tác động môi trường.
Điều 93 khoản 3
a)Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
quy định tại khoản 2 Điều này trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới
hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi
trường.
b) Tiến hành ngay các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô
nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống
của nhân dân trong vùng;
c) Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường quy định tại khoản 2
Điều này;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều này
có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng

đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
Từ khi vụ việc Vedan xả nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải
bị phát hiện vào tháng 9/2008, cho đến tháng 8/2010 hội nông dân 3 tỉnh đã
nhiều lần nhóm họp với Vedan và cơ quan chức năng để xác định mức bồi
thường. Tuy nhiên, công ty này luôn bảo vệ quan điểm của mình là đưa ra "mức
hỗ trợ" thấp hơn rất nhiều.
Cụ thể, nông dân TP HCM yêu cầu bồi thường 45,7 tỷ đồng, Vũng Tàu
53 tỷ đồng, Nai 120 tỷ đồng. Nhưng phía Vedan luôn yêu cầu nông dân đưa ra
bằng chứng va thiếu thiện chí khi khắc phục hậu quả và Vedan chỉ chịu trả cho
TP HCM 7 tỷ đồng, Vũng Tàu: 10 tỷ đồng, Đồng Nai 15 tỷ đồng.
Về vấn đề khắc phục hậu quả ô nhiễm sông Thị Vải đã và đang được bộ
Tài nguyên và môi trường kết hợp với các bên liên quan nhằm sớm đưa ra được
các phương án khắc phục hiệu quả nhất nhưng nhìn về lâu về dài muốn giải
quyết dứt điểm được ô nhiễm trên sông Thị Vải trước hết cần giải quyết được
vấn đề xã thải ra sông của các doanh nghiệp mà trước hết là quản lý môi trường
của nhà nước về xử lý ô nhiễm tại các cụm khu công nghiệp điều này đòi hỏi
các cấp chính quyền cần kiêm quyết trong việc bảo vệ môi trường và xử lý rắn
trong những trường hợp gây ô nhiễm
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng
được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho
môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng
dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang
phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi,
uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn
đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt
động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay
gắt.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công
truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các
làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải

quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt
động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô
nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than,
lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao.
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790
làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm
cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động
không thường xuyên#. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong
đó các khu vực tập trung phát triển nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung
bộ, Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Đồng bằng sông Hồng có
866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình thức các đơn vị sản xuất của làng
nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên,
do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá,
mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít
được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn
kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức
năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề
thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng
nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường
tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”.
Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng
nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản
ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay
gắt.
Chúng ta hãy xem xét vấn đề ô nhiễm của làng nghề Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng: đâu đâu cũng thấy phế thải từ gốm
Những năm trước đây, , gần 1.000 lò nung gốm bằng than đốt hàng trăm tấn
than và vật liệu làm cho đường bẩn, bụi, không khí, môi trường ô nhiễm, nồng

nặc mùi than. Các lò gốm sứ thủ công nằm sát nhà ở của dân, theo kiểu "3
cùng" (ăn, ở, sản xuất), chưa được tách riêng, người dân Bát Tràng ngộp trong
bầu không khí ô nhiễm nặng, khí than nồng nặc đến tức thở, với 70% dân số bị
mắc bệnh rối loạn đường hô hấp và hơn 80% bị đau mắt hột. Mỗi năm, Bát
Tràng tiêu thụ khoảng 70.000 tấn than, phát thải ra không khí khoảng 130 tấn
bụi và thải ra môi trường 6.800 tấn tro xỉ…
Mức độ ô nhiễm làng nghề ảnh hưởng rất lớn tới đơi sống của người dân xung
quanh. rác thải từ các lò nung gốm hầu hết là đất đá, lượng rác thải này không
thể phân hủy hay chôn lấp hầu hết được vứt ra các bãi trống nhưng lượng rác
này tích tụ nhiều năm đã khiến cho đâu đâu cũng là phế thải gốm nó ảnh hưởng
trực tiếp tới diện tích đất ở đây không canh tác cũng không kinh doanh được .
trong khi đó bụi bẩn khói từ lo gốm phát tán ra không khí làm ảnh hưởng tới sức
khỏe của người dân sống quanh đây cũng như người dân đi lại qua đây mùi khói
bụi nồng nặc ảnh hưởng rất nhiều tới hô hấp và các bệnh liên quan trong nhiều
trường hợp còn gây ra khó thở và ngạt thở lượng CO2 thoát ra ngoài không khí
còn ảnh hưởng tới không khí góp phần vào ô nhiểm trầm trọng hơn không khí
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường, năm 2006, Ban quản lý Dự án nâng cao
hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp cùng
UBND xã Bát Tràng, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng triển khai dự án “Thúc đẩy
ứng dụng lò gas nung gốm tiết kiệm năng lượng” tại làng nghề.
Mặc dù các lò ga có nhiều ưu việt nhưng giá thành cao cần có diện tích mặt
bằng và vốn đầu tư…, nên vẫn còn gần 200 lò đốt gốm bằng than gây ô nhiễm
môi trường đang hoạt động. Tuy các đường ngõ xóm đã được xã và dân bê tông,
cứng hóa, nhưng các đường trục của xã còn là đường đất, chưa có rãnh thoát
nước, mới mưa đã lầy lội, mới nắng đã bụi, khổ cả dân và khách. Nước sinh
hoạt cũng chỉ gọi là sạch tạm thời.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các
đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước
thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây,
dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng

nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở
đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp
xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan
chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác
phần lớn lượng rác thải này được thu gom đến địa điểm chôn lấp ở phía ngoại
thành, vẫn chưa có các biện pháp xử lý rác hiệu quả hơn được sử dụng như tái
chế hay tái sử dụng được áp dụng. lượng rác thải này nếu không được sử lý 1
cách triệt để sẽ gây ra ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng khu vực xung
quanh các khu chôn lấp như ô nhiễm đất, nước không khí… đặc biệt là ô nhiễm
nguồn nước ngầm sẽ rất nguy hiễm nếu nguồn nước ngầm tại tại đây bị ô nhiễm
nó sẽ ãnh hưởng đến nguồn nước ngầm sử dụng không chỉ ngoại thành mà cả
trong nội thành.như vậy chúng ta xử lý môi trường tại 1 khu vực nhưng lại gây
ra ô nhiễm tại 1 khu vực khác mà có thể tác động gây ô nhiễm trở lại cho khu
vưc đã được xử lý. Trong khi đó tại các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn
mét khối nước thải độc hại mỗi ngày nguồn nước thải này là nguyên nhân chính
dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng các con sông trong nội thành dẫn đến nguồn
nước sinh hoạt bị ô nhiễm. đặc biệt vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất lớn ở trong nội
thành sẽ rất nguy hiểm cho người dân khi phải sống chung ,vụ nước sinh hoạt ở
khu Trung Hòa Nhân Chính bị ô nhiễm là 1 minh chứng về ô nhiễm nguồn nước
tại hà Nội . Nghiên cứu mới đây nhất của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài
nguyên nước miền Bắc cho thấy mức ô nhiễm asen trong nguồn nước ở Hà Nội
đã lên tới 40 lần so với mức độ cho phép, nhiều điểm khác có mức ô nhiễm tới
20 lần. Ô nhiễm amôni (NH4+) cũng vượt mức cho phép 20 – 30 lần. Cùng với
đó tốc độ lún ở một số điểm trong thành phố cũng đã tới mức báo động. TS
Nguyễn Văn Đản, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài

×