Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

THỊ TRƯỜNG độc QUYỀN bán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.38 KB, 8 trang )

THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN BÁN
Xét ở khía cạnh độc quyền thì ta có độc quyền bán và độc quyền mua nhưng Độc quyền
bán phổ biến hơn vì vậy sẽ được nêu ra ở entry này.
Một doanh nghiệp có được sự độc quyền nhờ các lý do sau đây:
1. Đạt được lợi thế về quy mô:
Ngành nào cũng vậy mỗi khi mới sinh ra đều có rất nhiều công ty tham gia vào thị trường.
Ví dụ như điện thoại di động, máy ảnh số, phần mềm, hạt giống…
Các công ty ban đầu này thường ở quy mô nhỏ; mỗi công ty chiếm một góc nhỏ của miếng
bánh. Dần dần có những công ty nổi bật hẳn lên và chiếm lấy miếng bánh của công ty
khác. Khi số lượng bán ra tăng lên nó sẽ tận dụng được lợi thế quy mô khiến cho chi phí
trung bình trên mỗi sản phẩm giảm dần. Các công ty nhỏ khác không cạnh tranh được rơi
rụng dần và cuối cùng chỉ còn lại 1 vài công ty lớn.
Các công ty này sắp xếp theo các nhóm:


Công ty dẫn dắt thị trường (công ty số 1)



Công ty cạnh tranh với công ty đứng thứ nhất (công ty thứ 2 và 3)



Công ty ăn theo



Công ty thị trường ngách.
Công ty số 1 lúc này đạt được thế độc quyền bán khi mà chi phí trên đầu sản phẩm của nó
quá thấp khiến cho không công ty nào có cơ hội cạnh tranh với nó nữa.


2. Bằng phát minh sáng chế:
Ngành mới ra đời thường sẽ có một tập hợp các sáng chế mới. Các sáng chế mới này
thường được sở hữu bằng công ty dẫn dắt thị trường. Các công ty này cũng mua lại các
bằng sáng chế trực tiếp hoặc qua sát nhập với công ty khác.
Ví dụ Nokia đang sở hữu 10.000 bằng sáng chế. Năm 2012 RIM đã phải trả tiền để được
sử dụng công nghệ wifi trên điện thoại di động. Ngay cả khi sản phẩm chính đang sa sút thì
nó vẫn cứ có tiền từ việc bán và cho thuê bằng sáng chế.
Nếu như một doanh nghiệp sở hữu một hoặc một nhóm bằng sáng chế mà họ không cấp
cho DN khác sử dụng thì họ ở thế độc quyền. Trong trường hợp này các DN khác buộc
phải tìm một công nghệ thay thế khác. Tuy nhiên, thực tế thì các chính phủ sẽ không cho
phép điều này xảy ra.

3. Độc quyền một yếu tố sản xuất nào đó:


Một yếu tố sản xuất có thể là hệ thống máy móc, nguồn nguyên vật liệu, các yếu tố tự nhiên
như nguồn nước, đất…
Doanh nghiệp khác muốn sản xuất ra hàng hóa như vậy phải chịu chi phí gấp nhiều lần vì
vậy không thể cạnh tranh được về giá. Ví
Tập đoàn dầu mỏ VN sở hữu các mỏ dầu vì vậy nó độc quyền nguồn nguyên liệu dầu trong
lãnh thổ Việt Nam.
Tập đoàn than khoáng sản sở hữu các mỏ than vì vậy nó độc quyền cung cấp mỏ than

4. Quy định của chính phủ:
Chính phủ thường độc quyền một số ngành mà chính phủ biện minh rằng nhằm đảm bảo
an sinh xã hội ví dụ như điện, nước, tài nguyên thiên nhiên, … Ở mỗi quốc gia quy định
này khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp vào thị trường của chính phủ đó.
Khi ở vị thế độc quyền bán, doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với nguy cơ bị mất thị
phần vào tay đối thủ vì các đối thủ nếu có thì đều bé tí. Ngành điện là một ví dụ, ngành điện
chẳng phải lo cạnh tranh với ai trừ với chính nó, đó tất nhiên là một nguy cơ vì đã không có

ai cạnh tranh thì không có nhu cầu gia tăng năng lực cạnh tranh. Khi cần ngành điện có thể
tăng giá bán mà người mua không thể làm gì tuy nhiên người mua vẫn có thể tiết kiệm hơn
vì vậy sản lượng bán ra sẽ thấp hơn làm cho tổng lợi nhuận giảm mặc dù lợi nhuận trên
mỗi đơn vị cao hơn.
Năm 2013 ngành điện bán ra là 64 tỷ Kwh có nghĩa là chỉ cần tăng 100 đồng/kwh thì sẽ có
thêm lợi nhuận ròng là 6.400 tỷ. Tổng lượng xăng tiêu thụ năm 2013 là 2.5 triệu lít; nếu
tăng thêm 500 đ/lít thì ta sẽ có 1.250 tỷ đồng. Cho dễ hình dung về con số thì ta có thể so
sánh với tổng giá trị bất động sản tồn kho cho tới ngày hôm nay (2/4/2014) là 92.690 tỷ
đồng.
Đường cầu của hãng độc quyền bán


Vì tăng giá bán sẽ làm giảm sản lượng bán được nên đường cầu của hãng độc quyền bán
cũng tuân theo quy luật dốc xuống. Vì rằng chỉ một mình mình một thị trường nên đường
doanh thu trung bình AR của hãng cũng trùng với đường cầu. Doanh thu bình quân AR
bằng tổng doanh thu chia cho số lượng bán.
Khi hãng tăng giá từ P1 tới P2 thì giá toàn bộ sẽ đều tăng tương ứng (giống như giá điện)
nên doanh thu cận biên sẽ nằm dưới đường cầu.
Ở hình bên giả sử như hãng tăng sản lượng từ Q2 tới Q1 thì để bán được hết sản lượng
này thì hãng phải giảm giá bán cho toàn bộ từ P2 xuống P1 điều này khiến cho doanh thu
có thêm được từ mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi = DB-CA
Nhà độc quyền bán quyết định sản xuất ở sản lượng nào?

Có phải hãng sẽ sản xuất tối đa khả năng vì mình là độc quyền? theo đúng quy luật tối đa
hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng sẽ sản xuất tại điểm mà MR=MC.


Đường doanh thu cận biên MR cắt đường chi phí cận biên MC tại điểm có sản lượng Q.
Dóng thẳng đường thẳng từ Q lên cắt đường doanh thu trung bình AR ta có giá bán P.
Ta có thể chứng minh được điều này: Nếu như hãng sản xuất tại sản lượng Q1 thì vì

đường MC ở trên đường MR nên cứ mỗi đơn vị sản xuất thêm hãng sẽ bị lỗ một khoảng
MC-MR. Để tăng lợi nhuận thì hãng phải giảm sản lượng, cứ mỗi một đợn vị giảm thêm thì
hãng thêm được lợi nhuận là MC-MR, mặc dù doanh thu giảm. Tổng diện tích giảm lợi
nhuận là diện tích hình màu xanh (trên MR và dưới MC).
Nếu hãng sản xuất tại Q2 thì vì MR nằm trên MC nên cứ tăng thêm 1 đơn vị sản phẩm thì
hãng lại được lợi nhuận thêm 1 đoạn MR-MC. Lợi nhuận tăng thêm nếu hãng đẩy sản
lượng tới Q là diện tích màu xanh trên MC va dưới MR.
Đường cung của hãng độc quyền bán:
Hãng độc quyền bán không có đường cung, hãng sản xuất bao nhiêu là căn vào đường
cầu và MR=MC. Ở cùng một mức sản lượng doanh nghiệp có thể bán giá cao hơn ở P1 khi
đường cầu dịch chuyển.

Trong hình trên ta thấy có sự khác biệt sau:
– Ký hiệu của sản lượng Q của hãng cạnh tranh hoàn hảo là q (q nhỏ) còn sản lượng của
hãng độc quyền bán là Q (Q viết hoa). Nguyên nhân là trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo sản lượng của hãng cạnh tranh hoàn hảo chỉ là một phần rất nhỏ. Trong thị trường độc
quyền bán thì sản lượng của hãng là sản lượng của toàn thị trường.
– Việc sản xuất phải mất chi phí và cả hai hãng đều tuân theo quy luật chi phí cận biên tăng
dần. Có nghĩa là cứ mỗi một đơn vị sản xuất thêm thì hãng sẽ phải mất thêm chi phí so với
sản phẩm ngay trước nó.
– Hãng cạnh tranh hoàn hảo có sản lượng không phụ thuộc vào giá vì vậy hãng phải cố
gắng tối thiểu hóa MC để có sản lượng càng nhiều càng tốt nhờ vậy lợi nhuận tối đa càng


cao. Hãng độc quyền bị phụ thuộc vào sản lượng đầu ra, tăng sản lượng đồng nghĩa với
phải giảm giá mà giảm là giảm cho toàn bộ sản lượng.
Ví dụ: Khi tổng công ty điện lực tăng giá bán thêm 100 đ/ kwh, người dân tiết kiệm hơn vì
vậy sản lượng bán được giảm đi -> lợi nhuận chưa chắc đã cao hơn. Mức sản lượng giảm
phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng tổng công ty điện lực rất muốn sản lượng này phải càng
ít càng tốt.

Sức mạnh độc quyền:

Hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường hãng buộc phải đặt giá bằng chi
phí cận biên. Trong khi đó hãng độc quyền lại có thể bán cao hơn giá tại điểm Pmc, có
nghĩa là bán tại điểm C (giá P) thay vì tại điểm A. L= (P-MC)/P gọi là sức mạnh độc quyền
của hãng độc quyền, thể hiện khả năng bán cao hơn bao nhiêu so với giá tại chi phí cận
biên MC
Hình dưới là so sánh các chỉ số CS, PS, NSB, DWL của Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
và thị trường độc quyền:


Phân biệt giá
Phân biệt giá cấp 1 (phân biệt giá hoàn hảo): Khả năng chi trả của khách hàng là khác
nhau căn vào thu nhập của họ. Theo lý thuyết hãng sẽ có 1 giá đồng nhất cho toàn bộ sản
lượng nhưng thực tế là hãng luôn tìm cách để áp giá cao nhất mà khách hàng có thể chi
trả. Như vậy hãng sẽ có nhiều mức giá khác nhau tương ứng với khách hàng khác nhau.
Ví dụ: công ty điện lực có thể phân biệt giá sản xuất và giá sinh hoạt, giá nông thôn và giá
thành thị, …
Hoặc tổng công ty điện lực sẽ tính giá bậc thang. Họ tính toán được thu nhập của mỗi hộ
gia đình ở mức khác nhau thì tiện nghi có khác nhau và vì vậy tổng số điện tiêu thụ sẽ khác
nhau. Thu nhập cao thì khả năng chi trả cao hơn -> số điện càng về sau thì càng cao. Nhờ
cách này công ty sẽ thu được lợi nhuận tối đa.
Phân biệt giá hoàn hảo rất phổ biến. Một sản phẩm mới ra (ví dụ như iphone) luôn có giá
rất cao sau đó giá giảm dần. Khách hàng biết rõ điều này nhưng vì ham muốn được sớm
sở hữu nên họ sẵn sàng bỏ tiền ra. Những khách hàng sẵn sàng đợi thì họ sẽ đợi cho tới
khi giá giảm. Như vậy, Doanh nghiệp sẽ bán được giá cao cho người chấp nhận giá cao
thay vì bán giá thấp cho người chấp nhận giá cao.
Cửa hàng thời trang Chicland bán mỗi bộ quần áo vài triệu. Khi hết mùa hoặc hết size họ
có thể down giá tới 50% để vớt nốt những con cá còn lại.
Chúng ta cần lưu ý là trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cũng có những người mua

có khả năng mua ở mức giá khác nhau nhưng vì không có sức mạnh độc quyền nên doanh
nghiệp không thể làm thế được. Ví dụ bà bán rau không thể tăng giá bán căn vào khối
lượng người mua mua hay dựa vào việc bà khách đi xe máy hay đi ô tô; nếu làm thế thì bà
khách sẽ sang hàng khác mua.
Phân biệt giá cấp 2: Mỗi người mua mua một khối lượng hàng hóa khác nhau, khối lượng
mua càng cao thì khả năng chi trả của họ càng giảm dần. Có nghĩa là khi người tiêu dùng
tăng khối lượng mua mà hãng vẫn giữ nguyên giá thì khách hàng sẽ ngừng tăng sản lượng
do mức giá chấp nhận của họ đã thấp hơn -> Hãng sẽ đặt các mức giá khác nhau với khối
lượng mua khác nhau nhờ vậy sẽ đạt được sản lượng tối đa của mỗi khách hàng.
Ví dụ: các nhà đầu tư thường đăng ký giao dịch tại một công ty chứng khoán. Về lý thuyết
công ty này đang ở thế độc quyền bán do rào cản mà NĐT gặp phải khi chuyển sang cty
chứng khoán khác. NĐT giao dịch càng nhiều thì công ty càng thu được nhiều phí nhờ ăn
%. Một nhà đầu tư khi nhìn vào phí họ sẽ phải hết sức cân nhắc trong khối lượng giao dịch,


càng giao dịch họ càng thấy chi phí cho giao dịch bỏ ra càng nhiều vì vậy họ sẽ không
muốn giao dịch khi tới một khối lượng nào đó. Lúc này công ty chứng khoán sẽ phải tính
chi phí giao dịch giảm dần theo khối lượng giao dịch, nhờ vậy nhà đầu tư thấy lúc nào khả
năng chấp nhận được của mình cũng cao hơn số thực phải trả vì vậy họ sẽ giao dịch
nhiều.
Phương pháp này rất phổ biến chẳng kém gì phân biệt giá cấp 1. Bắt đầu giảm giá khi mua
cái thứ hai hoặc là mua 3 tặng 2.
Nhưng đối với các nguồn lực hữu hạn, giá trị sử dụng hàng hóa giảm đi khi số người tăng
lên thì không áp dụng được. Ví dụ như bể bơi, giá vè mùa hè đắt hơn mùa đông vì lượng
cầu tăng lên nhưng lương cung của bể bơi thì hữu hạn mặc dù rằng chi phí bể nước nóng
mùa đông cao hơn nhiều so với mùa hè. Hoặc là giá điện cũng tăng lên khi lượng tiêu thụ
tăng lên.
Phân biệt giá cấp 3: là việc hãng sẽ phân khách hàng của mình ra nhiều nhóm, mỗi nhóm
này đại diện bởi một đường cầu khác nhau. Tương ứng với mỗi nhóm hãng sẽ cung cấp
một sản lượng tương ứng sao cho MR=MC. Đây là hình thức phổ biến nhất, hãng chỉ thay

đổi một chút về sản phẩm để thỏa mãn tương ứng với mỗi nhóm khách hàng để tối đa hóa
lợi nhuận.
Ví dụ họ phân sản phẩm của họ ra từ hàng cấp thấp tới hàng cấp cao như Samsung đã
làm với điện thoại.

Những điều cần nhớ
– Để tối đa hóa lợi nhuận thì doanh thu cận biên phải bằng chi phí cận biên; MR=MC
– MC= (TC)’ và MR = (TR)’
– AC= TC/Q; TC= VC + FC
– Để tối đa hóa doanh thu thì MR = 0
– Lợi nhuận = Doanh thu TR – Chi phí TC
– Để tối đa hóa doanh thu mà không bị lỗ thì hãng sẽ sản xuất tại điểm mà giá bán ra bằng
đúng với chi phí bình quân; P=AC. Về mặt hình học thì đó là điểm giao của đường cầu với
đường AC.
– MC là chi phí mất thêm khi tạo ra thêm một sản phẩm còn AC là chi phí trung bình. Hai
thông số này là hoàn toàn khác nhau vì AC để giúp cho hãng dễ tính toán còn MC mới là
hành vi thực tế của chi phí.


– Phân biệt giá hoàn hảo là khi mà doanh nghiệp bán giá cao nhất mà mỗi người mua có
thể chịu được, có nghĩa là chiếm dụng thặng dự tiêu dùng CS để tăng thặng dư sản xuất
PS. Để làm được điều này thì nhà sản xuất sẽ bán tại P=MC. Đường cầu là biên lợi nhuận
nên giá bán sẽ không cố định mà chạy trên đường cầu
– Mặc dù rằng khi phân biệt giá cấp 1 sẽ không có khoản mất không nhưng người tiêu
dùng không có thặng dư; phân chia không công bằng.
– Khoản mất không DWL gây ra do đường MR nằm dưới đường AR. Nếu không có độc
quyền thì MR sẽ được đẩy lên trùng với AR, hãng sẽ sản xuất tại sản lượng cao Q thay vì
Q1 như hình trên.
– Khi nhà độc quyền bị đánh thuế trên sản phẩm là t thì cứ mỗi một sản phẩm làm ra hãng
bị công thêm chi phí là t vì vậy

hoặc
; lúc này thì vì
để tối đa hóa lợi nhuận thì MR=MC => sản lượng của hãng sẽ giảm, giá tăng
– Nếu như hãng bị đánh thuế một lần là T (không quan trọng là sản lượng bao nhiêu) thì
thuế sẽ được cộng vào tổng chi phí.
->
. Vì MC không đổi
nên sản lượng và giá của nhà độc quyền cũng không đổi. Khoản thuế T này sẽ ăn vào lợi
nhuận của nhà độc quyền.



×