Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de thi on thi vao lop 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.66 KB, 2 trang )

Truyện kể rằng: Em, cô gái mở đường
Để cứu lấy con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom..
Đó là những câu thơ mở đầu bài thơ “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ ca ngợi phẩm chất anh hùng của những năm
chống Mĩ gian khổ. Cũng chọn đề tài đó nhà văn nữ Lê Minh Khuê-1971 góp vào trang văn học của nước nhà một truyện ngắn
đặc sắc “Những ngôi sao xa xôi”. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của ba nữ thanh niên xung phong tại một trọng đểm trên tuyến
đường Trường sơn.
Truyện kể về hoàn cảnh sống chiến đấu của ba cô gái thnah niên xung phong trong một tổ trinh sát mặt đường. Họ
sống trong một cái hang dưới chân cao điểm tại một trọng điểm trên tuyến đường trường sơn. Hàng ngày, họ làm nhiệm vụ
quan sát máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí của các quả bom chưa nổ và phá bom.
Trong ngày, họ phải phá bom năm lần ít nhất thì cũng phải ba lần chạy trên cao điểm trong tiếng gầm rú của máy bay, tiếng
bom nổ, tiếng cao xạ làm mặt đất rung khói lửa. Hiện thực cuộc sống chiến đáu đầy gian khổ của ba cô gái đã được nhà văn tái
hiện bằng những chi tiết chọn lọc đầy ấn tượng. Người đọc có thể cảm nhận được bằng nhiêu giác quan, khong khí dữ dội khốc
liệt của cuộc chiến. Đặc biệt, nhà văn nhiều lần nói về không khí im ắng đầy chêt chóc, sự vắng lặng đến phát sợ và những cạm
bẫy trước giờ phát bom giữa hàng loạt đợt bom. Không khí căng thẳng giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc
và thần kinh con người cắng đến mức tưởng như không thể chịu nổi.
Tạo dựng của khung cảnh chiến tranh khốc liệt chính là cách nàh văn làm nổi bật lên vẻ đẹp của ba nữ thanh niên
xung phong trên tuyến đường trường sơn. Trước hết, để trụ vững được trên cao điểm các cô gái phải có một lí tưởng sống cao
dẹp. Họ không có ai nói ra những họ đều hiểu ý nghĩa vô cùng quan trọng của công việc mình làm. Đó là góp phần giữ cho
huyết mạch giao thông của cuộc chiến không bị đứt. Họ luôn ghi nhớ trách nhiệm sống của riêng mình và họ quyết tâm để thực
hiện nó dù khó đến chừng nào, nguy hiểm đến chừng nào. Không chỉ riêng họ mà chúng ta đều biết nếu huyết mạch giao thông
bị tắc bởi việc nổ bom làm tung đất đá của bọn Mĩ mà không ai san lấp hay việc những quả bom nổ chậm đột nhiên nổ. Thật
nguy hiểm khi điều đó xảy ra và hậu quả của nó lớn đến nhường nào. Trước hết, đó là sự thiệt hại về của và người; sau đó là
việc ách tắc giao thông làm đứt đoạn khoảng thời gian giao chiến. Chính vì vậy điều này mà họ dũng cảm, chấp nhận gian khổ
hy sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để hoàn thành nhiệm vụ thì họ phải: “Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả
ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyên chơi.Thần chết là một tay không thích đùa”. Hay họ luôn bị bom vùi
nên “thần kinh lúc nào cũng chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng xung quanh có thể nhiều qua
rbom chưa nổ. Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”. Thật là nguy hiểm.
Đặc sắc và nguy hiểm nhất là cảnh Phương Định páh bom. Có lẽ tất cả điều trên đói cới chúng ta thật khó những đối với họ –


những cô gái dũng cảm thì lại là công việc hết sức bình thường và thật cao cả.
Trái ngược với không gian ác liệt của chiến trường. Một khong gian trong hang tuy thiếu thốn song ấm áp, bình yên,
tươi vui và trẻ trung hiện ra. Họ là những con người yêu đời, không coi trọng của cải vật chất, không coi trọng sự nghèo đói
mà họ coi trọng niềm vui của họ, cuộc sống mà họ đang trải qua. Họ căm ghét cái thế giới bên ngoài nhưng lại “ bên ngoài
nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ lên
uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe nhạc từ
cái đài bán dần nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung… hình như ta sắp ở chiến dịch mới.”
Đây là một thế giới riêng bị của họ mà họ rất yêu mến nó. Ở đây họ thỏa thích bày tỏ thú vui vủa riêng mình. Họ có thể gác
công việc sang một bên để hòa vào sự bình yên và vui tươi của không gian tĩnh lặng trong hang.
Trong gian khổ họ biết tin tưởng vào nhau, biết tìm đến sức mạnh của đồng đội để chiến thắng bom đạn, chiến thắng
nỗi sợ hãi của bản thân. Một lời chúc chân thành, thân thiết đã tạo lên sức mạnh, tinh thần kháng chiến :” Chỉ cần một lời chúc
của đại đội trưởng các cô gái đã có được niềm tin hoàn thành nhiệm vụ”. Hay những ánh mắt thân tình, thiện cảm của những
anh cao xạ thì sự sợ hãi biến mất bay theo gió:” Có lúc chỉ cần thấy ánh mắt của các anh cao xạ rõi theo các cô gái không sợ
nữa thậm chí không muốn đi khom người cứ đường hoàng bước tới đối đầu với bom đạn. Thật gan dạ! Tình đồng đội làm sáng
lên tất cả; lấp đầy sự đâu dớn, trao cho nhau, san sẻ với nhau lúc đâu đớn vì bị thương. Họ coi nhau nư chị em, chăm sóc cho
nhau tận tình. Như lúc Nho bị thương, họ đã làm tất cả cho nhau. Phương Định băng vết thương cho Nho. Chị Thao lo lắng cho
Nho. Những phút giây ấy thật ấm áp. Trong sự tàn khốc của chiến tranh thì ẩn chứa trong đó là những tình cảm đầy cảm động
khiến ai đọc hay chứng kiến thì cũng phải khâm phục.
Ba cô gái chung một gương mặt, một tâm hồn nhưng mỗi người cũng để lại dấu ấn rất riêng trong lòng người đọc.
Chị Thao – tổ trưởng lớn tuổi hơn hai cô em gái một chút. Chị có vẻ điềm tĩnh cứng cỏi nhất trong ba cô gái. Chị luôn có
những quyết định táo bạo trong công việc nhưng cũng có vẻ nữ tính của một người thiếu nữ. Chị sợ máu và vắt (vắt là con vật
ở trong rừng giống con đỉa). Chị thêu chỉ màu vào chiếc áo lót của mình cho thêm đặc sắc. Chị đứngtrước gương tỉa đôi lông
mày của mình. Chị Thao thích hát những hát không hay. Tuy vậy những cuốn anbum nhạc đối với chị thì không thiếu.
Nho nhỏ tuổi nhất nên là cô em út luôn được cưng chiều. Nho xuất hiện thoáng qua nhưng đọng lại một nét đẹp của
thiếu nữ thật tinh khôi với dáng vẻ mảnh mai nhưng khi cần cô cũng không kém gan góc.Khi bị thương do một lần phá bom,
cô cắn răng chịu đau và luôn nghĩ đến đồng đội, đến nhiệm vụ chung của đơn vị. Nho là một người luôn có ước mơ. Cô nói
rằng sau chiến tranh, đất nước hòa bình thì cô sẽ trở thành thợ hàn của một nhà máy thủy điện, trở thành một cầu thủ bóng
chuyền. Ước mơ ấy thật đẹp. Nó thể hiện được tính cách cũng như sự hy sinh của Nho cho đất nước. Trong chiến trnah cô là
một thanh niên xung phong yêu tổ quốc, chiến đấu hy sinh vì tổ quốc. Sở thích của cô là ăn kẹo. Giống một cô be phải không?
Nhưng đó chỉ là cá tính của một cô em út. Thực thụ thì cô là một người khá dũng cảm trong kháng chiến. Dù bị thương nhưng

luôn nghĩ về đồng đội, về tổ quốc thân yêu.
Còn với Phương Định – người kể chuyện được nhà văn dành cho nhiều cơ hội xuất hiện và tự bộc lộ mình.Phương
Định là con gái Hà Nội vào chiến trường. Cô hiện lên khá đẹp với “hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao kiêu hãnh như
đài hoa loa kèn. Đặc biệt ở cô có đôi mắt có cái nhìn sao mà xa xăm”. Cô đã từng có thời hồn nhiên vô tư, điều đó đã trở thành
một kỉ niệm đẹp. Đó là khoảng thời gian cô sống cùng mẹ trong một ngôi nhà nhỏ yên tĩnh và những kỉ niệm trong những ngày


tháng đó đã làm dịu mát tâm hồn cô, là một chỗ dựa tinh thần cững chắc để giúp cô vượt qua cuộc ssongs gian khổ nơi chiến
trường ác liệt. Mặc dù sống lúc nào cũng căng thẳng, công việc đầy rẫy những chết chóc nhưng lúc nào Phương Định cũng hồn
nhiên, yêu đời. Cô thích hát và hay hát. Đặc biệt, cô thích ngắm mình trong gương, luôn ý thức được vẻ dẹp của mình. Là cô
gái nhạy cảm, Mơ mộng thích mưa đá nhớ về những kỉ niệm xưa. Cô luôn cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô từng gặp trên
trọng điểm. Nhà văn đã đặc tả tâm trạng cảm xúc của Phương Định trong một lần phá bom. Lúc ấy cô tỏ ta rất bản lĩnh và
nghị lực. Trong lần ấy cô phải rất bình tĩnh, cẩn thận, gan dạ mới phá được quả bom. Cô đã từng nghĩ :”Tôi có nghĩ đến cái
chết, những một cái chết mờ nhạt không rõ ràng. Từ đó, ta thấy cô quả là người gan dạ và bản lĩnh. Ở Phương Định ta không
chỉ cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên yêu đời, bản lĩnh mà cô còn là một người luôn dành tình yêu thương cho bạn bè, đồng
đội. Cô yêu mến tất cả những người trong tổ trinh sát, sống có trách nhiệm và chia sẻ khó khăn, gian khổ cùng nhau. Nhất là
lúc cô chăm sóc cho Nho và cô luôn quan tâm đến chị Thao.Trước mắt người đọc, Phương Định hiện lên thật đẹp, thật hoàn
thiện.
Không ai viết về chiến tranh hay như người trong cuộc. Lê Minh Khuê đã từng là thanh niên xung phong trong
những năm chống Mĩ. Vì vậy, câu chuyện có độ trung thực qua giọng điệu giàu chất nữ tính lằng đằm nội tâm. Để từ đó nhà
văn ca ngợi vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ khí thế.
Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dạy tương lai.
(Tố Hữu)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×