Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Báo cáo thưc tập tốt nghiệp : TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU DÂN CƯ PHÚ LỢI CÔNG SUẤT Q = 1000m3NGÀY.ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 71 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐAI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
-----BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH xây dựng và môi trường COENCO
Đề tài: TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU DÂN
CƯ PHÚ LỢI CÔNG SUẤT Q = 1000m3/NGÀY.ĐÊM

Giảng viên hướng dẫn :

TS. Lê Hoàng Anh

Sinh viên thực hiện
Họ và Tên
Ngô Hoàng Giang

MSSV
1205403
1
Nguyễn Ngọc Duy 1203251
1
Huỳnh Thiện Phi
1203174
1
Lớp
: DHQLMT 8A
Niên Khóa

: 2012 – 2016

TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………

……………, ngày…….tháng…….năm 2015
Giảng viên hướng dẫn
(ký & ghi rõ họ tên)

2



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

……………, ngày…….tháng…….năm 2015
Giảng viên phản biện
(ký & ghi rõ họ tên)

3


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ tên sinh viên thực tập:
Họ và Tên
Ngô Hoàng Giang
Nguyễn Ngọc Duy
Huỳnh Thiện Phi

Lớp

MSSV
1205403
1
1203251
1
1203174
1

: DHQLMT 8A

Cán bộ hướng dẫn thực tập: ……………………………………………………….
Bộ phận:…………………………………………………………………………...
Sau thời gian sinh viên……………………………thực tập tại đơn vị chúng tôi có
những nhận xét như sau:
1. Về chấp hành nội quy, quy định của cơ quan:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
2. Về tác đạo đức tác phong:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

3. Về năng lực chuyên môn:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

……………, ngày…….tháng…….năm 2015
Giảng viên phản biện
(ký & ghi rõ họ tên)
4


5


MỤC LỤC

6


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty COENCO
Hình 3.1: Song chắn rác
Hình 3.2: Bể tách dầu
Hình 3.3: Bể điều hòa
Hình 3.4: Bể Lắng ly tâm
Hình 3.5: Bể tuyển nổi
Hình 3.6: Hồ sinh học sử dụng bèo
Hình 3.7: Bể aerotank
Hình 3.7: Sơ đồ phản ứng trong sinh học từng mẻ có kết hợp khử N, P
Hình 3.8: Bể UASB

Hình 4.1: Mặt bằng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư Phú Lợi
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải khu dân cư Phú Lợi công suất
1000 m3/ngày.đêm.
Hình 4.3: Bể điều hòa
Hình 4.4: Cụm bể anoxic + aerotank
Hình 4.5: Bể Lắng
Hình 4.6: Bể khử trùng
Hình 4.7: Bể chứa bùn
Hình 4.8: Mô hình công nghệ MBR
Hình 4.9: Sơ đồ công nghệ SBR

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tải lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.2: Ứng dụng quá trình xử lý hoá học
Bảng 4.1: Tính toán lưu lượng nước cấp
Bảng 4.2: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong
nước thải sinh hoạt
Bảng 4.3: Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung

Bảng 4.4: Số lượng và đặc tính kỹ thuật các thiết bị của hố thu
Bảng 4.5: Số lượng và đặc tính kỹ thuật các thiết bị của Bể điều hòa
Bảng 4.6: Số lượng và đặc tính kỹ thuật các thiết bị của bể Aerotank
Bảng 4.7: Số lượng và đặc tính kỹ thuật các thiết bị của bể lắng
Bảng 4.8: Số lượng và đặc tính kỹ thuật các thiết bị của bể khử trùng
Bảng 4.8: Số lượng và đặc tính kỹ thuật các thiết bị của bể chứa bùn

8



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VACNE: Hội bảo vệ thiên nhên và môi trường Việt Nam (Vietnam Association for
Consevation of Nature and Enviroment)
JICA: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (The Japan International Cooperation
Agency)
COENCO: Công ty TNHH xây dựng và môi trường COENCO
ĐMC: Đánh giá tác động môi trường chiến lược
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
EMS: Giám sát môi trường
CP: Sản xuất sạch hơn
BOD: Nhu cầu Oxy sinh học
COD: Nhu cầu Oxy hóa học
SS: Chất rắn lơ lửng
TSS: Tổng chất rắn lơ lửng
DO: Oxy hòa tan
SBR: Bể sinh học theo mẻ (Sequence Batch Reactor)
NT: Nước thải
MLVSS: Lượng chất hữu cơ bay hơn (Mixed Liquor Volatile Suspended Solid)
MLSS: Tổng chất rắn lơ lửng bảo gồm cả vi sinh vật
VSV: Vi sinh vật
ANAFIZ : Lọc kị khí với sinh trưởng gắn kết trên giá mang hữu cơ
ANAFLUX: Lọc kị khí với lớp vật liệu giả lỏng trương nở
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organisation for Standardisation
- ISO)
BKHCNMT: Bộ khoa học công nghệ và môi trường


9


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của quý. Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất,
em xin gửi đến quý. Thầy Cô ở Viện Khoa Học Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường –
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM. Cùng với tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và đặc biệt, trong học kỳ này, Viện đã tổ chức cho chúng em được đi thực tập để tiếp
cận với thực tế nhằn thực hành những gì đã học được và cọ xát để lấy kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Hoàng Anh đẫ hướng dẫn chúng em. Xin cảm ơn
thầy Võ Đình Long cũng các giảng viên của Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý
Môi trường đã giúp đỡ chúng em trong thời gian thực tập.
Bài bào cáo được thực hiện trong khoảng thời gian hơn 1 tháng thực tập. Bước
đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực môi trường, kiến thức của em còn hạn chế và
còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để
kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin kính chúc
quy Thầy Cô trong Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường dồi dào sức
khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức
cho thế hệ mai sau.

10


CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU


1.1.

Lý do chọn đề tài
Dân số ngày càng tăng, nhu cầu về sử dụng nước sinh hoạt của cong người cũng

vì đó mà tăng cao. Ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung tôc độ
đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
(VACNE), nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố,
là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng
càng ngày càng xấu đi. Đô thị thì ngày càng phình ra nhưng cơ sở hạ tầng thì lại phát
triển không cân xứng. Đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải ở Việt Nam vô cùng tho sơ
và lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới. Ước tính, hiện chỉ có khoảng 6% lượng
nước thải đô thị được xử lý.
Theo ông Yutaka Matsuzawa - Chuyên gia môi trường của Tổ chức Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại VN “Tôi chắc chắn rằng, VN trong vòng ít nhất là 10-15
năm nữa sẽ còn phải hứng chịu các tác động nặng nề do nước thải sinh hoạt không
được xử lý. Đây là lý do vì sao tôi nói rằng, ô nhiễm nước thải sinh hoạt đang là vấn
đề nghiêm trọng nhất mà VN đang đối mặt”. Vâng không chỉ các chuyên gia môi
trường nhận định mà ngay cả chúng ta những người đang sống dưới tác động trực tiếp
của việc ô nhiễm nước thải sinh hoạt: ô nhiễm nước mặt, mắc các bệnh về đường ruột,
bệnh do vi sinh, chịu đựng mùi hôi thối từ các cống nước thải … Chúng ta ai cũng
thấy rằng ô nhiễm nước thải sinh hoạt đang là mối hiểm họa, là vấn đề nhức nhối cần
giải quyết.
Chính vì thế mà nhóm chúng em đã lựa chọn đề “Tìm hiểu hệ thống xử lý nước
thải sinh hoạt khu chung cư Phú Lợi công suất Q = 1000m 3/ngày.đêm” để có thể tìm
hiểu rõ hơn về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt. Được thực tập với thực tế
tích lũy thêm kinh nghiệm cho sau này.
1.2.


Mục tiêu
Đợt thực tập tốt nghiệp nhằm giúp cho sinh viên làm quen với công việc thực tế

trong các công tác xử lý nước thải sinh hoạt:
- Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải khu dân cư Phú Lợi.
- Biết được cấu tạo, cơ chế hoạt động của các bể xử lý.
11


- Tìm hiểu thêm về tổng quan ngành xử lý nước thải sinh hoạt.
- Tìm hiểu về đặc tính của nước thải sinh hoạt, nguồn phát sinh và ảnh hưởng của nó
đến môi trường.
- Tìm hiểm thêm về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay, các phương
pháp lý, hóa, sinh học …
Rèn luyện kỹ năng, thao tác trong công việc ứng dụng các kiến thức đã học từ
nhà trường vào thực tế, tạo tính quan sat từ thực tế để kết hợp với kiến thức đã học đưa
ra các giải pháp phù hợp.
1.3.

Thời gian thực hiện
Thực tập trong vòng 4 tuần theo hướng dẫn của anh Hồ Đắc Duy công ty TNHH

xây dựng môi trường COENCO từ ngày 1/10/2015 – 31/10/2015.
1.4. Yêu cầu, nhiệm vụ và kết quả đạt được trong đợt thực tập
1.4.1. Yêu cẩu của đơn vị thực tập:
Khi kết thúc thời gian thực tập cần:
• Biết được quy trình làm việc của công ty.
• Hiểu được quy trình xử lý nước thải của khu dân cư.
• Nắm được nguyên lý vận hành của hệ thống và các thiết bị trong hệ thống xử
lý nước thải khu dân cư Phú Lợi – Quận 8.

• Hoàn tất báo cáo thực tập theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và công ty.
1.4.2. Công việc được giao
• Tìm hiểu về đơn vị thực tập (Công ty TNHH xây dựng và môi trường
COENCO): về cơ cấu tổ chức, nhân sự, hoạt động kinh doanh của công ty.
• Tìm hiểu về khu dân cư Phú Lợi – Quận 8: vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã
hội, hiện trạng môi hoạt động bảo vệ môi trường của khu dân cư.
• Tìm hiểu về công trình xử lý nước thải khu dân cư Phú Lợi - Quận 8 công
suất 1000m3/ngày.đêm.
• Làm quen với môi trường làm việc tại công ty COENCO.
• Các hoạt động tại công trình xử lý nước thải: tiến hành tham quan và quan
sát quá trình vận hành các thiết bị công nghệ của công trình xử lý, quan sát
các bể xử lý nước từ đầu đến cuối quá trình xử lý. Trong quá trình tham quan
nếu có vấn đề thắc mắc đơn vị hướng dẫn và vận hành sẽ giải đáp mọi vấn
đề.
• Tổng kết các tài liệu thu tập được, viết báo cáo kết quả thực tập.
1.4.3. Kết quả thực tế đạt được
12


Phía công ty đã hướng dẫn rất nhiệt tình giúp chúng em hoàn thành đợt thực
tập. Cung cấp thông tin, các tài liệu cần thiết để tham khảo. Trong quá trình thực tập
chúng em đã học hỏi được nhiều về cách làm việc của các anh chị tại công ty, có thêm
nhiều kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên do thời gian thi công của công trình khá dài nên
chúng em chưa được tham gia thực tết tại công trình nhiều. Qua quá trình thực tập, từ
việc tổng kết các tài liệu thu thập được và từ các quan sát thực tế nhóm đã có được bài
báo cáo về kết quả thực tập này.

13



CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Tên địa chỉ của công ty
Tên đầy đủ: TNHH XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG COENCO
- Giám đốc: Ông Hồ Đắc Duy
- Địa chỉ: 43K Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 08.38444778 – 0938.266.086
- Fax: 08.38444786
- Mã số thuế: 4600359768
- website: http:// www.coenco.vn
- Email:
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Trong quá trình phát triển và hội nhập, nền kinh tế nước ta từng bước được củng
cố và phát triển cùng hoà nhịp với xu thế của toàn thế giới. Tuy nhiên, đi đôi với sự
phát triển đó là ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Vấn đề bảo vệ môi trường là
mục tiêu hàng đầu được đặt ra với toàn nhân loại. Đầu tư cho bảo vệ môi trường
không còn là việc làm mang tính trách nhiệm mà còn là hành động thể hiện sự quan
tâm đến thế hệ mai sau.
Công ty TNHH xây dựng và môi trường COENCO ra đời trong bối cảnh có
nhiều tiềm năng và cơ hội để khẳng định tên tuổi, uy tín và kinh nghiệm chuyên môn.
COENCO hoàn toàn tự tin với đội ngũ cán bộ, nhân viên có kiến thức chuyên môn
cao, không ngừng học hỏi, sáng tạo. COENCO luôn mang đến cho khách hàng những
sản phẩm tốt nhất và những phương án xử lý môi trường tối ưu nhất để đạt được hiệu
quả đầu tư theo xu hướng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Là một
trong những công ty chuyên về lĩnh vực xử lý môi trường, COENCO luôn là một đối
tác tin cậy của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
Với phương châm “XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH” COENCO luôn sẵn
sàng cùng khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề môi trường một cách nhanh
chóng và hiệu quả nhất


14


2.2. Các ngành nghề kinh doanh :
2.2.1. Xử lý nước sạch:
Với kinh nghiệm chuyên môn cộng với kinh nghiệm thi công thực tế các công
trình xử lý nước sạch, COENCO mang đến cho khách hàng dịch vụ sau:
-

Lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật các hệ thống xứ lý nước cấp.
Các công trình thu nước, trạm bơm và mạng lưới cấp nước.
Xử lý nước sạch từ nguồn nước mặt: ao, suối, sông, hồ...
Xử lý nước sạch từ nguồn nước ngầm: giếng đào, giếng khoan...
Xử lý nước nhiễm mặn, phèn...
Xử lý nước sạch có tiêu chuẩn đặc biệt cấp trong dây chuyền sản xuất bia, rượu,

thực phẩm, lò hơi ...
- Dây chuyền Xử lý nước tinh khiết đóng chai cơ cấu tự động, bán tự động.
- Vận hành, bảo trì các công trình xử lý nước sạch đã đi vào hoạt động.
2.2.2. Xử lý nước thải:
Với kinh nghiệm chuyên môn cộng với kinh nghiệm thi công các công trình xử
lý nước thải lớn, COENCO mang đến cho quý khách hàng dịch vụ sau:
-

Lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật các hệ thống xứ lý nước thải, mạng lưới

-

thoát nước.
Xử lý nước thải sinh hoạt cho các toà nhà, công trình công cộng, nhà hàng,


-

khách sạn...
Xử lý nước thải nhà máy luyện kim, xi mạ.
Xử lý nước thải nhà máy Công nghiệp Giấy và bột giấy, cao su, sữa, nước giải

-

khát.
Xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia, thực phẩm, tinh bột, nông sản, công

-

nghiệp mía đường, cồn rượu.
Xử lý nước thải nhà máy Công nghiệp hóa chất, dệt nhuộm, in ấn bao bì, thuộc

-

da…
Xử lý nước thải nhà máy sản xuất gốm sứ, gạch men,…
Vận hành, bảo trì các công trình xử lý nước thải đã đi vào hoạt động.

15


2.2.3. Tư vấn môi trường:
Với bề dày kinh nghiệm về tư vấn môi trường, COENCO tự tin mang đến cho quý
khách hàng những sản phẩm sau:
Lập hồ sơ:

-

Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường Chiến lược (ĐMC).
Báo cáo Đánh giá Tác Động Môi Trường (ĐTM).
Đề án bảo vệ môi trường.
Cam kết bảo vệ môi trường.
Đăng ký xả thải.
Giấy phép khai thác nước ngầm.
Giám sát Môi trường định kỳ (EMS):

-

Thực hiện lấy mẫu, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường định kỳ.
Tổng hợp lập báo cáo giám sát cho nhà máy và đề xuất phương án phòng chống ô
nhiễm.
Kiểm soát ô nhiễm - sản xuất sạch hơn (CP):

-

Tư vấn doanh nghiệp kiểm soát ô nhiễm trong quá trình sản xuất giảm thiểu các chất ô

-

nhiễm và chất thải nguy hại.
Cải tiến công nghệ sản xuất "Sản xuất sạch hơn", tiết kiệm năng lượng, nguyên vật
liệu, đảm bảo chất lượng môi trường tăng sản lượng thành phẩm đầu ra và giảm giá
thành.
Chất thải nguy hại:

-


Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Thiết lập hệ thống quản lý chất thải nguy hại trong doanh nghiệp.
Tư vấn doanh nghiệp địa chỉ tin cậy để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy
hại.
2.2.4. Xử lý khí thải:
COENCO chuyên trong các lĩnh vực:

-

Tư vấn, thiết kế các công trình xử lý bụi, khí thải.
Xử lý thu hồi bụi nhà máy chế biến gỗ, Vải, xi măng, sợi thủy tinh, Lò nung, lò sấy...
Xử lý khí thải lò hơi, lò nấu kim loại, lò đốt củi, lò gạch....
Xử lý khí thải Hơi dung môi, hoá chất trong phòng thí nghiệm, Hơi hóa chất thuốc bảo

-

vệ thực vật.
Cung cấp, lắp đặt các thiết bị cải thiên điều kiện vi khí hậu trong nhà xưởng sản xuất:
làm mát, khử khí độc, khử trùng….
2.2.5. Xây dựng dân dụng và công nghiệp:
16


COENCO chuyên xây dựng các công trình:
-

Công trình xử lý môi trường: Bể chứa nước, mạng lưới cấp thoát nước...
Công trình dân dụng: nhà ở, nhà cao tầng...
Công trình công nghiệp: nhà xưởng sản xuất, nhà máy công nghiệp...

Thiết kế nội, ngoại thất công trình.
Lập các dư án đầu tư , giám sát thi công.
2.2.6. Cung cấp vật tư và thiết bị:
COENCO chuyên cung cấp:

-

Các thiết bị xử lý nước : cột trao đổi ion, máy ép bùn, Song chắn rác cơ giới...
Cung cấp gia công bể xử lý nước kim loại, bể lọc áp lực, bể tuyển nổi siêu nông...
Các loại máy bơm: ly tâm, trục ngang, trục đứng , bơm nhúng chìm,…
Các loại hóa chất xử lý nước: hạt nhựa trao đổi ion, chất khử trùng, chất trợ lăng, than
hoạt tính,..
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của công ty:

Giám Đốc

Phó giám đốc Kĩ Thuật

Phó giám đốc Kinh Doanh

Phòng
cung ứng vật tư
quản trị
nhân sựquản
Phòng
Phòng
lý dựkỹánthuật thi
công
kế toán Phòng
tài chính

Phòng Kinh Doanh
ánthịPhòng
Phóngdự
tiếp
sản phẩm

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty COENCO

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
3.1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt
3.1.1. Nguồn phát sinh, đặc tính nước thải sinh hoạt
Nước thái sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh
hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải

17


ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng
khác.
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã
hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD 5/COD), các chất dinh
dưỡng (Nitơ, phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, coliform…). Mức độ ô nhiễm
của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào: lưu lượng nước thải; tải trọng chất bẩn tính
theo đầu người.
Tải trọng chất bẩn của nước thải sinh hoạt tính theo đầu người phụ thuộc vào:
dân số, mức sống, điều kiện sống, tập quán sống,các điều kiện địa phương, vào tiêu
chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Bảng 3.1:Tải lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải sinh hoạt
Thông số

Tổng chất rắn
Các chất rắn dễ bay hơi
Cặn lơ lửng
Cặn lơ lửng dễ bay hơi
BOD5
COD
Tổng Nitơ
Nitơ amoni
Tổng photpho
Photphat (tính theo photpho)
Tổng Coliform

Tải lượng,g/ người. ngày
115 – 117
65 – 85
35 – 50
25 – 40
35 – 50
115 – 125
6 – 17
1–3
3–5
1–4

Nồng độ*, mg/ l
680 – 1000
380 – 500
200 – 290
150 – 240
200 – 290

680 – 730
35 – 100
6 – 18
18 – 29
6 – 24
108 – 1010***

1011 – 4. 1012**
Ghi chú:
* : nồng độ tính khi tiêu chuẩn nước thải là 170l/ người. ngày
** : số coliform
*** : số coliform/ 100ml
3.1.2. Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn
nước thải. Ngoài ra lượng nước thải ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tập quán sinh
hoạt.
Thành phần nước thải sinh hoạt gồm 2 loại :
− Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết con người từ các phòng vệ sinh;

18


− Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ các nhà bếp, các
chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa vệ sinh sàn nhà…

Nước thải sinh hoạt

Nước
50 – 70%
Các chất hữu cơ


65%

10%

Protein

Các chất béo

Các chất rắn
30-50%
Các chất vô cơ

25%

Cát

Muối

Kim loại

Cacbohydrat

Hình 3.1: Thành phần các chất trong nước thải sinh hoạt
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt là: bị ô nhiễm bởi cặn bã hữu cơ (SS),
chất hữu cơ hòa tan (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ,Photpho), các vi trùng
gây bệnh (E.Coli, Colifom).
Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 50 – 60% tổng các
chất bao gồm các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau quả, giấy…và các chất
hữu cơ động vật: chất bào tiết của người và động vật, xác động vật… Nồng độ chất

hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 450 mg/l theo trọng
lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.
Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40-42% gồm chủ yếu: cát, đất sét, các chất
axit, bazơ vô cơ, dầu khoáng…
Trong nước thải có nhiều dạng vi sinh vật: vi khuẩn, virút, nấm, rong tảo, trứng
giun sán,…Trong số các dạng vi sinh vật đó có thể có cả vi trùng gây bệnh, ví dụ: lỵ,
thương hàn,…có khả năng gây thành bệnh dịch. Về thành phần hóa học thì các loại vi
sinh vật thuộc nhóm các chất hữu cơ. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh
thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
19


3.2. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt
3.2.1. Thông số vật lý
3.2.1.1. Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS - SS) có thể
có bản chất là:
-

Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét)

-

Các chất hữu cơ không tan

-

Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).


-

Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng gây lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây
điều kiện yếm khí, cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý.
3.2.1.2. Mùi
Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H 2S mùi trứng thối. Các hợp chất khác,
chẳng hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều kiện
yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S.
3.2.1.3. Độ màu
Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc
do các sản phẩm được tao ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ
màu thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt _Co).
Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử dụng
để đánh giá trạng thái chung của nước thải.

20


3.2.2. Thông số hóa học
3.2.2.1. Độ pH của nước
Độ pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H + có trong dung dịch, thường được
dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.
Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong
nước. pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ pH có ảnh hưởng
đến các quá trình trao chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước. Do vậy rất có ý
nghĩa về khía cạnh sinh thái môi trường.
3.2.2.2. Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD)
COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao
gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất
hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các

hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói
chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh
học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
3.2.2.3. Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand - BOD)
BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần
thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:
Chất hữu cơ + O2  CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
COD, BOD gây sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và
gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường
nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình
phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H 2S, NH3, CH4,..làm cho nước có mùi hôi
thúi và làm giảm pH của môi trường.
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật
sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình
phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối
với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể
bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.

21


3.2.2.4. Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO)
DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ
khí quyển hoặc do quang hợp của tảo.
Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh
phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng
độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một
chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.

3.2.2.5. Nitơ và các hợp chất chứa nitơ
Trong nước mặt cũng như nước ngầm nitơ tồn tại ở 3 dạng chính là: ion amoni
(NH4+), nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-). Dưới tác động của nhiều yếu tố hóa lý và do hoạt
động của một số sinh vật các dạng nitơ này chuyển hóa lẫn nhau, tích tụ lại trong nước
ăn và có độc tính đối với con người. Nếu sử dụng nước có NO 2- với hàm lượng vượt
mức cho phép kéo dài, trẻ em và phụ nữ có thai có thể mắc bệnh xanh da vì chất độc
này cạnh tranh với hồng cầu để lấy oxy.
3.2.2.6. Phospho và các hợp chất chứa phospho
Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chủ yếu dưới các dạng phosphat.
Các hợp chất Phosphat được chia thành Phosphat vô cơ và Phosphat hữu cơ.
Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh
vật. Việc xác định Phospho tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để đảm bảo
quá trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thống xử lý chất thải
bằng phương pháp sinh học.
Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng phú
dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát triển
mạnh của tảo và vi khuẩn lam.
3.2.2.7. Chất hoạt động bề mặt
Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kị nước và ưa nước
tạo nên sự phân tán của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các chất
hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong một số
ngành công nghiệp.
22


23


3.2.3. Thông số vi sinh vật học
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thể truyền hoặc gây bệnh

cho người. Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sống ký sinh,
phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài
trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng, bao gồm vi khuẩn, virus, giun sán.
Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các bệnh về
đường ruột, như dịch tả (cholera) do vi khuẩn Vibrio comma, bệnh thương hàn
(typhoid) do vi khuẩn Salmonella typhosa...
Virus: có trong nước thải có thể gây các bệnh có liên quan đến sự rối loạn hệ
thần kinh trung ương, viêm tủy xám, viêm gan... Thông thường khử trùng bằng các
quá trình khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được virus.
Giun sán (helminths): Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với
hai hay nhiều động vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất thải
của người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Tuy nhiên, các phương pháp
xử lý nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả.
3.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải
3.3.1. Phương pháp xử lý cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước
thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo. Xử lý nước thải
bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như song
chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ… Đây là các thiết bị công trình xử lý sơ bộ tại
chỗ tách các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các công
trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định.
Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất
không tan, tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể. Để tăng cường quá
trình xử lý cơ học, người ta làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu suất xử
lý của các công trình cơ học có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10 – 15%.
Một số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bao gồm:

24



3.3.1.1. Song chắn rác

Hình 3.1: Song chắn rác
Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây và
các tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị
xử lý nước thải hoạt động ổn định.
Song chắn rác là các thanh đan xếp kế tiếp nhau với các khe hở từ 16 đến 50mm,
các thanh có thể bằng thép, inox, nhực hoặc gỗ. Tiết diện của các thanh này là hình
chữ nhật, hình tròn hoặc elip. Bố trí song chắn rác trên máng dẫn nước thải. Các song
chắn rác đặt song song với nhau, nghiêng về phía dòng nước chảy để giữ rác lại. Song
chắn rác thường đặt nghiêng theo chiều dòng chảy một góc 50 đến 900.
Thiết bị chắn rác bố trí tại các máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước thải và
trước các công trình xử lý nước thải.
3.3.1.2. Bể thu và tách dầu mỡ

25


×