Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

nghiên cứu những sai lầm của học sinh trong giải toán hình học lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.47 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM TOÁN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu Học
Đề tài:

NGHIÊN CỨU NHỮNG SAI LẦM CỦA HỌC SINH
TRONG GIẢI TOÁN HÌNH HỌC LỚP 4

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Dương Hữu Tòng

Nguyễn Duy Thanh
MSSV: 1110327
Lớp: GD Tiểu Hoc
Khóa: 37
Cần Thơ, 4/2015


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

LỜI CẢM ƠN
------------


Trong suốt quá trình học học tập và hoàn thành tiểu luận này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ của thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Quý thầy, cô thuộc Bộ môn Sư phạm Toán, khoa Sư phạm, Trường đại học
Cần Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong bốn năm học tập. Với vốn kiến
thức tiếp thu trong quá trình học, đó không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu
tiểu luận tốt nghiệp mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một cách vững
chắc và tự tin. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô thuộc trường
Tiểu học Ngô Quyền. Đặc biệt là Thầy hướng dẫn Dương Hữu Tòng, Cô Vũ Thị Huệ giáo viên chủ nhiệm lớp 4.1 Trường Tiểu học Ngô Quyền đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian làm luận văn.
- Các bạn giáo sinh ngành Giáo dục Tiểu học Khóa 37 Thực tập khối lớp 4 đã
luôn động viên, chia sẻ những khó khăn và nhiệt tình hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện tiểu luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện và trình bày đề tài chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè đồng khóa.
Cuối lời xin được gửi lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc đến quý thầy
cô, các bạn sinh viên và tất cả các người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

2


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….5

1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………..6

3. Nhiệm vụ nghiên cứu……...………………………………………........6
4. Phương pháp nghiên cứu ……..……………………………………….6
5. Đối tượng nghiên cứu .…………………………………………………6
6. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………7
7. Cấu trúc luận văn ...……………………………………………………7

B. NỘI DUNG ………………………………………………………………...............8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ……………………………………………................8
1. Đặc điểm nền giáo dục Tiểu học ở Việt Nam ……………………...................8
2. Vai trò của môn toán trong chương trình Tiểu học ……………....................9
3. Những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi …………………….................11
4. Đặc

điểm

của

sự



duy

toán

học

của


học

sinh

tiểu

học

…….....................................................................................................................12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG HÌNH HỌC LỚP 4 …………………..........13
1. Khái quát mục đích, yêu cầu và vai trò của việc học hình học ở toán lớp 4
…………………………………………………………………………………………13
1.1 Mục đích ……………………………………………………………………………………13
1.2 Yêu cầu ………………………………………………………………………….………….14
1.3 Vai trò ………………………………………………………………………………...........14

1


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

2. Phân tích nội dung kiến thức chương trình toán lớp 4 và nội dung kiến thức
hình học ở lớp 4 …………………………………………………………...................15
2.1 Nội dung kiến thức và phân phối chương trình toán lớp 4 …………………………..15
2.1 Nội dung kiến thức và thời lượng hình học ở lớp 4 ……………………………..……24
3. Những dạng bài tập cơ bản ở chương trình hình học lớp 4 ……………………26


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ KHẮC
PHỤC NHỮNG SAI LẦM CỦA HS TRONG GIẢI TOÁN HÌNH HỌC Ở LỚP 4
…………………………………………………………………………………………29
3.1 Tìm hiểu khái niệm sai lầm ………………………………………………..........29
3.2 Ý nghĩa và tác dụng của việc sửa chữa những sai lầm cho HS ….....................29
3.3 Những sai lầm của HS trong giải toán hình học lớp 4 và biện pháp khắc phục
……………………………………………………………………................................29
3.3.1 Sai lầm trong việc nhận dạng và gọi tên hình ………………………………………30
3.3.2 Sai lầm trong việc vẽ hình ……………………………………………………………..31
3.3.3 Sai lầm trong việc đổi về cùng đơn vị đo khi giải các bài toán tính chu vi, diện
tích ……………………………………………………………………………………………….34
3.3.4 Sai lầm trong việc ghi đơn vị trong các bài toán tính chu vi, diện tích
………………………………………………………………………………………….…………35
3.3.5 Nhầm lẫn giữa các công thức tính ……………………………………………………36
3.3.6 Đếm sai số lượng hình (bài tập nâng cao)…………………………………………...36
3.4 Đề xuất một số phương pháp dạy học hình học giúp HS hứng thú và khắc sâu
kiến thức ….……………………………………………………………………..……37
3.4.1 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy các yếu tố hình học…………………..……37
3.4.2 Kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp quy nạp và phương pháp diễn
dịch ………………………………………………………………………………………………37

2


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

3.4.3 Coi trọng phương pháp thực hành luyện tập trong giảng dạy các yếu tố hình học
………………………………………………………………………………………………….…39

3.4.4 Cần quan tâm thường xuyên đến việc ôn tập, củng cố thông qua các bài kiểm tra
thường xuyên, ôn tập và củng cố ………………………………………………………..…..39
3.4.5 Cần kết hợp chặt chẽ giữa việc giảng dạy trên lớp và liên hệ thực tế đến với bài
học ………………………………………………………………………………………...……..39
3.4.6 Coi trọng việc áp dụng linh hoạt các kỹ năng vào việc giải toán ……….………..40

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐỀ NGHỊ ……………………………...…….......41
Giáo án 1 …………………………………………………………………...………...41
Giáo án 2 …………………………………………………………………...………...45
Giáo an 3 …………………………………………………………………...………...49
Giáo án 4 …………………………………………………………………...………...53

CHƯƠNG 5: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ………………………………...………..56
5.1. Mục đích thực nghiệm ………………………………………………...………..56
5.2. Nội dung thực nghiệm …………………………………………………………..56
5.3. Đối tượng thực nghiệm ………………………………………………...……….56
5.4. Thời gian thực hiện …………………………………………………...………...56
5.5. Công tác chuẩn bị ……………………………………………………………….56
5.6. Tổ chức thực nghiệm …………………………………………………………....57
5.6.1. Tiến hành thực nghiệm……………………………………………………………..57
5.6.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ……………………………………….…………….61
KẾT LUẬN……………………………………………………………...……………68
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………..………………………………………...……..69
PHỤ LỤC ………….…………………………………………………………...…….70

3


Luận văn khóa 37-2015


Trường Đại học Cần Thơ

DANH MỤC VIẾT TẮT

Nguyên văn

Viết tắt

Học sinh

HS

Giáo viên

GV

Sách giáo khoa

SGK

Tiểu học

TH

Giáo dục Tiểu học

GDTH

Chủ tịch Hội đồng tự quản


CTHĐTQ

4


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toán học là môn khoa học nghiên cứu về một số lĩnh vực của thế giới tự nhiên,
hệ thống kiến thức cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất. Toán học là
cơ sở và công cụ cho các môn học khác, giúp con người nhận thức xung quanh, hoạt
động hiệu quả. Trong đó, hệ thống kiến thức trong chương trình Toán Tiểu học là kiến
thức cơ bản, nền tảng, vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển nhận thức,
giúp rèn luyện khả năng tư duy trong suy nghĩ, suy luận, động não và nâng cao trí
thông minh, sức sáng tạo, làm việc một cách khoa học,biết tự lực cánh sinh, là kiến
thức cơ bản nhất giúp cho HS tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức sâu và rộng hơn sau
này . Do đó, Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán đóng vai trò
rất quan trọng và chiếm nhiều thời gian nhất nhằm giúp trẻ có được kiến thức vững
chắc cho những bước đi lâu dài cho trẻ. Trong môn Toán Tiểu học, nội dung và
phương pháp dạy các yếu tố hình học ngày càng được quan tâm, hình học là một bộ
phận được gắn bó mật thiết với các kiến thức về số học, đại số, đo lường và giải toán.
Do đó, dạy các yếu tố hình học ở bậc Tiểu học là một bộ phận cấu thành không thể
thiếu của môn Toán ở bậc Tiểu học.
Trong những năm gần đây, tỉ lệ học sinh đạt điểm cao trong giải toán hình học
thường không cao. Bài làm của các em thường rập khuôn, không có tính sáng tạo
nguyên nhân chủ yếu là do việc dạy các yếu tố hình học chưa được chú ý một cách
đúng mức, giáo viên dạy thường dạy qua loa không chú trọng nội dung.

Việc chon đề tài nghiên cứu này giúp ta trả lời những câu hỏi: Khi học các yếu
tố hình học ở lớp 4 học sinh thường mắc những sai lầm nào? Nguyên nhân nào dẫn đến
việc mắc những sai lầm? Có những biện pháp nào để khắc phục những sai lầm học sinh
mắc phải? Vì vậy, là người giáo viên tương lai tôi cảm thấy nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu những sai lầm trong giải Toán hình học ở học sinh lớp 4” sẽ mang lại nhiều kiến
thức bổ ích cho công tác giảng dạy của tôi sau này.

5


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm phát hiện những sai lầm, tìm hiểu nguyên nhân và bước
đầu đề ra một số biện pháp nhằm sửa chữa những sai lầm của HS khi học về chủ đề
hình học. Từ đó có những nghiên cứu sâu, linh hoạt hơn trong ứng xử khi HS sai lầm.
Bên cạnh đó, đề tài giúp GV chủ động trong việc lựa chọn phương pháp dạy, hình thức
tổ chức dạy sao cho phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học. Song song đó, giúp
HS lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu thì đề tài cần đạt được những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về quan niệm sai lầm của các nhà lí luận khoa học.
- Nghiên cứu nội dung Hình học ở lớp 4.

- Tìm hiểu những sai lầm của HS khi giải các bài toán hình học lớp 4.
- Phát hiện và tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những sai lầm của HS.
- Đề xuất các biện pháp giúp HS khắc phục những sai lầm khi giải các bài toán
hình học ở lớp 4.

- Tiến hành thực nghiệm đề tài nghiên cứu trong thời gian Thực tập ở lớp 4 tại
trường tiểu học Ngô Quyền.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu qua sách báo và các tài liệu có liên quan.
- Nghiên cứu thông qua sách giáo khoa lớp 4.
- Sách giáo viên lớp 4.
- Sách vở bài tập lớp 4.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn
-Sử dụng phiếu khảo sát lấy ý kiến và thống kê số liệu.
-Thực nghiệm Sư phạm.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Sách giáo khoa lớp 4 (Hiện hành).

6


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

- Hoạt động dạy và học của GV và HS lớp 4.
- Những sai lầm khi của HS lớp 4 khi học và giải các bài toán hình học và biện
pháp khắc phục những sai lầm đó.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung hình học lớp 4.
- Nghiên cứu những sai lầm khi HS học giải các bài toán hình học và biện pháp
khắc phục.
7. Cấu trúc


MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận
CHƯƠNG 2. Phân tích nội dung hình học lớp 4
CHƯƠNG 3. Phân tích và đề xuất một số phương pháp để khắc phục những sai
lầm của học sinh trong giải toán hình học ở lớp 4
CHƯƠNG 4: Một số giáo án đề nghị
CHƯƠNG 5: Thực nghiệm sư phạm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

7


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Đặc điểm nền giáo dục Tiểu học ở Việt Nam
Giáo dục Tiểu học ở Việt Nam là bậc giáo dục cho trẻ từ 6 tuổi đến 11 tuổi. Đây
là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Giai đoạn này giúp HS hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học Cơ sở. Hệ tiểu
học kéo dài 5 năm, Chương trình học tại Tiểu học được thống nhất toàn quốc, gồm các
môn: Tiếng Việt,Toán, Đạo đức,... Trường TH được bố trí tại từng xã, phường, thị trấn.
Mục tiêu GDTH đã được xác định trong điều 27 ban hành ngày 14 tháng 6 năm

2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI của luật giáo dục “ Giáo dục Tiểu học nhằm
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
đạo đức, trí tuệ, phẩm chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học
Trung học Cơ sở”. Có những mục tiêu cụ thể như sau:
Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. Hình thành và phát triển
những cơ sở nền tảng nhân cách con người.
Sản phẩm của GDTH có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc
đời mỗi con người. Bất kì ai cũng phải sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và tính
toán được học ở tiểu học để sống, để làm việc.
Trường TH là nơi đầu tiên dạy trẻ em biết yêu gia đình, quê hương, đất nước và
con người, biết đọc, biết viết, biết làm tính, biết tìm hiểu tự nhiên, xã hội và con người.
Chính vì thế, GDTH là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.Trẻ em ở lứa
tuổi TH như Bác Hồ đã ví như búp trên cành cần được nâng niu, săn sóc và dạy dỗ một
cách đặc biệt. Hiểu rõ điều đó trong nhiều năm trở lại đây GDTH ngày càng thu hút
được sự quan tâm của cộng đồng, ngày càng củng cố được niềm tin trong mỗi gia đình
và toàn xã hội bởi sự đầu tư của ngành, sự đổi mới về nội dung chương trình, về

8


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

phương pháp dạy học, về yêu cầu chuẩn giáo viên v.v…Mỗi thầy cô giáo đều cố gắng
học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để dạy tốt hơn, chất lượng hơn.
Bởi vì bậc học TH có tác động to lớn và lâu dài đối với giáo dục những năm đầu đời và
tương lai sau này với những nội dung, yêu cầu sau:
- Có những hiểu biết đơn giản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người.

- Có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán.
- Có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh.
- Có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc và mĩ thuật.
Trẻ em là tương lai của đất nước.Trách nhiệm ươm trồng, chăm sóc những mầm
non này không phải chỉ của gia đình, cũng không phải chỉ của nhà trường mà của cả
gia đình, nhà trường và xã hội.Vì vậy, cần tạo mối quan hệ, hợp tác chặt chẽ giữa nhà
trường với gia đình và xã hội. Những hoạt động của trẻ ở trường, gia đình phải được
biết, mỗi biểu hiện, mỗi đổi thay của trẻ ở nhà giáo viên phải được hay, mỗi lời ăn
tiếng nói cách hành xử của trẻ phải được cộng đồng quan tâm chỉ dẫn, nhắc nhở.
Trẻ em như tờ giấy trắng, trách nhiệm của người lớn là giữ cho nó luôn trong
trắng không bị hoen ố trong bất cứ hoàn cảnh nào.Trường học không phải chỉ dạy chữ
mà còn dạy người, bồi dưỡng kĩ năng sống song song với dạy chữ. Bên cạnh việc chỉ
cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán, chúng ta còn phải dạy trẻ biết yêu thương
những người thân trong gia đình, những người xung quanh, thầy cô giáo, bè bạn và
rộng hơn là tình yêu thương quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, giữ gìn bản sắc dân
tộc trước trào lưu hòa nhập. Chúng ta dạy trẻ biết cảm nhận trân trọng và bảo vệ cái
đẹp và biết tự bảo vệ mình trước những mặt trái của xã hội hiện nay. Chính vì vậy, giáo
dục Tiểu học vô cùng quan trọng và cần thiết, là cái nền cho các bậc học tiếp theo.
2. Vai trò của môn toán trong chương trình Tiểu học
Bậc TH là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình
thành và phát triển nhân cách HS. Môn Toán cũng như những môn học khác cung cấp
những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát

9


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ


triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của
con người.
Trong các môn học ở TH, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức
quan trọng bởi vì :
- Môn toán ở trường TH là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong
chương trình học của trẻ.
- Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở TH có nhiều ứng dụng trong đời sống;
chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác và
chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học.
- Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ,
giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể rèn
luyện cho HS qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, tương tự, kết quả
hóa, trình tự hóa, cụ thể hoá và đặc biệt hóa. Các phẩm chất trí tuệ có thể rèn luyện cho
HS bao gồm : tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạo, hình thành
nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
- Môn toán giúp HS nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng
không gian của thế giới hiện thực. Đối tượng nghiên cứu của toán học với quan hệ về
số lượng và hình dạng là thế giới của hiện thực. Vì vậy, ở bậc TH cho dù là những kiến
thức đơn giản nhất cũng là những thể hiện của các mối quan hệ về số lượng và hình
dáng không gian. Chằng hạn, các mối quan hệ về số lượng bao gồm các quan hệ cộng,
trừ, nhân, chia, lớn hơn, nhỏ hơn và bằng trên các tập hợp N, Q hoặc những quan hệ
giữa những đại lượng. VD: quãng đường, thời gian, vận tốc; diện tích với chiều dài,
chiều rộng hoặc với cạnh đáy, chiều cao… Các hình dạng không gian bao gồm : các
biểu tượng hình học : hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông …
Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ
thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Phạm vi và cấu trúc
nội dung chương trình môn Toán ở TH tạo điều kiện cho học sinh phát triển các kiến
thức và kỹ năng cơ bản của số học ngày càng sâu và rộng, lớp 5 có thể đạt được đỉnh

10



Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

cao của sự phát triền đó. Nếu Toán lớp 4 là sự mở đầu thì môn toán lớp 5 là sự phát
triển tiếp theo và ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn ở các nội dung cơ bản nhưng ở mức
sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn với giai đoạn các lớp 1, 2, 3.
Ở chương trình toán 4, một số nội dung dạy học các yếu tố hình học liên quan
đến việc hình thành các kỹ năng ban đầu về các hình hình học. Khái niệm ban đầu về
góc (góc nhọn, góc vuông, góc tù,…), hai đường thẳng song song, vuông góc, hình
bình hành, hình thoi,…Đồng thời các yếu tố hình học ở chương trình lớp 4 là một trong
bốn mạch kiến thức được cấu trúc hợp lý, đan xen và hỗ trợ lẫn nhau. Nội dung các yếu
tố hình học được bổ sung hoàn thiện, khái quát hóa, hệ thống hóa các kiến thức về các
yếu tố hình học đã được học. Tuy nhiên việc học và tri giác của các em thường dựa vào
hình thức bên ngoài, nhận thức dựa vào cái quan sát được, chưa biết phân tích cái đặc
trưng nên khó phân biệt được khi ta thay đổi vị trí trong không gian hay thay đổi kích
thước. Do đó việc nhận thức các khái niệm hình học còn dựa vào mô hình vật thật nên
việc nhận thức các khái niệm hình học không dễ dàng đối với các em.
3. Những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi
Đặc trưng về mặt tâm lý như sau: Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu mở rộng mối quan
hệ giao tiếp ra bên ngoài, thích làm quen với bạn bè cùng lứa tuổi và nhiều người lớn
khác. Trong giai đoạn này, các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào
những điều huyền hoặc. Trẻ TH có tâm hồn đa cảm, rất dễ xúc động. Do đó, bất cứ
hành động thô bạo nào đối với chính bản thân các em sẽ để lại trong tâm trí các em
những ấn tượng xấu rất khó xóa mờ. Bên cạnh sự đa cảm, các em vẫn còn dựa nhiều
về giác quan, rất vui thích khi được thưởng cụ thể bằng vật chất hơn là khen ngợi
tuyên dương suông. Năng lượng ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi các em luôn dồi dào,
khiến các em hoạt động không ngừng nghỉ. Trong khi người lớn đang bận việc, rất

ghét sự ồn ào náo động, lại cho rằng các em đang chơi những trò quá hiếu động, có hại
về sức khỏe và tâm lý, nên thường ngăn cấm các em mà không biết rằng điều này đã
đẩy các em sớm rơi vào tình trạng dồn nén, có thể tạo ra những tình cảm rối loạn, có
thể dẫn đến stress.

11


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

Về sinh hoạt học tập: các em cũng rất dễ hào hứng để cho cuốn theo các ý
tưởng, các kiến thức lý thú mới lạ, để không ngừng đặt ra các câu hỏi tò mò thắc mắc.
Chính vì điều này, người GV cần có những phương pháp giảng dạy phù hợp, lôi cuốn
và dẫn dắt sự chú ý của các em vào bài học để tránh các em hiểu sai kiến thức và nhất
là đối với số thập phân với kiến thức đa dạng và trừu tượng.
4. Đặc điểm của sự tư duy toán học của học sinh tiểu học
Đặc điểm tư duy của trẻ tiểu học mang tính đột biến, chuyển từ tư duy tiền thao
tác sang tư duy thao tác. Sở dĩ có nhận định như vậy là bởi trẻ trong giai đoạn mẫu
giáo và đầu tiểu học tư duy chủ yếu trong diễn ra trong trường hành động: tức những
hành động trên các đồ vật và hành động tri giác (phối hợp hoạt động của các giác
quan). Thực chất của loại tư duy này là trẻ tiến hành các hành động để phân tích, so
sánh, đối chiếu các sự vật, các hình ảnh về sự vật. Về bản chất, trẻ chưa có các thao
tác tư duy - với tư cách là các thao tác trí óc bên trong.
Ở đa số học sinh lớp 3 và lớp 4, trẻ đã chuyển được các hành động phân tích,
khái quát, so sánh... từ bên ngoài thành các thao tác trí óc bên trong, mặc dù tiến hành
các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động với đối tượng thực, chưa thoát lý
khỏi chúng. Đó là các thao tác cụ thể. Biểu hiện rõ nhất của bước phát triển này trong
tư duy của nhi đồng là các em đã có khả năng đảo ngược các hình ảnh tri giác, khả

năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình ảnh tri giác về chúng.
Nên khi học hình học, các em chỉ tiếp thu các kiến thức hình học dựa trên
những hình ảnh quan sát trực tiếp, dựa trên các hoạt động thực hành như đo đạc, tô,
vẽ, cắt ghép, gắp và xếp,…; nên ta gọi hình học ở Tiểu học là “hình học trực quan”.
Việc phát biểu những kết luận cũng thông qua trục giác tuy không chặt chẽ, không
chính xác; nhưng để đảm bảo tính vừa sức đối với HS Tiểu học chúng ta cũng phải
chấp nhận. Ví dụ như xét ba điểm thẳng hàng “nhìn thấy ba điểm thẳng hàng là ba
điểm đó thẳng hàng hoặc dùng thước thẳng ướm vào ba điểm đó thấy chúng thẳng
hàng là được”.

12


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG HÌNH HỌC LỚP 4
1. Khái quát mục đích, yêu cầu và vai trò của việc học hình học ở toán lớp 4.
1.1 Mục đích
Việc dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4 nhằm những mục đích sau :
- Làm cho HS hiểu chính xác về các biểu tương cũng như một số đại lượng hình học
tương ứng.
+ Dựa vào việc nhận biết chính xác tên các hình bằng trực giác dần dần giúp HS
phân tích các yếu tố hình học và biết nhận ra hình dựa trên sự mô tả các đặc điểm của
nó (như góc, cạnh,….).
+ Ngoài ra HS còn có biểu tượng chính xác về chu vi, diện tích để có thể học các
đại lượng đó một cách có ý thức từ cách đo trục tiếp sang cách đo gián tiếp nhờ các
công thức toán học.
- Rèn một số kĩ năng thực hành, phát triển năng lục trí tuệ.

+ Khi học các yếu tố hình học, HS được tập sử dụng các dụng cụ như thước, ê ke,
com pa để vẽ hình chính xác, theo quy trình hợp lí. Như lớp 4 dùng ê ke để vẽ chính
xác hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc và vẽ hình chữ nhật, hình
vuông.
+ Qua việc rèn các kĩ năng trên các em còn rèn được khả năng phân tích, tổng hợp,
trí tưởng tượng không gian, khả năng quan sát và so sánh.
- Tích lũy những kiến thức cần thiết cho các cấp học tiếp theo.
+ Nền tảng kiến thức hình học ở tiểu học là một khối thống nhất xuyên suốt, từ dễ
đến khó nên việc học ở các lớp là nền tảng cho việc học ở các lớp lớn hơn. Chúng là sự
chuẩn bị từng bước về biểu tượng, ký hiệu, ngôn ngữ và kỹ năng. Cho HS bước vào
học hình học một cách có hệ thống với mức độ suy diễn cao ở bậc trung học.
+ Việc học hình học cũng bỗ trợ rất nhiều đến việc học các yếu tố khác như : số
học, giải toán, vẽ, thu công,…

13


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

1.2 Yêu cầu
Mức độ yêu cầu học hình học tiểu học nói chung và hình học lớp 4 nói riêng không
cao lắm phần lớn là hiểu và có khả năng nhận biết. Và đây là một số yêu cầu của việc
học hình học lớp 4 :
- Góc nhọn, góc tù, góc bẹt :
+ Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song :
+ Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
+ Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.

+ Biết vẽ đường cao của một hình tam giác trong một số trường hợp đơn giản.
- Thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuông :
+ Biết cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông từ những kích thước cho trước.
- Hình bình hành, hình thoi :
+ Nhận biết được hình thoi, hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
+ Biết cách vẽ hình bình hành, hình thoi.
+ Biết cách tính chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi.
1.3 Vai trò
- Nội dung dạy học các yếu tố hình học hỗ trợ ‘hạt nhân số học’ và các mạch kiến
thức khác trong toán 4. Chẳng hạn:
+ Khi HS vận dụng công thức tính chu vi, diện tích các hình, HS được củng cố
cách tính giá trị biểu thức có chứa chữ.
+ Khi giải các bài toán có nội dung hình học, các em được củng cố về kỹ năng
thực hiện các phép tính trên các số đo đại lượng hoặc đổi đơn vị đo đại lượng. Mặc
khác, HS được củng cố cách giải và trình bày bài toán có lời văn.
- Dạy học yếu tố hình học góp phần củng cố kiến thức toán học, phát triển năng lực
thực hành, năng lực tư duy, phát huy được sự nỗ lực của HS do tìm tòi khám phá.
- Dạy học các yếu tố hình học là một biện pháp quan trọng gắn học với hành, nhà
trường với đời sống.

14


Luận văn khóa 37-2015

Trường Đại học Cần Thơ

2. Phân tích nội dung kiến thức chương trình toán lớp 4 và nội dung kiến thức
hình học lớp 4
2.1 Nội dung kiến thức và phân phối chương trình toán lớp 4

Tuần

Tên bài dạy

Ghi chú, bài tập cần làm

HỌC KÌ I: 18 tuần = 90 tiết
Ôn tập các số đến 100000 (trang 3)

Bài tập 1, 2.
Bài tập 3 :
a. Viết được 2 số
b. Dòng 1.

Ôn tập các số đến 100000 (tiếp theo) (trang
4)

Bài 1 (cột 1)
Bài 2 (a)
Bài 3 (dòng 1, 2)
Bài 4 (b)

1

Ôn tập các số đến 100000 (tiếp theo) (trang
5)

Bài 1
Bài 2 (b)
Bài 3 (a, b)


Biểu thức có chứa một chữ (trang 6)

Bài 1
Bài 2 (a)
Bài 3 (b)

Luyện tập (trang 7)

Bài 1
Bài 2 (a, b)
Bài 4

2

Các số có sáu chữ số (trang 8)

Bài 1, 2, 3
Bài 4 (a, b)

Luyện tập (trang 10)

Bài 1, 2
Bài 3 (a, b, c)
Bài 4 (a, b)

Hàng và lớp (trang 11)

Bài 1, 2, 3


Số có nhiều chữ số (trang 12)

Bài 1, 2, 3

Triệu và lớp triệu (trang 13)

Bài 1, 2.
Bài 3 (a).

15


Luận văn khóa 37-2015
Tuần

Trường Đại học Cần Thơ
Tên bài dạy

Ghi chú, bài tập cần làm

Triệu và lớp triệu (tiếp theo) (trang 14)

Bài 1, 2, 3

Luyện tập (trang 16)

Bài 1, 2
Bài 3 (a, b, c)
Bài 4 (a, b)


Luyện tập (trang 17)

Bài 1: Chỉ nêu giá trị chữ
số 3 trong mỗi số
Bài 2 (a, b)

3

4

5

Bài 3 (a)
Bài 4
Dãy số tự nhiên (trang 19)

Bài 1, 2, 3
Bài 4 (a)

Viết số tự nhiên trong hệ thập phân (trang
20)

Bài 1, 2
Bài 3 (Viết giá trị chữ số 5
của 2 số)

So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên (trang
21)

Bài 1 (cột 1)

Bài 2 (a, c)
Bài 3 (a)

Luyện tập (trang 22)

Bài 1, 2, 3

Yến, tạ, tấn (trang 23)

Bài 1, 2
Bài 3 (chọn 2 trong 4)

Bảng đơn vị đo khối lượng (trang 24)

Bài 1, 2

Giây, thế kỉ (trang 25)

Bài 1
Bài 2 (a, b)

Luyện tập (trang 26)

Bài 1, 2, 3

Tìm số trung bình cộng (trang 26)

Bài 1 (a, b, c)
Bài 2


Luyện tập (trang 28)

Bài 1, 2, 3

Biểu đồ (trang 28)

Bài 1
Bài 2 (a, b)

Biểu đồ (tiếp theo) (trang 30)

Bài 1
Bài 2(a)

16


Luận văn khóa 37-2015
Tuần

Trường Đại học Cần Thơ
Tên bài dạy

Ghi chú, bài tập cần làm

Luyện tập (trang 33)

Bài 1, 2

Luyện tập chung (trang 35)


Bài 1
Bài 2 (a, c)
Bài 3 (a, b, c)
Bài 4 (a, b)

6

Luyện tập chung (trang 36)

Bài 1, 2

Phép cộng (trang 38)

Bài 1, 3
Bài 2 (dòng 1, 3)

Phép trừ (trang 39)

Bài 1, 3
Bài 2 (dòng 1)

7

8

Luyện tập (trang 40)

Bài 1, 2, 3


Biểu thức có chứa hai chữ (trang 41)

Bài 1
Bài 2 (a, b)
Bài 3 (hai cột)

Tính chất giao hoán của phép cộng (trang
42)

Bài 1, 2

Biểu thức có chứa ba chữ cái (trang 43)

Bài 1, 2

Tính chất kết hợp của phép cộng

Bài 1, 2

Luyện tập (trang 46)

Bài 1, 2, 4

Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
đó (trang 47)

Bài 1, 2

Luyện tập (trang 48)


Bài 1, 2, 4

Luyện tập chung (trang 48)

Bài 1, 2, 3, 4

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt (trang 49)

Bài 1
Bài 2 (chọn 1 trong 3 ý)

Hai đường thẳng vuông góc (trang 50)

Bài 1, 2
Bài 3 (a)

Hai đường thẳng song song (trang 51)

Bài 1, 2
Bài 3 (a)

Vẽ hai đường thẳng vuông góc (trang 52)

Bài 1, 2

Vẽ hai đường thẳng song song (trang 53)

Bài 1, 3

9


17


Luận văn khóa 37-2015
Tuần

Trường Đại học Cần Thơ
Tên bài dạy

Ghi chú, bài tập cần làm

Thực hành vẽ hình chữ nhật, Thực hành vẽ
hình vuông (trang 54, 55)

Bài 1, 2
(Ghép 2 bài thực hành)

Luyện tập (trang 55)

Bài 1, 2, 3, 4

Luyện tập chung (trang 56)

Bài 1, 2, 3, 4

Kiểm tra định kì giữa HK I
10

11


Nhân với số có một chữ số (trang 57)

Bài 1
Bài 3 (a)

Tính chất giao hoán của phép nhân (trang

Bài 1

57)

Bài 2 (a, b)

Nhân với 10, 100, 1000,…Chia với 10, 100,
1000,…(trang 59)

Bài 1 (a, b)
Bài 2 (3 dòng đầu)

Tính chất kết hợp của phép nhân (trang 60)

Bài 1, 2 (a)

Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 (trang
61)

Bài 1, 2

Đề-xi-mét vuông (trang 62)


Bài 1, 2, 3

Mét vuông (trang 64)

Bài 1, 3

Nhân một số với một tổng (trang 66)

Bài 1, 2, 3

Nhân một số với một tổng (tr. 67)

Bài 1, 3, 4

Luyện tập (trang 68)

Bài 1 (dòng 1)
Bài 4 (chỉ tính chu vi)

Nhân với số có hai chữ số (trang 69)

Bài 1 (a, b, c)
Bài 3

Luyện tập (trang 69)

Bài 1, 2, 3

Giới thiệu nhân nhẫm số có hai chữ số với

11 (trang 70)

Bài 1, 3

Nhân với số có ba chữ số (trang 72)

Bài 1, 3

Nhân với số có ba chữ số (tiếp theo) (trang
73)

Bài 1, 2

Luyện tập (trang 74)

Bài 1, 3
Bài 5 (a)

Luyện tập chung (trang 75)

Bài 1, 2, 3

12

13

18


Luận văn khóa 37-2015

Tuần

14

15

Trường Đại học Cần Thơ
Tên bài dạy

Ghi chú, bài tập cần làm

Chia một tổng cho một số (trang 76)

Bài 1, 2

Chia một số cho một chữ số (trang 77)

Bài 1 (dòng 1, 2)
Bài 2

Luyện tập (trang 78)

Bài 1, 2, 4

Chia một số cho một tích (trang 78)

Bài 1, 2

Chia một tích cho một số (trang 79)


Bài 1, 2

Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
(trang 80)

Bài 1, 2
Bài 3 (a)

Chia cho số có hai chữ số

Bài 1, 2

Chia cho số có hai chữ số (tiếp theo) (trang
82)

Bài 1
Bài 3 (a)

Luyện tập (trang 83)

Bài 1, 2

Chia cho số có hai chữ số (tiếp theo) (trang
83)

Bài 1

Luyện tập (trang 84)

Bài 1, 2


Thương có chữ số 0 (trang 85)

Bài 1 (dòng 1, 2)

Chia cho số có ba chữ số (trang 86)

Bài 1 (a)
Bài 2 (b)

Luyện tập (trang 87)

Bài 1, 2

Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo) (trang
87)

Bài 1

Luyện tập (trang 89)

Bài 1, 3

Luyện tập chung (trang 90)

Bài 1 (bảng 1, 2)

Dấu hiệu chia hết cho 2 (trang 94)

Bài 1, 2


Dấu hiệu chia hết cho 5 (trang 95)

Bài 1, 4

Luyện tập (trang 96)

Bài 1, 2, 3

Dấu hiệu chia hết cho 9 (trang 97)

Bài 1, 2

Dấu hiệu chia hết cho 3 (trang 97)

Bài 1, 2

Luyện tập (trang 98)

Bài 1, 2, 3

Luyện tập chung (trang 99)

Bài 1, 2, 3

16

17

18


Kiểm tra định kì cuối HK I

19


Luận văn khóa 37-2015
Tuần

Trường Đại học Cần Thơ

Tên bài dạy

Ghi chú, bài tập cần làm
HỌC KÌ II : 17 tuần = 85 tiết

Ki-lô-mét vuông (trang 99)

Bài 1, 2, 4

Luyện tập (trang 100)

Bài 1, 5
Bài 3 (b)

19

Hình bình hành (trang 102)

Bài 1, 2


Diện tích Hình bình hành (trang 103)

Bài 1
Bài 3 (a)

Luyện tập (trang 104)

Bài 1, 2, 3

Phân số (trang 106)

Bài 1, 2

Phân số và phép chia số tự nhiên (trang 108) Bài 1, 3
Bài 2 (2 ý đầu)
20

21

Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)
trang 109)

Bài 1, 3

Luyện tập (trang 110)

Bài 1, 2, 3

Phân số bằng nhau (trang 111)


Bài 1

Rút gọn phân số (trang 112)

Bài 1, 2 (a)

Luyện tập (trang 114)

Bài 1, 2, 4

Quy đồng mẫu số các phân số (trang 115)

Bài 1

Quy đồng mẫu số các phân số (tiếp theo)
trang 116)

Bài 1
Bài 2 (a, b, c)

Luyện tập (trang 117)

Bài 1, 4

Luyện tập chung (trang 118)

Bài 1, 2
Bài 3 (a, b, c)


So sánh hai phân số cùng mẫu số (trang
119)

Bài 1
Bài 2 (3 ý đầu)

Luyện tập (trang 120)

Bài 1
Bài 3 (a, c)

So sánh hai phân số cùng mẫu số (trang
121)

Bài 1
Bài 2 (a)

Luyện tập (trang 122)

Bài 1, 2.
Bài 3 (a)

22

20


Luận văn khóa 37-2015
Tuần


Trường Đại học Cần Thơ
Tên bài dạy

Ghi chú, bài tập cần làm

Luyện tập chung (trang 123)

(kết hợp 3 bài luyện tập
chung trang 123, 124 thành
2 bài luyện tập chung)

23

24

25

26

Luyện tập chung (trang 124)

Bài 2, 3 (trang 123, 124)

Phép cộng phân số (trang 126)

Bài 1, 3

Phép cộng phân số (tiếp theo) (trang 127)

Bài 1 (a, b, c)

Bài 2 (a, b)

Luyện tập (trang 128)

Bài 1
Bài 2, 3 (a, b)

Luyện tập (trang 128)

Bài 1, 3

Phép trừ phân số (trang 129)

Bài 1
Bài 2 (a, b)

Phép trừ phân số (tiếp theo) (trang 129)

Bài 1, 3

Luyện tập (trang 131)

Bài 1, 3

Luyện tập chung (trang 131)

Bài 1, 2 (a, b)

Phép nhân phân số (trang 132)


Bài 1, 3

Luyện tập (trang 133)

Bài 1, 2
Bài 4 (a)

Luyện tập (trang 134)

Bài 2, 3

Tìm phân số của một số (trang 135)

Bài 1, 2

Phép chia phân số (trang 135)

Bài 1 (3 số đầu)

Luyện tập (trang 136)

Bài 1, 2

Luyện tập (trang 137)

Bài 1, 2

Luyện tập chung (trang 137)

Bài 1, 2, 4


Luyện tập chung (trang 138)

Bài 1, 2, 3, 4

Luyện tập chung (trang 138)

Bài 1, 3, 4

Luyện tập chung (trang 139)

Bài 1, 2, 3

Kiểm tra định kì giữa HK II
27

Hình thoi (trang 140)

Bài 1, 2

Diện tích hình thoi (trang 142)

Bài 1, 2

Luyện tập (trang 143)

Bài 1, 2, 4

21



Luận văn khóa 37-2015
Tuần

28

29

30

Trường Đại học Cần Thơ
Tên bài dạy

Ghi chú, bài tập cần làm

Luyện tập chung (trang 144)

Bài 1, 2, 3

Giới thiệu tỉ số (trang 146)

Bài 1, 3

Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số

Bài 1

đó (trang 147)
Luyện tập (trang 148)


Bài 1, 2

Luyện tập (trang 149)

Bài 1, 3

Luyện tập chung (trang 149)

Bài 1, 3, 4

Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số
đó (trang 150)

Bài 1

Luyện tập (trang 151)

Bài 1, 2

Luyện tập (trang 151)

Bài 1, 3, 4

Luyện tập chung (trang 152)

Bài 2, 4

Luyện tập chung (trang 153)

Bài 1, 2, 3


Tỉ lệ bản đồ (trang 154)

Bài 1, 2

Ứng dụng tỉ lệ bản đồ (trang 156)

Bài 1, 2

Ứng dụng tỉ lệ bản đồ (tiếp theo) (trang
157)

Bài 1, 2

Thực hành (trang 158)

Bài 1 (HS có thể đo bằng
thước dây, bước chân)

Thực hành (tiếp theo) (trang 159)

HS hoàn thành hết các bài

Ôn tập về số tự nhiên (trang 160)

tập trong SGK, đồng thời
làm thêm các bài tập nâng
cao.

Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo) (trang 161)

31

Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo) trang 161)
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
(trang 162)
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp
theo) (trang 163)

32

Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp
theo) (trang 164)
Ôn tập về biểu đồ (trang 164)
Ôn tập về phân số (trang 166)

22


Luận văn khóa 37-2015
Tuần

Trường Đại học Cần Thơ
Tên bài dạy

Ghi chú, bài tập cần làm

Ôn tập về các phép tính với phân số (trang
167)

HS hoàn thành hết các bài

tập trong SGK, đồng thời

Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp

làm thêm các bài tập nâng
cao.

theo) (trang 168)
Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp
theo) (trang 169)
33

Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp
theo) (trang 170)
Ôn tập về đại lượng (trang 170)
Ôn tập về đại lượng (trang 170)
Ôn tập về đại lượng (tiếp theo) (trang 172)
Ôn tập về hình học (trang 173)
Ôn tập về hình học (tiếp theo) (trang 174)

34

Ôn tập về tìm số trung bình cộng (trang
175)
Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu
của hai số đó (trang 175)
Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu
và tỉ số của hai số đó (trang 176)
Luyện tập chung (trang 176)


35

Luyện tập chung (trang 177)
Luyện tập chung (trang 178)
Kiểm tra định kì cuối HK II

2.2 Nội dung kiến thức và thời lượng hình học toán lớp 4
* Nội dung kiến thức :
- Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Vẽ hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Thực hành vẽ hình chữ nhật, thực hành vẽ hình vuông.
- Giới thiệu hình bình hành, diện tích hình bình hành.
- Giới thiệu hình thoi, diện tích hình thoi.
23


×