Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào dạy đạo đức cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.37 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM TOÁN
-----****-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SỬ DỤNG NGỮ LIỆU VĂN HỌC DÂN GIAN
VÀO DẠY ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 4

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. TRỊNH THỊ HƯƠNG

CAO THỊ NGỌC DIỄM
Lớp: Sư phạm Tiểu học – K37
MSSV: 1110287

Cần Thơ, tháng 04 năm 2015


LỜI CẢM ƠN

Được sự tận tình giảng dạy của quý thầy cô Khoa Sư phạm trường Đại học
Cần Thơ trong 4 năm học vừa qua và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu cùng
các bạn trong lớp em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp “Sử dụng ngữ liệu văn học
dân gian vào dạy Đạo đức cho học sinh lớp 4”.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn Ths. Trịnh Thị
Hương, người đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình học


tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên của trường Tiểu
học Ngô Quyền đặc biệt là cô: Lâm Thị Thúy Lan giáo viên chủ nhiệm lớp 4.2 và
cô Trần Ngọc Thu giáo viên chủ nhiệm lớp 4.5 cùng với tập thể học sinh của 2 lớp
4.2 và 4.5 đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm thực
nghiệm và khảo sát để hoàn thành luận văn.
Em xin cảm ơn gia đình và tất cả các bạn sinh viên lớp Sư phạm Tiểu học
K37 đã ủng hộ em và khuyến khích em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tuy đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành đề tài này, nhưng do kiến thức còn
hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên luận văn có thể còn nhiều thiếu sót, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô để em hoàn thành
tốt luận văn và nâng cao sự hiểu biết, kinh nghiệm cho bản thân trong công tác sư
phạm sau này.
Cuối lời, em xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc đến quý
thầy cô, các bạn sinh viên và tất mọi người đã giúp đỡ em trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 12 tháng 04 năm 2015
Người viết

Cao Thị Ngọc Diễm


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Nguyên văn

Viết tắt

Văn học dân gian


VHDG

Ngữ liệu văn học dân gian

NLVHDG

Phó Giáo sư. Tiến sĩ

PGS.TS

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Giáo sinh

GSh

Mã số sinh viên

MSSV

Giáo viên hướng dẫn

GVHD


Bài tập

BT

Sách giáo khoa

SGK

Ban Chấp hành Trung ương

BCH TW

Nghị quyết Trung ương

NQTƯ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 5
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 6
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ NGỮ
LIỆU VĂN HỌC DÂN GIAN VIÊT NAM ......................................................... 8
1.1. Định nghĩa văn học dân gian ........................................................................ 8
1.2. Đặc trưng của văn học dân gian .................................................................. 10

1.2.1. Văn học dân gian là sáng tác ngôn từ mang tính tập thể - truyền miệng
....................................................................................................................... 10
1.2.2. Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật nguyên hợp cả về nội dung
lẫn hình thức .................................................................................................. 13
1.2.3. Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật mang tính thực hành .. 14
1.3. Các thể loại của văn học dân gian. .............................................................. 15
1.4. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam ................................. 17
1.4.1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của dân
tộc .................................................................................................................. 18
1.4.2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người ........ 18
1.4.3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần tạo nên bản sắc
riêng cho nền văn học dân tộc ........................................................................ 19
1.5. Tìm hiểu về ngữ liệu văn học dân gian ....................................................... 20
1.5.1. Ngữ liệu văn học dân gian là gì? .......................................................... 21
1.5.2. Ngữ liệu văn học dân gian với đặc điểm tâm lý của học sinh trong quá
trình nhận thức .............................................................................................. 21
1.5.3. Những yêu cầu chung của việc sử dụng ngữ liệu văn học dân gian ...... 29
1.5.4. Cơ sở của việc sử dụng ngữ liệu văn học dân gian trong dạy môn Đạo
đức ................................................................................................................. 34


CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO ĐỨC VÀ HỆ
THỐNG NGỮ LIÊU VĂN HỌC DÂN GIAN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG DẠY
HỌC ĐẠO ĐỨC ................................................................................................. 40
2.1. Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách của trẻ
em ..................................................................................................................... 40
2.2. Môn Đạo đức ở Tiểu học ............................................................................ 43
2.2.1. Vị trí, vai trò của môn Đạo đức ở trường Tiểu học ............................... 43
2.2.2. Mục tiêu môn Đạo đức ở trường Tiểu học ............................................ 44
2.2.3. Đặc điểm môn Đạo đức ........................................................................ 45

2.2.4. Nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 4 .......................................... 49
2.3. Thực trạng việc dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học .......................... 50
2.4. Thống kê những ngữ liệu văn học dân gian sử dụng vào dạy môn Đạo đức
lớp 4 .................................................................................................................. 51
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 64
3.1. Khảo sát tình hình chung về việc sử dụng Ngữ liệu văn học dân gian vào dạy
môn Đạo đức của giáo viên tại trường Tiểu học Ngô Quyền ............................. 64
3.1.1. Đối tượng khảo sát ............................................................................... 64
3.1.2. Mục đích và nội dung khảo sát ............................................................. 64
3.1.3. Thống kê và phân tích kết quả khảo sát ................................................ 64
3.2. Thực nghiệm .............................................................................................. 68
3.2.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 68
3.2.2 Tổ chức và nội dung thực nghiệm ............................................................. 68
3.2.2.1. Tổ chức thực nghiệm ......................................................................... 68
3.2.2.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................... 69
3.2.3. Tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm ......................... 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 83
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 84


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cổ nhân có câu: “Rèn luyện đạo đức là cái thứ nhất, học văn hóa là cái thứ
hai. Không làm được cái thứ nhất thì rất khó làm được cái thứ hai”. Đã bao đời
nay, ông cha ta luôn nêu cao truyền thống đạo đức của dân tộc, vì thế mà có câu:
“Tiên học lễ, hậu học văn”. Bài học lễ nghĩa bao giờ cũng là bài học đầu tiên và là
bài học mà ai cũng học trong suốt cuộc đời. Đạo đức là cái đáng quý nhất, đáng trân
trọng nhất thể hiện phẩm giá của mỗi người. Có lẽ trong chúng ta, ai cũng đều ghi
nhớ lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có

đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thật vậy, một con người có tài giỏi
đến mấy mà không có đạo đức thì cũng như không. Trong công cuộc đổi mới hiện
nay, khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, thì tiềm năng trí tuệ cũng như sức
mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ
trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức
cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục. Bởi vì giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh cũng đang là niềm trăn trở khôn nguôi của các bậc phụ
huynh, của quý thầy cô giáo và tất cả mọi người có lương tâm và trách nhiệm trong
xã hội. Vì vậy, ngành giáo dục luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt và đầu tư cho
giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của nước ta.
Nhà trường Tiểu học là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ, là nơi
không những dạy chữ mà còn dạy về nhân cách, lẽ sống ở đời. Vì thế, công tác giáo
dục trước tiên là phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh nhằm hình thành
những con người có đầy đủ các phẩm chất, hoàn thành mục tiêu của giáo dục tiểu
học: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp
tục học trung học cơ sở” (Điều 27, Luật Giáo dục 2005).
Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên của giáo dục phổ thông. Bất kỳ người công
dân công tác, lao động ở bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội đều phải trải qua bậc học
Tiểu học. Lý luận và thực tiễn đều chứng minh rằng, những dấu ấn của trường Tiểu
học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của HS, việc giáo dục đạo đức phải
1


được coi trọng và tiến hành ngay từ bậc tiểu học. Và môn Đạo đức là một trong
những môn học bắt buộc, nó là môn học cơ bản trang bị cho HS các chuẩn mực đạo
đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lí tưởng. Từ đó các em biết cách vận dụng
hành vi, chuẩn mực đạo đức đó vào cuộc sống.
Tuy nhiên, việc giảng dạy môn Đạo đức cho HS trong nhà trường hiện nay
chưa được quan tâm đúng mức. Một số GV còn coi nhẹ công việc này nên chất

lượng các giờ dạy Đạo đức chính khóa chưa cao. Khi dạy học, người GV mới chỉ
chú trọng tới việc truyền thụ kiến thức cho HS mà chưa nhận thức đúng đắn về việc
giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học. Các hình thức tổ chức dạy học của GV chưa
phong phú, các trò chơi còn tẻ nhạt chưa mang tính giáo dục cao và chưa thu hút
HS. Hơn nữa, nước ta đang bước vào thời kì hội nhập kinh tế, bên cạnh những mặt
tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc
văn hóa dân tộc bị đe dọa, sự xâm nhập của các văn hóa phẩm đồi trụy làm xóa mòn
những giá trị đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Vấn đề đặt ra là làm cách nào để việc dạy học môn Đạo đức ở nhà trường
Tiểu học được chú trọng hơn vì Tiểu học là bậc học nền tảng, là nơi mà các phẩm
chất và nhân cách tốt đẹp được hình thành. Bởi thế, GV phải có những tiết dạy thu
hút HS và HS nắm bắt được kiến thức của môn Đạo đức một cách chủ động, tích
cực mà không áp đặt, gò bó. Song cũng cần giúp cho HS thấy được những nét đẹp,
những phẩm chất cao quý, những giá trị đạo đức và những truyền thống quý báu
của dân tộc. Mà những truyên thống quý báu đó được HS tiếp nhận nhiều nhất qua
hệ thống ngữ liệu văn học dân gian khi các em học ở trường. Bởi văn học dân gian
có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn cho thế hệ trẻ, là một kho kinh nghiệm sống đầy quý
báu, từ đó giúp HS hình thành và phát triển nhân cách.
Văn học dân gian như một nguồn nước mát, văn học dân gian là yếu tố góp
phần bồi đắp tâm hồn cho các em ngay từ thuở đầu đời. Thực tế cũng đã chứng
minh, các em lớn lên trong môi trưòng giáo dục với lời ru của bà, của mẹ sẽ giúp
các em yêu thương và thân thiện hơn. Ở một góc độ nào đó, việc bồi dưỡng văn hóa
dân tộc được tác động trực tiếp và thường xuyên nhất, chính là những ngày tháng
các em ngồi trên ghế nhà trường. Xuất phát từ những vấn đề trên và những trăn trở
2


về việc giúp HS yêu thích việc học và GV say mê hơn trong việc dạy môn Đạo đức
và từ những yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm “phát
huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự

học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Điều 4 – Luật Giáo dục), tôi đã tìm
hiểu về hệ thống ngữ liệu văn học dân gian để đưa vào việc giảng dạy môn Đạo đức
cho học sinh lớp 4 với đề tài là: “Sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào dạy môn
Đạo đức cho học sinh lớp 4”. Vì văn học dân gian là một bộ phận của nền văn học
dân tộc đã được đúc kết từ ngàn xưa, nó thể hiện được sự nhận thức, trình độ phát
triển và đúc kết kinh nghiệm sống của ông cha ta truyền lại cho các thế hệ sau. Hi
vọng với đề tài này, tôi sẽ có những đóng góp mới và tích cực hơn trong công tác
giảng dạy môn Đạo đức ở trường Tiểu học.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học dân gian Việt Nam là một bộ phận của nền văn học dân tộc. Văn
học dân gian đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà nghiên cứu văn học, các GV trong
cả nước. Với đề tài “Sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào dạy môn Đạo đức cho
học sinh lớp 4”, tôi xin điểm lại một số công trình nghiên cứu tiêu biểu cho việc
dạy học tác phẩm văn học dân gian nói riêng và sử dụng ngữ liệu văn học dân gian
vào dạy Đạo đức nói chung.
Hoàng Tiến Tựu, năm 1997 trong quyển “Mấy vấn đề về phương pháp giảng
dạy – nghiên cứu văn học dân gian”, NXB Giáo dục, đã tập trung đưa ra những vấn
đề có liên quan đến việc giảng dạy văn học dân gian. Công trình này gồm bảy
chương, trong đó ba chương đầu bàn về những lí luận chung, chương tiếp theo dành
cho việc nghiên cứu và giảng dạy ca dao, một chương bàn về tục ngữ, một chương
viết về truyện dân gian. Đây là một tài liệu rất hữu ích cho GV và sinh viên trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học dân gian.
Đinh Gia Khánh (chủ biên), năm 1996 với quyển Văn học dân gian Việt
Nam, Nhà xuất bản Giáo dục. Đây là một công trình nghiên cứu rất nhiều về kiến
thức văn hóa dân gian và văn học dân gian. Tài liệu này có ý nghĩa rất lớn trong
việc nghiên cứu về các thể loại văn học dân gian Việt Nam.

3



Bùi mạnh Nhị (chủ biên), năm 2003 với công trình nghiên cứu Văn học dân
gian Việt Nam – những công trình nghiên cứu, Nhà xuất bản Giáo dục. Đây là công
trình được tác giả tập hợp và chọn lọc trong rất nhiều công trình nghiên cứu về
những vấn đề lí luận chung cũng như những vấn đề của từng loại đề tài, tác phẩm,
nhân vật, cách tiếp cận các tác phẩm văn học dân gian. Ngoài ra, tác giả Bùi Mạnh
Nhị còn có quyển Phân tích tác phẩm văn học dân gian cũng bàn đến thể loại và tác
phẩm của văn học dân gian cũng như phương pháp tiếp cận và phân tích văn học
dân gian để giúp GV và HS khai thác đúng giá trị của VHDG mang lại.
Nguyễn Bích Hà, năm 2008 với quyển Giáo trình văn học dân gian Việt
Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, là một công trình nghiên cứu tìm hiểu
về văn học dân gian Việt Nam. Cuốn sách mang đến những tri thức về đất nước về
con người, về phong tục tập quán cũng như đời sống tinh thần của cha ông ta từ
ngàn đời xưa. Sách bao gồm hai phần chính: phần một là những nét khái quát về
văn học dân gian, phần hai nghiên cứu về các thể loại văn học dân gian. Cuốn sách
này sẽ giúp ích rất nhiều cho GV cũng như sinh viên khi tìm hiểu về văn học dân
gian Việt Nam.
Nhóm tác giả Trường Đại học Sư phạm Hà Nội biên soạn cuốn sách Văn học
– Tài liệu đào tạo giáo viên thuộc môđun Tiếng Việt – Văn học và phương pháp
dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Qua cuốn sách này, sinh viên có những kiến thức
và kĩ năng cơ bản về Văn học mà đặc biệt là nghiên cứu về văn học dân gian Việt
Nam để hỗ trợ cho việc tìm hiểu ngữ liệu văn học dân gian phục vụ cho việc giảng
dạy mang lại hiệu quả.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hợp, năm 2008 với quyển Giáo trình Đạo đức và
phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà
Nội. Quyển sách tổng hợp một số vấn đề cơ bản về đạo đức, đạo đức học và những
phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học đã giúp GV và sinh viên nắm rõ
được vị trí, mục tiêu, đặc điểm, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học môn
Đạo đức cũng như hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học. Đây là một
công trình nghiên cứu rất bổ ích cho GV và sinh viên ngành Sư phạm Tiểu học.


4


Quyển Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở Tiểu học do Trường
Cao đẳng Sư phạm Hà Nam biên soạn theo Chương trình Đào tạo giáo viên tiểu học
của Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp người viết nắm được mục tiêu, nội dung của môn
Đạo đức ở tiểu học.
Bên cạnh, quyển Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức (Tài liệu đào
tạo giáo viên) do nhóm tác giả Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Viện Chiến
lược và Chương trình giáo dục biên soạn giúp sinh viên có những hiểu biết cần thiết
và những kĩ năng cơ bản về giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.
Qua các công trình nghiên cứu trên, người viết nhận thấy rằng các tác giả đã
nghiên cứu về văn học dân gian một cách cụ thể với một công trình nghiên cứu rất
đồ sộ và cả những nghiên cứu về việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường
phổ thông. Riêng vấn đề nghiên cứu về việc sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào
dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học chưa được đề cập nhiều. Do vậy, chúng tôi
mong rằng với đề tài này có thể góp phần vào việc nghiên cứu văn học dân gian
trong công tác giảng dạy tại nhà trường Tiểu học và giúp mang lại những lợi ích
thiết thực cho GV trong những giờ lên lớp.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào dạy môn Đạo đức
cho học sinh lớp 4”, người viết nhằm giới thiệu đến người đọc về hệ thống ngữ liệu
văn học dân gian được sử dụng vào dạy học môn Đạo đức lớp 4, nhằm cải thiện
chất lượng các giờ dạy Đạo đức, gây hứng thú học tập và khơi gợi tinh thần ham
học hỏi của học sinh.
Qua đó, người viết muốn khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của môn học
Đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho học sinh Tiểu học. Bên cạnh đó,
người viết góp thêm tiếng nói để khẳng định giá trị to lớn của văn học dân gian
trong giáo dục đạo đức, từ đó gìn giữ và lưu truyền những giá trị văn hóa, những
truyền thống và kinh nghiệm quí báu của ông cha ta.


5


4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ thống kê những ngữ liệu văn học dân gian phù hợp với các bài
học trong chương trình Đạo đức lớp 4 và đề ra một số hình thức sử dụng ngữ liệu
văn học dân gian vào dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài “Sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào dạy môn Đạo
đức cho học sinh lớp 4”, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Người viết đã thu thập các tài liệu có liên
quan đến luận văn, chọn lọc và ghi nhận những nội dung cần thiết để làm cơ sở dữ
liệu cho luận văn.
Phương pháp quan sát sư phạm: phương pháp quan sát sư phạm được sử
dụng khi chúng tôi dự giờ nhằm mục đích đánh giá tinh thần, thái độ của học sinh
trong khi học; quan sát cách thức của GV tổ chức các hoạt động dạy học cho HS.
Ngoài ra, trong những tiết thử nghiệm, chúng tôi quan sát và ghi nhận những thông
tin về tiết dạy để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng ngữ liệu VHDG vào dạy môn
Đạo đức.
Phương pháp phân tích, chọn lọc: phương pháp này được thực hiện thông
qua việc phân tích tiết dạy, phân tích và chọn lọc những nội dung cần nghiên cứu.
Phương pháp thống kê: Thống kê các ngữ liệu VHDG. Trên cơ sở đó, người
viết đề tài có một số nhận xét về vai trò hay lợi ích của việc sử dụng ngữ liệu
VHDG.
Phương pháp điều tra: phương pháp này được thực hiện qua bảng câu hỏi
(phiếu thăm dò) tìm hiểu vấn đề sử dụng ngữ liệu VHDG của GV.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: được thực hiện thông qua việc phân tích
quá trình dạy học của GV và HS, tổng kết những kinh nghiệm học được.
Phương pháp thực nghiệm: tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để

kiểm tra tính khả thi và tác dụng của việc sử dụng ngữ liệu văn học dân gian.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài: “Sử dụng ngữ liệu văn học dân gian vào dạy môn Đạo đức cho học
sinh lớp 4” với hệ thống ngữ liệu văn học dân gian phong phú, đa dạng, được xây
6


dựng phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, kết hợp với các phương pháp
dạy học linh hoạt của giáo viên giúp giờ học Đạo đức trở nên thu hút, lôi cuốn học
sinh. Từ đó, học sinh có thể rèn luyện và trau dồi các phẩm chất đạo đức, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học môn Đạo đức lớp 4 nói riêng và môn Đạo đức ở
trường Tiểu học nói chung.
Ngoài ra, luận văn góp phần khẳng định vai trò quan trọng của việc vận dụng
văn học dân gian vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Bên cạnh, luận văn góp
phần gìn giữ và lưu truyền những truyền thống, kinh nghiệm quí báu từ bao đời nay.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về văn học dân gian và ngữ liệu văn học dân gian Việt
Nam
Chương 2. Khái quát chương trình Đạo đức và hệ thống ngữ liệu văn học dân gian
được sử dụng trong dạy học Đạo đức lớp 4
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

7


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ
NGỮ LIỆU VĂN HỌC DÂN GIAN VIÊT NAM
Ở Việt Nam, VHDG thường được ví như “bầu sữa ngọt” nuôi dưỡng những
phẩm chất ưu tú nhất của con người như lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, tinh

thần dũng cảm và chủ nghĩa lạc quan, đức chính trực, tình thương nhân đạo, tình
đồng bào và tình hữu ái giai cấp,… như “dòng sữa đầy chất dinh dưỡng của một
người mẹ có sức sống dồi dào” nuôi dưỡng tài “ nhả ngọc phun châu” của ngay cả
những nhà thơ chuyên nghiệp”.
1.1. Định nghĩa văn học dân gian
Văn học dân tộc gồm hai bộ phận: văn học dân gian (VHDG) và văn học
thành văn. VHDG là một bộ phận quan trọng của mỗi nền văn hóa dân tộc. VHDG
ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thủy và đã trải qua những thời kỳ phát triển lâu dài
trong các chế độ xã hội có giai cấp. Trong quá trình sáng tạo lâu dài ấy, đã dần dần
hình thành những tác phẩm truyền thống, những thể loại truyền thống, những
phương thức sáng tác và lưu truyền truyền thống. Vì vậy, VHDG ra đời từ sớm, khi
chữ viết chưa hình thành. Do đặc điểm lịch sử khá đặc biệt của Việt Nam, chữ viết
ra đời muộn, sớm bị xâm lược và bị âm mưu đồng hóa nên thời gian dài người Việt
Nam sử dụng văn tự Hán để sáng tác…Vì vậy, ngay cả khi đã có chữ viết và văn
học viết thì trước thế kỉ XX, đa số dân chúng Việt Nam vẫn chỉ sử dụng một bộ
phận văn học dân tộc là VHDG.
Đứng ở vị trí của người nghiên cứu văn học, tác phẩm VHDG được xem là
những tác phẩm nghệ thuật. Tính nghệ thuật là một thuộc tính khách quan của
VHDG, cho dù thuộc tính đó có được nhân dân nhận thức rõ hay không trong khi
sáng tác, diễn xướng và tiếp thu các tác phẩm VHDG. Chẳng hạn, trong truyện cổ
tích, nhân dân có thể tin rằng những con người hoạt động và những sự việc diễn ra
trong truyện cổ tích là có thực, thậm chí những sự kiện biến hóa kì ảo trong đa số
truyện cổ tích nhiều khi cũng được nhân dân xem như những điều có thể xảy ra
trong thực tế, nhưng những hình tượng của truyện cổ tích chỉ là những hình tượng
nghệ thuật do trí tưởng tượng nghệ thuật của quần chúng xây dựng nên, việc tin hay
8


không tin vào tính chất xác thực của cốt truyện cổ tích chỉ phụ thuộc vào thế giới
quan của nhân dân trong khi tiếp thu những truyện đó, chứ không hề làm thay đổi

bản chất nghệ thuật của loại truyện cổ tích…
VHDG không chỉ là bộ phận của văn học dân tộc mà còn là một bộ phận
trong lĩnh vực rộng hơn là văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian, thuật ngữ quốc tế là
“folklore”. Đây là một từ ghép, “folk” là nhân dân, “lore” là trí khôn, trí tuệ.
“Folklore” có nghĩa là trí khôn của nhân dân hay còn gọi là văn hóa dân gian. Tuy
nhiên cho đến nay vẫn có một số quan niệm khác nhau về mức độ rộng hẹp của khái
niệm “folklore”.
Quan niệm rộng nhất xem “folklore” là sáng tạo tinh thần và sáng tạo vật
chất mang tính nghệ thuật của nhân dân lao động, trong đó có VHDG, hội họa dân
gian, nghi lễ dân gian, tạo hình dân gian, kiến trúc dân gian, y học dân gian,…Khái
niệm này tương đương với văn hóa dân gian.
Quan niệm hẹp hơn xem folklore là những sáng tạo văn hóa - nghệ thuật tinh
thần của nhân dân, gồm VHDG, lễ hội dân gian (hội hè đình đám), hội họa dân
gian, âm nhạc dân gian…Khái niệm này tương đương với văn nghệ dân gian.
Quan niệm hẹp nhất đồng nhất folklore với VHDG, xem nó chỉ là những
sáng tác nghệ thuật ngôn từ, văn hóa ngôn từ.
Nhóm tác giả Nguyễn Bích Hà thiên về quan niệm xem folklore là khái niệm
tương đương với thuật ngữ văn hóa dân gian, bao gồm những sáng tác tinh thần và
một số loại của sáng tạo vật chất mang tính nghệ thuật, của tập thể nhân dân, những
người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội và sáng tạo văn hóa nghệ
thuật như một hoạt động không chuyên. Trong văn hóa dân gian, VHDG là bộ phận
văn hóa ngôn từ.
Như vậy: VHDG vừa là một bộ phận của văn học dân tộc, vừa là bộ phận
nghệ thuật ngôn từ truyền miệng của văn hóa dân gian, phản ánh sinh hoạt xã hội,
công việc làm ăn, đời sống tâm lí, tình cảm, thái độ, nguyện vọng, kinh nghiệm mọi
mặt của nhân dân lao động các thế hệ.
Ví dụ:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

9


Hay là:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông
Đường đi cách bến cách sông
Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò!”
Tóm lại, Folklore là một thuật ngữ mang nội hàm rộng chỉ những sáng tác
dân gian thuộc nhiều loại hình khác nhau. Còn VHDG là thuật ngữ mang nội hàm
hẹp hơn chỉ một trong những loại hình sáng tác dân gian mà thôi – loại hình này sử
dụng chất liệu cơ bản là ngôn từ.
Ngoài ra, PGS – Nhà giáo ưu tú Chu Xuân Diên trình bày về nội dung khái
niệm “Văn học dân gian”: Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của
nhân dân lao động, ra đời từ thời kì công xã nguyên thủy, trải qua các thời kì lâu
dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay.
VHDG ở Việt Nam còn được gọi là văn chương bình dân (hoặc văn học
truyền khẩu, văn chương hoặc văn học đại chúng), văn chương truyền khẩu (hoặc
văn học truyền khẩu, văn học truyền miệng), văn nghệ dân gian, sáng tác dân
gian,…Khái niệm VHDG hiện nay đã được dùng một cách rộng rãi trong giới
nghiên cứu văn học song song với khái niệm văn nghệ dân gian.
1.2. Đặc trưng của văn học dân gian
VHDG được phân biệt với Văn học viết bởi phương thức tồn tại: nếu VHDG
là sáng tác ngôn từ truyền khẩu, thì Văn học viết là sáng tác ngôn từ được lưu truyền
văn tự (chữ viết trên văn bản). Như vậy, chỉ khi nào có chữ viết thì văn học viết mới
hình thành và phát triển. Hai bộ phận văn học này vừa cùng tồn tại, biến đổi và ảnh
hưởng qua lại lẫn nhau. Những đặc trưng của VHDG:
1.2.1. Văn học dân gian là sáng tác ngôn từ mang tính tập thể - truyền miệng
Văn học viết là sáng tác của cá nhân, còn VHDG lại là kết quả của quá trình
sáng tác tập thể. Đây là đặc trưng xã hội của VHDG, là đặc điểm nổi bật của VHDG

với tư cách là văn học truyền miệng, là tính chất đặc thù trong sáng tạo và lưu
truyền VHDG.

10


Quá trình hình thành một tác phẩm VHDG khá dài, diễn ra theo hai chiều
không gian và thời gian. Có thể hình dung sự ra đời và tồn tại của một tác phẩm
VHDG như sau: lúc đầu, một người nào đó, trong giây phút ngẫu hứng nghĩ ra một
mẫu chuyện hoặc một vài câu phát ngôn trước tập thể, người nghe tiếp nhận với
một tinh thần hào hứng, để rồi tái bản bằng lời cho nhiều người khác, vòng tuần
hoàn ấy dường như không kết thúc và cũng khó đoán định được thời điểm khởi đầu.
Quá trình tuần hoàn của VHDG chính là quá trình chỉnh sửa, bổ sung làm cho nó
ngày càng hoàn thiện. Một tác phẩm chỉ có thể trở thành một sáng tác dân gian khi
sáng tác đó do một cá nhân khởi xướng, sau đó nhập vào đời sống dân gian, sống
cuộc đời nổi trôi trong lòng và trên cửa miệng của tập thể nhân dân thuộc mọi thời
đại, ở các địa phương khác nhau. Vì vậy, không gian lưu truyền VHDG rất rộng, từ
địa phương này đến địa phương khác, từ đất nước này đến đất nước khác; thời gian
lưu truyền cũng rất dài, từ ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác, thời
đại này sang thời đại khác. Về chất lượng nội dung, một tác phẩm VHDG phải phản
ánh được nhiều nét sinh hoạt, tình cảm, nguyện vọng và mơ ước, cách nhìn nhận về
cuộc đời và con người của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Về chất lượng
hình thức, tác phẩm ấy phải kết tinh được thị hiếu thẩm mĩ, tài năng sáng tạo của
quần chúng nhân dân thuộc về một dân tộc nhất định với tư cách như một chỉnh thể
có chung điều kiện sinh hoạt, lao động, tranh đấu và sáng tạo nghệ thuật.
VHDG tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là điểm khác
biệt rất cơ bản giữa VHDG và Văn học viết. Quá trình truyền miệng vẫn tiếp tục kể
cả khi tác phẩm VHDG đã được ghi chép lại. Bởi, truyền miệng là thuộc tính tạo
nên vẻ đẹp, cái duyên riêng của VHDG.
Khi truyền miệng, nội dung tác phẩm không chỉ được thể hiện bằng ngôn từ

mà còn được hỗ trợ bởi những yếu tố khác khiến nội dung và ý nghĩa của nó được
nhận thức rõ hơn. Một câu ca dao Nam Bộ:
“Đi đâu cho thiếp đi cùng,
Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam
Ví dầu tình có dở dang
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp về”.
11


được hát trên sông nước mênh mông, từ một phụ nữ chèo đò với giọng hát buồn
buồn lan khắp trên mặt nước, càng làm ta cảm nhận hết giá trị của nó.
Vì vậy, ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nội
dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm VHDG nhằm phản ánh sinh động
hiện thực cuộc sống.
Tính tập thể - truyền miệng đã tạo nên đặc trưng thẩm mĩ của sáng tác dân
gian, trong đó nổi lên hai yếu tố cách tân và kế thừa. Sự cách tân, không ngừng đổi
mới cho phù hợp với cuộc sống vốn đa dạng và biến đổi không ngừng khiến tác
phẩm VHDG không bao giờ già cỗi, tụt hậu so với cuộc đời. Ngược lại sự kế thừa
luôn đóng vai trò định hướng cho mọi cách tân, đồng thời là một chỉ số quan trọng
xác định tính dân tộc cũng như đặc trưng thể loại của tác phẩm. Chính vì vậy,
VHDG khác về bản chất so với văn học viết. Ví dụ như chỉ có VHDG mới dùng
chung các môtíp cốt truyện (môtíp người bỏ lốt vật, nộp mạng định kì cho một con
vật đã thành tinh, vật thần kì mang lại hạnh phúc… trong truyện cổ tích) hoặc các
kiểu kết cấu (kết cấu đối lập trong truyện cổ, kết cấu đối đáp trong ca dao…), các
cụm từ mở đầu các câu ca (Thân em như…, Hôm qua…, Thân anh như…). Hoặc chỉ
có VHDG mới có nhiều dị bản: cùng một đơn vị tác phẩm có thể có cả một hệ
thống nhiều hoặc ít những đơn vị văn bản vừa có những yếu tố giống nhau, vừa có
những yếu tố khác nhau. Chẳng hạn, những bản kể tương tự truyện Tấm Cám có
mặt ở hầu khắp các châu lục. Hoặc một câu ca dao: “Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
cây đa bến cũ con đò khác đưa” với câu ca: “Trăm năm dẫu lỗi hẹn hò, cây đa bến

cũ con đò vẫn đưa” chỉ khác nhau hai từ, chúng rõ ràng là dị bản của nhau, nhưng ý
nghĩa của chúng khác nhau và chắc chắn được sử dụng trong những hoàn cảnh
không đồng nhất. Không riêng gì ở Việt Nam mà khắp trên thế giới đều có những
câu chuyện cổ tích sử dụng môtíp “Vật thần kì mang lại hạnh phúc” như kiểu truyện
Tấm Cám. Tuy các chi tiết truyện có thể khác nhau do đặc trưng văn hóa mỗi vùng,
nhưng không truyện nào là không có các chi tiết sau: nhân vật chính, một cô gái
nghèo khổ được Tiên, Bụt ban cho quần áo đẹp đi dự hội, vì vội vã, cô đã đánh rơi
một chiếc giày dọc đường. Vua, Hoàng tử hay một thanh niên quý tộc nào đó nhặt
được, thấy chiếc giày xinh quá, họ liền mở hội ướm giày, nhờ có phép màu của đôi
12


giày mà chủ nhân của nó được thay đổi số phận, trở nên hạnh phúc. Vô số các câu
chuyện cổ tích đều coi các nhân vật Tiên, Bụt là các nhân vật có chức năng thử
thách lòng người để rồi ban thưởng nếu họ là người tốt, hay trừng phạt nếu họ là
những người độc ác, ích kỉ.
Cũng chính vì tính tập thể - truyền miệng này mà văn bản VHDG luôn có sự
thay đổi theo thời gian tùy theo xu thế tình cảm, tư tưởng của quần chúng nhân dân.
Có thể xem văn bản truyện Tấm Cám là một ví dụ điển hình cho điều này. Ban đầu,
truyện được kết bằng chi tiết mẹ con Cám tuy được Tấm tha bổng nhưng dọc đường
bị Thiên Lôi đánh chết. Bằng cách đó người xưa muốn nói rằng lưới Trời lồng
lộng, tuy thưa nhưng khó lọt. Thế nhưng càng về sau, khi mà mâu thuẫn giai cấp
trong xã hội càng trở nên sâu sắc và khó bề hóa giải, với một tâm trạng luôn bị ức
chế, người ta càng không thõa mãn với kết thúc này. Đó là lí do vì sao truyện lại
được kết theo một kiểu khác: cô Tấm không thõa hiệp, đã trực tiếp thực thi công lí
với một hình phạt vô cùng tàn khốc. Người thời nay vẫn luôn bị ám ảnh bởi điều
này, rằng như vậy cô Tấm có còn là một cô gái nhu mì, nhân hậu nữa không ? Ở
đây, chúng ta thấy rằng mọi chuyện không phải do cô Tấm – nhân vật – quyết định,
mà do tác giả dân gian quyết định.
1.2.2. Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật nguyên hợp cả về nội dung

lẫn hình thức
Trước hết, đó là sự nguyên hợp về mặt nội dung. VHDG không chỉ là một bộ
phận của văn học dân tộc mà còn là ngọn nguồn của cả triết học, khoa học, lịch sử,
nông học,…Một truyện thần thoại là khoa học tự nhiên bởi nó giải thích các hiện
tượng gió, mưa, ngày, đêm bằng tất cả vốn tri thức của người nguyên thủy. Nó là
lịch sử bởi nhờ có nó mà lịch sử thời cổ đại được gìn giữ và truyền lại đến nay. Nó
cũng là triết học thô sơ vì nó bao gồm hệ thống tư tưởng và quan niệm về tự nhiên
và xã hội thời cổ, nó giải thích thế giới qua thế giới quan của người xưa. Sự nguyên
hợp về mặt nội dung này cũng được tổng hợp trong tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện
cổ tích…
Về hình thức, khác với tác phẩm văn học viết chỉ được diễn đạt bằng phương
tiện ngôn ngữ, tác phẩm VHDG, ngoài việc sử dụng phương tiện chính là ngôn ngữ,
13


còn sử dụng thêm vài phương tiện khác nữa như âm nhạc, vũ điệu, động tác. VHDG
là sự tổng hợp tự nhiên về mặt nghệ thuật. VHDG sử dụng phương tiện ngôn ngữ
như yếu tố quan trọng để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, VHDG là để hát,
kể, nói, diễn chứ không phải đọc. Khi hát, kể hay nói, diễn yếu tố ngôn ngữ kết hợp
với yếu tố âm nhạc, điệu bộ, động tác, thậm chí cả môi trường diễn xướng cũng
tham gia, khiến cho tác phẩm VHDG sinh động và độc đáo hơn. Chẳng hạn như khi
kể chuyện cổ tích có thể kết hợp với các yếu tố ngữ điệu của giọng kể, yếu tố kịch
của vẻ mặt, động tác…Một câu lục bát có thể được dùng trong cả hát ru, hát dân ca,
hát chèo với những làn điệu âm nhạc khác nhau cùng các động tác vũ điệu khác
nhau, với những mục đích khác nhau. Hát ru được dùng trong khuôn khổ sinh hoạt
gia đình với mục đích trước hết là để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm…
1.2.3. Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật mang tính thực hành
Là những sáng tác dân gian phục vụ trực tiếp cho từng ngành, nghề. Người ta
sáng tác VHDG do sự thúc đẩy của chính hoạt động thực tiễn hoặc do nhu cầu
không thể không bộc lộ. Hò lao động để làm cho lao động nhịp nhàng, vui vẻ. Đồng

dao gắn liền với hoạt động vui chơi như một bộ phận của trò chơi, khi chơi bọn trẻ
không thể không hát. Tục ngữ trước hết nhằm tổng kết các loại kinh nghiệm phong
phú trong đời sống một cách dễ nhớ, dễ thuộc.
VHDG gợi cảm hứng cho người trong cuộc dù ở đâu, làm gì. Hãy nghe
người nông dân tâm sự:
“Ra đi anh có dặn dò,
Ruộng sâu cấy trước, ruộng gò cấy sau.
Hễ mà hoa quả được mùa,
Chắc là nước bể, nước mưa đầy trời.
Ai ơi nên nhớ lấy lời,
Trông cơ trời đất, liệu thời làm ăn”.
Hay chàng trai nông thôn duyên dáng và tế nhị mượn hình ảnh lá xoan đào
để biểu thị lòng mình:
“Lá này là lá xoan đào
Tương tư thì gọi thế nào hỡi em ?”
14


Hoạt động thực hành cũng chính là cội nguồn của các sáng tác VHDG. Nếu
không có những quan tâm tha thiết khơi nguồn, không có hoạt động hay sinh hoạt
tập thể đầy hứng khởi sẽ không thể có những tác phẩm VHDG tuyệt vời đó. Việc
sáng tác, trình diễn, nhận thức tác phẩm VHDG, ngoài mục đích thẩm mĩ, còn nhằm
một mục đích khác hơn là đáp ứng một yêu cầu, nhu cầu nào đó trong đời sống sinh
hoạt của con người. Ví dụ, ca dao được dùng trong hát ru còn trở thành phương tiện
bộc lộ tâm tình của người ru; hát dân ca vừa là phương tiện trao đổi tình cảm vừa
gắn với các hình thức lễ hội văn hóa…
1.3. Các thể loại của văn học dân gian.
Tuy chưa thể giải quyết vấn đề phân loại VHDG một cách triệt để, nhưng
dựa vào những tiêu chí cơ bản (về phương thức biễu diễn, phương thức phản ánh,
chức năng chủ yếu, đề tài, thể văn…) có thể chia VHDG thành nhiều loại chính.

Xét về phương thức biễu diễn (hay hình thức diễn xướng), có thể chia
VHDG thành bốn loại hình:
a) Loại hình nói (luận lí): tục ngữ, câu đố.
b) Loại hình kể (tự sự): các loại truyện kể dân gian như thần thoại, truyền
thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
c) Loại hình hát: ca dao, đồng dao, hát ru.
d) Loại hình diễn: tuồng, chèo, cải lương, múa rối.
Xét về phương diện thể loại, có thể chia VHDG thành ba thể loại:
a) Truyện cổ dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn,
truyện cười.
b) Thơ ca dân gian: ca dao, tục ngữ, câu đố, hát ru, đồng dao.
c) Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, cải lương, múa rối.
Tìm hiểu khái quát về hệ thống thể loại của VHDG Việt Nam:
Thần thoại: tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải
thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng
tạo văn hóa của con người.
Truyền thuyết: tác phẩm VHDG kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có
liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lý tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ
15


và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, hoặc với dân
chúng ở một cộng đồng hoặc một vùng nào đó.
Sử thi: Tác phẩm dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn từ có vần, nhịp, xây
dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều
biến cố lịch sử lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng.
Truyện cổ tích: Tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được
kết cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện
tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
Truyện ngụ ngôn: Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông

qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loài vật) để kể về những sự việc liên quan
đến con người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc triết lý
nhân sinh.
Truyện cười: Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất
ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười,
nhằm mục đích giải trí, phê phán.
Tục ngữ: Câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc
kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong giao tiếp hằng ngày của nhân
dân.
Câu đố: Bài văn vần hoặc câu nói, thường có vần, mô tả vật đố bằng những
hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn
luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống.
Ca dao: Lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn
xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
Vè: Tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói
về các sự việc, sự kiện thời sự của làng nước.
Truyện thơ: Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, phản ánh
số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng bị tước
đoạt.
Chèo: Tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng
để vừa ca ngợi những tấm gương đạo đức, vừa phê phán đả kích cái xấu trong xã
16


hội (ngoài chèo, sân khấu dân gian còn có những hình thức khác như tuồng dân
gian, múa rối, các trò diễn mang tích truyện…).
Dựa vào những đặc điểm của các thể loại VHDG và kết hợp với những yêu
cầu, mục tiêu của môn Đạo đức trong nhà trường Tiểu học, có thể sử dụng: truyện
cổ tích, tục ngữ, ca dao vào dạy học môn Đạo đức cho học sinh.
1.4. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

Trong văn học dân tộc, văn học dân gian là bộ phận ra đời sớm. Nó không
chỉ là một bộ phận của văn chương mà còn chính là đời sống, là quan niệm, là kinh
nghiệm, là tiếng lòng muôn điệu của dân gian. Vì vậy, vai trò và giá trị của VHDG
thật lớn lao và toàn diện.
VHDG chính là bộ Bách khoa toàn thư vĩ đại của mỗi dân tộc và của cả nhân
loại, là nơi kết tinh những tri thức khoa học, tài năng nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm
của nhân dân. VHDG là nguồn cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng
vào quá trình lao động, chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, thiết lập quan hệ giữa
con người với con người. Đồng thời VHDG còn đúc kết các quan điểm thẩm mĩ,
đạo đức, các quan niệm ứng xử, những khát vọng cùng lí tưởng sống của nhân dân
lao động…Cụ thể như: thần thoại luôn thể hiện quan niệm của người xưa về thế
giới, trong mỗi câu chuyện đều chứa đựng những hạt nhân triết học hoặc một cách
giải thích nào đó về sự hình thành vũ trụ, các ngành nghề thủ công, những miền địa
lí…; truyền thuyết là những trang sử sống động, thấm đẫm niềm tự hào của nhân
dân về những người anh hùng dân tộc; cổ tích là những bài học về tình yêu thương,
là nơi người xưa bộc lộ những ước mơ, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc trần
gian; ngụ ngôn, truyện cười là những tiếng cười chứa sẵn những liều thuốc khi đắng
cay, khi ngọt lành không ngoài mục đích chữa các căn bệnh nhận thức, ứng xử cho
nhân loại muôn đời; ca dao là gì nếu không phải là điệu hồn của những người yêu
nhau, là lời tâm tình về nhân tình thế thái, là tiếng hát ca ngợi quê hương, đất nước,
con người…; tục ngữ là vốn kinh nghiệm quý báu về nhiều vấn đề của cuộc sống,
đặc biệt là kinh nghiệm lao động sản xuất của người nông dân…Không những thế,
đối với mỗi dân tộc, VHDG giúp cho người đời sau nhận thức được bề dày lịch sử,
truyền thống văn hóa, cốt cách và vẻ đẹp tinh thần của dân tộc mình, từ đó biết phát
17


huy thế mạnh quá khứ, lí giải hiện tại và dự đoán tương lai. Đối với nền văn học
nghệ thuật của mỗi dân tộc, VHDG đều được coi là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi
dưỡng nó. Những giá trị cơ bản của VHDG cụ thể là:

1.4.1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của dân
tộc
Tri thức của dân gian là nhận thức của nhân dân đối với đời sống quanh
mình. Đó là những kinh nghiệm mà nhân dân đã đúc kết từ đời sống.
Tri thức trong VHDG thuộc đủ các lĩnh vực đời sống: tự nhiên, xã hội, con
người,…Nói đến tri thức của các dân tộc trên đất nước ta là nói đến kho tàng quí
báu, vô giá, vô tận về trí tuệ của con người đối với thiên nhiên và xã hội.
Tri thức VHDG phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc
kết từ thực tiễn. Tri thức dân gian thường được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật
vì thế hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu
bền với thời gian.
Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc có một kho tàng VHDG riêng vì thế
vốn tri thức của dân tộc ta là vô cùng sâu sắc và phong phú.
Chẳng hạn, những kinh nghiệm nhân dân đúc kết từ tự nhiên được thể hiện
qua các câu ca dao, tục ngữ như:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.
“Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to”.
Hoặc, những kinh nghiệm nhân dân đúc kết từ đời sống xã hội được thể hiện
qua các câu ca dao, tục ngữ như:
“Bán anh em xa, mua láng giềng gần”
“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
1.4.2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
VHDG trước hết giáo dục con người tinh thần nhân đạo, lạc quan, đó là tình
yêu thương đối với đồng loại, giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh giá trị con
người, tình yêu thương con người, đấu tranh giải phóng con người, niềm tin bất diệt
18



về chiến thắng của chính nghĩa và cái thiện. Chẳng hạn, truyện Tấm Cám giúp con
người đồng cảm, chia sẻ với nỗi bất hạnh của Tấm; khẳng định phẩm chất của Tấm;
lên án kẻ xấu, kẻ ác.
VHDG hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp: tình yêu quê
hương đất nước, lòng vị tha, tính cần kiệm,…
Ví dụ bài học về đạo lí làm con:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Hay, ca dao tục ngữ về tình yêu quê hương đất nước:
“Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về”.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”.
1.4.3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần tạo nên bản sắc riêng
cho nền văn học dân tộc
VHDG được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian đã trở thành
những viên ngọc sáng, những mẫu mực về nghệ thuật để chúng ta học tập.
Nhờ có giá trị to lớn như vậy nên trong nhiều thế kỉ, khi văn học viết chưa
hình thành VHDG đóng vai trò chủ đạo. Khi văn học viết đã phát triển VHDG là
nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết. Trong tiến trình lịch sử, VHDG đã
phát triển song song cùng văn học viết, làm cho nền văn học Việt Nam trở nên
phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tâm hồn trẻ em và tâm hồn của người xưa có những điểm tương đồng với
nhau. Trẻ em vốn ưa tưởng tượng, thích mơ ước, sống với nhiều xúc cảm mãnh liệt
mà VHDG lại là thế giới của tưởng tượng và mơ ước, là sản phẩm của tâm hồn và
trí tuệ ngây thơ của nhân loại. Vì vậy, một số thể loại VHDG đã trở thành món quà
tặng đầy yêu thương của người xưa dành cho các em. VHDG, với tính chất nguyên
hợp của mình, đã cung cấp cho trẻ em những hiểu biết về đời sống tự nhiên, xã hội,

19


trả lời một cách thú vị vô vàn thắc mắc của các em về thế giới xung quanh. Con
đường nhận thức của trẻ em thường bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng. VHDG đã đáp ứng được điều này khi khái quát các bài học nhận thức, giáo
dục từ những hình ảnh, tình huống thuộc đời sống thực tiễn. Các bài học giáo dục
đạo đức, nhân cách đã được đúc kết trong VHDG chưa bao giờ cũ so với mọi thời
đại, bởi vì chúng luôn được khái quát từ triết lí của tình thương. Cha ông ta muốn
rằng, mặc dù cuộc sống luôn thay đổi thì cái đọng lại cuối cùng vẫn là lòng nhân ái,
sự yêu thương giữa con người với con người.
1.5. Tìm hiểu về ngữ liệu văn học dân gian
Ngữ liệu không chỉ là tư liệu nhằm phục vụ việc chuyển tải nội dung tri thức,
rèn luyện kỹ năng mà còn có quan hệ mật thiết tới việc sử dụng phương pháp, biện
pháp, hình thức tổ chức dạy học, có tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm
của học sinh, đến hoạt động dạy học của giáo viên. Vì vậy, việc lựa chọn và sử
dụng ngữ liệu VHDG đang là vấn đề được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, của
đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, thực hiện được những
mục tiêu dạy học nói chung và trong dạy học môn Đạo đức nói riêng.
Trong số các loại ngữ liệu được sử dụng để dạy học, có một bộ phận được
khai thác, lựa chọn từ VHDG như: ca dao, tục ngữ, câu đố, thành ngữ,…Đó là
những ngữ liệu văn học dân gian (NLVHDG)
Hội nghị BCH TW Đảng lần 6 (khóa IX) ngày 26/7/2003 đã khẳng định
nhiệm vụ “đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự
tu dưỡng, tự tạo việc làm”. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 - 2010
trình bày tại Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ giáo dục và đào tạo cần: “đổi mới
phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của
người học, coi trọng thực hành, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học
vệt, học chay”.

Tìm hiểu việc sử dụng NLVHDG trong dạy học môn Đạo đức có tác dụng
giúp HS nâng cao kiến thức và vốn hiểu biết về VHDG, bồi dưỡng cách sống, nâng
cao trình độ thẩm mỹ cho HS, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và tâm hồn dân tộc
20


×