TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN VIỆT LINH GIANG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN
XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120
Tháng 4 – 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN VIỆT LINH GIANG
MSSV: 2096745
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN
XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRƯƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN
Tháng 4 - 2015
LỜI CẢM TẠ
---------------------- ---------------------Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức cho em trong
suốt thời gian em học tập tại trường. Em xin trân trọng và tỏ lòng biết ơn đối
với cô Trương Khánh Vĩnh Xuyên đã hướng dẫn và tận tình chỉ bảo em trong
suốt thời gian em thực hiện luận văn.
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, các cô chú,
anh chị tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em học hỏi trong quá
trình thực tập.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên
không tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện luận văn, kính mong
được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý Thầy cô cũng như các cô chú, anh chị tại
cơ quan thực tập để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy cô và các cô chú, anh chị tại
ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ dồi dào sức
khỏe và thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Việt Linh Giang
i
TRANG CAM KẾT
---------------------- ---------------------Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất kỳ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Việt Linh Giang
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
---------------------------------- -------------------------------Qua thời gian thực tập của sinh viên Nguyễn Việt Linh Giang tại Phòng
Thanh toán quốc tế ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh
Cần Thơ, phòng có ý kiến như sau
- Sinh viên đảm bảo thời gian thực tập
- Sinh viên có tinh thần học hỏi, tích cực nghiên cứu tài liệu, sách báo
liên quan.
- Thái độ nghiêm túc, đúng mực trong giao tiếp.
Như vậy, sinh viên Nguyễn Việt Linh Giang đã vận dụng tốt lý thuyết ở
trường và thực tế hoạt động của đơn vị để hoàn thành tốt luận văn.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
TL GIÁM ĐỐC
PP THANH TOÁN QUỐC TẾ
(ký tên và đóng dấu)
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
---------------------------------- -------------------------------…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
---------------------------------- -------------------------------…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)
v
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.3.1 Phạm vi không gian ............................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................. 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ......................................................................... 3
2.1.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................... 3
2.1.2 Cơ sở thực tiễn .....................................................................................14
2.1.3 Cơ sở khoa học .....................................................................................17
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................17
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................17
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................17
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ .....................................................20
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETCOMBANK) .......................................................................................20
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ ..............................................................................21
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................21
3.2.2 Mạng lưới hoạt động.............................................................................22
3.2.3 Cơ cấu tổ chức và điều hành .................................................................22
3.2.4 Giới thiệu phòng thanh toán quốc tế .....................................................24
3.2.5 Quy trình thanh toán xuất khẩu tại Vietcombank Cần Thơ ....................25
vi
3.3 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
VIETCOMBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2012 – 2014..............................28
3.3.1 Thu nhập ..............................................................................................30
3.3.2 Chi phí..................................................................................................31
3.3.3 Lợi nhuận .............................................................................................31
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN
THƠ GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 ...................................................................33
4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VCB CHI
NHÁNH CẦN THƠ ......................................................................................33
4.1.1 Cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu. .......................................................33
4.1.2 Cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu theo từng phương thức. ...................36
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI VCB
CẦN THƠ .....................................................................................................39
4.2.2 Thực trạng thanh toán xuất khẩu theo từng phương thức thanh toán. ....40
4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP VCB CẦN THƠ .........................44
4.3.1 Doanh số thanh toán xuất khẩu của Vietcombank so với một số ngân
hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ ............................................................44
4.3.2 Thị phần tương đối của VCB Cần Thơ so với một số đối thủ cạnh tranh
trên địa bàn thành phố Cần Thơ .....................................................................45
4.3.3 Thị phần thanh toán xuất khẩu ..............................................................47
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN
XUẤT KHẨU ..............................................................................................50
5.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
XUẤT KHẨU TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ ........................................50
5.1.1 Các yếu tố bên ngoài ............................................................................50
5.1.2 Các yếu tố bên trong .............................................................................51
5.1.3 Ma trận SWOT .....................................................................................54
5.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU
TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ ................................................................55
5.2.1 Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu ...........................55
5.2.2 Giải pháp về chính sách khách hàng .....................................................56
vii
5.2.3 Giải pháp về hoạt động Marketing ........................................................57
5.2.4 Giải pháp về công nghệ ngân hàng .......................................................57
5.2.5 Đẩy mạnh tài trợ xuất nhập khẩu ..........................................................57
5.2.6 Áp dụng biểu phí thích hợp, linh hoạt thu hút khách hàng.....................58
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................59
6.1 KẾT LUẬN .............................................................................................59
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................59
6.2.1 Kiến nghi đối với Chính phủ.................................................................59
6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................60
6.2.3 Kiến nghị đối với ngân hàng Vietcombank ...........................................61
6.2.4 Kiến nghị đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu .................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................63
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền ..................................................... 5
Hình 2.2 Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ ..................................... 6
Hình 2.3 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ ............... 8
Hình 2.4 Tỷ trọng XNK của Tp. Cần Thơ giai đoạn 2012 -2014....................15
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Vietcombank Cần Thơ ..........24
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng thanh toán quốc tế ...............................25
Hình 3.3 Quy trình nhờ thu hàng xuất khẩu tại Vietcombank Cần Thơ ..........26
Hình 3.4 Quy trình thanh toàn L/C xuất khẩu ................................................28
Hình 3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn
2012 - 2014 ...................................................................................................30
Hình 4.1 Tỷ trọng thanh toán xuất khẩu của Vietcombank Cần Thơ so với toàn
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012 - 2014 .....................................................34
Hình 4.2 Tỷ trọng thanh toán nhập khẩu của Vietcombank Cần Thơ so với
toàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2014 .............................................35
Hình 4.3 Tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank Cần Thơ so
với toàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2014 .......................................35
Hình 4.4 Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán xuất khẩu tại VCB Cần
Thơ giai đoạn 2012 - 2014.............................................................................38
Hình 4.5 Cơ cấu thanh toán xuất khẩu theo các phương thức thanh toán tại
Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2014 ...............................................40
Hình 4.6 Thị phần thanh toán xuất khẩu của một số ngân hàng ở thành phố
Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2014 .....................................................................48
ix
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Kim ngạch XNK của Tp. Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2014. .............15
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn
2012 – 2014...................................................................................................29
Bảng 4.1 Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ giai
đoạn 2012 – 2014 ..........................................................................................33
Bảng 4.2 Doanh số thanh toán XNK theo từng phương thức tại Vietcombank
Cần Thơ giai đoạn 2012 -2014 ......................................................................36
Bảng 4.3 Doanh số các phương thức thanh toán xuất khẩu tại Vietcombank
Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2014 .....................................................................40
Bảng 4.4 Số món và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức chuyển tiền
tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2012 - 2014 ...........................................41
Bảng 4.5 Số món và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức nhờ thu tại
Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2012 - 2014................................................42
Bảng 4.6 Số món và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức L/C tại
Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2012 - 2014................................................43
Bảng 4.7 Doanh số thanh toán xuất khẩu của một số ngân hàng trên địa bàn
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2014 ....................................................44
Bảng 4.8 Thị phần tương đối của Vietcombank Cần Thơ so với EIB, BIDV,
ACB Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2014 ............................................................45
Bảng 4.9 Biểu phí thanh toán xuất khẩu của một số ngân hàng trên địa bàn
thành phố Cần Thơ ........................................................................................46
Bảng 5.1 Ma trận SWOT ...............................................................................54
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
NH
:
Ngân hàng
NHTM
:
Ngân hàng thương mại
TMCP
:
Thương mại cổ phần
XK
:
Xuất khẩu
NK
:
Nhập khẩu
XNK
:
Xuất nhập khẩu
ĐBSCL
:
Đồng bằng sông Cửu long
TPCT
:
Thành phố Cần Thơ
TTQT
:
Thanh toán quốc tế
ĐVT
:
Đơn vị tính
PGD
:
Phòng giao dịch
Tiếng Anh
VCB
:
Joint Stock Commercial Bank for Forgein Trade of Vietnam
SWIFT :
Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
WTO
:
World Trade Organization
EIB
:
Joint Stock Commercial Bank for Export – Import of Vietnam
ACB
:
Asia Commercial Bank
BIDV
:
Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development
of Vietnam
xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay là xu hướng tất yếu của hầu hết các
quốc gia cũng như các vùng lãnh thổ trên thế giới vì nhờ các hoạt động thương
mại quốc tế giữa các nước mà từ đó góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế
của các quốc gia. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam
thì hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển
kinh tế, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau
7 năm gia nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường Thế giới đã có những
bước tiến rõ rệt từ đó tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại nói chung
và xuất khẩu nói riêng.
Trong quá trình xuất nhập khẩu không thể không nói đến khâu cuối
cùng là thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế có ảnh hưởng đến hoạt động
thương mại hàng hóa, nếu thực hiện tốt hoạt động thanh toán sẽ góp phần giúp
giao dịch diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn góp phần thúc đẩy hoạt
động xuất nhập khẩu. Do đó, hoạt động thanh toán quốc tế được xem là một
trong những nghiệp vụ quan trọng đối với các NHTM, mang lại nguồn lợi
nhuận cho ngân hàng qua thu phí và tốc độ tăng tăng trưởng ngày càng mạnh.
Nằm ở vị trí là trung tâm kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) với hệ thống giao thông cảng, đường bộ và hàng không đang
được chú trọng, nâng cấp cùng hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện thì
cộng đồng Doanh nghiệp tại Thành Phố Cần Thơ (TPCT) càng có nhiều cơ hội
hợp tác thương mại với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, trong các NHTM
tại Việt Nam thì Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
được xem là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung
và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng. Cho đến nay, ngân hàng vẫn giữ
vững vị trí dẫn đầu của mình trong lĩnh vực này. Vì thế, từ lâu Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam đã đặt chi nhánh tại Cần Thơ để kịp thời hỗ
trợ các doanh nghiệp trong thương mại quốc tế. Trong nhiều năm qua, ngân
hàng TMCP Ngoại Thương nói chung và ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi
nhánh Cần Thơ nói riêng luôn cố gắng hoàn thiện các nghiệp vụ để phục vụ
tốt nhất cho khách hàng trong nước cũng như nước ngoài. Như vậy, để hiểu rõ
hơn về hoạt động TTQT đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu em xin chọn đề
tài: “Phân tích hoạt động thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình thanh toán xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2012 – 2014 , từ đó đề
xuất ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán xuất khẩu trong
tương lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2014.
Mục tiêu 2: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán
xuất khẩu của Vietcombank Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đối với hoạt
động thanh toán xuất khẩu của Vietcombank Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi
nhánh Cần Thơ số 03 – 05 – 07 Hòa Bình, phường Tân An, quận Ninh Kiều,
Tp Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 5/1/2015 đến
15/4/2015.
Đề tài nghiên cứu lấy số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính trong giai
đoạn 2012 – 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các báo cáo tài chính và số liệu, thông tin có liên quan đến hoạt động
thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
Các nghiên cứu, thống kê về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
nói chung và Cần Thơ nói riêng nhằm có cái nhìn khái quát về tình hình xuất
nhập khẩu và thanh toán xuất nhập khẩu.
2
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Sơ lược về hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM
Khái niệm thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc tiến hành nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ
sở các hoạt động kinh tế hoặc phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân của
quốc gia này với tổ chức hay các nhân của quốc gia khác, hoặc giữa quốc gia
với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có
liên quan.
Thanh toán quốc tế có thể được chia làm 2 loại chủ yếu:
- Thanh toán quốc tế có tính chất mậu dịch: phát sinh trên cơ sở trao đổi
hàng hóa và dịch vụ thương mại, thường có đi kèm chứng từ hàng hóa. Các
bên ràng buộc nhau bởi hợp đồng thương mại và các cam kết khác.
- Thanh toán quốc tế có tính chất phi mậu dịch: không có tính chất
thương mại, không liên quan đến việc mua bán, luân chuyển hàng hóa giữa
các nước, thường là các khoản chi phí đi lại, vận chuyển ngoại giao, hợp tác
văn hóa giữa các cá nhân, tổ chức hay quốc gia.
Đặc điểm của thanh toán quốc tế
- Hoạt động thanh toán quốc tế phải đạt tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế,
nên đòi hỏi các NHTM khi thực hiện nghiệp vụ này phải có năng lực tài chính
vững mạnh, trình độ nghiệp vụ cao, công nghệ tiên tiến và mạng lưới rộng trên
khắp thế giới nhằm đảm bảo thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng và an toàn.
- Kỹ thuật thanh toán của ngân hàng được dựa trên cơ sở chứng từ chứ
không phải hàng hóa, nên bộ chứng từ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt
động thanh toán quốc tế.
- Hoạt động thanh toán quốc tế đa số tiến hành giao dịch bằng ngoại tệ.
Vì vậy khi thực hiện cần lựa chọn đồng tiền thanh toán tương đối ổn định,
đồng thời phải tính toán thận trọng rủi ro khi tỷ giá biến động.
- Hoạt động thanh toán quốc tế phải được thực hiện trên nền tảng pháp
luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời phải được vận dụng khéo léo
trên cơ sở kết hợp pháp luật trong nước.
3
- Hoạt động thanh toán quốc tế chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh
tế, chính sách ngoại thương và ngoại hối quốc gia.
Vai trò của thanh toán quốc tế
a. Đối với NHTM
Hoạt động TTQT góp phần tạo điều kiện cho các NHTM tăng doanh
thu, tăng lợi nhuận và thu nhiều ngoại tệ từ các khoản như thu phí dịch vụ
chuyển tiền, phí thanh toán, phí bảo lãnh. Đây là những khoản thu góp phần
không nhỏ vào lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, trong quá trình tham
gia hoạt động TTQT, khách hàng còn có thể phát sinh thêm những nhu cầu
khác như: mua bán ngoại tệ, tài trợ XNK, chiết khấu..
Khi hoạt động TTQT của ngân hàng đáp ứng tốt yêu cầu của khách
hàng sẽ giúp cho hoạt động của ngân hàng vượt khỏi phạm vi quốc gia, hòa
nhập với các ngân hàng trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của NH
trên trường quốc tế. Điều này không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt
động mà còn góp phần tạo nên vị thế cạnh tranh của NH trong điều kiện nền
kinh tế thị trường như hiện nay.
b. Đối với doanh nghiệp
Trong các hoạt động XNK rất dễ xảy ra các vấn đề giữa người mua và
người bán trong quá trình giao dịch, khi đó NH được chọn làm bên thứ ba độc
lập làm trung gian thanh toán để có thể đảm bảo quyền lợi của hai bên. Bên
cạnh đó, việc công nghệ hiện đại ngày càng phát triển góp phần giúp cho quá
trình thanh toán diễn ra thuận lợi và nhanh chóng với độ chính xác cao từ đó
góp phần làm giảm thiểu rủi ro trong qua trình thanh toán XNK.
Khi quá trình thanh toán được tiến hành nhanh chóng, người XK có thể
thu hồi vốn nhanh hơn, góp phần làm tăng vòng quay vốn và mở rộng hoạt
động kinh doanh. Ngược lại, quá trình thanh toán diễn ra chậm trễ có thể gây
khó khăn cho việc tái đầu tư sản xuất.
c. Đối với nền kinh tế
Thanh toán là khâu quan trọng và là khâu cuối cùng trong hoạt động
thương mại, thông qua TTQT các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hóa, dịch
vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác một cách an toàn và dễ dàng. Do đó,
hoạt động thanh toán có vai trò thúc đẩy các hoạt động ngoại thương.
Hoạt động thanh toán quốc tế còn góp phần thúc đẩy quá trình lưu
thông tiền tệ trong nền kinh tế, làm tăng khối lượng thanh toán không dùng
tiền mặt đồng thời tạo nên sự thu hút nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
4
2.1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế
2.1.1.2.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Khái niệm
Chuyển tiền là hình thức thanh toán mà trong đó người trả tiền (người
nhập khẩu) đề nghị ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho
người bán hàng (người xuất khẩu) ở một địa điểm nhất định tại một thời điểm
nhất định.
Hình thức chuyển tiền
+ Chuyển tiền bằng thư (M/T – Mail Transfer): là hình thức ngân hàng
thực hiện chuyển tiền gửi thư đến để ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước
ngoài trả tiền cho người xuất khẩu.
+ Chuyển tiền bằng điện báo (T/T – Telegraphic Transfer): là việc
chuyển tiền đượct hực hiện bằng cách ngân hàng điện ra lệnh cho ngân hàng
đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người xuất khẩu.
Quy trình tiến hành nghiệp vụ
Ngân hàng thanh toán
(4)
Ngân hàng chuyển tiền
(2)
(5)
Người nhận tiền
(1)
(3)
Người chuyển tiền
(Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – Thái Văn Đại)
Hình 2.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền
Chú thích:
(1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ
cho người nhập khẩu đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ thanh toán.
(2) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, hóa đơn và viết lệnh chuyển
tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu thanh toán cho người xuất
khẩu.
(3) Nếu chứng từ hàng hóa hợp lệ và đủ số dư để thanh toán, ngân hàng
sẽ gửi giấy báo nợ và trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền.
5
(4) Ngân hàng chuyển tiền cho người xuất khẩu (bằng điện báo hoặc
thư) thông qua ngân hàng đại lý của mình tại nước xuất khẩu.
(5) Ngân hàng đại lý gửi giấy báo có và chuyển tiền cho người thụ
hưởng. -(Thái Văn Đại, 2014).
2.1.1.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection Payment)
Khái niệm
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ thì ủy thác cho ngân hàng
phục vụ mình để ngân hàng thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu trên cơ sở chứng từ
thanh toán.
Hình thức nhờ thu
- Nhờ thu trơn (Clean Collection): là hình thức thanh toán mà trong đó
người xuất khẩu sau khi giao hàng cho người nhập khẩu thì ký phát hối phiếu
nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu theo số tiền được ghi trên hối
phiếu mà không đi kèm theo bất kỳ điều kiện thanh toán nào.
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documents Collection): là hình thức thanh
toán mà sau khi người xuất khẩu cung cấp hàng hóa dịch vụ sẽ lập chứng từ
thanh toán và hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ với điều kiện ngân hàng thay
mặt nhà xuất khẩu khống chế bộ chứng từ khi nào người nhập khẩu thanh toán
tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán mới giao bộ chứng từ làm cơ sở nhận
hàng.
Quy trình tiến hành nghiệp vụ
(7)
NH phục vụ nhà XK
NH thu hộ
(3)
(8)
(2)
Nhà Xuất Khẩu
(4)
(1)
(5)
(6)
Nhà Nhập Khẩu
(Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – Thái Văn Đại)
Hình 2.2 Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
Chú thích:
(1) Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa nhà xuất khẩu
và nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.
6
(2) Trên cơ sở giao hàng, nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền nhà
nhập khẩu, kèm theo bộ chứng từ hàng hóa gửi đến ngân hàng phục vụ nhờ
thu hộ.
(3) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu và bộ chứng từ
hàng hóa kèm với chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng đại lý của mình tại nước
nhập khẩu nhờ thu tiền hộ.
(4) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra, giữ lại bộ chứng từ còn hối phiếu
thì gửi đến nhà nhập khẩu để yêu cầu thanh toán, kèm theo bản sao hóa hơn.
(5) Tùy theo thời gian thanh toán mà chia thành 2 trường hợp:
- Nếu là nhờ thu tiền đổi chứng từ (D/P – Documents Against Payment)
thì ngân hàng chỉ giao bộ chứng từ khi nhà nhập khẩu trả tiền ngay.
- Nếu là nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A – Documents
Against Acceptance) thì nhà nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hối
phiếu, ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ.
(6) Ngân hàng thu hộ chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho người
nhập khẩu để nhận hàng.
(7) Ngân hàng thu hộ thực hiện các bút toán chuyển tiền và gửi giấy
báo có hoặc hối phiếu đã được chấp nhận về ngân hàng phục vụ nhà xuất
khẩu.
(8) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu ghi có trên tài khoản của nhà
xuất khẩu và gửi giấy báo có hoặc hoàn trả hối phiếu cho nhà xuất khẩu. (Thái Văn Đại, 2014).
2.1.1.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit)
Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một loại thỏa thuận, trong đó ngân
hàng (ngân hàng mở L/C) đáp ứng yêu cầu của người mở L/C, cam kết hay
cho phép một ngân hàng khác (ngân hàng ở nước xuất khẩu) chi trả hoặc chấp
nhận những yêu cầu của người hưởng lợi với điều kiện người này xuất trình
cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản đã ghi
trong thư tín dụng.
Thư tín dụng là một bức thư mà ngân hàng lập ra yêu cầu nhà nhập
khẩu (người xin mở L/C) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng
lợi) một số tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện
người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản quy định trong L/C.
7
Quy trình tiến hành nghiệp vụ
(7)
NH mở L/C
NH thông báo
(6)
(2)
(10)
(9)
Nhà Nhập Khẩu
(1)
(3)
(4)
(5)
(8)
Nhà Xuất Khẩu
(Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – Thái Văn Đại)
Hình 2.3 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Chú thích:
(1) Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, người nhập khẩu viết đơn xin
mở thư tín dụng tại ngân hàng phục vụ mình.
(2) Nếu đủ điều kiện, ngân hàng mở L/C và chuyển đến cho người NK
thông qua NH thông báo tại nước XK.
(3) Sau khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra
và thông báo đến nhà xuất khẩu, đồng thời chuyển bản gốc L/C cho nhà xuất
khẩu.
(4) Người xuất khẩu nhận L/C và tiến hành kiểm tra, nếu phù hợp thì
tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu.
(5) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ thanh
toán theo đúng điều khoản trong L/C xuất trình cho ngân hàng thông báo để
yêu cầu thanh toán.
(6) Ngân hàng thông báo tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của
chứng từ, đối chiếu với những điều khoản trong L/C. Nếu thấy không phù hợp
thì trả lại cho đơn vị điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa đổi. Nếu phù hợp thì ngân
hàng thông báo sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
(7) Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán sẽ tiến hành
kiểm tra, đối chiếu với những điều khoản quy định trên L/C. Nếu không phù
hợp, ngân hàng sẽ tiến hành từ chối thanh toán và gửi trả bộ chứng từ cho nhà
xuất khẩu. Nếu phù hợp thì tiến hành trả tiền thông qua ngân hàng thông báo.
8
(8) Nhận được thông báo có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất
khẩu, ngân hàng báo có cho nhà xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu có kỳ hạn
đã được chấp nhận thanh toán.
(9) Ngân hàng mở L/C gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận
hàng.
(10) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với điều
khoản ghi trong L/C thì hoàn trả tiền lại cho ngân hàng, nếu không phù hợp thì
có quyền từ chối trả tiền. - (Thái Văn Đại, 2014).
2.1.1.4 Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Là chứng từ hàng hóa do người bán lập, trao cho người mua nhằm chứng
minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
để yêu cầu người mua trả tiền. - (Quan Minh Nhựt, 2013).
Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Lading)
Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người
gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển.
Vận đơn được phân loại như sau:
-
Căn cứ vào cách chuyển nhượng sở hữu hàng hóa:
+ Vận đơn theo lệnh (B/L to order): là vận đơn mà theo đó người chuyên
chở sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, ngân hàng hoặc người nhận
hàng.
+ Vận đơn đích danh (B/L to anamed person/ straight B/L) là vận đơn
trong đó ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, nên hàng hóa chỉ có thể được
giao cho người có tên trong B/L.
+ Vận đơn xuất trình (Bearer B/L) hay vận đơn vô danh: là vận đơn trong
đó không ghi rõ tên người nhận hàng, cũng không ghi rõ theo lệnh của ai nên
người chuyên chở sẽ giao hàng cho người cầm vận đơn xuất trình.
-
Căn cứ vào ghi chú trên vận đơn:
+ Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có ghi chú gì về khiếm
khuyết của hàng hóa hay bao bì.
+ Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): là vận đơn có những ghi chú
bất thường về tình trạng của hàng hóa hay bao bì.
-
Căn cứ vào cách chuyên chở:
9
+ Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): được sử dụng trong trường hợp hàng hóa
được chuyên chở bằng một con tàu từ cảng xếp đến cảng đích không qua
chuyển tải.
+ Vận đơn đi suốt (Through B/L): được sử dụng trong trường hợp chuyên
chở hàng hóa từ cảng xếp đến cảng đích phải chuyển tải qua nhiều tàu thuộc
hai hay nhiều chủ khác nhau. Người cấp phát vận đơn đi suốt phải chịu trách
nhiệm về hàng hóa trong suốt chặng đường từ cảng xếp đến cảng dỡ cuối
cùng. - (Quan Minh Nhựt, 2013).
Phiếu đóng gói (Packing List)
Là chứng từ liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một
kiện hàng nhất định.- (Quan Minh Nhựt, 2013).
Chứng từ bảo hiểm (Insurance policy/ Insurance certificate)
Là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm để hợp thức
hóa hợp đồng bảo hiểm, nhằm đảm bảo hàng hóa đã được bảo hiểm trong suốt
quá trình vận chuyển. - (Quan Minh Nhựt, 2013).
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O - Certificate of Origin)
Là chứng từ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa do nhà xuất
khẩu hoặc do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ở Việt Nam, giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hóa do phòng Thương mại và Công nghiệp cấp. - (Quan Minh Nhựt, 2013).
Giấy chứng nhận chất lượng ( Certificate of Quality)
Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm
chất hàng phù hợp với điều khoản trong hợp đồng. Tùy thuộc vào thỏa thuận
của hai bên mua bán, giấy chứng nhận có thể do người cung cấp hàng cấp
cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất khẩu cấp. - (Quan Minh Nhựt,
2013).
Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate
quantity/weight).
of
Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của hàng hóa thực giao. Có
thể do người cung cấp hoặc tổ chức kiểm nghiệm hàng xuất khẩu cấp, tùy theo
sự thỏa thuận trong hợp đồng. - (Quan Minh Nhựt, 2013).
Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)
Là chứng từ xác nhận tình trạng không độc hại hàng hóa đối với người tiêu
thụ do cơ quan y tế hoặc do cơ quan kiểm nghiệm và giám định hàng hóa
XNK cấp. - (Quan Minh Nhựt, 2013).
10
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Là chứng từ do Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hàng để
xác nhận hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật không có bệnh dịch, nấm độc…
có thể gây ra dịch bệnh cho cây cối ở nơi đường đi của hàng hóa hoặc ở nơi
hàng đến. - (Quan Minh Nhựt, 2013).
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate)
Là chứng từ do Cơ quan thú y cấp cho chủ hàng để chứng nhận hàng hóa
không có vi trùng gây bệnh hoặc đã tiêm chủng phòng bệnh. - (Quan Minh
Nhựt, 2013).
Tờ khai hải quan
Chủ hàng phải khai các chi tiết về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải
quan kiểm tra các thủ tục về giấy tờ. - (Quan Minh Nhựt, 2013).
2.1.1.5 Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động thanh toán quốc tế (Dương Phạm Minh Tân, 2013)
Khái niệm về thị phần
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm
lĩnh.
Thị phần (%) =
Doanh số bán hàng của DN
× 100
Tổng doanh số thị trường
Bên cạnh đó, ta còn có khái niệm thị phần tương đối (Relative Market
Share)
Thị phần tương đối (lần) =
Doanh số bán hàng của DN
Doanh số bán hàng của đối thủ
+ Nếu thị phần tương đối > 1: lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp.
+ Nếu thị phần tương đối = 1: lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và
đối thủ là như nhau.
+ Nếu thị phần tương đối <1: lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ.
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh các sản
phẩm đặc biệt là tiền tệ và dịch vụ tiền tệ. Thanh toán quốc tế là một loại hình
thái dịch vụ của ngân hàng hay nói cách khác nó là sản phẩm của ngân hàng.
Như vậy, ta có khái niệm: Thị phần thanh toán quốc tế của một NHTM là
phần mà dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng đó chiếm lĩnh trên thị
trường.
11
Thị phần thanh toán quốc tế của NHTM
Thị phần thanh toán quốc tế của một NHTM sẽ cho biết tổng kim ngạch
XNK của một quốc gia qua tỷ lệ thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng đó
sẽ là bao nhiêu. Từ đó phản ánh mức độ chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng
đó về dịch vụ thanh toán.
Thị phần TTQT (%) =
Doanh số hoạt động TTQT của NHTM
× 100
Kim ngạch XNK của quốc gia
Ngoài ra, còn có một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động thanh toán quốc tế của
một NHTM như:
Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế
Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế ngân hàng sẽ thu được một
khoản phí nhất định dựa theo biểu phí dịch vụ của NHTM. Đây là chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, phí thu càng cao thì hiệu quả
hoạt động thanh toán quốc tế càng lớn.
Mức độ đa dạng của sản phẩm hoạt động thanh toán quốc tế
Số lượng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, số lượng sản phẩm dịch vụ
trong từng nghiệp vụ cụ thể, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách
hàng, tăng thêm thu nhập của ngân hàng thông qua phí dịch vụ, phí thanh toán.
Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán
Chỉ tiêu này giúp ta nhận biết được trong toàn bộ phương thức thanh toán
thì phương thức nào được khách hàng sử dụng nhiều nhất, phương thức nào có
chất lượng phục vụ tốt nhất. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các tư vấn hợp lý
cho khách hàng khi lựa chọn phương thức thanh toán cho giao dịch của mình.
2.1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM
2.1.1.6.1 Các điều kiện khách quan
Chính sách vĩ mô của Nhà nước
+ Chính sách thuế: các chính sách thuế của Nhà nước rất có ảnh hưởng
lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp , đặc biệt là kinh
doanh xuất nhập khẩu. Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hoặc thấp đối
với mặt hàng xuất hay nhập khẩu nào đó sẽ tác động đến hoạt động thanh toán
quốc tế của các NHTM
+ Chính sách kinh tế đối ngoại: việc đưa ra các định hướng mang tính
chiến lược là bảo hộ hay tự do hóa mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành vi của
doanh nghiệp. Chính sách nghiên về bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn, cản trở
12