Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương iv – v vật lí 11 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM VẬT LÍ

------

Tên đề tài:

TẬP THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHƯƠNG IV – V
VẬT LÍ 11 NÂNG CAO
Luận văn Tốt nghiệp
Ngành: SƯ PHẠM VẬT LÍ
Chuyên ngành: SƯ PHẠM VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Đặng Thị Bắc Lý

Nguyễn Trung Hiếu
Lớp: TL1192A1
Mã số SV: 117589

Cần Thơ, 2015


LỜI CẢM ƠN
--  -Sau một thời gian dài nghiên cứu, tôi đã hoàn thành được đề tài của mình. Để hoàn
thành được những kết quả trên, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn


bè. Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ Môn Sư Phạm Vật lý thuộc Khoa Sư
Phạm, trường Đại Học Cần Thơ đã có những chỉ dạy, truyền đạt kiến thức và giúp cho tôi
hoàn thiện vốn kiến thức lẫn kỹ năng để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Đối với cô Đặng Thị Bắc Lý, tôi rất cảm ơn cô vì đã tạo cơ hội, cũng như là điều
kiện để tôi hoàn thành luận văn. Tôi rất chân thành cảm ơn vì cô đã dành cho tôi và các
bạn trong nhóm của tôi những thời gian quý báu và những lời chỉ dạy tận tình.
Tôi cũng cảm ơn rất nhiều những ý kiến đóng góp của các bạn cùng khóa, đặc biệt
là các bạn lớp Sư phạm Vật lý – Công nghệ khóa 37. Tôi rất cảm ơn các bạn đã giúp đỡ
và cho tôi những lời khuyên hữu ích.
Cuối lời, tôi xin kính chúc thầy cô và các bạn dồi dào sức khỏe, công tác tốt, thành
công và hạnh phúc.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng trong luận văn của tôi không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để tôi có thể khắc phục
những khuyết điểm của mình.
Cần Thơ, Ngày 25 tháng…năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trung Hiếu


LỜI CAM ĐOAN
--  -Tôi xin cam kết luận văn này do chính tôi thực hiện, từ kết quả, số liệu và các phân
tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và các kết quả này chưa được công bố trong
tất cả các công trình nghiên cứu nào trước đây.
Mọi tham khảo, trích dẫn đều được ghi rõ nguồn trong danh mục tham khảo tài liệu
của luận văn.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 4 năm 2015
Xác nhận đã chỉnh sửa

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 2
3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 2
4. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 2
4.1. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu ............................................................ 2
4.2. Các bước thực hiện ............................................................................................. 2
PHẦN II: NỘI DUNG ................................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG ................................. 4
1.1. MÔI TRƯỜNG...................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm môi trường ...................................................................................... 4
1.1.2. Chức năng của môi trường ............................................................................... 4
1.1.3. Ô nhiễm môi trường ........................................................................................ 6
1.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ............................................................. 7
1.2. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG .................................................................................. 9
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 9
1.2.2. Nội dung giáo dục môi trường ......................................................................... 9
1.2.3. Giáo dục môi trường trong nhà trường ........................................................... 10
Chương 2. TẬP THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG LIÊN
QUAN ĐẾN CÁC CHƯƠNG IV – V VẬT LÍ 11 NÂNG CAO ................................. 15
2.1. QUI TRÌNH LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC
VẬT LÍ....................................................................................................................... 15

2.2. QUI TRÌNH THIẾT KẾ NỘI DUNG GIÁO DỤC MỘI TRƯỜNG NHƯ MỘT
HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ............................................. 16
2.3. THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CHƯƠNG “IV.
TỪ TRƯỜNG” ........................................................................................................... 17
2.3.1. Chọn bài học có thể lồng ghép giáo dục môi trường ...................................... 17
2.3.2. Thiết kế nội dung lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “26. Từ trường” .... 17
2.3.3. Thiết kế nội dung lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “32. Lực Lo-ren-xơ”
................................................................................................................................ 20
2.3.4. Thiết kế nội dung lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “34. Sự từ hóa các
chất. Sắt từ” ............................................................................................................. 24
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

-i -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

2.3.5. Thiết kế nội dung lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “35. Từ trường Trái
Đất”......................................................................................................................... 28
2.4. THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CHƯƠNG “V.
CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ”............................................................................................... 31
2.4.1. Chọn bài học có thể lồng ghép giáo dục môi trường ...................................... 31
2.4.2. Thiết kế nội dung lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “38. Hiện tượng cảm
ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng” ..................................................................... 31
2.4.3. Thiết kế nội dung lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “40. Dòng điện Fucô”........................................................................................................................... 34
2.5. THIẾT KẾ NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG NHƯ MỘT HOẠT ĐỘNG
ĐỘC LẬP CHO CHƯƠNG “IV. TỪ TRƯỜNG” ....................................................... 37
2.5.1. Xác định chủ đề cần được giáo dục môi trường ............................................. 37

2.5.2. Hình thức hoạt động ...................................................................................... 37
2.5.3. Thiết kế hoạt hoạt động ................................................................................. 38
PHẦN III: KẾT LUẬN................................................................................................ 40
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI: .................................................................. 40
2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI: ...................................................................................... 40
3. NHỮNG DỰ ĐỊNH TRONG TƯƠNG LAI: .......................................................... 40

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

-ii -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

PHẦN I: MỞ ĐẦU
--  --

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, tốc độ đô thị hóa càng nhanh dẫn đến sự thay
đổi xấu và ô nhiễm môi trường diễn ra nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, vấn đề ô nhiễm
môi trường ở nhiều nơi trên nước ta là rất đáng báo động. Tình trạng ô nhiễm môi trường
ở những nơi này rất nhanh, ô nhiễm về nước, về không khí, về đất… ảnh hưởng không
tốt đến sức khỏe và đời sống và sinh hoạt của con người. Bên cạnh các cá nhân, tổ chức
có những việc làm cụ thể nhằm mục đích bảo vệ và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
thì vẫn còn nhiều tổ chức và cá nhân chưa có ý thức tốt về vấn đề này.
Giáo dục môi trường là một phần quan trọng và không thể thiếu trong nhà trường.
Đối với vấn đề này, Nhà nước ta đã đưa ra rất nhiều chính sách và văn bản pháp luật
nhằm khuyến khích các tổ chức cá nhân quan tâm và thực hiện. Ngày 27 tháng 12 năm

1993, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ
môi trường; Ngày 17 tháng 10 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc
phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”;
ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường
công tác giáo dục bảo vệ môi trường [1]. Với những chỉ đạo và chỉ thị của Nhà nước
nhằm nâng cao chất chất lượng và ý thức bảo vệ môi trường, thì giáo dục môi trường
cũng góp phần không nhỏ vào công việc trên. Việc giáo dục môi trường phải được thực
hiện ở nhiều cấp độ trong hệ thống giáo dục, phải thực hiện lâu dài. Vì vậy, ngay từ bậc
học mẫu giáo, chúng ta cần giáo dục môi trường cho học sinh.
Việc giáo dục môi trường trong các trường trung học phổ thông là không thể thiếu.
Nó giúp cho học sinh có được cách nhìn nhận, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ bản
thân,... giúp học sinh có cái nhìn thực tế về những môn học mà các em được học. Từ đó,
việc học tập được gắn liền với thực tiễn, giúp các em ứng dụng những gì đã học vào cuộc
sống của các em. Riêng với môn Vật lí, việc giáo dục môi trường không chỉ giúp các em
nhận thức được các vấn đề xung quanh mình, mà còn giúp các em có sự hứng thú, tích
cực hơn đối với môn học. Vì vậy, việc áp dụng lồng ghép giáo dục môi trường vào môn
Vật lí rất cần thiết. Việc này sẽ giúp các em có tư duy mới mẽ, có sự sáng tạo, có cái nhìn
chân thực về những hiện tượng xảy ra xung quanh các em.
Nhằm mục đích hướng đến sự giáo dục toàn diện cho các em học sinh, cũng như là
giáo dục môi trường cho các em. Tôi đã chọn đề tài “Tập thiết kế các nội dung giáo
dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 nâng cao” với mong muốn
góp một phần sức nhỏ vào công việc giáo dục môi trường và rèn luyện nhân cách cho học
sinh.

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

-1-

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu



Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Với việc thực hiện đề tài này, tôi đã hướng đến một số mục tiêu sau:
- Hệ thống các cơ sở lí thuyết về giáo dục môi trường.
- Xây dựng qui trình lồng ghép giáo dục môi trường cho các bài học Vật lí.
- Vận dụng qui trình để thiết kế các nội dung lồng ghép giáo dục môi trường cho bài
học Vật lí.
- Xây dựng qui trình thiết kế nội dung giáo dục môi trường như một hoạt động độc
lập.
- Áp dụng qui trình thiết kế nội dung giáo dục môi trường như hoạt động độc lập để
thiết kế buổi sinh hoạt ngoại khóa về giáo dục môi trường.

3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu lí thuyết, không được tiến hành thực hiện ở
trường phổ thông. Cụ thể là, trong đề tài này tôi chỉ thiết kế các nội dung giáo dục môi
trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 nâng cao.

4. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BƯỚC
THỰC HIỆN
4.1. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết: tìm các tài liệu liên quan đến môi trường, tài liệu về giáo dục
môi trường, giáo khoa Vật lí 11 nâng cao, sách giáo viên Vật lí 11 nâng cao. Đọc và tổng
hợp lại lí thuyết. Sau đó xây dựng qui trình thiết kế nội dung dục môi trường.
- Vận dụng qui trình để thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các
chương IV – V Vật lí 11 nâng cao.
- Phương tiện: sách giáo khoa Vật lí 11 nâng cao, sách giáo viên Vật lí 11 nâng cao,
các tài liệu liên quan đến giáo dục môi trường, internet...
4.2. Các bước thực hiện

Để hoàn thành đề tài, tôi thực hiện theo các bước sau:
- Xác định mục tiêu của đề tài.
- Tìm các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu các tài liệu đã tìm được có liên quan đến đề tài.
- Lập đề cương cho đề tài.
- Hệ thống lại cơ sở lí thuyết cho đề tài.
- Xây dựng qui trình thiết kế các nội dung giáo dục môi trường cho từng bài học.
- Vận dụng qui trình để thiết kế các nội dung giáo dục môi trường vào dạy từng nội
dung bài học ở các chương.
- Xây dựng qui trình thiết kế nội dung giáo dục môi trường như một hoạt động độc
lập.
- Vận dụng qui trình thiết kế nội dung giáo dục môi cho buổi sinh hoạt ngoại khóa.
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

-2-

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

- Viết, chỉnh sửa và hoàn thành đề tài.
- Báo cáo thử luận văn.
- Báo cáo luận văn.

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

-3-

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu



Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

PHẦN II: NỘI DUNG
--  --

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
1.1. MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm môi trường
Có rất nhiều định nghĩa về môi trường, có thể điểm qua một số cách định nghĩa như
sau:
Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, “Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người,
có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”
[2].
Theo chương trình môi trường Liên Hiệp quốc (United Nation Enviroment Program
(UNEP)), “Môi trường là tổng hợp tất cả các nhân tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế xã
hội có tác động tới một cá thể, một quần thể, hoặc một cộng đồng” [3].
Theo nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Môi trường là một tổ hợp các yếu
tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên
hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là
một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ
thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó” [4].
Dù có theo định nghĩa nào thì môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất,
điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh
khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Môi trường đối với mỗi cá nhân khác nhau thì khác nhau, tuy nhiên ngoài các yếu tố
tự nhiên, môi trường cũng mang các yếu tố xã hội và nhân tạo:
- “Môi trường tự nhiên bao gồm tất cả những vật thể sống và không sống xuất hiện

một cách tự nhiên trên Trái Đất hoặc một vùng trên Trái Đất. Nó là môi trường bao gồm
tương tác của tất cả các vật thể sống” [5].
- “Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và
chi phối môi trường. Môi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể
thao, lịch sử, giáo dục... xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm
mục tiêu cho mình. Môi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành môi trường sẽ bổ trợ
cho nhau, con người sống sẽ được hưởng đầy đủ các quyền: sống, làm việc, cống
hiến, hưởng thụ. Mặt trái của môi trường xã hội là các tệ nạn xã hội” [6].
- “Môi trường nhân tạo là môi trường do con người tạo nên, tạo thành những tiện
nghi cho cuộc sống con người như ô tô, xe máy, khu vui chơi, giải trí…” [7].
1.1.2. Chức năng của môi trường
Đối với các sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường có những chức
năng cơ bản sau:
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

-4-

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

“Môi trường là không gian sống của con người và thế giới sinh vật” [8, tr. 3].
Mỗi chúng ta đều cần cho mình một không gian riêng để tồn tại và phát triển.
Không chỉ có con người mà các loài động, thực vậy cũng vậy. Không gian này được gọi
là không gian sống và nó phải đảm bảo được những tiêu chuẩn về môi trường để mỗi cá
thể tồn tại cũng như phát triển bên trong nó. Tùy theo sự phát triển của xã hội, của từng
quốc gia, từng nền kinh tế mà nhu cầu về không gian sống cũng thay đổi khác nhau.
Để đảm bảo được những yêu cầu về không gian sống cho mỗi cá nhân trong xã hội
hiện đại này, đòi hỏi môi trường phải đảm rất nhiều các điều kiện. Không khí phải trong

lành, ít bụi bẩn, không có mùi khó chịu cũng như là không mang mầm bệnh. Môi trường
xung quanh gồm đất và nước cũng phải đảm bảo sạch sẽ, không bị ô nhiễm và có những
mầm bệnh đối với con người. Cường độ âm thanh, mức độ ánh sáng phải nằm trong
ngưỡng cho phép và không ảnh hưởng đến con người.
Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm như hiện nay thì việc đảm bảo một môi trường
sống lý tưởng gần như là rất hiếm. Bởi những ngoài những yêu cầu về môi trường “tự
nhiên”, con người còn đòi hỏi về các yếu tố của môi trường nhân tạo như: điều kiện giao
thông, điều kiện vui chơi giải trí, điều kiện cơ hội việc làm,.. Chính sự đòi hỏi ngày càng
nhiều của con người đang làm môi trường ngày cảng phải “gánh” nặng thêm. Một môi
trường sống lý tưởng phải là môi trường đảm bảo hai điều kiện, đó là khả năng tự cân
bằng của môi trường và tính ổn định của nó.
“Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản
xuất của con người” [8, tr. 3].
Môi trường cung cấp cho con người rất nhiều thứ, phụ vụ cho con người trên hầu
hết các lĩnh vực:
- Môi trường đất cung cấp cho con người nơi trú ngụ, đất canh tác, cung cấp các
nguồn lợi về khoáng sản,… Tuy nhiên, cùng với việc khai thác khoáng sản bằng nhiều
cách khác nhau, con người đang dần lấy đi sự tươi tốt của môi trường. Đặc biệt là việc
khai thác than, các quặng kim loại, các loại đất, đá quý hiếm… đã và đang làm môi
trường bị ô nhiễm trầm trọng.
- Môi trường nước cung cấp cho con người các nguồn lợi thủy sản, nguồn nước
ngọt cung cấp nước tưới cho cây trồng… Con người không thể tồn tại mà không có nước.
- Môi trường không khí giúp cung cấp ôxi giúp quá trình hô hấp, một số loại khí
hiếm, khí trơ giúp ứng dụng trong một số ngành khoa học kỹ thuật,…
- Môi trường biển cung cấp nguồn lợi hải sản, cung cấp các mỏ dầu, một số bãi biển
giúp phát triển kinh tế du lịch,…
“Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống” [8, tr. 3].
Con người sử dụng nguồn tài nguyên của môi trường và trả lại cho môi trường các
chất thải mà con người tạo ra. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, sự phát triển về nhiều

mặt, đặc biệt là sự gia tăng dân số quá nhanh, khiến cho con người sử dụng và thải vào
môi trường rất nhiều chất thải. Ngày càng nhiều chất thải khó phân hủy xuất hiện, chúng
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

-5-

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

không thể tự phân hủy trong tự nhiên nên càng lâu dần, các chất thải này ứ đọng, làm môi
trường trở nên ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho các nền kinh tế cũng phát triển vượt
bậc, đồng thời đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Ở các thành phố lớn, khu vực đô thị hóa
luôn xảy ra các tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì lý do những khu vực này thải ra quá
nhiều chất thải, nhưng con người vẫn chưa cố ý thức bảo vệ môi trường. Các chất thải
công nghiệp, chất thải sinh hoạt… cứ liên tục được con người đưa vào môi trường. Chính
vì thế câu chuyện ô nhiễm môi trường sẽ không có hồi kết nếu con người không có ý
thức bảo vệ nó.
“Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người” [8, tr. 3].
Trong lịch sử hình thành của mình Trái Đất đã trải qua những thời kì địa chất biến
đổi khác nhau. Chính vì thế, môi trường chúng ta đang lưu trữ rất nhiều thông tin và có
khả năng cung cấp cho con người [9, tr 17]:
“- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử Trái Đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và
sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Môi trường là nơi cung cấp các dự báo thiên tai, các diễn biến tự nhiên xấu như:
động đất, bão, sóng thần, hoạt động của núi lửa…
- Cung cấp các nguồn gen quý hiến, các hệ sinh thái, các cảnh đẹp, vẻ đẹp của tự
nhiên và các nền văn hóa của nhân loại”.

Như vậy, con người không thể sống được nếu như không có các chức năng mà môi
trường mang lại. Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, là cơ sở cho chúng
ta sống và phát triển. Con người có luôn cần một không gian sống cần thiết cho mình
bằng việc khai thác bằng việc khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới.
Nhưng việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm
cho không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
1.1.3. Ô nhiễm môi trường
Theo Lê Văn Trưởng, “Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi cả về tính chất vật lí,
hóa học, sinh học của môi trường, làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường không có lợi cho môi trường sống. Nó gây nguy hại đến sức khỏe con
người, đồng thời làm ảnh hưởng đến nhiều quá trình khác nhau của sản xuất, làm tổn hại
tài sản văn hóa, gây tổn thất hoặc hủy hoại tài nguyên dự trữ của Trái Đất” [10, tr. 71].
Tác nhân gây ô nhiễm chính là nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại, hoặc có tiềm
năng gây tổn hại đến sức khỏe của con người và sinh vật trong môi trường đó. Thông
thường, tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực giới hạn cho phép được qui định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường.
Có thể kể ra một số dạng ô nhiễm như [9, tr. 18]:
“- Tình trạng rừng bị suy giảm: do con người khai thác lấy gỗ quá mức, chặt phá
rừng làm nương, rẫy,… khiến cho rừng trở thành đồi trọc và đất trống, dễ gây ra các
nguy cơ về lũ quét,...
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

-6-

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

- Ô nhiễm nước: nhiều rác thải sinh hoạt đang trực tiếp đổ vào dòng sông, chưa kể
các rác thải của các khu công nghiệp, khu vực nuôi trồng thủy sản,… đã làm vấn đề ô

nhiễm nước ngày càng trầm trọng.
- Suy thoái và ô nhiễm đất: việc sử dụng quá nhiều các chất hóa học vào canh tác đã
khiến cho đất bị suy thoái và ô nhiễm nặng nề. Đây cũng là lí do khiến đất bị mất độ phì
nhiêu và cạn kiệt chất dinh dưỡng.
- Ô nhiễm không khí: lượng khí thải mà con người thải vào môi trường là rất lớn, từ
các hoạt động sản xuất năng lượng, đến các hoạt động sinh hoạt,… đã làm cho lượng
khói bụi, các khí độc hại và khí CO2 tăng lên đáng kể, đây là chất khí chính gây nên hiệu
ứng nhà kính toàn cầu.
- Ô nhiễm tiếng ồn: bao gồm các âm thanh gây ra bởi phương tiên giao thông, hoạt
động sản xuất, sinh hoạt của con người,…
- Ô nhiễm ánh sáng: việc sử dụng ánh sáng của con người hiện nay chưa thật sự hợp
lý, những ánh sáng mà con người tạo ra không chỉ ảnh hưởng đến các động thực vật mà
ngay cả con người cũng bị ảnh hưởng.
- Ô nhiễm phóng xạ: đây là loại ô nhiễm chủ yếu do các nguồn phóng xạ gây ra”.
Trong phạm vi toàn cầu, sự thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường diễn ra ở
nhiều yếu tố của môi trường với nhiều cấp độ khác nhau:
“Sự thay đổi của khí hậu toàn cầu dưới tác dụng của nhiều yếu tố khác nhau như:
rừng bị tàn phá, đặc biệt các khu rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ và Châu Á, sự gia tăng khí
thải: CO2, NOx, CFC,...”[11, tr. 48].
Sự suy giảm tầng ozon, tầng ozon luôn được coi là vỏ bọc, là chiếc áo giáp của Trái
Đất, là tầng khí quyển ngoài tầng biên hành tinh. Nếu hàm lượng tầng ozon bị suy giảm,
hoặc tạo những lỗ thủng ở tầng ozon sẽ tạo ra những biến đổi xấu của môi trường trên
Trái Đất.
“Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt là vấn đề mà môi trường thế giới đang
phải đối mặt. Sự gia tăng dân số, sự gia tăng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng dẫn tới sự gia
tăng chất thải” [11, tr. 48]. Ở mọi nơi, mọi thời điểm con người đều thải ra chất thải, nếu
không có biện pháp xử lí thì chỉ có thể thải vào môi trường, môi trường thì không giãn nở
thêm được. Trong khi đó chất thải ngày càng tăng, lợi dụng sự chệnh lệch giàu nghèo của
các nền kinh tế, các nước phát triển tìm cách xuất khẩu vào những nơi đó chất thải đặc
biệt là những chất thải rắn.

“Sự suy giảm của nhiều loài thực vật, sự diệt vong của nhiều loài động vật cũng là
một vấn đề môi trường cấp bách” [11, tr. 49]. Lúc nào môi trường cũng là nơi tổng hợp
các hệ sinh thái có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các hệ sinh thái, các loài động vật tồn
tại với nhau theo một mối quan hệ nhất định. Vì vậy sự suy thoái của hệ sinh thái này,
của loài động vật này cũng kéo theo sự suy thoái của hệ sinh thái, loài động vật kia.
1.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác
nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây [12]:
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

-7-

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

“Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi
trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư
pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh
hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình
sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa
hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới
được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu
quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo
vệ môi trường.
Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng
Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình
hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi

trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế
tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít
trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như
buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng
các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu
quả.
Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với
công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc
kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ
quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện
tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng
mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục,
dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn
chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân,
cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác
bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp
ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể
phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi
trường”.

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

-8-

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu



Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

1.2. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Khái niệm
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc giáo dục môi trường được thực hiện bằng cách
kết hợp giữa giáo dục và thực tế, giữa nhà trường và các hoạt động xã hội. Nhằm mục
đích giáo dục cho mọi tầng lớp có ý thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường, Nhà nước
ta đã đưa ra rất nhiều chính sách, nhiều văn bản và bằng nhiều biện pháp thiết thực để thi
hành. Trong trường học, giáo dục môi trường được coi là nhiệm vụ quan trọng trong
chiến lược bảo vệ môi trường của đất nước hiện nay. Sau đây là một số định nghĩa về
giáo dục môi trường [13]:
Theo báo cáo kết luận, hội nghị liên Chính phủ về giáo dục môi trường (Tbilisi,
USSR (Union of Soviet Socialist Republics), 1977),“Giáo dục môi trường nhằm tiếp tục
làm cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng hiểu tính phức tạp của môi trường tự nhiên và xã
hội trong sự tác động lẫn nhau giữa các phương diện vật lý, sinh học, xã hội, kinh tế và
văn hoá; thu được kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thực hành để tham gia với
tinh thần trách nhiệm và hiệu quả, nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường trong việc
quản lý nâng cao chất lượng môi trường”.
Theo Hôi bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN (International Union for Conservation
of Nature); 1971), “Giáo dục môi trường là quá trình nhận thức các giá trị và làm sáng
tỏ các khái niệm để phát triển kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết sâu sắc mối
liên quan lẫn nhau giữa con người với nền văn hoá nhân loại và môi trường sinh học
xung quanh. Giáo dục môi trường cũng đòi hỏi thực hành trong việc đưa ra các quyết
định và tự tạo lập một chuẩn mực cho hành vi về các vấn đề liên quan đến chất lượng
môi trường”.
Theo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của Lê Xuân Hồng định, “Giáo dục môi
trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy
nhằm giúp cho con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị, tạo điều kiện cho họ
tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái” [14].

1.2.2. Nội dung giáo dục môi trường
Giáo dục là công cụ để làm thay đổi nhận thức của con người, để con người có cái
nhìn thật đúng đắn về vấn đề nào đó. Giáo dục môi trường nói riêng thì nhằm mục đích
giúp con người nhận thức những vấn đề có liên quan đến môi trường. Muốn làm được
điều đó thì đòi hỏi giáo dục phải có nội dung giáo dục cụ thể mới đạt được kết quả như
mong muốn. Vì lí do đó mà giáo dục môi trường có các nội dung giáo dục sau [8, tr. 21,
22]:
“- Thứ nhất: Giáo dục môi trường phải xem xét môi trường như một tổng thể hợp
thành bởi nhiều thành phần. Thiên nhiên và các hệ sinh thái của nó: kinh tế, dân số, xã
hội, công nghệ, văn hóa.

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

-9-

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

- Thứ hai: Giáo dục môi trường nhấn mạnh nhận thức về giá trị nhân cách, đạo đức,
trong thái độ, ứng xử và hành động trước vấn đề môi trường. Có như vậy thì người được
giáo dục mới có góc nhìn khả quan về môi trường và có ý thức nhiều hơn với môi trường.
- Thứ ba: Giáo dục môi trường cung cấp cho người học những kiến thức cụ thể, kỹ
năng thực hành, phương pháp phân tích, đánh giá chi phí - lợi ích để họ có thể hành động
độc lập, ra những quyết định phù hợp, hoặc cùng cộng đồng phòng ngừa xử lý các vấn đề
môi trường một cách có hiệu quả.
- Thứ tư: Giáo dục môi trường phải đề cập đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi
trường của địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
- Thứ năm: Giáo dục môi trường phải xem xét các vấn đề môi trường hiện nay và

quan hệ với các vấn đề môi trường tương lai”.
Mục đích của giáo dục môi trường là giúp cho học sinh có nhận thức và ý thức bảo
vệ, giữ gìn và tái tạo lại môi trường. Giúp học sinh biết cách thiết lập sự hòa hợp giữ con
người và môi trường. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ
mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, tận dụng các cơ hội và
đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả
việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách
cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa
những vấn đề mới phát sinh.
1.2.3. Giáo dục môi trường trong nhà trường
1.2.3.1. Ý nghĩa, vai trò và mục tiêu đưa giáo dục môi trường vào nhà trường
Có nhiều phương thức để giáo dục môi trường nhưng nhìn chung, giáo dục môi
trường trong nhà trường là có hiệu quả hơn cả, vì số lượng người làm công tác giáo dục,
học sinh các cấp đều chiếm tỉ lệ đông đảo. Lực lượng này góp phần quan trọng đảm bảo
tính hiệu quả của nhiệm vụ giáo dục môi trường. Trong nhiệm vụ giáo dục môi trường
chung hiện nay thì “hệ thống 73 trường sư phạm ở 64 tỉnh thành trong cả nước có một
trọng trách đặc biệt, nhà trường sư phạm là nơi đào tạo những thầy cô giáo cho mọi cấp
học, bậc học có tri thức về lí luận và thực hành giáo dục bảo vệ môi trường để phục vụ
cho giáo dục phổ thông và giáo dục cộng đồng” [11, tr. 53, 54].
Với mạng lưới từ bậc tiểu học đến bậc trung học phổ thông với mạng lưới phân bố
rộng khắp đến từng thôn xóm ở mọi miền đất nước, việc đưa giáo dục môi trường vào
giảng dạy với nội dung và phương pháp phù hợp, sẽ góp phần tạo ra một lực lượng xã hội
hùng hậu tham gia trực tiếp bảo vệ môi trường. Tôi tin rằng trong tương lai thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước, khi được giáo dục môi trường sẽ có tri thức về môi
trường và các vấn đề ô nhiễm môi trường và biết cách hành động vì môi trường, hạn chế
tới mức tối thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Muốn giáo dục môi trường đạt hiệu quả thì nhà trường phải có chức năng hình
thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, có nhiệm vụ tổ chức dạy - học và
các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo mục tiêu, theo chương trình
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý


- 10 -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

phù hợp với từng bậc học, cấp học. Giáo dục môi trường sẽ trang bị cho học sinh những
kiến thức cơ bản về môi trường, hình thành và phát triển kĩ năng, thái độ gìn giữ và bảo
vệ môi trường, góp phần xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh. Nhiệm vụ
giáo dục và giáo dục môi trường nói riêng không chỉ có tác động cho thế hệ trẻ hôm nay
mà còn có tác động lâu dài đến nhiều thế hệ mai sau và cho toàn xã hội.
Tóm lại, hình thức giáo dục môi trường ở trường phổ thông chiếm vị trí rất quan
trọng hơn hẳn các hoạt động khác như: tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường,... Vì
nhà trường phổ thông là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Họ sẽ biết sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả và khoa học, đồng thời biết
giữ gìn và bảo vệ môi trường. Bởi vậy, giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ là việc làm có
tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và lâu bền nhất.
1.2.3.2. Các nguyên tắc và các biện pháp chủ yếu thực hiện giáo dục môi trường
Để đảm bảo việc giáo dục môi trường có hiệu quả thì trong giáo dục môi trường
phải đảm bảo các nguyên tắc và biện pháp chủ yếu sau [8, tr 25, 26]:
 Các nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường:
“- Nhà nước Việt Nam coi giáo dục môi trường như là một bộ phận hữu cơ của sự
nghiệp giáo dục và là sự nghiệp của toàn dân nói chung. Để thực hiện giáo dục môi
trường, nhà trường có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương và đến cơ sở Giáo
dục thông qua quản lí Nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Giáo dục môi trường được thực hiện vì môi trường, về môi trường và trong môi
trường, trong đó hiệu quả cao nhất sẽ đạt được thái độ và tình cảm vì môi trường.
- Giáo dục môi trường là một thành phần bắt buộc trong chương trình GĐ-ĐT và
phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học - giáo dục hiện hành. Tạo ra cơ hội bình

đẳng về giáo dục môi trường cho mọi người, mọi bậc học từ dưới lên.
- Đưa giáo dục môi trường vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với môi
trường của trường học. Những vấn đề trọng tâm của giáo dục môi trường phải liên quan
trực tiếp đến môi trường của địa bàn nhà trường.
- Làm cho người học thấy được giá trị của môi trường đối với giá trị cuộc sống,
sức khỏe và hạnh phúc của con người, bất kể thuộc chủng tộc màu da hay tín ngưỡng
nào, đều có quyền sống trong môi trường lành mạnh, có nước sạch để dùng và không khí
trong lành để thở.
- Triển khai giáo dục môi trường bằng các hoạt động mà học sinh là người thực
hiện, học sinh bằng những việc làm của chính mình mà thu được hiệu quả thực tiễn. Thầy
giáo là người tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường dựa trên chương trình qui định
và tìm cách vận dụng phù hợp với địa phương”.

 Các biện pháp chủ yếu thực hiện giáo dục môi trường:
“- Đưa giáo dục môi trường vào tất cả các bậc học: mầm non, tiểu học, Trung học
Cơ sở, Trung học Phổ thông và các bậc học khác.
- Kết hợp giáo dục môi trường vào tất cả các môn của các cấp, các bậc học.
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

- 11 -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

- Thực hiện giáo dục môi trường bằng phương pháp hiện đại đặt trọng tâm ở người
học và cách tiếp cận học bằng việc làm thực tế.
- Cung cấp kiến thức về môi trường và rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi trường. Các
trường tổ chức, tích cực tham gia cùng cộng đồng các hoạt động bảo vệ môi trường trong

và ngoài trường.
- Luôn chú ý tạo ra thái độ đúng, tinh thần trách nhiệm cao đối với việc bảo vệ
môi trường.
- Giáo dục môi trường không chỉ cung cấp hiểu biết về môi trường, mà còn được
thực hiện trong môi trường, với thái độ và tình cảm vì môi trường”.
Trong thực tiễn sư phạm, mỗi trường học cụ thể thuộc về một vùng địa lí cụ thể
trong bối cảnh văn hóa cụ thể, sẽ có một nhu cầu giáo dục môi trường cụ thể và phù hợp
với vùng địa lí đó. Nên người giáo viên cần phải lựa chọn những nội dung, phương pháp
thực hiện cho phù hợp nhằm giúp học sinh nhận thức được vấn đề về môi trường.
Thế nhưng, việc thay đổi thái độ của học sinh trước các vấn đề môi trường là một
dấu hiệu mấu chốt cho phép đánh giá mức độ thành công của các chương trình giáo dục
môi trường. Điều trước tiên là cần làm cho học sinh có thói quen hành động tích cực
tương ứng với thái độ của chúng trước các vấn đề môi trường.
Muốn vậy, người giáo viên thực hiện giáo dục môi trường sẽ [8, tr. 27, 28]:
“- Áp dụng lí thuyết về việc chuyển hóa trong học tập để chọn lựa và ra quyết định
của người học liên quan đến lối sống và hành động.
- Áp dụng mọi hiểu biết về triết lý giáo dục để chọn lựa và xây dựng các chương
trình giảng dạy hoặc chiến lược nhằm đạt được cả hai mục tiêu: mục tiêu giáo dục và
mục tiêu giáo dục môi trường.
- Sử dụng các lí thuyết về việc chuyển hóa trong học tập, tư duy, đạo đức, về quan
hệ giữa tri thức - thái độ - hành động và xã hội hóa các tư tưởng trong việc lựa chọn, biên
soạn và thực hiện các chiến lược giảng dạy một cách có hiệu quả để đạt được các mục
tiêu giáo dục môi trường.
- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp dưới đây để đạt các mục tiêu giáo dục môi
trường:
 Liên kết giữa các môn học.
 Giáo dục ngoài trời và thực địa.
 Suy nghĩ có phê phán và học tập dựa trên nhu cầu tìm hiểu.
 Giáo dục có giá trị.
 Các trò chơi và mô phỏng.

 Học tập dựa trên cơ sở liên hệ với cộng đồng.
 Truyền tải một cách có hiệu quả phương pháp và tài liệu giáo dục môi trường
vào tất cả môn học mà giáo viên đang được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
 Đánh giá một cách có hiệu quả các kết quả của phương pháp và giáo trình
giáo dục môi trường ở cả hai lĩnh vực nhận thức và tình cảm”.

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

- 12 -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

1.2.3.3. Giáo dục môi trường trong giảng dạy Vật lí
Mục tiêu chủ yếu của giáo dục là đào tạo học sinh trở thành những con người toàn
diện cả về tri thức và phẩm chất đạo đức. Sau khi rời khỏi ghế nhà trường, họ biết sử
dụng những tri thức đã có một cách hữu ích cho xã hội. Hơn nữa, việc trau dồi thêm vốn
tri thức cùng với bồi dưỡng nhân cách vô cùng cần thiết để hoàn thiện bản thân. Vì vậy,
ngoài những giờ học về giáo dục công dân, những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, đội,
người giáo viên bộ môn cũng phải quan tâm đến việc giáo dục con người thông qua nội
dung chuyên môn của mình.
Để có thể thực hiên tốt việc lồng ghép giáo dục môi trường, người giáo viên cần có
một số biện pháp giáo dục [15, tr. 35, 36]:
“- Lồng ghép khéo léo, phù hợp nội dung, không áp đặt.
- Kể chuyện
- Dạy trong lớp, dạy trong cộng đồng, dạy trong thực tế địa phương
- Không phức tạp hóa vấn đề, không quá cường độ”.
Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung giáo dục môi trường phù hợp, ta có thể

dựa vào một số vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên quan trực tiếp
đến quá trình vật lí [9, tr. 29]:
“- Tài nguyên rừng bị suy giảm: vai trò của rừng đối với đời sống của con người.
+ Điều hòa lượng nước trên mặt đất: quá trình vật lí liên quan là hiện tượng mao
dẫn của đất
+ Rừng chống xói mòn đất: liên quan đến động năng dòng chảy của nước
- Ô nhiễm nước: liên quan đến hiện tượng chuyển thể của nước, sự chảy thành dòng
của chất lỏng...
- Ô nhiễm không khí: liên quan đến khí quyển, quá trình suy giảm tầng ozon, chất
phóng xạ, hóa chất, sự khuếch tán...
- Ô nhiễm tiếng ồn: là tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kỳ khác
nhau (những âm thanh chói tai gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người). Liên quan đến
quá trình vật lí là sóng âm.
- Ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại đến con người và sinh vật.
- Sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng: nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ môi
trường.
- Ô nhiễm phóng xạ: các tia phóng xạ,...
- Quá trình sinh học (sự sinh sôi của vi khuẩn, việc lên men mốc,...); sự bay hơi của
nước trong không khí: Có liên quan đến kiến thức Vật lí là độ ẩm và nhiệt độ”.
Bên cạnh đó, việc giáo dục môi trường ở phổ thông chủ yếu được triển khai theo hai
kiểu sau [16]:
 Kiểu 1: Giáo dục môi trường thông qua dạy học môn học ở phổ thông:
Ở kiểu này có 2 dạng bài học có thể triển khai giáo dục môi trường:
Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học, hay một số phần nội dung môn học có sự
trùng hợp với nội dung giáo dục môi trường.
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

- 13 -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu



Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có
liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục môi trường.
Khi khai thác cơ hội giáo dục môi trường dù theo hình thức nào thì cũng tuân theo 3
nguyên tắc sau:
- Không làm mất đặc trưng của môn học. Không biến bài học bộ môn thành bài học
môi trường.
- Khai thác nội dung có chọn lọc, không tràn lan tùy tiện.
- Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế của
học sinh, tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc với môi trường.
 Kiểu 2: Giáo dục môi trường được triển khai như một hoạt động độc lâp:
Các hoạt động độc lập này hoàn toàn phù hợp với hình thức tổ chức dạy học bộ
môn, như: tham quan, ngoại khóa, tuần lễ môi trường… Nội dung của các hoạt động này
chủ yếu là nội dung môn học, các nội dung giáo dục môi trường sẽ được tích hợp vào các
hoạt động chung. Tuy nhiên, đây là các hoạt động ngoài giờ lên lớp, gắn với thực tế môi
trường sống, môi trường lao động sản xuất nên có nhiều điều kiện tích hợp sâu sắc các
nội dung giáo dục môi trường. Nhưng do thực tế kế hoạch dạy học hiện nay là rất chặc
chẽ, nên giáo viên phải nghiên cứu lựa chọn chủ đề phù hợp và có kế hoạch sớm để nhà
trường tạo điều kiện.

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

- 14 -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu



Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

Chương 2. TẬP THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHƯƠNG IV – V
VẬT LÍ 11 NÂNG CAO
2.1. QUI TRÌNH LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY
HỌC VẬT LÍ
Để thuận lợi cho việc thiết kế nội dung lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy
học Vật lí thì điều đầu tiên cần làm là xây dựng qui trình lồng ghép.
Qui trình thiết kế lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học Vật lí [17, tr. 25,
26]:
“Bước 1: Chọn bài và nội dung của bài có thể lồng ghép giáo dục môi trường:
Phân tích sơ bộ các mục tiêu mà sách giáo khoa đề nghị. Nếu chưa có mục tiêu về
lồng ghép giáo dục môi trường thì phân tích xem có thể lồng ghép thêm mục tiêu nào về
giáo dục môi trường. Khi đã xác định được các mục tiêu về giáo dục môi trường, tìm nội
dung thích hợp để lồng ghép.
Bước 2: Xác định nhiệm vụ lồng ghép:
Từ nội dung kiến thức vật lí, xác định vấn đề môi trường có liên quan đến kiến thức
vật lí.
Bước 3: Đề nghị cách lồng ghép:
Có nhiều cách để lồng ghép giáo dục môi trường khác nhau, tùy vào từng nội dung
bài học mà chọn lựa cách lồng ghép cho phù hợp và có hiệu quả. Dưới đây là một số cách
lồng ghép:
- Kể một câu chuyện mở đầu chứa đựng sự kiện mang tính tư tưởng (những gợi ý ở
trên) có liên quan tới nội dung bài học. Sau khi học xong nội dung bài học, giáo viên liên
hệ lại câu chuyện đã kể lúc mở đầu và yêu cầu học sinh rút ra bài học cho bản thân có
liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
- Sau khi giảng dạy xong, phát phiếu câu hỏi yêu cầu học sinh điền vào phiếu nhằm
khảo sát tác động của bài dạy đến ý thức bảo vệ môi trường đối với mỗi cá nhân.
- Giao bài tập về nhà, tìm và sưu tập một số tranh ảnh về môi trường có liên quan

đến nội dung bài vừa học. Từ đó, mỗi cá nhân học sinh rút ra bài học gì cho bản thân và
với bản thân có thể đề ra những biện pháp như thế nào để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi
trường đó.
- Dành vài phút cuối trong tiết học cho mục đố vui có thưởng, để củng cố kiến thức
và hình thành ý thức bản thân của mỗi cá nhân về bảo vệ môi trường.
- Đặt câu hỏi sau khi vừa kết thúc xong nội dung được chọn lồng ghép (câu hỏi phải
có mối liên hệ từ nội dung kiến thức vật lú trong bài học đến vấn đề môi trường trong
thực tế), giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Sau thời gian thảo luận, một học
sinh đại diện nhóm phát biểu ý kiến của nhóm đã thảo luận và đề ra được những giải
pháp của nhóm mình.
- Sau khi dạy xong nội dung được chọn lồng ghép thì giáo viên có thể trình chiếu
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

- 15 -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

một số hình ảnh từ nội dung bài học có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Yêu
cầu học sinh nhận diện các dạng ô nhiễm (ô nhiễm không khí, ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm
tiếng ồn, hay là ô nhiễm nước, đất....), từ các hình ảnh miêu tả vừa nhận diện, học sinh có
thể rút ra bài học gì cho bản thân về cách bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường sống
của con người.
- Chuẩn bị sẵn một số tranh ảnh về ô nhiễm môi trường thường gặp trong thực tế
cuộc sống có liên quan đến nội dung kiến thức Vật lí vừa học. Bên dưới hình, có vài dòng
trống để học sinh viết câu trả lời của mình khi giáo viên đưa ra yêu cầu phải thực hiện.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhìn hình và cho biết nguyên nhân bị ô nhiễm từ đâu,
biện pháp khắc phục, hoặc đề ra một vài biện pháp hạn chế một phần tác hại do bị ảnh

hưởng của ô nhiễm môi trường trên.
- Đặt câu hỏi và học sinh trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra. Trong đó, những câu
hỏi mà người giáo viên đặt ra, phải có mối liên hệ từ nội dung kiến thức Vật lí bài học
đến vấn đề trong thực tế, cụ thể là vấn đề về môi trường”.

2.2. QUI TRÌNH THIẾT KẾ NỘI DUNG GIÁO DỤC MỘI TRƯỜNG NHƯ
MỘT HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
Để đạt được hiểu quả cao trong việc giáo dục môi trường, người giáo viên cần phân
tích và chọn nội dung phù với hợp, sau đó cần đưa ra được qui trình thiết kế nội dung
giáo dục môi trường. Sau đây là qui trình thiết kế nội dung giáo dục môi trường như một
hoạt động độc lập trong dạy học Vật lí:
Bước 1: Xác định chủ đề
Phân tích nội dung của sách giáo khoa, tìm hiểu các vấn đề môi trường liên quan
đến bài học để thực hiện buổi ngoại khóa. Sau đó đưa ra chủ đề hoạt động.
Bước 2: Hình thức hoạt động
Sau khi xác định được chủ đề, dựa vào nội dung giáo dục môi trường, giáo viên xác
định hình thức hoạt động phù hợp nhất. Có thể kết hợp nhiều hình thức, nhưng cũng
không nên lạm dụng quá nhiều vì làm ảnh hưởng chất lượng của hoạt động.
Bước 3: Thiết kế hoạt động
Khi thiết kế hoạt động giáo dục môi trường phải dựa vào nội dung giáo dục, điều
kiện và hoàn cảnh thực tế mà chọn cách thiết kế phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cần đưa
ra được kế hoạch hoạt động và các bước thực hiện.
- Kế hoạch hoạt động: xác định thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia và nội dung
hoạt động, dự trù kinh phí (nếu có).
- Các bước thực hiện:
+ Xác định mục tiêu của hoạt động.
+ Chuẩn bị của từng đối tượng (giáo viên, học sinh).
+ Xác định chương trình hoạt động cụ thể.
+ Tiến hành hoạt động.
+ Kết thúc hoạt động.

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

- 16 -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

2.3. THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO
CHƯƠNG “IV. TỪ TRƯỜNG”
2.3.1. Chọn bài học có thể lồng ghép giáo dục môi trường
Trong chương “IV. Từ trường” có tất cả 11 bài. Sau khi phân tích và tìm hiểu các
nội dung của chương, tôi đã chọn các bài “26. Từ trường”, bài “32. Lực Lo-ren-xơ”, bài
“34. Sự từ hóa các chất. Sắt từ” và bài “35. Từ trường Trái Đất” để lồng ghép giáo dục
môi trường. Vì trong các bài học này có những nội dung giáo dục môi trường liên quan
mà tôi có thể tìm được để lồng ghép như: sự ảnh hưởng sức khỏe con người của các sóng
điện từ, các bụi khí, bụi kim loại, một số nguyên nhân gây bệnh của từ trường,…
Trong các bài còn lại của chương, tôi nhận thấy không có cơ hội để lồng ghép giáo
dục môi trường. Đến đây, tôi xin được đi vào nội dung thiết kế lồng ghép giáo dục môi
trường cho từng bài học.
2.3.2. Thiết kế nội dung lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “26. Từ trường”
2.3.2.1. Chọn nội dung của bài có thể lồng ghép
Về nội dung kiến thức của bài, “một kim nam châm nhỏ đặt gần một thanh nam
châm hay một dòng điện, thì có lực từ tác dụng lên kim nam châm. Ta nói, xung quanh
nam châm hay xung quanh dòng diện có từ trường”[18, tr. 137]. Điều này có nghĩa là nơi
nào có điện trường, hay điện tích chuyển động thì nơi đó xuất hiện từ trường.
Về thực tiễn, từ trường và điện trường luôn tồn tại cùng nhau và hợp thành một
trường điện từ. Trường điện từ được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như thông tin truyền
thông, y học, các dụng cụ sinh hoạt… Đặc trưng của trường điện từ là các sóng điện từ,

các sóng này vừa có lợi vừa là nguyên nhân gây hại ảnh hưởng đến môi trường và con
người.
 Ảnh hưởng đến môi trường:
Trái Đất của chúng ta có từ trường vì vậy chúng ta bị bao vây bởi rất nhiêu làn sóng
từ từ dưới đất lên và cả từ trường trên trời cao xuống. Ngoài ta còn có sóng điện từ của
những đường dây cao thế, sóng truyền thanh, truyền hình vây bọc chúng ta từ mọi phía.
Với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, thì những năm gần đây, các vệ tinh đưa xuống Trái đất
nhiều loại sóng điện từ khác phục vụ Internet không dây, mạng điện thoại di động...So
với 30 năm về trước, số lượng những sóng điện từ chúng ta phải chịu đựng tăng gấp vài
trăm lần. Các sóng điện từ gây nhiễu sóng làm cho tivi, máy phát thanh… bị mất đi các
tín hiệu và làm thất lạc thông tin. Vi sóng là một loại sóng ngắn, mang năng lượng rất
cao, nó được ứng dụng trong lò vi sóng để phục vụ việc nấu nướng. Tuy nhiên, nếu xung
quanh chúng ta là rất nhiều loại vi sóng như vậy sẽ làm Trái Đất “thêm nhiệt” và đang
“nướng chín” mọi thứ trong môi trường.
 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
Từ trường có mặt ở khắp nơi, bên trên, bên dưới, trái phải và có cả ngay trong cơ
thể của chúng ta. Bởi chúng ta đang sống trên một nam châm khổng lồ, đó là Trái Đất. Vì
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

- 17 -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

vậy, con người chịu tác dụng của từ trường là không tránh khỏi. Mặc dù từ trường được
con người phát hiện ra rất sớm và có những đóng góp cho y học, nông nghiệp và nhiều
lĩnh vực khác, nhưng từ trường cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh tật như: sốt ban
đỏ, mất ngủ, các bệnh về khớp và tuần hoàn máu…

Như đã nói thì từ trường và điện trường cùng tồn tại trong một thể thống nhất là
điện từ trường. Các sóng điện từ của điện từ trường có mặt ở khắp nơi, sóng điện thoại,
sóng của vô tuyến, sóng đài phát thanh, sóng rađa… Dù muốn hay không thì con người
chúng ta giống như những “ăngten” tiếp nhận những sóng điện từ một cách bị cưỡng bức.
Các sóng này tuy chúng ta không nhìn thấy được, nhưng nó đang hiện hữu xung quanh
chúng ta và giống như là những “sát thủ vô hình” đang từng ngày làm “hao mòn” sự sống
của con người.
Với vô vàn những sóng điện từ bao quanh, con người không thể thoát khỏi những
ảnh hưởng của nó. Sóng điện từ tác động làm thay đổi các hoạt động của hệ thống thần
kinh, tuần hoàn, nội tiết và nhiều hệ thống khác của cơ thể người, là nguyên nhân gây
mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… và làm suy giảm chức năng nội tiết như hệ thống tim
mạch, tuần hoàn, miễn dịch và trao đổi chất... Bên cạnh đó, sóng điện từ gây ra tác động
nhiệt làm cho trong máu sinh ra các dòng điện ion, gây sự phát nóng các mô và tế bào.
Về tác động đến hệ thần kinh, sóng điện từ gây ra sự rối loạn chức năng của hệ thống
thần kinh trung ương, làm tăng sự mệt mỏi, đau đầu, kém hưng phấn, hay cáu gắt…
Ngoài ra, sóng điện từ còn ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn máu và các tác động khác.
Bên cạnh sự phát triển của khoa học, thông tin truyền thông phát triển và chiếc điện
thọa di dộng của chúng ta cũng có thêm nhiều chức năng khiến nó trở nên đa dụng. Ngày
nay, điện thoại di động giống như là một vật bất li thân của con người. Ngày càng nhiều
chức năng tích hợp vào chiếc điện thoại thì càng làm cho nó trở nên là một vật không thể
thiếu. Tuy nhiên, sóng điện thoại lại gây ảnh hưởng đến trung ương thần kinh, gây mất
ngủ, mê ngủ, rụng tóc… và tăng nguy cơ gây ra khối u ở não. Bên cạnh đó, nếu để điện
thoại gần tim nó gây ảnh hưởng đến tim, đến hệ thống tuần hoàn, gây ảnh hưởng đến một
số vi lượng làm chúng bị rối loạn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, tuần hoàn
máu... Ngoài ra, sóng điện thoại còn làm ảnh hưởng đến khả năng duy trì nòi giống của
con người, làm tổn thương và biến dạng ADN (Axit Deoxyribo Nucleic) trong tế bào...
Khi phân tích đến đây, tôi nhận thấy rằng cần phải lồng ghép giáo dục môi trường
tại nội dung này. Vì vừa có thể giúp các em nắm kĩ nội dung bài học vừa giúp các em có
được những kiến thức về môi trường xung quanh. Vì thế, tôi chọn mục “2.a Khái niệm từ
trường” đề lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh.

2.3.2.2. Xác định nhiệm vụ lồng ghép
Từ kiến thức vật lí về từ trường, từ trường và điện trường tồn tại trong một thể
thống nhất là điện từ trường, giáo viên đưa ra những câu hỏi xung quanh lợi ích và ảnh
hưởng của sóng điện từ đối với con người và môi trường. Thông qua đó, giúp các em có
thêm những kiến thức và thấy được những ảnh hưởng không mong muốn của sóng điện
từ. Đồng thời, tạo cho các em sự hứng thú và đam mê với môn học.
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

- 18 -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

2.3.2.3. Đề nghị cách lồng ghép
Bảng 2.1: Tập lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “26. Từ trường”
Vị trí lồng ghép
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Từ trường
a) Khái niệm từ trường

Trong không gian từ trường
và điện trường luôn tồn tại
song song với nhau, nó tạo
thành một trường gọi là điện
từ trường. Đặc trưng của
trường này là các sóng điện từ.
Các sóng điện từ không chỉ

mang lại lợi ích, nó còn là
nguyên nhân gây ra các nguy
cơ về bệnh tật. Các phương
tiện truyền thông đại chúng
cũng đã đưa rất nhiều thông tin
về tác dụng của sóng điện từ
lên con người. Song điện thoại
cũng là một dạng sóng điện từ.
? Em đã biết gì về tác dụng
Ảnh hưởng:
của sóng điện thoại lên cơ thể
- Gây mất ngủ, rụng tóc, ngủ
người?
mê,…
- Sóng điện thoại còn ảnh
hưởng đến một số cơ quan
trong cơ thể người,…
Biện pháp:
? Em có biện pháp gì để khắc
phục tác hại của sóng điện từ? - Sử dụng điện thoại di động
hợp lý, đúng cách; không sử
dụng điện thoại di động đàm
thoại quá lâu để giảm thiểu
tác hại của sóng điện từ đối
với cơ thể, tắt điện thoại khi
ngủ hoặc để xa người.
- Không nên đến gần các
trạm phát sóng, phát thanh
truyền hình. Giữ khoảng
cách khi ngồi trước màn

hình ti vi và vi tính. Tránh xa

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

- 19 -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương IV – V Vật lí 11 - NC

các nguồn bức xạ sóng điện
từ.
- Sử dụng truyền hình cáp,
điện thoại cố dịnh, sử dụng
điện thoại di động hợp lý.
Như vậy, điện từ trường
và từ trường nói riêng vừa
mang lại lợi ích cho con người
và vừa mang đến những nguy
cơ bệnh tật. Nếu biết cách sử
dung hợp lí các nguồn bức xạ
điện từ, chúng đã góp phần
bảo vệ môi trường và bảo vệ
sức khỏe của mình.
Chú giải: (trong bảng tôi có sử dụng một số kí hiệu sau và sử dụng thống nhất cho các
bảng tiếp theo)
: Lời giảng của giáo viên;
: Học sinh thảo luận nhóm
? : Câu hỏi hoặc yêu cầu của giáo viên;

: Học sinh trả lời hoặc phát biểu.
 Kết quả có thể đạt được:
Học sinh sẽ biết được sóng điện từ ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào,
nhất là sóng điện thoại. Từ đó, các em hình thành nên suy nghĩ và ý thức bảo vệ bản thân
tránh những nguy cơ gây hại và ý thức bảo vệ môi trường giúp giảm bớt các nguy cơ đó.
2.3.3. Thiết kế nội dung lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “32. Lực Lo-renxơ”
2.3.3.1. Chọn nội dung của bài có thể lồng ghép
Về nội dung kiến thức của bài, học sinh sẽ biết được rằng “lực mà từ trường tác
dụng lên một hạt mang điện chuyển động trong nó gọi là lực Lo-ren-xơ”[18, tr. 158].
Những ứng dụng của lực Lo-ren-xơ thì hết sức phong phú. Lực Lo-ren-xơ đã giúp những
nhà khoa học giải thích được rất nhiều những hiện tượng vật lí trong tự nhiên, như hiện
tượng cực quang và nhiều hiện tượng khác. Một trong những ứng dụng quan trọng của
lực Lo-ren-xơ là vô tuyến truyền hình hay còn gọi là tivi.
Về thực tế, tivi là một phương tiện không thể thiếu trong đời sống tin thần của mỗi
người. Tivi mang lại cho con người những món ăn tinh thần, giúp con người giảm stress,
giải trí, giúp con người thông qua tivi tiếp thu và học hỏi thế giới xung quanh,… Bên
cạnh với những lợi ích mà tivi mang lại thì tivi cũng là nguồn bức xạ sóng điện từ, và các
tia độc hại đối với con người. Mọi đồ điện đều phát ra sóng điện từ, ảnh hưởng của nó
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

- 20 -

SVTH: Nguyễn Trung Hiếu


×