Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

khảo sát năng suất và thành phần hóa học của đậu rồng hoang (psophocarpus scandes) và đậu biếc (clitoria ternatea)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 55 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC
……&……

KIM BÌNH DƢ

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA ĐẬU RỒNG HOANG (Psophocarpus scandes)
VÀ ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea)

LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH : HÓA HỌC
MÃ SỐ : 2111905

CẦNTHƠ


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC
……&……

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN HÓA HỌC

ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA ĐẬU RỒNG HOANG (Psophocarpus scandes)
VÀ ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea)


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN

SINH VIÊN THỰC HIỆN
KIM BÌNH DƢ
LỚP: HÓA HỌC K37
MSSV: 2111905

CẦNTHƠ,5/2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC
……&……

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN HÓA HỌC

ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA ĐẬU RỒNG HOANG (Psophocarpus scandes)
VÀ ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea)

Cần Thơ,ngày…tháng…năm 2015

Cần Thơ,ngày…tháng…năm2015

Duyệt Của Giáo Viên Hƣớng Dẫn


Duyệt của Bộ Môn

Nguyễn Thị Hồng Nhân

Cần Thơ,ngày…tháng…năm 2015
Duyệt của khoa Khoa Học


Luân văn tốt nghiệp – Cử Nhân Hóa K37

LỜI CẢM ƠN
---oOo--Tôi tên Kim Bình Dư, sinh viên ngành Hóa học – Khóa 37 (2011-2015).
Trong suốt thời gian đƣợc học tập và rèn luyện ở Khoa Khoa Học Tự
Nhiên nói riêng, Trƣờng Đại học Cần Thơ nói chung, tôi thật sự tri ân đến quí
thầy cô đã tận tình dạy đỗ và truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho tôi để tôi
đƣợc nhƣ ngày hôm nay.
Cảm ơn cha mẹ, gia đình và những ngƣời thân yêu nhất đã tạo điều kiện
tốt nhất để cho tôi đƣợc hoàn thành việc học. Con thật sự biết ơn cha mẹ rất
nhiều.
Trải qua bốn năm học tập, rèn luyện và trong quá trình thực hiện luận
văn đã giúp tôi có những kiến thức chuyên môn, kinh nghiêm và kỹ năng bộ
ích, thiết thực cho công việc sau này. Để đạt đƣợc kết quả kết nhƣ trên, tôi xin
gửi lời cam ơn chân thành đến :
Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân – Bộ môn chăn Nuôi,Khoa Nông Nghiệp
& ứng dụng. Cô đã cho ý tƣởng, động lực và giúp đỡ tận tình trong suối thời
gian tôi thực hiện luận văn.
Hai cố vấn học tập là cô Lê Thị Bạch và cô Nguyễn Thị Diệp Chi cùng
tất cả thầy đã truyền đạt kiến thức, định hƣớng nghề nghiệp cho tôi trong
những năm học vùa qua, cung cấp,hỗ trợ các phƣơng tiện để tôi có thể thực
hiện đề tài luân văn này.

Xin cảm ơn quí thầy cô của Bộ môn Hóa Học đã tận tình dạy dỗ, hƣớng
dẫn tôi hoàn thành các học phần của chuyên ngành.
Một lần nữa, tôi xin cám ơn tất cả và kính chúc mọi ngƣời dồi dào sức
khỏe.
Cần Thơ, ngày 11 tháng 05 năm 2015

GVHD:Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

i

SVTH:Kim Bình Dư


Luân văn tốt nghiệp – Cử Nhân Hóa K37

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hƣớng dẫn: Ts. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN
Đề tài: Khảo sát năng suất và thành phần hóa học của đậu Rồng hoang
(Psophocarpus scandes) và đậu Biếc (Clitoria ternatea)
2. Sinh viên thực hiện : KIM BÌNH DƯ
-MSSV: 2111905
-Lớp: Cử nhân Hóa học – khóa 37
3. Nội dung nhận xét:

a. Nhận xét về hình thức LVTN:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
b. Nhận xét về nội dung của LVTN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
c. Nhận xét đối với từng sinh viện tham gia thực hiên đề tài (ghi rõ từng nội
dung chính cho sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần thơ, ngày tháng
năm2015
Cán bộ hƣớng dẫn

Nguyễn Thị Hồng Nhân

GVHD:Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

ii

SVTH:Kim Bình Dư



Luân văn tốt nghiệp – Cử Nhân Hóa K37

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ hƣớng dẫn: Ts. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN
Đề tài: Khảo sát năng suất và thành phần hóa học của đậu Rồng hoang
(Psophocarpus scandes) và đậu Biếc (Clitoria ternatea)
2. Sinh viên thực hiện : KIM BÌNH DƯ
MSSV: 2111905
Lớp: Cử nhân Hóa học – khóa 37
3. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức LVTN:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
b. Nhận xét về nội dung của LVTN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
c. Nhận xét đối với từng sinh viện tham gia thực hiên đề tài (ghi rõ từng nội
dung chính cho sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có ):
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

d. Kết luận, đề nghị và điểm:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần thơ, ngày tháng
năm 2015
Cán bộ phản biện

GVHD:Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

iii

SVTH:Kim Bình Dư


Luân văn tốt nghiệp – Cử Nhân Hóa K37

TÓM LƯỢC

..…&…..
Nhằm tìm ra một nguồn thức ăn xanh chất lƣợng cao, giải quyết tốt nguồn thức ăn
cho gia súc nhai lại đồng thời với mục đích chọn ra đƣợc mức phân bón thích hợp
nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng hiểu quả kinh tế cho ngƣời chăn nuôi.Từ đó chúng
chúng tôi tiến hành phân tích hóa học của cây đậu Biếc (Clitoria ternatea) và đậu

Rồng hoang (Psophocarpus scandes) thông qua việc tác động ba mức phân
hữu cơ : 10;20;30 tấn /ha cùng hai mức độ phân hóa học là : 50 kg Ure -500
kg Super lân -200 kg Kali/ha/năm; 75 kg Ure -750 kg Super lân -300 kg
Kali/ha/năm. Thí nghiệm khảo sát ở lứa thứ 1, 2, 3. Đề tài đƣợc tiến hành tại
phòng thí nghiệm cơ sở Bộ môn Chăn nuôi – Khoa Nống Nghiệp & Sinh Học

Ứng Dụng – Trƣờng đại học Càn Thơ từ 12/20014 đến tháng 4/ 2015.
Kết quả thí nghiệm đạt đƣợc nhƣ sau:
Thí nghiệm 1
- Năng suất xanh ngoài tự nhiên của đậu Rồng hoang (27,89 tấn/ha/năm)
cao hơn đậu Biếc (24,84 tấn/ha/năm).
Thí nghiệm 2
-

Tác động của ba mức phân hữu cơ và hai mục phân hóa học không làm
ảnh hƣởng đến thành phần hóa học của đậu rồng Hoang và đậu Biếc.

GVHD:Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

iv

SVTH:Kim Bình Dư


Luân văn tốt nghiệp – Cử Nhân Hóa K37
MỤC LỤC
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài .................................................................................................... 1
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 2
2.1 Tổng quan về đậu Rồng hoang (Psophocarpus scandes) .................................. 2
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố ................................................................................ 2
2.1.2 Đặc điểm thực vật học................................................................................. 2
2.1.3 Thành phần dinh dƣỡng .............................................................................. 3
2.1.4 Sự tăng trƣởng và phát triển ........................................................................ 3
2.1.5 Thành phần hóa học .................................................................................... 4

2.1.6 Ứng dụng..................................................................................................... 5
2.2 Cây đậu Biếc (Clitoria ternatea) ....................................................................... 5
2.2.1 Nguồn gốc và sự phân bố ........................................................................... 5
2.2.2 Đặc điểm nông học..................................................................................... 5
2.2.3 Những yêu cầu về đất .................................................................................. 8
2.2.4 Năng suất và thành phần hoá học ............................................................... 8
2.2.5 Công tác cải tiến giống............................................................................... 9
2.2.6 Giá trị y học .............................................................................................. 11
2.2.7 Sự hình thành nốt rễ .................................................................................. 12
2.3 Sự cố định Nitơ ................................................................................................ 13
2.3.1 Chất hữu cơ trong đất ................................................................................ 13
2.3.2 Sự phát triển cấu trúc đất .......................................................................... 14
2.3.3 Sự giảm pH của đất ................................................................................... 14
2.3.4 Nốt sần cây họ đậu .................................................................................... 14
2.3.5 Sự cố định nitơ sinh học ............................................................................ 15
2.3.6 Hiệu quả của cố định nitơ và bón phân nitơ ............................................. 16
2.3.7 Nitơ trở lại đất và mùa vụ khác ................................................................. 17
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 18
3.1 Phƣơng tiện nghiên cứu ................................................................................... 18
3.1.1 Điều kiện thí nghiệm ................................................................................. 18
3.1.2 Phƣơng tiện nghiên cứu ............................................................................ 18
3.2 Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm .................................................................. 19
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát năng suất và thành phần hóa học của đậu Rồng
Hoang (Psophocarpus scandes), đậu Biếc (Clitoria ternatea) mọc tự nhiên .... 19
3.2.2 Thí nghiệm 2: Thành phần hóa học của đậu Rồng hoang (Psophocarpus
scandes), đậu Biếc (Clitoria ternatea) ............................................................... 19
3.3 Tiến hành thí nghiệm ....................................................................................... 21
3.3.1 Quy trình tiến hành.................................................................................... 21
Sơ đồ khái quát quy trình: .......................................................................................... 21
3.2.2 Xác định hàm lƣợng vật chất khô (DM) ................................................... 23

3.3.3 Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng protein thô .......................................... 24
3.3.4 Xác định hàm lƣợng xơ thô ........................................................................... 27
3.3.5 Xác định hàm lƣợng khoáng tổng số ............................................................ 28
3.3.6 Xác định hàm lƣợng xơ trung tính (NDF) ................................................... 29
3.3 .7 Xác định hàm lƣợng xơ tan trong acid (Acid Detergent Fibre-ADF) .......... 30
3.4 Xử lý số liệu .................................................................................................... 31
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 32

GVHD:Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

v

SVTH:Kim Bình Dư


Luân văn tốt nghiệp – Cử Nhân Hóa K37
4.1 Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ và vô cơ đến các thành phần hóa học của đậu
Rồng hoang ............................................................................................................ 36
4.4.1 Giá trị DM ..................................................................................................... 36
4.1.2 Giá trị CP ...................................................................................................... 37
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 38
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 38
5.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 40

GVHD:Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

vi

SVTH:Kim Bình Dư



Luân văn tốt nghiệp – Cử Nhân Hóa K37

DANH SÁCH BIỂU BẢNG

……o0o……
DANH SÁCH BIỂU BẢNG
Bảng 2.4 Thành phần acid amin của cây đậu Biếc ..................................................... 9
Bảng 2.6 Đặc tính hình thái và sinh hoá của cây lai (C. ternatea x C. purpurea) và
cây lai F2 .................................................................................................................... 11
Bảng 2.7 Hình thái học của vi khuẩn nốt sần rễ đậu Biếc ......................................... 12
Bảng 4.1 Thành phần hóa học và năng suất của đậu Rồng hoang và đậu Biếc đƣợc
khảo sát tại thành phố Cần Thơ.................................................................................. 32
Hình 4. 1Thu hoạch năng suất xanh của đậu Biếc ngoài tự nhiên ............................. 34
Bảng 4.2 Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ và vô cơ đến hàm lƣợng DM, CP của cây
đậu Biếc (%)............................................................................................................... 35
Bảng 4.3 Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ và vô cơ đến hàm lƣợng DM, CP của cây
đậu Rồng hoang (%)................................................................................................... 36

GVHD:Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân


vii

SVTH:Kim Bình


Luân văn tốt nghiệp – Cử Nhân Hóa K37


DANH SÁCH HÌNH

……o0o……
Hình 2. 1 Đậu Rồng hoang (Psophocarpusscandes) .................................................... 3
Hình 2.2 Cây đậu Biếc (Clitoria ternatea) .................................................................... 8
Hình 2.3 Nốt sần của cây họ đậu................................................................................ 13
Hình 3. 1 Tủ sấy ......................................................................................................... 18
Hình 3. 2 Sơ đồ quy trình phân tích mẫu ................................................................... 21
Hình 3.3 Các giai đoạn xử lý mẫu............................................................................. 22
Hình 4. 1Thu hoạch năng suất xanh của đậu Biếc ngoài tự nhiên ............................. 34

GVHD:Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân


viii

SVTH:Kim Bình


Luân văn tốt nghiệp – Cử Nhân Hóa K37

DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
….……o0o………...
DM: Vật chất khô (dry matter)
CP: Protein thô (crude protein)
CF: Xơ thô (crude fibre)
ADF: Xơ axit (axit detergent fibre)
NDF: Xơ trung tính (neutral detergent fibre)
AsH: khoáng tổng số (ash)
HC1 : 10 tấn phân hữu cơ/ha/năm

HC2 : 20 tấn phân hữu cơ /ha/năm
HC3: 30 tấn phân hữu cơ /ha/năm
VC1: vô cơ 1 50 kg Ure -500 kg Super lân -200 kg Kali/ha/năm
VC2: vô cơ 2 75 kg Ure -750 kg Super lân -300 kg Kali/ha/năm.

GVHD:Ts.Nguyễn Thị Hồng Nhân

ix

SVTH:Kim Bình Dư


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, tình hình chăn nuôi của Việt Nam đang đứng trước những
thách thức như giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng do chúng ta chưa chủ động
nguyên liệu trong nước, giá thành sản phẩm không cao,… Bên cạnh đó, chăn
nuôi gia súc nhai lại là ngành rất quan trọng và phát triển ở các nước trên thế
giới, là nghề truyền thống đã có từ lâu đời của nông dân nước ta. Ngoài việc
cung cấp thịt, sữa, trâu bò còn cung cấp sức kéo và một nguồn phân bón lớn
cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng
tăng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn cho xuất
khẩu.
Tuy nhiên, chăn nuôi gia súc nhai lại của nước ta chưa được phát triển
mạnh do chưa được đầu tư đúng mức đặc biệt là nguồn thức ăn thô xanh. Chăn
nuôi chủ yếu tồn tại dưới hình thức hộ gia đình quy mô nhỏ, phân tán, thức ăn
chủ yếu là tận dụng cỏ tự nhiên và phụ phẩm trong nông nghiệp nên không
đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc. Do đó chúng tôi đã tiến hành

nghiên cứu trồng các giống cỏ đậu có năng suất và hiệu quả. Vấn đề đặt ra là
phải cần trồng giống cỏ đậu gì để có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với
điều kiện canh tác (khí hậu, đất đai, thời tiết, thói quen sử dụng…) của từng
vùng, khả năng cải tạo đất của các giống đậu trước tình hình thế giới đang
quan tâm đến nguồn phân hữu cơ và chăn nuôi bền vững.
Với mong muốn nghiên cứu tìm ra sự cải thiện đất của cây họ đậu; sự
tương quan giữa lượng phân bón tiết kiệm nhất tương ứng với năng suất, chất
lượng cỏ đậu cao nhất. Qua đó tạo nguồn thức ăn xanh giàu dinh dưỡng cho
gia súc, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi và góp phần giải quyết
vấn đề thức ăn xanh phục vụ cho ngành chăn nuôi gia súc nhai lại ngày càng
phát triển. Vì thế việc nghiên cứu tìm ra giống cỏ họ đậu cung cấp chất dinh
dưỡng cho gia súc, có khả năng sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao, giá trị
dinh dưỡng tốt, đồng thời thích nghi với điều kiện đất đai của Đồng Bằng
Sông Cửu Long là đang rất cần thiết. Chính vì thế chúng tôi đã tiến hành đề
tài: “Khảo sát năng suất và thành phần hóa học của đậu Rồng hoang
(Psophocarpus scandes) và đậu Biếc (Clitoria ternatea)”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá khả năng sản xuất và thành phần hóa học của đậu Rồng hoang
và đậu Biếc.

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

1

SVTH: Kim Bình Dƣ


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về đậu Rồng hoang (Psophocarpus scandes)
Psophocarpus scandens thuộc họ Papilionaceae.
Tên địa phương là African winged bean, tropical African winged bean,
kikalakasa (En).
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Đậu Rồng hoang là loại cây hoang dại phổ biến ở miền Trung và phía
Đông Châu Phi, kéo dài từ phía Đông sang Tây Châu Phi (Nigeria) một phần
phía Bắc và phía Nam Châu Phi (Malawi, Zambia, Angola, Mozambique). Nó
được trồng ở Jamaica và Brazil, là những nơi tự nhiên hóa. Gần đây nó được
khuyến khích ở R Congo làm một loại cây khá phổ biến trong vườn mỗi nhà
và là cây thương mại tại các chợ trong vùng, đặc biệt là xung quanh vùng
Kinshasa. Nó được biết như là cây trồng rậm lá ở một vài nước ở Châu Phi,
nhưng sự ứng dụng nó còn rất ít, mặc dù sự thử nghiệm chúng thành công về
năng suất (Schippers, R.R. 2004).
2.1.2 Đặc điểm thực vật học
Đậu Rồng hoang là cây thân leo hoặc cây thân thảo có lá chét, thân dài
đến 6 m, nhẵn hoặc không có lông tơ. Lá xen kẽ nhau và có 3 lá kép, lá kèm
có hình thuôn – hình ngọn giáo, dài 1–1,5 cm, không rụng lá, cuống lá dài
5–18 cm, sống lá dài 1–5 cm, lá chét có hình trứng hoặc hình thoi, 2,5–12 cm
× 2–10 cm, hình chêm cắt ở đáy, nhọn ở đỉnh, về sau chúng có hình dạng thùy,
nhẵn và không có lông tơ ở cả hai bề mặt, rìa lá thường có lông mịn. Cụm hoa
có vài hoa già, cuống dài 3–40 cm, sống hoa dài 5 –12 cm, có lông mịn, một
nửa rụng, dài đến 1 cm. Hoa lưỡng tính, có tràng cánh bướm, cuô ng nhỏ dài
2–6 mm, trưởng thành đài hoa dài 5–7 mm, thùy không cân xứng, chênh lệch
độ dài lên đến 3,5 mm; tràng hoa với tiêu chuẩn hình trứng – thuôn dài lên đến
2 cm x 1,5 cm, màu xanh hoặc hoa cà, cánh hoa có khía, màu xanh tía nhạt
hoặc ngả màu trắng; có 10 nhị, 9 chỉ nhị và 1 cái tự do ở giữa; nhụy hoa cao,
thuôn dài, có 1 tế bào, giống loại cỏ mần trầu, với một hàng lông dưới đầu
nhụy. Quả đậu thuôn dài, mặt cắt ngang hình vuông, 3,5–8 cm x 6–7 mm, có 4
khía nổi bật, không có lông, 4–8 hạt. Hạt giống thuôn dài đến hình trụ, (5–)

6–7,5 mm x (3,5–) 5–6 mm, tím đen, hạt nhỏ, dễ dàng tháo lớp lông tơ ở rìa
hạt, sự nảy mầm của hạt trên mặt đất rất tốt (G.J.H. Grubben & D.A.Denton,
2004).

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

2

SVTH: Kim Bình Dƣ


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

Hình 2. 1 Đậu Rồng hoang (Psophocarpusscandes)
2.1.3 Thành phần dinh dƣỡng
Trong lá tươi của đậu Rồng hoang, 100 g phần ăn được bao gồm: nước
chiếm 82 g, protein chiếm 3,6 g, chất béo là 0,35 g, carbohydrate là 7,3 g, Ca
297 mg, P 61 mg, Mg 200 mg (Schippers, R.R. 2004). Nhưng theo Harder et
al. (1990), lá cây còn tươi trong 100 g phân tích có: 82 g nước, protein là
7,1 g, chất béo 2,2 g, carbohydrate là 5,8 g, Ca là 565 mg, P là 65 mg, Mg là
270 mg.
2.1.4 Sự tăng trƣởng và phát triển
Sau khi nảy chồi, sự phát triển của cây lúc đầu rất chậm, sau đó cây sẽ
phát triển tốt. Khi phát triển đạt mức che phủ, đậu Rồng hoang mọc che phủ
kín mặt đất trong suốt năm. Cây trồng khi đã che phủ xung quanh, ở cuối cây
những nhánh mới sẽ mọc ra và quấn lại với nhau. Khi cây trưởng thành, chúng
sẽ hỗ trợ lẫn nhau và quấn lại, hình thành dây, xếp hình nón, mọc rất tốt ở trên
và che phủ tạo thành bụi đậu. Bụi đậu này phát triển mạnh trên cao, uốn cong
và che phủ tại đây. Các chồi cây của những nhánh mới hình thành những
nhóm đậu giống nhau và kết hợp với những bụi già hơn ở trên cao, nhưng vẫn

gần đất trồng cây. Các nhánh mọc ra rễ và bám vào đất nơi mà chúng mọc
đến, có các mấu nhỏ phong phú tạo thành rễ (Faidah Hanum & L.J.G Van der
Maesen, 1968).
Ở Sumatra, hoa bắt đầu nở sau khi trồng 115 ngày, hoa nở từ tháng 1 đến
tháng 3, trong khi trái trưởng thành vào tháng 4 đến tháng 5 (Faidah Hanum &
L.J.G Van der Maesen, 1968).
Hạt đậu Rồng hoang chứa nhóm lectin riêng biệt: Lectin B1 và B2. Các
lectin được hấp thu bởi sự sản xuất melibiose Bio-Gel P150 bởi hai thành
phần riêng biệt (lectin B1 và B2), cả hai đều là glycoprotein (9%
carbohydrate). Hai lectin được phân biệt bởi đặc điểm riêng khác nhau

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

3

SVTH: Kim Bình Dƣ


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

carbohydrate. Lectin B1 bị ức chế bởi α-D-galactosides, như melibiose, nhưng
không phải là β-D-galactosides, như lactose. Lectin B2 bị ức chế bởi
α-D-galactosides và α-D-galactosides, kết hợp trypsinized thỏ và hồng cầu của
người (A, B, O) ở mức độ như nhau (Alexander A. Kortt, 1988).
2.1.5 Thành phần hóa học
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của đậu Rồng hoang
Hàm lượng (g/100g)
Thành phần

Trong trái *


Trong lá **

Nước

87

82

CP

3,6

7,1

EE

0,35

2,2

7,3

5,8

Ca

297 mg

565 mg


P

61 mg

65 mg

200 mg

270 mg

Carbohydrate

Mg

(*Theo G.J.H. Grubben and D.A.Denton, 2004; **Harder, D., Lolema, O.P.M. &
Tshisand, M., 1990).

Bảng 2.2 Thành phần hóa học của đậu Rồng hoang
(%) tính trên DM
Thành phần

% DM

Hàm lượng

14

CP


NDF

ASH

23,1

41,8

9,6

Theo (Nguyen Van Thu, 2008 )

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

4

SVTH: Kim Bình Dƣ


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

2.1.6 Ứng dụng
Lá và các chồi non của đậu Rồng hoang được dùng như một loại rau.
Những quả non và hạt trưởng thành được dùng để ăn. Lá đậu rồng hoang là
chất lợi sữa cho người phụ nữ nuôi con, lá của nó có thể làm thuốc đắp nóng
chữa bệnh đau lưng, các vết thương và bệnh trĩ, chất trong lá làm giảm đau
bụng. Lá khô sau khi đun sôi, sử dụng như một loại trà để trị viêm dạ dày. Tại
Châu Phi và Châu Á, đậu Rồng hoang được trồng làm cây che phủ.
Tại Việt Nam, người dân các tỉnh phía Nam trồng Đậu Rồng để ăn trái
non. Hiện nay, nó được trồng khảo sát và thí nghiệm để sử dụng hạt làm sữa

đậu, làm bột dinh dưỡng cho trẻ em. Lá của nó trộn với cây họ đậu hoặc với
cỏ sử dụng làm thức ăn cho gia súc.
2.2 Cây đậu Biếc (Clitoria ternatea)
2.2.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Mặc dù không thuộc giống cỏ được cải tiến phát triển, đậu Biếc vẫn
được phân bố rộng khắp vùng ẩm ướt, đất nhiệt đới ẩm thấp tự nhiên
(Croder.L.V, 1974). Theo Reid.R & Sinclair.D.F (1980), đã có sự biến đổi
hình thái và tính chất nông học của những giống thích nghi với môi trường
mới khi được trồng trên đất đỏ phát triển trên đất phù sa của trạm nghiên cứu
Lansdown (lượng mưa trung bình hằng năm là 850 mm).
Nhiều ý kiến cho rằng đậu Biếc có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới Châu
Á, tuy nhiên do quá trình nhập canh và quảng canh nên khó xác định nguồn
gốc chính xác của cây đậu Biếc. Cây đậu Biếc phân bố rộng khắp các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở những nơi có điều kiện phù hợp cho cây phát
triển như vùng Nam và Trung Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ. Khu vực phân bố của
cây đậu Biếc nhanh chóng mở rộng do mang lại nhiều lợi ích như tạo màu,
dùng làm thực phẩm,…(Phạm Hoàng Hộ, 1999).
2.2.2 Đặc điểm nông học
Đậu Biếc (C. ternatea) thuộc họ Fabaceae, họ phụ Papilionaceae
Đậu Biếc có rễ sâu, thân và cành mảnh có lông, là cây thân thảo leo với 5
lá chét và có hoa màu xanh biếc. Nó phù hợp với nhiều loại đất khác nhau (pH
5,5–8,9). Nó sống cả vùng nhiệt đới và những nơi mùa khô kéo dài. Cây trồng
được phát triển trên giá đỡ hoặc cây đỡ bằng tre thuận lợi cho việc hái quả. Sự
tạo ra số lượng lớn hạt đậu biếc được lấy dễ dàng khi quả đậu khô và tự tách
vỏ. Hạt giống thường được thu hoạch vào giữa mùa khô. Vào thời điểm bắt
đầu mùa mưa cho đến giữa mùa mưa, trái đậu khô bắt đầu quá trình tự khai.

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

5


SVTH: Kim Bình Dƣ


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

Nhờ vậy, đồng cỏ luôn trong tình trạng tự cải tạo. Đối với đồng cỏ độc canh
nên sử dụng các loại thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm (Spinnaker 200–400 ml/ha) từ
2 đến 8 tuần trước khi gieo để kiểm soát tốt cỏ dại và cần sớm loại bỏ cỏ dại
bằng tay sau khi gieo (S. Michael A. & Kalamani, 2003).
Cây đậu Biếc cao từ 90–162 cm. Lá kép lông chim lẻ, có 5–7 lá chét
hình trái xoan, mỏng, 2–6 x 1,5–4 cm, nhọn hay tù ở gốc, tròn hay nhọn ở đầu,
có lông rải rác ở mặt dưới, gân bên có 6 đôi, cuống lá dài 1–3 cm; lá kèm hình
ngọn giáo, 5–10 mm. Hoa có màu xanh đậm, dài từ 6–12 cm. Bộ rễ dài, phát
triển theo chiều rộng, dài đến 2 m. Thân cây có màu lam tía, dẻo dai. Hoa thụ
phấn chéo bằng côn trùng hay tự thụ phấn. Hoa ở nách đơn độc hay xếp thành
từng đôi. Hoa màu xanh lơ hoặc trắng, có cuống cỡ 4 mm, dài 5 cm, cánh hoa
có hình ngọn giáo hay hình xoan tròn. Cuống hoa khoảng 6 mm, đài hình ống,
có 5 thùy nhọn, mỏng, mềm, có gân hình mạng; cánh cờ có viền giữa màu da
cam, xoan ngược thon lại ở gốc; nhị 10, xếp 2 bó (1+9); bầu nhụy có lông
nhung. Một số loại C. ternatea hoa có màu trắng kem, hoa trổ riêng lẻ, có hình
dạng rất lôi cuốn. Quả đậu có lông mềm, kích thước 10 x 1 cm, có từ 5–10 hạt
dẹp, hình thận, lúc chín hạt có màu nâu hay gần như. Trái đậu khi khô chứa từ
6–8 hạt có màu xanh hoặc nâu (S. Michael A. & Kalamani, 2003).
Theo Iracema Lima Ainouz et al. (1994), protein dự trữ trong hạt giống
của cây hai lá mầm. Trong quá trình nảy mầm các protein được thủy phân và
chất dinh dưỡng của chúng được chuyển vào để nuôi dưỡng cây con. Việc
giảm và chuyển đổi các protein dự trữ được yêu cầu kết hợp với các phản ứng
enzyme thủy phân protein có trong hạt giống trưởng thành hoặc tổng hợp lại
lần nữa trong quá trình phát triển.

Đậu Biếc có tính thích nghi cao, khả năng chịu được mật độ chăn thả liên
tục, giữ được tình trạng tốt khi chăn thả nhẹ vào mùa mưa. Đậu biếc có khả
năng kết hợp tốt với nhiều loại cỏ khác như Cenchrus ciliaris, Digitaria
decumbns và những loại cỏ mọc tự nhiên, và nhờ đó dễ hình thành một đồng
cỏ hỗn hợp (Humphreys.L.R. & I.J.Partridge, 1995).

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

6

SVTH: Kim Bình Dƣ


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

Bảng 2.3 Một số đặc tính sinh học và nông học của cây họ Đậu
pH của đất

7–8

Độ màu mỡ của đất

Từ trung bình đến thấp

Hệ thống thoát nước

Chống ẩm ướt

Độ cao so với mặt nước biển(m)


0–1600

Mật độ gieo trồng

Độ canh: 20–25 kg/ha. Trồng xen với các loại
cỏ khác: 10–15 kg/ha

Độ sâu khi gieo hạt

<22 cm

Mức độ phân bón khi gieo trồng ở
mức độ 80 kg P/ha

40 kg N/ha

Lượng phân bón duy trì

80 kg N/ha

CP

18–24%

Tỷ lệ tiêu hoá

60–75%

Quản lý đồng cỏ


Cắt và chăn thả xoay vòng kết hợp với các
loại cỏ khác

Mật độ chăn thả
Không gian phát triển

2500 kg LW/ha
2-4 kg/ha đối với đồng cỏ ổn định, 6 kg/ha
đối với đồng cỏ trong ngắn hạn

Độ sâu khi trồng trên nền đất ẩm

2,5–6,5 cm

(Nguồn: S. Michael A., Kalamani, 2003)

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

7

SVTH: Kim Bình Dƣ


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

Hình 2.2 Cây đậu Biếc (Clitoria ternatea)
2.2.3 Những yêu cầu về đất
Đậu Biếc thích nghi với nhiều loại đất (từ đất cát với tới đất sét nặng)
của đất có độ màu mỡ vừa phải nhưng cũng thích nghi tốt với đất sét nặng, đất
kiềm. Cây thích nghi với độ pH đất 4,5–8,7 (Factsheet, 2007).

2.2.4 Năng suất và thành phần hoá học
Trong điều kiện canh tác thuận lợi, năng suất chất khô có thể đạt 30
tấn/ha/năm. Hạt đậu Biếc có hàm lượng protein cao (15–25%/DM). Sau 2 năm
canh tác trên đồng cỏ bạc màu, cây đậu Biếc phục hồi nguyên trạng độ màu
mỡ của đất. Cỏ trồng xung quanh khu vực trồng cây đậu Biếc cũng có hàm
lượng protein cao hơn nhờ quá trình hấp thu hàm lượng N sản sinh trong đất.
Lá cây đậu Biếc chứa 21,55% CP và 21,5–29% CF (S. Michael A. &
Kalamani, 2003). Thành phần của hạt bao gồm 25-38% protein, 5% đường
tổng số, 10% béo. Thành phần các acid amin được trình bày trong Bảng 2.4:

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

8

SVTH: Kim Bình Dƣ


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

Bảng 2.4 Thành phần acid amin của cây đậu Biếc
Acid
amine
%

Arg

Cys

Gly


Hys

Iis

Leu

Lys

Met

7,4

2,5

4,1

2,4

4,2

7,4

6,1

1,0

Thr Try

Tyr


2,2

3,3

1,2

(Nguồn: Barro & C.A. Ribeiro, 1983)

Tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô ở gia súc nhai lại biến động từ 60–75%. Một
nghiên cứu tại miền Nam Brazil cho thấy ở trạng thái khô, hàm lượng vật chất
khô, ash, béo thô, protein thô và carotenoid tổng số lần lượt là 89,04%; 8,92%;
4,24%; 34,84% và 587,28 mg/kg. Sau 42 ngày, tăng lên 91,1%; 7,24%;
3,46%; 32,34%; hàm lượng carotenoid ở thời điểm 84 ngày là 399,93 mg/kg.
Hàm lượng CF tăng từ 28,94% lên đến 38,25% trong thời gian này. Thu hoạch
tại thời điểm 45 ngày, năng suất chất xanh có thể đạt được tối đa 35 tấn/ha,
tương ứng 3 kg protein (Barro, 1983).
2.2.5 Công tác cải tiến giống
Trong quần thể lai giữa C. purpurea x C. ternatea, sự khác biệt lớn về
kiểu hình và kiểu gen có tác động cộng gộp đối với những tính trạng như trọng
lượng hạt, CP, CF, kích thước lá, số lá, số trái trên cây. Rõ ràng, để có một
đồng cỏ có chất lượng tốt cần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chọn lọc tự
nhiên. Lai tạo gen, chọn lọc cây lai, lai giống có khả năng cải tiến năng suất và
chất lượng đồng cỏ thông qua các tác động lên những tính trạng có hiệu quả
kinh tế (Kalamani & Michael Gomez, 2003).

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

9

SVTH: Kim Bình Dƣ



Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

Hình 2.5 Một số đặc tính của cây lai giữa C. ternatea x C. Purpurea
Giá trị

PCV%

GVC%

H2

GA%

90–160

14,3

13,9

94,5

27,9

162–138

17,9

17,3


93,6

34,5

4–6,2

16,2

12,6

62,6

23,5

2,3–3,9

18,9

15,5

66,9

26,2

18–36

16,1

13,6


71,5

23,8

Số lượng trái/cây

51–116

16,6

15,6

87,8

30,2

CF (%)

29–21,5

10,2

9,8

92,3

18,6

CP (%)


20,4–21,5

21,5

20,9

94,1

41,8

2,3–5,8

22,5

22,1

97,9

46,4

Đặc tính
Chiều cao cây (cm)
Số lá/cây
Chiều dài lá (cm)
Chiều rộng lá (cm)
Số nhánh

Trọng lượng hạt (g)


(Nguồn: Kalamani & Michael Gomez, 2003)
Ghi chú: PCV: Kiểu hình cao nhất, H2:Tính di truyền, GCV: Hệ số kiểu hình, GA: Sự
cải tiến gen.

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

10

SVTH: Kim Bình Dƣ


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

Bảng 2.6 Đặc tính hình thái và sinh hoá của cây lai (C. ternatea x C. purpurea)
và cây lai F2
Cây lai F2
Đặc điểm

Giá trị nhỏ
nhất

Giá trị lớn Trung bình
nhất

Chiều cao cây (cm)

136

90,0


162

126

Số lá/cây

320

162

380

271

Chiều dài lá (cm)

5,10

3,20

6,20

4,70

Chiều rộng lá (cm)

3,20

2,10


4,00

3,05

Chiều dài của trái (cm)

6,40

6,20

7,90

7,05

Số hạt/trái

8,00

8,00

12,0

10,0

Chiều dài nhuỵ hoa (mm)

4,00

2,50


4,10

3,30

Độ rộng của vòi nhụy (mm)

13,2

11,0

14,5

12,8

Chiều dài hạt phấn (mm)

6,00

3,50

6,50

5,00

Chiều rộng hạt phấn (mm)

4,00

3,00


6,00

4,50

CF (%)

26,5

21,5

29,0

24,3

CP (%)

19,2

18,5

21,5

20,0

(Nguồn: Kalamani & Michael Gomez, 2003)

2.2.6 Giá trị y học
Tại Ấn Độ, đậu Biếc là loại dược liệu bổ trợ trí não, làm tăng khả năng
tư duy và trí nhớ nhờ chứa anxiolytic, chất giảm đau, chống co giật và chống
stress. Một nghiên cứu cho thấy, đậu Biếc làm tăng hàm lượng acetyl choline,

tăng hoạt tính enzyme hoạt hoá acetyl choline trên não chuột và có tác động
tương tự như pyritinol (Terras et al., 1995). Ngoài tác dụng bổ não, cây đậu
Biếc có tác dụng đối với những bệnh nhiễm trùng mắt, viêm họng, các bệnh về
da, rối loạn bài tiết, lở loét, giải độc cơ thể (Malabadi R.B et al., 2001). Bên
cạnh những dược tính trên, đậu Biếc còn được dùng để đắp lên bề mặt da do

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

11

SVTH: Kim Bình Dƣ


Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

chứa chất có tính kháng protein của nấm ký sinh, có cấu trúc tương tự như ctAMP1 (Jack H.Wong & T.B. Ng, 2008).
Ở Lào, hạt được dùng làm thực phẩm, rễ cây dùng để giải nhiệt, chữa
bệnh tiêu chảy cho trẻ em. Ở Indonesia, cây đậu Biếc được dùng để trị bệnh
lao phổi, đau ngực, ho và viêm lở ngoài da. Ở Philipin người ta nghiền hạt và
trộn với bitatrate kalium liều gấp đôi sẽ gây xổ có hiệu quả nhanh và đảm bảo
vô hại. Lá dùng để đấp vết thương, mụn mủ, bướu, dịch lá dùng chữa viêm
mắt. Ở Ấn Độ, cây được dùng để trị nọc độc rắn cắn. Ở Trung Quốc, rễ và lá
được dùng giải đắp mụn nhọt (Taranalli et al., 2003).
2.2.7 Sự hình thành nốt rễ
Vi khuẩn cộng sinh trên nốt rễ của Đậu Biếc hoạt động có hiệu quả trên
nốt rễ của cây đậu. Sự biến đổi hiệu quả của các loại vi khuẩn nốt rễ được tạo
ra trong màu sắc và quá trình tăng trưởng có thể xảy ra (M.G. Zaroug &
D.N.Munns,1980).
Andrew, C. S. (1977), đã giả thuyết rằng đậu Biếc có thể là một thực vật
chủ làm nơi cộng sinh cho các loại vi khuẩn nốt rễ. Sự quan sát những chiếc lá

từ màu xanh nhạt đến màu vàng xanh, đặc biệt là trong giai đoạn cây non đã
chứng tỏ được quan điểm nói trên. Mức độ ẩm thấp của đất thấp giữa các cơn
bão đến sớm vào mùa mưa cũng có thể làm giảm hiệu quả của nốt rễ. Hardy,
R. W. F. & Havelka, V. D. (1975), đã tìm ra trong một thử nghiệm trên một
loại đất để trong chậu, cho thấy nốt rễ và sự tăng trưởng của đậu Biếc là tốt ở
độ ẩm từ 25–45%, nhưng lại xấu ở độ ẩm 15%.
Bảng 2.7 Hình thái học của vi khuẩn nốt sần rễ đậu Biếc
Đặc điểm

Vi khuẩn nốt sần ở rễ

Hình dạng và kích thước

Hình que, 0,5x2,0

Gram màu

Gram âm

Bào tử

Không có bào tử

(Nguồn: Rangaswami, G. & Oblissami, G.,1962)

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

12

SVTH: Kim Bình Dƣ



Luận văn tốt nghiệp – Cử nhân Hóa K37

2.3 Sự cố định Nitơ
Cây họ đậu có hàm lượng protein tương đối cao. Điều này là do cây họ
đậu trực tiếp cung cấp hầu hết các nhu cầu nitơ cho chúng với sự cộng sinh
của vi khuẩn Rhizobia sống trong rễ (USDA, 1998).

(Nguồn: Martin F. Wojciechowski, 2006)

Hình 2.3 Nốt sần của cây họ đậu
2.3.1 Chất hữu cơ trong đất
Nói chung, thành phần protein càng cao trong cây trồng thì càng nhiều
hàm lượng nitơ sẽ trở về đất. Nitơ là một yếu tố quan trọng cho hình thành các
chất hữu cơ đất. Bởi vì hầu hết mùa vụ có chứa nhiều dư lượng carbon hơn
nitơ, và vi khuẩn trong đất cần cả hai, nitơ cung cấp bởi các cây họ đậu tạo
điều kiện phân hủy dư lượng cây trồng trong đất và chuyển đổi đến đất các
chất hữu cơ (USDA, 1998).

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Nhân

13

SVTH: Kim Bình Dƣ


×