Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

tổ chức cho học sinh tự lực tham gia vào giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực sáng tạo khi giảng dạy chương 2 dao động cơ,vật lý 12 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN VẬT LÝ

TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TỰ LỰC THAM GIA VÀO GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO KHI GIẢNG
DẠY CHƢƠNG 2. DAO ĐỘNG CƠ,VẬT LÝ 12 NÂNG CAO
Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học
Chuyên ngành: SƢ PHẠM VẬT LÝ-TIN HỌC

Giảng viên hƣớng dẫn

Sinh viên thực hiện:

ThS-GVC Trần Quốc Tuấn

Nguyễn Thị Việt Trinh
MSSV: 1117568
Lớp: SP Vật Lý-Tin học
Khóa: 37

Cần Thơ, 04/2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các
số liệu, kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Mọi tham khảo, trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu
tham khảo của luận văn.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 5 năm 2015


Tác giả
Nguyễn Thị Việt Trinh


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 2
3. Giả thuyết khoa học ....................................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3
6. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................... 3
7. Các giai đoạn thực hiện đề tài ........................................................................................ 3
8. Các chữ viết tắt trong đề tài ........................................................................................... 3
Chƣơng 1. ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƢỜNG THPT ....... 4
1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục ở trƣờng phổ thông ....................................... 4
1.1. Mục tiêu đổi mới của giáo dục nƣớc ta........................................................................ 4
1.2. Đổi mới chƣơng trình, nội dung giáo dục THPT ......................................................... 4
1.3. Đổi mới PP dạy học .................................................................................................... 9
1.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá .......................................................................................... 10
2. Phƣơng pháp chiến lƣợc đổi mới phƣơng pháp dạy học ................................................. 11

2.1. Khắc phục lối truyền thụ một chiều ............................................................................. 11
2.2. Đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh ................................................ 11
2.3. Rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học .................................................... 11
2.4.Áp dụng các PP tiên tiến, các phƣơng tiện dạy học hiện đại vào quá trình DH ............. 11
3. Mục tiêu của chƣơng trình Vật lí THPT ......................................................................... 12
3.1. Đạt đƣợc một hệ thống VL PT cơ bản, phù hợp với những quan điểm hiện đại ........... 12
3.2. Rèn luyện và phát triển các kĩ năng ............................................................................. 12
3.3. Hình thành và rèn luyện các thái độ, tình cảm ............................................................. 12
4. Những định hƣớng đổi mới PPDH Vật lí ở lớp 12 theo chƣơng trình THPT mới ........... 13
4.1.Giảm đến tối thiểu việc giảng giải, minh họa của GV, tăng cƣờng việc tổ chức cho
học sinh tự lực, tham gia vào giải quyết các vấn đề học tập ............................................... 13
4.2 Sử dụng các PPDH truyền thống theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của HS ............................................................................................................ 13
4.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và kết hợp học tập cá nhân với học
tập hợp tác .................................................................................................................. 14
Trang i


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

4.4 Coi trọng việc bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học ............................................................. 14
4.5 Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng ngang tầm với việc truyền thụ kiến thức. .............................. 15

4.6. Rèn luyện các phƣơng pháp nhận thƣc Vật lí .............................................................. 15
4.7. Áp dụng rộng rãi kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ..................................... 15
4.8. Tận dụng những phƣơng tiện dạy học mới, trang thiết bị thí nghiệm mới. Phát

huy sáng tạo của giáo viên trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học ...................... 16
5. Đổi mới việc thiết kế bài học ......................................................................................... 17
5.1. Các yêu cầu đối với việc soạn giáo án ......................................................................... 17
5.2. Các bƣớc soạn giáo án ................................................................................................ 17
5.3 Những nội dung của việc soạn giáo án ......................................................................... 18
5.4. Quy trình soạn giáo án ................................................................................................ 19
5.5. Một số hoạt động học tập phổ biến trong một tiết học ................................................. 19
5.6. Cấu trúc của giáo án soạn theo các hoạt động.............................................................. 20
6. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá ..................................................................................... 21
6.1. Ý nghĩa của kiểm tra đánh giá ..................................................................................... 21
6.2. Quan điểm cơ bản về đánh giá .................................................................................... 22
6.3. Khắc phục những hạn chế trong kiểm tra đánh giá ...................................................... 22
6.4. Mục tiêu đổi mới kiểm tra, đánh giá ............................................................................ 22
6.5. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ............................................................... 22
6.6. Tiêu chí kiểm tra, đánh giá .......................................................................................... 23
6.7. Thiết kế đề kiểm tra để đánh giá HS ............................................................................ 24
6.8. Các hình thức kiểm tra ................................................................................................ 24
Chƣơng 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG
DH VẬT LÍ Ở TRƢỜNG THPT ............................................................. .... 25
1. Khái niệm năng lực ........................................................................................................ 25
2. Sự hình thành và phát triển năng lực .............................................................................. 25
2.1. Yếu tố sinh học: Vai trò của di truyền trong sự hình thành năng lực............................ 25
2.2. Yếu tố hoạt động của chủ thể ...................................................................................... 25
2.3. Yếu tố môi trƣờng xã hội ............................................................................................ 25
2.4. Vai trò của giáo dục trong việc hình thành các năng lực .............................................. 26
3. Khái niệm năng lực sáng tạo .......................................................................................... 26
4. Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh .......................... 26
4.1. Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với xây dựng kiến thức mới ............................... 26
Trang ii



Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

4.2. Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết .................................................. 27
4.3. Luyện tập đề xuất phƣơng án kiểm tra dự đoán ........................................................... 27
4.4. Giải các bài tập sáng tạo.............................................................................................. 28
Chƣơng 3. TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TỰ LỰC THAM GIA VÀO GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƢỜNG PT.......... 29
1. Vấn đề tự lực tham gia vào giải quyết vấn đề ở học sinh ................................................ 29
1.1. Kích thích hứng thú và chú ý của học sinh đối với kiến thức ...................................... 29
1.2. Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề .................................................................. 30
1.3. Các kiểu hƣớng dẫn học sinh giải quyết vấn đề ........................................................... 30
2 Tổ chức hoạt động đối với một số phƣơng pháp dạy học phổ biến hiện nay .................... 32
2.1. Phƣơng pháp diễn giảng .............................................................................................. 32
2.2.Phƣơng pháp đàm thoại................................................................................................ 32
2.3. Phƣơng pháp làm việc với SGK .................................................................................. 33
2.4. Phƣơng pháp dạy học khám phá .................................................................................. 34
2.5. Phƣơng pháp dạy học hợp tác ..................................................................................... 35
3. Hình thức tổ chức dạy học ............................................................................................. 37
3.1. Hình thức lên lớp ....................................................................................................... 37
3.2. Hình thức thảo luận ..................................................................................................... 38
3.3. Hình thức tự học ......................................................................................................... 43
3.4. Hình thức tham quan ................................................................................................... 43
3.5 Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa ...................................................................... 44
3.6 Hình thức giúp đỡ riêng ............................................................................................... 45
4. E-Learning hình thức tổ chức dạy học mới..................................................................... 45

4.1. Khái niệm ................................................................................................................... 45
4.2. Những đặc điểm của E-learning so với các hình thức tổ chức dạy học khác ................ 45
4.3. Một số hình thức E-Learning ..................................................................................... 45
4.4. E-learning có lợi thế hơn so với các hình thức tổ chức dạy học khác ........................... 46
4.5. Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning ở Việt Nam ............................................ 46
Chƣơng 4. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG CHƢƠNG 2, DAO ĐỘNG CƠ
VẬT LÍ 12 NÂNG CAO .................................................................................................. 48
1. Đại cƣơng về chƣơng ..................................................................................................... 48
1.1. Mục tiêu...................................................................................................................... 48
1.2. Kiến thức, kĩ năng ....................................................................................................... 48
Trang iii


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

1.3. Sơ đồ cấu trúc nội dung của chƣơng............................................................................ 49
2. Thiết kế giáo án một số bài trong chƣơng 2.Dao động cơ, VL 12 NC ............................ 50
Chƣơng 5. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................................... 51
1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................................... 51
2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ..................................................................................... 51
3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm .................................................................................... 51
4. Kế hoạch giảng dạy........................................................................................................ 51
5. Tiến trình thực hiện các bài học ..................................................................................... 51
6. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................................ 51
6.1. Đề kiểm tra 1 tiết ....................................................................................................... 51
* Đáp án + thang điểm ....................................................................................................... 54

6.2.Kết quả thực nghiệm…………………………………………………..................

.... 55

6.3. Nhận xét và đánh giá.............................................................................................

.... 55

KẾT LUẬN.................................................................................................................... .... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ .... 57
PHỤ LỤC

Trang iv


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của trí tuệ sáng tạo. Đất nƣớc ta đang
bƣớc vào thời kỳ CNH – HĐH. Viễn cảnh sôi động, tƣơi đẹp nhƣng cũng nhiều thách
thức đòi hỏi ngành Giáo dục – Đào tạo có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, vƣơn tới
ngang tầm với sự phát triển chung của thế giới và khu vực. Sự nghiệp Giáo dục phải góp
phần quyết định vào việc bồi dƣỡng trí tuệ khoa học, năng lực, sáng tạo cho thế hệ trẻ.
Trong đó việc truyền thụ kiến thức Vật lý là cần thiết vì Vật lý ảnh hƣởng trực tiếp đến
sự tiến bộ của xã hội nhất là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Sự nghiệp CNH – HĐH đất nƣớc, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn
cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, ngƣời lao động có đủ phẩm chất năng lực đáp ứng
yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Ngƣời lao động phải có khả năng thích ứng, khả
năng thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn
cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu xã hội. Hơn thế nữa, trong một xã
hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và
giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành
công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy tập dƣợt cho HS biết phát hiện,
đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia
đình và cộng đồng, không chỉ có ý nghĩa ở tầm PPDH mà phải đƣợc đặt nhƣ một mục
tiêu giáo dục và đào tạo.
Vậy yêu cầu đặt ra là phải đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới mục tiêu giáo dục,
đổi mới nội dung giáo dục và PP dạy và học. Định hƣớng đổi mới PP dạy và học đã đƣợc
xác định trong Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII (12-1996) và đƣợc thể chế hóa trong
Luật giáo dục sữa đổi ban hành ngày 27/6/2005 điều 2.4 đã ghi : “ Phương hướng giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi
dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên”.
Phát triển năng lực sáng tạo cho HS là một trong những những nhiệm vụ cơ bản khi
dạy học vật lí ở trung học phổ thông. Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đã lấy việc rèn
luyện tƣ duy và năng lực sáng tạo cho HS làm mục tiêu quan trọng hàng đầu.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo không ngừng đổi mới chƣơng
trình, SGK về nội dung, PP nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học. Song thực tế PPDH
trong các bậc đào tạo hiện nay chủ yếu mang tính chất thông báo – tái hiện. Đa số GV
vẫn còn sử dụng phƣơng pháp diễn giảng truyền thống theo lối truyền thụ một chiều, HS
thụ động ghi chép và thụ động trong việc tiếp thu tri thức. Kiểu dạy học truyền thống đã
làm cho khả năng tự học, tự chủ, tìm tòi, khả năng tƣ duy khoa học độc lập của HS bị hạn
chế.
Nghị quyết trung ƣơng II, khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ và cụ thể:
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

và rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các PP tiên
tiến, PP hiện đại vào quá trình dạy, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu
của HS, nhất là sinh viên đại học, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo” [3,
tr 50].
Để nâng cao chất lƣợng dạy học, phát huy đƣợc năng lực của HS trong dạy học Vật lý
thì phải vận dụng phƣơng pháp và biện pháp dạy học khác nhau. Trong đó tổ chức cho
HS tự lực tham gia vào giải quyết vấn đề giữ vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kĩ
năng, kĩ xảo, phát triển tƣ duy toàn diện nhằm năng cao năng lực sáng tạo của HS.
Nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới và tổ chức cho HS tự lực tham gia vào giải
quyết vấn đề trong dạy học Vật lí ở trƣờng phổ thông, chỉ ra cách lựa chọn các PPDH
một cách phù hợp trong mỗi đơn vị bài học nhằm phát triển năng lực sáng tạo,nâng cao
khả năng nhận thức của HS trở thành một yêu cầu cấp bách đối với GV dạy môn vật lí
THPT.
Là một GV dạy môn vật lí tƣơng lai đã đƣợc trang bị những kiến thức và PPDH mà
thầy cô đã truyền đạt ngay khi còn trên giảng đƣờng Đại Học, em cần phải biết cách áp
dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả nhất, nhằm phục vụ tốt nhất cho công cuộc đổi
mới giáo dục phổ thông hiện nay của nƣớc ta.
Chƣơng 2 Dao động cơ là một trong những chƣơng quan trọng của chƣơng trình Vật
lí 12, nâng cao, nó có nhiều ứng dụng trong cuộc sống nhƣ làm cơ khí, chế tạo
máy...Việc nắm vững kiến thức và vận dụng nó để tự lực giải quyết vấn đề là điều không
dễ.

Từ những yêu cầu trên, cùng với mong muốn góp phần nâng cao chất lƣợng DH vật lí
ở trƣờng phổ thông, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức cho học sinh tự lực
tham gia vào giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực sáng tạo khi giảng dạy
chương 2. Dao động cơ, vật lý 12 nâng cao”.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
 Nghiên cứu việc tổ chức cho học sinh tự lực tham gia vào giải quyết vấn đề nhằm
phát triển năng lực sáng tạo khi giảng dạy vật lý THPT.
 Vận dụng soạn giáo án một số bài trong chƣơng 2. Dao động cơ, Vật lí 12 NC.
 Hệ thống lại cơ sở lí thuyết về kỹ năng học tập VL.
 Xây dựng các PPNT khoa học trong dạy học VL.

3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Vận dụng lý luận dạy học hiện đại, có thể áp dụng phƣơng pháp nhận thức khoa học
trong quá trình giảng dạy vật lý THPT.

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu cơ sở lý luận, đổi mới phƣơng pháp dạy học
 Nghiên cứu phƣơng pháp nhận thức khoa học trong quá trình sáng tạo khoa học vật
lý và dạy học vật lý
 Xây dựng qui trình áp dụng pp nhận thức trong dạy học vật lý
 Xây dựng tiến trình dạy học theo phƣơng pháp nhận thức khoa học
Trang 2


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh


 Vận dụng vào soạn giảng thử mốt số bài theo tinh thần áp dụng phƣơng pháp nhận
thức khoa học trong chƣơng 2 Dao động cơ vật lý 12 NC
 Bài 6: Dao động điều hòa
 Bài 7: Con lắc đơn. Con lắc vật lý.
 Bài 8: Năng lƣợng trong dao động điều hòa
 Bài 10: Dao động cƣỡng bức. Cộng hƣởng
 Bài 12: Tổng hợp hai dao động
 Sử dụng công nghệ thông tin.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA DẠY HỌC VẬT LÝ
 Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: các SGK vật lý THPT, các tài liệu bồi dƣỡng GV
vật lý THPT, lý luận dạy học vật lý, chuyên đề phƣơng pháp dạy học vật lý
 Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm

6. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
 Các hoạt động dạy và học của GV và HS nhằm tổ chức cho học sinh tự lực tham
gia vào giải quyết các vấn đề nhằm phát triển năng lực sáng tạo khi giảng dạy vật lý
THPT.

7. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN
 Giai đoạn 1: Tìm hiểu thực trạng trao đổi với thầy hƣớng dẫn, nhận đề tài nghiên
cứu.
 Giai đoạn 2: Nghiên cứu tài liệu, viết đề cƣơng chi tiết.
 Giai đoạn 3: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
 Giai đoạn 4: Nghiên cứu nội dung và pp xây dựng chƣơng 2 Dao động cơ.
 Giai đoạn 5: Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở THPT.
 Giai đoạn 6: Hoàn chỉnh đề tài và chuẩn bị báo cáo bằng Powerpoint.
 Giai đoạn 7: Bảo vệ luận văn tốt nghiệp.


8. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
 Giáo viên:
 Học sinh:
 Khoa học:
 Nâng cao:
 Nhận thức:
 Phƣơng pháp:
 Phƣơng pháp dạy học:
 Dạy học:
 Sách giáo khoa :

GV
HS
KH
NC
NT
PP
PPDH
DH
SGK

 Phƣơng pháp thực nghiệm: PPTN
 Phƣơng pháp mô hình:
PPMH
 Phổ thông:
PT
 Giải quyết vấn đề:
GQVĐ
 Trung học phổ thông:
THPT

 Vật lí:
VL
 Phƣơng pháp tƣơng tự :
PPTT
 Nâng cao:
NC

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

Chƣơng 1. ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC THPT
1.1. Mục tiêu mới của giáo dục nƣớc ta
Đổi mới dạy học ở trƣờng phổ thông theo hƣớng đảm bảo đƣợc sự phát triển năng
lực của HS, bồi dƣỡng tƣ duy khoa học, năng lực tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, năng lực
giải quyết vấn đề thích ứng đƣợc với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của nền kinh
tế tri thức.
Khi bàn về hiện trạng phƣơng pháp dạy học những năm gần đây, chúng ta phải
tránh một nhận xét chung là: Chúng ta đã sử dụng một phƣơng pháp dạy học lạc hậu trì
truệ. Tuy nhiên, cũng không thể nói trong thực tế ngày nay phƣơng pháp truyền thống
vẫn đƣợc coi là ƣu việt, bởi thực chất của PPDH những năm vừa qua vẫn xoay quanh
việc: “ thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ”, thậm chí ở một số bộ môn do thúc bách
của quỹ thời gian với dung lƣợng kiến thức trong một giờ (đặc biệt ở các lớp có liên quan

đến thi cử) dẫn đến việc “thầy đọc, trò chép”. Nói nhƣ vậy, cũng không phủ nhận ở một
số không ít các thầy cô giáo có ý thức và tri thức nghề nghiệp vững vàng vẫn có nhiều
giờ dạy tốt, phản ánh đƣợc tinh thần của một xu thế mới. Vì vậy, chúng ta cần phải:
+ Chuyển định hƣớng giáo dục từ chủ yếu là dạy chữ sang nền giáo dục kết hợp hài
hòa dạy chữ, dạy nghề, dạy ngƣời.
+ Chuyển nền giáo dục từ chủ yếu nặng nề về ứng thí, sính bằng cấp sang giáo dục
thực học, thực làm, coi trọng năng lực.
+ Chuyển tình trạng giáo dục từ chủ yếu đào tạo theo khả năng của các cơ sở giáo
dục sang đào tạo theo nhu cầu xã hội và nhu cầu của ngƣời học. [3, Tr 47]
1.2. Đổi mới chƣơng trình, nội dung giáo dục THPT
Đổi mới chƣơng trình giáo dục THPT trong quá trình triển khai đã quán triệt các
định hƣớng, các nguyên tắc chung nhƣ đối với các cấp học khác đồng thời chú trọng
những đặc điểm riêng của cấp học này. Dƣới đây sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến
đổi mới chƣơng trình cấp THPT.
a.Một số đặc điểm của trường THPT
Cấp THPT gồm 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12, là cấp học cuối cùng của giáo
dục phổ thông, nối tiếp cấp THCS và có trách nhiệm hoàn thành việc đào tạo tiếp thế hệ
học sinh đã qua các cấp học trƣớc đó của nhà trƣờng phổ thông.Đây là cấp học trực tiếp
tạo nguồn cho bậc cao đẳng,đại học nói riêng,vừa góp phần quan trọng vào việc đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nƣớc nói chung.Nói cụ thể hơn
cấp học này một mặt, cần chuẩn bị cho học sinh những tri thức và kỷ năng về khoa học
xã hội,nhân văn, toán học,khoa học tự nhiên, kỷ thuật để họ có thể đƣợc tiếp tục đào tạo
ở bậc học tiếp theo,mặt khác cần hình thành và phát triển cho họ những hiểu biết về nghề
phổ thông cần thiết cho cuộc sống, tham gia lao động sản xuất xây dựng xã hội và khi có
điều kiện có thể tiếp tục học lên. Từ trên nền tảng đó mà phát triển các hệ thống phẩm

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp ĐH


GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

chất, năng lực cẩn thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nƣớc trong giai đoạn mới. Chuẩn
bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc, đáp ứng nhu
cầu của cá nhân ngƣời học, giáo dục THPT cần thực hiện nguyên tắc dạy học phân hóa.
Đây là một sự đổi mới quan trọng so với cách tổ chức dạy học hiện hành vốn đã đƣợc
chuẩn bị từ những năm cuối của thập kĩ 80. Mô hình dạy học phân hoá bằng hình thức
phân ban cũng đã qua vài giai đoạn thí điểm. Tiếp theo đây sẽ trình bày một vài vấn đề có
liên quan trực tiếp tới việc tổ chức dạy học phân hóa bằng hình thức phân ban.
b. Vấn đề phân ban ở THPT
Cơ sở pháp lí cho việc tổ chức phân ban ở trường THPT
- Chủ trƣơng phân ban trong trƣờng THPT đã đƣợc nêu rõ trong nghi quyết 14 của
Bộ Chính trị ban chấp hành trung ƣơng ĐCSVN (khóa IV-1979) về Cải cách GD: “Nội
dung giáo dục ở trƣờng PTTH cũng mang tính chất toàn diện và kĩ thuật tổng hợp nhƣng
có chú ý hơn đến việc phát huy sở trƣờng và năng khiếu cá nhân…sẽ thực hiện phân ban
một cách hợp lí trên cơ sở giáo dục toàn diện”.
- Nghi quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VII số 4NQ/HNTW-1993) về “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD&DT” cũng đã ghi”. Hình
thành bậc TH mới nhằm chuẩn bị cho một bộ phận học sinh tiếp tục học lên và đa số tốt
nghiệp có thể vào đời, giáo dục kỉ năng lao động và hƣớng nghiệp cho học sinh phổ
thông với giáo dục chuyên ngành ,hình thành cấp Trung học chuyên ban”
- Nghị định 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ về “Quy định cơ cấu khung của
hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục – đào tạo của
nƣớc CHXHCNVN” cũng đã chỉ rõ: “Giáo dục phổ thông bao gồm: tiểu học, trung học
cơ sở,trung học chuyên ban”.
- Kết luận của Bộ Chính trị ( Thông báo số 146-TB/TW ngày 23/6/1998 về một năm
rƣỡi thực hiện Nghị quyết trung ƣơng 2) đã đề cập đến việc điều chỉnh chủ trƣơng phân
ban ở Phổ thông trung học.

- Chỉ thị số 30/CT_TTg ngày 1/9/1998 của Thủ tƣớng Chính Phủ đã cụ thể hóa yêu
cầu nói trên của Bộ Chính trị.
Cơ sở khoa học và thực tiễn của chủ chương phân ban
Phân phó trong dạy học là một nguyên tắc sƣ phạm trƣớc hết dựa trên sự khác biệt
của HS về đặc điểm tâm sinh lí, sở trƣờng, nguyện vọng, hứng thú, điều kiện sống,…để
đạt đƣợc hiệu quả đối với mỗi cá nhân. Tiếp theo là yêu cầu hết sức đa dạng về nguồn
nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Phân hóa đƣợc thể hiện ở cấp độ vi mô và vĩ
mô. Phân hó ở cấp độ vi mô là tìm kiếm các PP kĩ thuật dạy học sao cho mỗi cá thể hoặc
mỗi nhóm, với nhịp độ học tập khác nhau trong giờ học đều đạt đƣợc kết quả cao. Phân
hó ở cấp độ vĩ mô thể hiện ở hình thức tổ chức dạy học với những nội dung khác nhau
cho từng đối tƣợng tạo điều kiện cho HS phát triển về năng lực và thiên hƣớng (trích [1])
Phân hóa dạy học góp phần thực hiện yêu cầu đào tạo và phân công lao động xã hội
theo nguyên tắc mỗi thành viên sẽ đóng góp có hiệu quả nhất đối với việc đã chọn hoặc

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

đƣợc giao trên cơ sở đã đƣợc chuẩn bị tốt theo định hƣớng từ nhà trƣờng. Thực chất là
đáp ứng yêu cầu phân luồng lao động của xã hội mà nhà trƣờng phải thực hiện. Tất cả
những điều này đòi hỏi nền giáo dục, với một trong các chức năng rất quan trọng là đào
tạo nhân lực phải đa dạng và có thể chuyển đổi linh hoạt, mềm dẻo sao cho đáp ứng đƣợc
tối đa năng lực, hứng thú, sở thích, nguyện vọng và nhiều điều kiện cá nhân khác nhau
của mỗi học sinh.
c. Chương trình giáo dục THPT

Ngoài những nội dung thuộc cấp THPT đƣợc trình bày nhƣ là một bộ phận hữu
cơ của văn bản “ Những vấn đề chung” của bộ chƣơng trình GD phổ thông nhƣ kế hoạch
dạy học cấp,các mạch kiến thức của các lớp thuộc cả 3 cấp học, còn có văn bản “ chƣơng
trình THPT” và chƣơng trình các môn học cấp THPT.
* Chương trình cấp THPT: quy định mục tiêu, kế hoạch GD của cấp học với các
giải thích cần thiết, các định hƣớng về phƣơng pháp tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả
giáo dục, sự phát triển logic của các nội dung, kiến thức ở từng môn học lớp học. Chƣơng
trình cấp THPT còn đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng và thái độ
trên các lĩnh vực học tập mà học sinh cần và có thể đạt đƣợc sau khi hoàn thành cấp học.
Đó là chuẩn kiến thức, kĩ năng của cấp học trên các lĩnh vực: Ngôn ngữ và Văn học;
Toán – Tin; Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội; Giáo dục công dân; Công nghệ; Thể
chất và Giáo dục quốc phòng an ninh. Chuẩn theo lĩnh vực học tập của cấp học thể hiện
sự gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt đƣợc mục tiêu của cấp học.
 Về mục tiêu của giáo dục THPT
Văn bản chƣơng trình giáo dục cấp THPT đã trình bày mục tiêu cấp học theo luật
giáo dục quy định: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh cũng cố và phát
triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu
biết thông thƣờng về kĩ thuật và hƣớng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hƣớng phát triển
và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động ”.
(Điều 27,mục 2, chƣơng II, Luật Giáo dục- 2005 )
Căn cứ vào mục tiêu chung đƣợc luật định, mục tiêu cụ thể của cấp THPT đƣợc xây
dựng, thể hiện qua yêu cầu học sinh học xong cấp THPT phải đạt đƣợc ở các mặt giáo
dục: tƣ tƣởng, đạo đức lối sống, học vấn kiến thức phổ thông, hiểu biết kĩ thuật hƣớng
nghiệp, kĩ năng học tập và vận dụng kiếm thức, về thể chất và xúc cảm thẩm mĩ.
Những yêu cầu này đảm bảo mục tiêu chung của giáo dục là “ đào tạo con ngƣời
Việt Nam phát triển toàn diện”. Song để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục
toàn diện, tăng cƣờng bồi dƣỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nƣớc, yêu quê hƣơng và gia
đình, tinh thần tự tôn dân tộc,lí tƣởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng
pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập thân, lập nghiệp ngoài những giá trị truyền

thống cần đƣợc kế thừa và phát triển nhƣ lòng yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội lòng nhân
ái, thái độ quý trọng và nhiệt tình lao động, ý thức trách nhệm, các kĩ năng cơ bản,…còn

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

có những giá trị mới xuất hiện trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao
cấp sang nền kinh tế có sự chi phối của cơ chế thị trƣờng, từ nền kinh tế nông nghiệp
sang kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức nhƣ: tƣ duy phê phán và khả năng sáng tạo,
năng lực tổng hợp, chuyển đổi ứng dụng thông tin vào hoàn cảnh mới để giải quyết các
vấn đề đặt ra,để thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống, năng lực hợp tác và giao
tiếp có hiệu quả, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của sản xuất và thị
trƣờng lao động, năng lực quản lí….do đó trong nội dung của mục tiêu cụ thể của giáo
dục THPT có một số điểm mới cần lƣu ý nhƣ sau:
+ Sống lạnh mạnh, tự tin, tự tôn dân tộc, có chí lập nghiệp, không cam chịu nghèo
+ Có khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp thông thƣờng, có khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin ở trình độ phổ thông để giải quyết công việc.
+ Phát triển và nâng cao các kĩ năng học tập chung, kĩ năng vận dụng kiến thức vào
học tập, sản xuất và cuộc sống.
Quán triệt mục tiêu giáo dục cấp THPT là yêu cầu đầu tiên trong quá trình xây dựng
lại chƣơng trình, biên soạn sách giáo khoa các môn học.
 Về kế hoạch dạy học
Kế hoạch giáo dục là văn bản quy định thành phần các môn học trong nhà trƣờng,
trình tự dạy học các môn học trong từng năm, từng lớp, số giờ dành cho từng môn học

trong cả năm,trong từng tuần, cấu trúc và thời gian của năm học. Kế hoạch giáo dục phải
thể hiện đƣợc nhiệm vụ trọng tâm của cấp học.Số giờ quy định trong kế họach giáo dục
nói lên vị trí của từng môn học trong nội dung giáo dục ở cấp học đó và trong việc môn
học đó tham gia thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.Kế hoạch giáo dục phải đƣợc thực hiện
một cách nghiêm túc,đầy đủ số giờ, không quá coi trọng môn này, coi nhẹ môn kia, đảm
bảo cho nhân cách học sinh đƣợc phát triển toàn diện, hài hòa.
Chỉ thị 30/1998/CT-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu nội dung giáo dục THPT
phải dựa trên cơ sở một chƣơng trình chuẩn và đảm bảo tính phổ thông toàn diện, hƣớng
nghiệp. Chênh lệch về kiến thức của các môn học phân hóa giữa chƣơng trình chuẩn và
chƣơng trình nâng cao không quá 20%. Trong thông số 13/2006/VPCP của Văn phòng
Chính Phủ về ý kiến chỉ đạo của Thủ tƣớng Phan Văn Khải. Chủ tịch Hội đồng Quốc gia
giáo dục về phƣơng án điều chỉnh phân ban ở THPT, phân thành ba ban: ban KHTN
(Toán ,Lí, Hóa, Sinh), ban KHXH & NV (Ngữ văn, Sử, Địa,Tiếng nƣớc ngoài) và ban
Cơ bản học theo chƣơng trình chuẩn.Đó là những căn cứ pháp lí quan trọng để xây dựng
lại kế hoạch dạy học cho cấp học này. Một số điểm mới nhƣ sau:
- Thể hiện sự phân hóa qua bố trí thời lƣợng dạy học chênh lệch cho 8 môn phân hóa.
- Mức độ phân hóa không quá lớn đảm bảo theo yêu cầu từ chƣơng trình chuẩn.
- Điều chỉnh giảm số tiết so với chƣơng trình THPT hiện hành ở một số môn nhƣ Ngữ
văn từ 11 tiết/tuần/3 năm còn 9.5, Toán từ 14 còn 10, Lí từ 9 còn 6, Công nghệ từ 6 còn 5
để có thời lƣợng cho môn học mới, cho dạy học tự chọn và cho hoạt động giáo dục khác
và đảm bảo sự cân đối giữa các lĩnh vực tri thức của mặt bằng học vấn phổ thông.

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh


- Tiếp tục thực hiện nguyên tắc phân hóa trong giáo dục THPT, đáp ứng nhu cầu rất đa
dạng của ngƣời học.
- Số tuần học trong một năm học là 35 tuần, mỗi tuần là 6 buổi.
- Thời gian dạy học các môn trong mỗi buổi không quá 5 tiết, thời lƣợng mỗi tiết là 45
phút.
- Mỗi tuần lễ có 2 tiết hoạt động giáo dục tập thể dành cho sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn
trƣờng.Mỗi tháng có 4 tiết dành cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Thời lƣợng và thời điểm nghỉ hè, nghĩ tết, nghỉ giữa và cuối kì theo quy định chung
của Bộ GD&ĐT.
* Chương trình các môn học của THPT: gồm chƣơng trình chuẩn của tất cả các môn
học thể hiện yêu cầu mang tính tối thiểu mọi học sinh cần và có thể đạt. Chƣơng trình
nâng cao đối với 8 môn phân hóa. Trong chƣơng trình từng môn, mục tiêu môn học đƣợc
thiết kế nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục của cả cấp học.
- Chƣơng trình tự chọn: Hệ thống các chủ đề tự chọn cung cấp cho học sinh những cơ
hội để củng cố, luyện tập kiến thức kĩ năng có trong chƣơng trình hoặc mở rộng, nâng
cao đáp ứng nhu cầu học sinh.
- Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của cấp học: định rõ các phẩm chất và năng lực cần
phát triển cho học sinh nhằm trƣớc hết đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực
trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội mới của đất nƣớc, giai đoạn công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
- Đảm bảo tính hệ thống, chỉnh thể và yêu cầu kế thừa trong việc hoàn thiện, phát triển
nội dung học vấn phổ thông.
- Tiếp tục đảm bảo yêu cầu cơ bản, hiện đại, sát với thực tiễn Việt Nam
- Đảm bảo tính sƣ phạm và yêu cầu phân hóa
- Góp phần đẩy mạnh việc đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Tiếp tục coi trọng vai trò của phƣơng tiện dạy học
- Đổi mới đánh giá kết quả quá trình học tập
- Chú ý tới các vấn đề của địa phƣơng
- Một số điểm mới của chƣơng trình môn học:

Tăng thời lƣợng thực hành, các nội dung lí thuyết đƣợc cân nhắc lựa chọn và đề ra các
yêu cầu thực hiện phù hợp với mức độ nhận thức của HS….
d. Về SGK Trung học Phổ thông
* Các yêu cầu đổi mới SGK THPT
- Bám sát chƣơng trình môn học
- Đảm bảo tính kế thừa trong quá trình biên soạn
- Dựa trên cơ sở lí luận về SGK có lƣu ý tới xu thế tiên tiến trên thế giới trong lĩnh
vực này.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản, tính giản, hiện đại, sát thực tiễn Việt Nam
- Đảm bảo tính liên môn

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

- Tạo điều kiện trực tiếp giúp học sinh tiếp tục nâng cao năng lực tự học và đổi mới
phƣơng pháp dạy học
- Đảm bảo yêu cầu phân hóa
- Đảm bảo những yêu cầu về văn phong đặc trƣng của SGK mỗi môn
- Chú ý tới đặc điểm, lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học cụ thể của cấp THPT.
* Một số điểm mới của SGK môn học
 Về mặt hình thức
+ Có 2 bộ SGK theo chƣơng trình chuẩn và theo chƣơng trình nâng cao
+ Riêng môn Ngữ văn và Toán do nội dung nhiều và thời lƣợng lớn nên ở mỗi lớp
đều có tập I và tập II.

+ Thực hiện nguyên tắc thích hợp, môn Ngữ văn từ 3 phân môn Văn-Tiếng ViệtLàm văn đƣợc kết hợp và trình bày một SGK.
+ Trong cấu trúc hình thức từng cuốn SGK, các tác giả đã lƣu ý cách trình bày thể
hiện rõ cho sự hổ trợ đổi mới phƣơng pháp dạy học, tạo điều kiện cho học sinh đƣợc làm
việc tích cực, chủ động,hạn chế việc cung cấp sẵn kiến thức, việc mô tả các quá trình.
 Về mặt nội dung
Các tác giả SGK thực hiện việc đổi mới qua việc cân nhắc lực chọn kiến thức, xác
định các mức độ kiến thức ở từng bài hƣớng vào thực hiện mục tiêu giáo dục của từng
bài từng chƣơng, ở bộ môn của từng lớp và cả cấp THPT.
1.3. Đổi mới phƣơng pháp dạy học
a. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học ( trích [14])
Định hƣớng đổi mới pp dạy và học đã đƣợc xác định trong Nghị quyết Trung ƣơng
4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết TƢ 2 khóa VIII (12-1996), đƣợc thể chế hóa trong Luật
giáo dục (2005), đƣợc cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt
chỉ thị số 14(4-1999).
Luật Giáo dục điều 28.2 đã ghi “phƣơng pháp Giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc diểm của từng lớp học,
môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiển, tác động dến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hƣớng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại
thói quen học tập thụ động.
b. Đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Học sinh sẽ đƣợc tự lực khám phá, chủ động tích cực trong việc tiếp thu tri thức, từ
đó học sinh sẽ nắm đƣợc kiến thức ,kĩ năng mới, phát huy tiềm năng sáng tạo.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học
Nếu rèn luyện cho ngƣời học có đƣợc phƣơng pháp thói quen,kĩ năng, ý chí tự học
thì sẽ tạo cho họ lòng ham học,khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con ngƣời, kết quả học
tập sẽ đƣợc nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay ngƣời ta nhấn mạnh mặt hoạt động trong

Trang 9



Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

quá trình dạy học, nổ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ
động.
- Tăng cƣờng học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn
đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
Trong nền kinh tế thị trƣờng đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia,
năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trƣờng chuẩn bị cho học
sinh
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
c. Những phƣơng pháp dạy học tích cực cần đƣợcphát triển ở trƣờng THPT.
- Vấn đáp tìm tòi :
Vấn đáp là phƣơng pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời,
hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên qua đó học sinh lĩnh hội đƣợc nội
dung bài học.
Có ba phƣơng pháp (mức độ) vấn đáp: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích – minh
họa và vấn đáp tìm tòi.
- Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ
- Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập
kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu theo nhóm, kết quả
dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu đƣợc nhƣ các bài viết, tập tranh ảnh sƣu tầm,

chƣơng trình hành động cụ thể…
1.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá (trích [14], tr. 23)
Đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếu đƣợc trong quá trình giáo dục. Đánh
giá thƣờng nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi
điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lƣợng mới hơn trong
cả một quá trình giáo dục.
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, hƣớng
vào việc bám sát mục tiêu của từng bài, từng chƣơng và mục tiêu giáo dục của môn học ở
từng lớp cấp.Các câu hỏi bài tập sẽ đo đƣợc mức độ thực hiện các mục tiêu đã đƣợc xác
định.
Hƣớng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của
học sinh, bộ công cụ đánh giá sẽ đƣợc bổ sung các hình thức đánh giá khác nhƣ đƣa thêm
dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của
học sinh….
Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70%
câu hỏi ở trình độ chuẩn dành cho mọi học sinh THPT, 30% phản ánh mức độ nâng cao,
dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn.

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

2. PHƢƠNG PHÁP CHIẾN LƢỢC ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
2.1. Khắc phục lối truyền thụ một chiều
Đặc trƣng của truyền thụ một chiều là: "GV độc thoại, giảng giải minh họa, làm

mẫu, kiểm tra, đánh giá; còn HS thì thụ động ngồi nghe, ngồi nhìn cố mà ghi nhớ và nhắc
lại". [10, tr. 50].
Lấy GV làm trung tâm của quá trình dạy học, GV quyết định hết thảy từ xác định
mục đích học tập, nội dung học, cách thức học, con đƣờng đi đến kiến thức, kỹ năng,
đánh giá kết quả học tập, HS hoàn toàn thụ động.
Cần phải đổi mới phƣơng pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự giác chủ động và
sáng tạo trong học tập của HS:
 Tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập đa dạng theo
hƣớng tìm tòi nghiên cứu.
 Tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề.
 Đổi mới SGK và thiết bị thí nghiệm.
 Áp dụng phƣơng pháp chung của nhận thức khoa học và những phƣơng pháp
đặc thù của Vật lý.
 Tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại.
2.2. Đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh
Rèn luyện khả năng tự học, hình thành thói quen tự học
Phát phiếu học tập về nhà cho HS
Tập cho HS phƣơng pháp đọc sách và có ý thức tự đọc sách
Tập cho HS quen các phƣơng pháp nhận thức khoa học
Tăng cƣờng dạy học theo nhóm và dạy học hợp tác
2.3. Rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học
Tổ chức cho học sinh tích cực tham gia vào quá trình tái tạo kiến thức
Tổ chức, hƣớng dẫn học sinh tham gia giải quyết các vấn đề học tập, giải quyết
tình huống …
Áp dụng rộng rãi phƣơng pháp phát hiện giải quyết vấn đề
Bồi dƣỡng HS các phƣơng pháp đặc thù của Vật lý
2.4. Áp dụng các PP tiên tiến, các phƣơng tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy
học
Quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực sáng tạo của HS.
Nắm đƣợc các lý thuyết về sự phát triển:

 Lý thuyết thích nghi của J.Piaget.
 Lý thuyết về vùng phát triển gần của Vƣgốtxki.
 Lý thuyết kích thích nhu cầu cá nhân (Skinner).
Sử dụng các phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy học: các đoạn video liên quan
đến nội dung kiến thức bài dạy, máy vi tính, dao động ký điện tử:
o Mô phỏng, minh họa một cách trực quan các hiện tƣợng, quá trình Vật lý.

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

o Sử dụng máy vi tính hỗ trợ việc xây dựng các mô hình toán học của các hiện
tƣợng, quá trình Vật lý.
o Sử dụng máy vi tính hỗ trợ trong các thí nghiệm Vật lý.
o Sử dụng máy vi tính hỗ trợ phân tích các đoạn video ghi các hiện tƣợng, quá trình
Vật lý thực.

3. MỤC TIÊU CỦA CHƢƠNG TRÌNH VẬT LÍ THPT
3.1. Đạt đƣợc một hệ thống Vật lí PT cơ bản, phù hợp với những quan điểm hiện đại
Các khái niệm về các sự vật, hiện tƣợng và quá trình vật lý thƣờng gặp trong đời
sống và sản xuất
Các đại lƣợng, các định luật và nguyên lí vật lí cơ bản.
Những nội dung chính của một số thuyết vật lí quan trọng nhất.
Những ứng dụng phổ biến của Vật lí trong đời sống và trong sản xuất.
Các phƣơng pháp chung của nhận thức khoa học và những phƣơng pháp đặc thù của

vật lí, trƣớc hết là phƣơng pháp thực nghiệm và phƣơng pháp mô hình.
3.2. Rèn luyện và phát triển các kĩ năng
Quan sát các hiện tƣợng và các quá trình vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hằng
ngày hoặc trong các thí nghiệm, điều tra, sƣu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau
để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập Vật lí
Sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của Vật lí, kĩ năng lắp ráp và tiến hành các thí
nghiệm vật lí đơn giản
Phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin thu đƣợc để rút ra kết luận, đề ra các dự
đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tƣợng hay quá trình vật
lí, cũng nhƣ đề xuất phƣơng án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.
Vận dụng kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tƣợng và quá trình vật lí, giải các
bài tập vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ
thông.
Sử dụng các thuật ngữ vật lí, các biểu bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác
những hiểu biết, cũng nhƣ những kết quả thu đƣợc qua thu thập và xử lí thông tin.
3.3. Hình thành và rèn luyện các thái độ, tình cảm
Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng đối với những đóng
góp của Vật lí học cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.
Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có
tinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lí, cũng nhƣ trong việc áp dụng các hiểu biết
đã đạt đƣợc.
Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện
sống, học tập cũng nhƣ để bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng sống tự nhiên.

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn


SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

4. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI PPDH VẬT LÍ THEO CHƢƠNG
TRÌNH THPT MỚI
4.1. Giảm đến tối thiểu việc giảng giải, minh họa của giáo viên, tăng cƣờng việc tổ
chức cho học sinh tự lực, tham gia vào giải quyết các vấn đề học tập
GV không nên giảng giải tỉ mỉ, quá kỹ lƣỡng, đầy đủ cả những chỗ HS có thể tự
học, tự tìm hiểu đƣợc.
Làm cho HS tự tin, hào hứng và thành công hơn.
GV không nên làm thay những gì HS có thể tự làm.
GV cần biết chờ đợi, kiên quyết yêu cầu HS tự học, chỉ nên giảng giải những chỗ
HS không thể hiểu đƣợc.
GV cần chia một vấn đề học tập lớn, phức tạp thành những vấn đề nhỏ, đơn giản
giao cho HS giải quyết, HS cố gắng một chút là có thể giải quyết.
Trong quá trình giải quyết vấn đề, GV cần cân nhắc việc gì HS làm đƣợc, việc gì
cần trợ giúp, giảng giải để HS giải quyết vấn đề.
Trong bài học, GV tìm đến tối đa những chỗ để HS tự lực hoạt động.
4.2 Sử dụng các PPDH truyền thống theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động
và sáng tạo của HS
Trong việc đổi mới PPDH ta không thể phủ nhận vai trò của các PPDH truyền
thống, tuy nhiên ta sẽ sử dụng các PP đó theo tinh thần mới. GV phải lựa chọn PPDH
theo một chiến lƣợc nhằm phát huy đƣợc ở mức độ tốt nhất tính tích cực, chủ động sáng
tạo của HS trong những tình huống cụ thể.
Trong PPDH thụ động: việc cho HS đọc SGK chỉ nhằm mục đích ghi nhớ thuộc
lòng không những nội dung mà cả cách phát biểu những kết luận mà ta muốn chốt lại.
Trong PPDH tích cực: Việc HS đọc SGK coi nhƣ một hoạt động thu thập thông
tin.Thông tin này phải đƣợc HS xử lí để rút ra những kết luận cần thiết.
Có nhiều cách phân loại các PPDH. Dƣới đây là cách phân loại PPDH theo PP tiếp
nhận thông tin hoặc kinh nghiệm xã hội của HS. Theo cách này hệ thống các PPDH

truyền thống có thể chia thành 3 nhóm: ( trích[17], trang 13)
Nhóm các PP dùng lời gồm: diễn giảng, trần thuật, diễn giải, vấn đáp, đọc SGK (
thay lời thầy nói hoặc bạn), hội thảo, phiếu học tập, dùng đĩa CD…
Nhóm các PP trực quan gồm: biểu diễn vật thật, biểu diễn thí nghiệm, biểu diễn
mô hình tranh ảnh, xem phim, băng đĩa ghi hình,…
Nhóm các PP thực hành gồm: quan sát, đo đạc, thí nghiệm, thực hành, thực tập tại
xƣởng, khảo sát, nghiên cứu thực địa, sƣu tầm tƣ liệu…Nhóm PP này đặc biệt quan trọng
trong việc rèn luyện kĩ năng và thói quen.
Trong việc dạy học truyền thống, GV thƣờng hay sử dụng kết hợp nhiều PP thuộc các
nhóm khác nhau.
Nhƣ vậy, trƣớc hết có thể đổi mới PPDH bằng cách tổ chức việc dạy học trong đó sử
dụng linh hoạt các PPDH truyền thống nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS.

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

4.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và kết hợp học tập cá nhân với học
tập hợp tác
Cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học (trong giờ nội khóa, trong giờ tự
chọn, học trong lớp, ngoài lớp, ngoài trƣờng, ở nhà), kết hợp học cá nhân với học hợp tác
với nhiều hình thức khác nhau (cặp, nhóm, lớp).
Các hình thức học tập này không những tạo điều kiện thực hiện dạy học phân hóa
nội tại mà còn rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc tập thể trong việc thực hiện nhiệm vụ
đƣợc giao (phân công công việc trong nhóm, trao đổi tranh luận bảo vệ ý kiến của mình,

tham khảo thảo luận ý kiến của ngƣời khác để chỉnh sửa đào sâu và hoàn thiện suy nghĩ
của mình).
GV cần rèn luyện kỹ năng làm việc tập thể mà HS đã có trong những giờ học trên
lớp và cả trong tự học ở nhà.
Quá trình tổ chức cho HS làm việc theo nhóm gồm các giai đoạn sau:
 Làm việc chung toàn lớp: chia nhóm, xác định và giao nhiệm vụ cho các nhóm,
hƣớng dẫn cách làm việc theo nhóm.
 Làm việc theo nhóm: thảo luận nhiệm vụ đƣợc giao, phân công nhiệm vụ cụ thể
cho từng cá nhân trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập sau đó từng nhóm trao đổi,
cử đại diện trình bày kết quả hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm. Trong giai đoạn này,
GV theo dõi, giúp đỡ HS khi có khó khăn và có thể sử dụng phiếu học tập cho mỗi HS.
 Thảo luận, tổng kết trƣớc toàn lớp: các nhóm báo cáo kết quả, GV chỉ đạo việc
thảo luận chung ở toàn lớp và tổng kết, khái quát hóa các kết quả để đi tới kết luận chung.
4.4 Coi trọng việc bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học
Một đặc trƣng quan trọng của xã hội hiện đại là sự bùng nổ thông tin. Những ứng
dụng kĩ thuật rất hiện đại của ngày hôm nay thì đã trở nên lạc hậu trong một tƣơng lai
không xa.Ta có thể kể đến rất nhiều ví dụ: sự phát triển của máy tính điện tử, máy thu
hình, thu thanh, máy ghi âm, điện thoại, máy ảnh…Vì những hiểu biết của chúng rất mau
chóng trở thành lạc hậu, nên mỗi ngƣời trong xã hội hiện đại phải biết cách cập nhật
thông tin.Một trong những cách khả dĩ là phải biết tự học.
Mặt khác dù là học ở trên lớp hay ở nhà, mỗi học sinh cần phải động não để tiếp thu
những gì mình đã học. Không ai có thể học thay ai đƣợc. Vì vậy, trong những hoạt động
cá nhân của triết học, GV cần phải có chiến lƣợc bồi dƣỡng PP tự học cho HS. Chẳng
hạn, GV có thể huấn luyện cho HS cách nắm bắt nội dung chính yếu của một phần tài
liệu, tập cho các em cách suy nghĩ và hành động để giải quyết một vấn đề nho nhỏ, rèn
cho các thói quen tra cứu tài liệu, biểu bảng…
Việc rèn cho HS khả năng tự học còn là một biện pháp giúp ta giải quyết một vấn đề
khó khăn rất lớn là mâu thuẩn giữa một bên là những yêu cầu cao về việc bồi dƣỡng kiến
thức kĩ năng và một bên là sự hạn hẹp về thời gian dành cho môn học. GV phải tính toán
cân đối giữa nội dung dạy học trên lớp và nội dung dành cho HS tự tìm hiểu ở nhà. Có

thể không cần chuyển tải từ A đến Z của nội dung bài học trên lớp, mà nên dành một nội

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

dung nào đó cho HS tự tìm hiểu ở nhà rồi sao đó kiểm tra kết quả tự học của các em.Có
thể chúng ta mới có thời gian để thực hiện đổi mới PPDH.
4.5 Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng ngang tầm với việc truyền thụ kiến thức.
Những kĩ năng và kiến thức cần thiết cho cuộc sống và lao động của con ngƣời
trong xã hội hiện đại đang ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Những kiến thức và
kĩ năng đƣa vào chƣơng trình phổ thông tuy đã đƣợc chọn lọc một cách cẩn thận nhƣng
không thể tránh khỏi tình trạng một số sẽ trở thành lạc hậu và một số sẽ bị thiếu hụt so
với yêu cầu của cuộc sống. Trong nhà trƣờng chúng ta chỉ dạy cho HS những nguyên tắc
đại cƣơng. Khi vào đời HS sẽ gặp phải những tình huống thực tế vô cùng phong phú đa
dạng. Làm sao các em có thể giải quyết đƣợc tình huống đó, vùng vẫy đƣợc để đem lại
cuộc sống ấm no? Không thể xóa đói giảm nghèo nếu chính những ngƣời đói nghèo
không biết bƣơn trải một cách khoa học để vƣơn lên. Tất cả những thực tế đó đã cho
chúng ta nhiệm vụ phải bồi dƣỡng cho HS những kĩ năng sống cần thiết bên cạnh truyền
thụ hệ thống kiến thức. Trong số những kĩ năng cần rèn luyện cho HS ngƣời ta đặc biệt
chú ý tới các kĩ năng thực hiện các tiến trình khoa học. Đó là kĩ năng thu thập thông tin,
xử lí thông tin và truyền đạt thông tin.
Các kĩ năng thu thập thông tin trong học tập bao gồm: kĩ năng đọc sách, kĩ năng đọc
bảng biễu, đồ thị, biểu đồ…tóm tắt đề tài sử dụng thƣ viện,… kĩ năng quan sát lấy số liệu
thực nghiệm từ thí nghiệm, lấy số liệu thống kê từ thực tế, khai thác mạng internet…

Các kĩ năng xử lí số liệu trong học tập bao gồm: kĩ năng xây dựng bản, biểu đồ, vẽ
đồ thị, rút ra kết luận bằng suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch, suy luận tƣơng tự, khái
quát hóa, các kĩ năng so sánh, đánh giá…
Các kĩ năng truyền đạt thông tin trong học tập bao gồm: trình bày báo cáo, thảo luận,
viết báo cáo, trình bày bảng, trình bày triển lãm…
4.6. Rèn luyện các phƣơng pháp nhận thƣc Vật lí
Một trong những nét đặc trƣng của tƣ duy khoa học là "Phải biết phƣơng pháp hành
động rồi mới hành động chứ không hành động mò mẫm, ngẫu nhiên".([10] – Tr. 53).
Một số phƣơng pháp thƣờng đƣợc áp dụng vào quá trình dạy học là:
 Phƣơng pháp thực nghiệm.
 Phƣơng pháp giải quyết vấn đề.
 Phƣơng pháp mô hình.
 Phƣơng pháp tƣơng tự
4.7. Áp dụng rộng rãi kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Dạy học GQVĐ là kiểu dạy trong đó dạy cho HS năng lực giải quyết vấn đề theo
cách của các nhà khoa học, không những tạo nhu cầu hứng thú học tập mà còn phát triển
đƣợc hành động nhận thức, năng lực sáng tạo của HS. ([10], Tr. 52 – 53)
Dạy học GQVĐ là toàn bộ các hoạt động:
 Tổ chức các tình huống có vấn đề.
 Biểu đạt vấn đề.
 Giải quyết vấn đề.
Trang 15


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh


 Kiểm tra cách giải quyết vấn đề.
 Hệ thống hóa và củng cố kiến thức thu nhận đƣợc.
 Tác dụng của dạy học GQVĐ:
 Phát huy hoạt động nhận thức tự chủ, tích cực.
 Chiếm lĩnh kiến thức sâu sắc, vững chắc, vận dụng đƣợc.
 Phát triển trí tuệ, năng lực sáng tạo của HS.
4.8. Tận dụng những phƣơng tiện dạy học mới, trang thiết bị thí nghiệm mới. Phát
huy sáng tạo của giáo viên trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học.
a/ Vai trò, vị trí của phƣơng tiện dạy học và thiết bị dạy học
Phƣơng tiện dạy học (PTDH), thiết bị dạy học (TBDH) góp phần quan trọng giúp
HS hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo.
PTDH, TBDH là nguồn tri thức, là một cách chứng minh bằng quy nạp.
Tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của HS trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiểm tra
thông qua hoạt động thực hành, làm thí nghiệm.
Chú trọng thiết bị thực hành giúp HS tự tiến hành các bài thực hành thí nghiệm.
Có hƣớng dẫn sử dụng và bảo quản.
Hỗ trợ GV biết sử dụng PTDH, TBDH hiệu quả.
b/ Yêu cầu sử dụng PTDH, TBDH
PTDH, TBDH rất cần sử dụng khi sự vật, hiện tƣợng không thể mô tả đƣợc.
Cơ sở vật chất, PTDH, TBDH của nhà trƣờng phải hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức
dạy học linh hoạt, dễ dàng thay đổi, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.
Tăng cƣờng sử dụng PTDH, TBDH vì đây là nguồn thông tin quan trọng giúp HS
có hứng thú tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. Coi trọng quan sát, phân tích, nhận xét, hình
thành khái niệm.
Sử dụng PTDH, TBDH để hình thành khái niệm chƣa đƣợc hiểu đúng.
Tận dụng PTDH, TBDH đã có, chỉnh sửa, cải tiến phù hợp. Phát động phong trào
GV, HS tự làm và sƣu tập (tranh ảnh, các mẫu vật…).
c/ Công nghệ thông tin góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học
Dạy học theo quan điểm công nghệ thông tin (CNTT).
Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học đã sử dụng PTDH sau:

 Phim chiếu để giảng bài với đền chiếu Overhead.
 Phần mềm hỗ trợ giảng bài, minh họa trên lớp với Projector.
 Phần mềm dạy học giúp học sinh học trên lớp và ở nhà.
 Công nghệ kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm trên máy vi tính.
 Sử dụng mạng internet, thiết bị đa phƣơng tiện (multimedia), networking để dạy
học.
 Dạy học với PTDH hiện đại trên sẽ có ƣu thế sau:
 GV chuẩn bị bài dạy một lần có thể sử dụng đƣợc nhiều lần.
 Có thể thực hiện các thí nghiệm ảo thay thế giảng dạy thực hành tăng tính năng
động cho ngƣời học, cho phép học sinh học theo khả năng.
Trang 16


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

 Các PTDH hiện đại giúp GV trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật
và thích nghi với sự thay đổi của khoa học hiện đại.
 Các PTDH sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với những phần
khó giảng, những khái niệm phức tạp.
 HS không bị thụ động, có nhiều thời gian suy nghĩ, thảo luận. HS đƣợc dự và nghe
bài giảng của GV giỏi.
CNTT với vai trò PTDH, TBDH.
Sử dụng CNTT nhƣ công cụ DH cần đạt trong toàn bộ hệ thống các PPDH nhằm
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống đó. Ta cần phát huy chỗ mạnh, hạn chế chỗ
yếu của từng PPDH.
Phát huy vai trò của GV trong quá trình sử dụng CNTT nhƣ PPDH, TBDH.

Sử dụng CNTT nhƣ PPDH, TBDH không chỉ nhằm thí điểm dạy học với CNTT mà
còn góp phần dạy học về CNTT.
Sử dụng CNTT không chỉ để thực hiện dạy học với trang bị của CNTT mà còn góp
phần thúc đẩy việc đổi mới PPDH ngay cả trong điều kiện không có máy.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT ở trƣờng phổ thông: (trích [20],
Tr.19).
 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV và HS về việc ứng dụng CNTT trong
quản lí GD và dạy học.
 Quan trọng đầu tƣ trang thiết bị về CNTT cho các trƣờng THPT.
 Bồi dƣỡng GV các bộ môn về CNTT để họ có thể tổ chức tốt ứng dụng CNTT
trong dạy học.
 Tổ chức hội giảng với các tiết dạy học có ứng dụng CNTT trong trƣờng học nhằm
mục đích tuyên truyền, động viên các cá nhân, các đơn vị tổ chức tốt việc ứng dụng
CNTT.
 Xây dựng một số dịch vụ GD – ĐT ứng dụng trên mạng internet: ngân hàng đề thi,
website học tập.
 Tuyển chọn, xây dựng và hƣớng dẫn sử dụng các phần mềm quản lí GD và đổi
mới PPDH. Đƣa các phần mềm dạy học tốt vào danh mục dạy học tối thiểu.
 Nâng cao hiệu quả của việc kết nối internet.
 Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT giữa các trƣờng THPT trong
nƣớc và quốc tế.

5. ĐỔI MỚI VIỆC THIẾT KẾ BÀI HỌC
5.1. Các yêu cầu đối với việc soạn giáo án
Việc chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của GV sang thiết kế các hoạt
động của HS là yêu cầu nổi bật đối với công việc soạn giáo án của ngƣời GV.(trích [8],
tr. 12)
Khi soạn giáo án (GA), GV phải suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
 Trong bài học, HS sẽ lĩnh hội đƣợc những kiến thức, kỹ năng nào? Mức độ đến
đâu?

Trang 17


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

 Sự chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng của HS sẽ diễn đạt theo con đƣờng nào?
HS cần huy động những kiến thức, kỹ năng nào đã có? Cần những phƣơng tiện dạy học
nào?
 Những hoạt động chủ yếu nào của HS trên con đƣờng dẫn đến chiếm lĩnh những
kiến thức, kỹ năng đó? Những hoạt động của HS diễn ra dƣới hình thức làm việc cá nhân
hay làm việc theo nhóm?
 GV phải chỉ đạo nhƣ thế nào để đảm bảo cho HS chiếm lĩnh đƣợc những kiến
thức, kỹ năng đó một cách chính xác, sâu sắc và đạt đƣợc hiệu quả GD?
 Hành vi đầu ra mà HS cần thể hiện đƣợc sau khi học là gì?
5.2. Các bƣớc soạn giáo án
Xác định mục tiêu bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái
độ trong chƣơng trình.
Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ những nội
dung của bài học.
Xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở
HS.
Xác định trình tự logic của bài học.
Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS:
 Xác định những kiến thức và kỹ năng mà HS đã có và cần có.
 Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phƣơng án
giải quyết.

 Lựa chọn phƣơng pháp dạy học, phƣơng tiện và thiết bị dạy học, hình thức tổ
chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS tích cực, chủ động, sáng
tạo, phát triển năng lực tự học.
 Xây dựng kế hoạch bài học: Xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ,
cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt
động học của HS.
5.3. Những nội dung của việc soạn giáo án
Xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu bài học.
 Chuyển từ việc viết mục tiêu giảng dạy sang viết mục tiêu học tập.
 Mục tiêu bài học phải chỉ rõ mức độ HS đạt đƣợc sau bài học về kiến thức, kỹ
năng, thái độ đủ để làm cơ sở đánh giá chất lƣợng và hiệu quả của bài học; phải đặc biệt
chú ý nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, phù hợp với nội dung bài học (phân tích,
tổng hợp, so sánh, nêu giả thuyết…).
 Mục tiêu bài học phải chỉ ra những hành vi mà HS phải thể hiện ra khi học một
kiến thức cụ thể. Vì vậy, mục tiêu bài học đƣợc bắt đầu bằng các động từ hành động (nêu
đƣợc, xác định đƣợc, quan sát, đo đƣợc…). Khi viết mục tiêu bài học, GV cần tham khảo
chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các chủ đề trong chƣơng trình Vật lý THPT.
Xác định những nội dung kiến thức bài học: Cần xác định những nội dung này
thuộc loại kiến thức nào (khái niệm về sự vật, hiện tƣợng, quá trình Vật lý; khái niệm về
Trang 18


Luận văn tốt nghiệp ĐH

GVHD Th.S – GVC Trần Quốc Tuấn

SVTH: Nguyễn Thị Việt Trinh

đại lƣợng Vật lý, định luật, quy tắc, nguyên lý cơ bản thuyết, ứng dụng kỹ thuật của Vật
lý), bao gồm những kết luận nào?

Xác định công việc chuẩn bị của GV và HS, các PTDH cần sử dụng.
Thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức trong bài học: GV cần xác định kiến thức
cần xây dựng diễn đạt nhƣ thế nào? Là câu trả lời cho câu hỏi nào? Giải pháp nào giúp
trả lời đƣợc câu hỏi này?
Soạn thảo tiến trình dạy học cụ thể:
 Việc soạn thảo tiến trình dạy học phải thể hiện rõ hoạt động học và hoạt động
dạy là hoạt động nhƣ thế nào? Diễn ra nhƣ thế nào? Trình tự diễn ra các hoạt động đó ra
sao?
 Với mỗi hoạt động của HS, cần viết rõ mục đích hoạt động, cách thức hoạt động,
hình thức thực hiện hoạt động (cá nhân hay nhóm), kết quả cần đạt đƣợc.
 Với từng hoạt động của HS, cần viết hoạt động tƣơng ứng của GV: lệnh hoạt
động, câu hỏi, gợi ý để hƣớng dẫn hoạt động của HS, thông báo bổ sung của GV. Cần coi
trọng việc chuẩn bị câu hỏi, nhất là câu hỏi then chốt. Trên cơ sở đó, khi lên lớp GV sẽ
phải phát triển thêm tùy diễn biến của giờ học.
Xác định nội dung tóm tắt trình bày bảng.
Soạn nội dung bài tập về nhà.
Một số hình thức trình bày giáo án:
 Viết hệ thống các hoạt động theo thứ tự từ trên xuống dƣới.
 Viết hệ thống các hoạt động theo 2 cột: hoạt động của GV và HS.
 Viết 3 cột: hoạt động của GV; hoạt động của HS; nội dung ghi bảng hoặc tiêu đề
nội dung chính và thời gian thực hiện.
 Viết 4 cột: hoạt động của GV; hoạt động của HS; nội dung ghi bảng; tiêu đề nội
dung chính và thời gian thực hiện.
5.4. Quy trình soạn giáo án
Lƣợng hóa các mục tiêu kiến thức và kỹ năng bài học.
Chia bài học thành những đơn vị kiến thức. Mỗi đơn vị kiến thức có nội dung kiến
thức gần gũi nhau. Mỗi tiết học chỉ nên có từ 3 đến 4 đơn vị kiến thức.
Hoạch định các hoạt động học tập của HS, nêu mục tiêu từng hoạt động. Mỗi tiết
học GV bố trí từ 4 đến 5 hoạt động.
Tìm những hình thức học tập phù hợp với mỗi đơn vị kiến thức nói trên.

Hoạch định các hoạt động hƣớng dẫn, hỗ trợ của GV tƣơng ứng với mỗi hoạt động
học tập của HS.
Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động.
Xác định các điều kiện cần chuẩn bị cho tiết học: thiết bị thí nghiệm, PTDH nhƣ
tranh ảnh, máy chiếu, …

Trang 19


×