Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

triển vọng kinh tế xã hội của năng lượng xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM VẬT LÝ

TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƢỢNG XANH
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: SƢ PHẠM VẬT LÝ - TIN HỌC

Giáo viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths.GVC.Hoàng Xuân Dinh

Nguyễn Xuân Phƣơng
Mã số SV: 1117559
Lớp: Sƣ phạm Lý - Tin
Khóa: 37

Cần Thơ, năm 2014


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
MỤC LỤC
Phần MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài .......................................................................................................... 1
3. Giới hạn của đề tài ........................................................................................................... 1
4. Phương pháp và phương tiện thực hiện ........................................................................... 1
5. Các bước thực hiện .......................................................................................................... 1
Phần NỘI DUNG ................................................................................................................. 2


Chương 1: NĂNG LƯỢNG XANH VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG SẠCH ........................ 2
1.1. Năng lượng xanh .......................................................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm năng lượng xanh ...................................................................................... 2
1.1.2. Phân loại năng lượng xanh ........................................................................................ 2
1.1.3. Tỉ trọng của lượng xanh so với năng lượng toàn cầu ............................................... 8
1.2. Vai trò của năng lượng xanh trong bảo vệ môi trường ................................................ 8
1.2.1. Năng lượng xanh làm giảm lượng khí thải vào môi trường ..................................... 8
1.2.2. Năng lượng xanh ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu.......................................... 8
1.2.3. Năng lượng xanh góp phần làm giảm entropy Trái Đất ........................................... 9
1.2.4. Năng lượng xanh bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người .................................. 9
Chương 2: TÍNH PHÂN TÁN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LƯỢNG
XANH ................................................................................................................................ 11
2.1. Tính phân tán của năng lượng xanh và loại bỏ chủ nghĩa độc quyền......................... 11
2.1.1. Tính phân tán của năng lượng xanh ......................................................................... 11
2.1.2. Quyền sở hữu về năng lượng ................................................................................... 11
2.1.3. Loại bỏ chủ nghĩa độc quyền và các tập đoàn chi phối hệ thống cung cấp năng
lượng..................................................................................................................................12
2.2. Năng lượng xanh ảnh hưởng đến kiến trúc ................................................................. 12
2.2.1. Các công trình kiến trúc tiêu thụ một lượng lớn năng lượng................................... 12
2.2.2. Áp dụng năng lượng xanh vào thiết kế kiến trúc giúp tiết kiệm năng lượng .......... 13
2.3. Năng lượng xanh và các chính sách, phúc lợi xã hội ................................................. 15
2.3.1. Các chính sách về năng lượng xanh ........................................................................ 15
2.3.2. Những phúc lợi xã hội mà năng lượng xanh mang lại............................................. 16
2.4. Năng lượng xanh cải thiện hành vi cộng đồng ........................................................... 18
2.4.1. Tạo môi trường tác động tích cực vào ý thức về năng lượng xanh ......................... 18
2.4.2. Năng lượng xanh góp phần hình thành các quan niệm và thang giá trị mới về một
thế giới sử dụng năng lượng mang tính nhân văn.............................................................. 19
Chương 3: NĂNG LƯỢNG XANH TRÊN THẾ GIỚI .................................................... 21
3.1. Năng lượng xanh ở châu Á ......................................................................................... 21
3.1.1. Năng lượng xanh ở Đông Nam Á ............................................................................ 21

3.1.2. Năng lượng xanh ở Trung Quốc .............................................................................. 22
3.1.3. Năng lượng xanh ở Nhật Bản .................................................................................. 23
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
i


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
3.2. Năng lượng xanh ở châu Âu ....................................................................................... 24
3.2.1. Cách mạng năng lượng xanh của châu Âu .............................................................. 24
3.2.2. Một số công trình năng lượng xanh ở châu Âu ....................................................... 24
3.2.3. Nước Đức đi đầu về năng lượng xanh ..................................................................... 26
3.3. Năng lượng xanh ở một số nước châu Mỹ ................................................................. 29
3.3.1. Năng lượng xanh ở Mỹ ............................................................................................ 29
3.3.2. Năng lượng xanh ở Canada ..................................................................................... 31
3.4. Năng lượng xanh ở châu Phi....................................................................................... 31
Chương 4: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ, MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA
NĂNG LƯỢNG XANH .................................................................................................... 33
4.1. Các khái niệm liên quan .............................................................................................. 33
4.2. IEA và tiết kiệm năng lượng toàn cầu ........................................................................ 33
4.3. Hiệu quả năng lượng áp dụng cho tòa nhà ................................................................. 34
4.4. Sử dụng năng lượng hiệu quả ..................................................................................... 34
4.4.1. Sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp .................................................... 35
4.4.2. Sử dụng năng lượng hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng ....................................... 35
4.4.3. Sử dụng năng lượng hiệu quả trong giao thông ....................................................... 36
4.5. Vấn đề sử dụng năng lượng ở Việt Nam .................................................................... 36
4.5.1. Sự cần thiết của việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng .................................. 36
4.5.2. Các ngành cần tập trung để thúc đẩy năng lượng hiệu quả tại Việt Nam .............. 37
4.5.3. Sử dụng nhiên liệu và điện trong công nghiệp ở Việt Nam .................................... 38

4.5.4. Sử dụng nhiên liệu trong ngành giao thông ở Việt Nam ......................................... 41
4.5.5. Sử dụng năng lượng trong thương mại và dân dụng ở Việt Nam............................ 42
4.5.6. Các nỗ lực của Việt Nam để thúc đẩy năng lượng hiệu quả.................................... 43
4.5.7. Các rào cản đối với việc thực thi hiệu quả năng lượng ở Việt Nam ....................... 45
Phần KẾT LUẬN ............................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
ii


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH

Phần MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu về sử dụng
năng lượng ngày càng tăng cao. Xã hội cần một lượng lớn năng lượng để đáp ứng cho
nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của con người. Bên cạnh đó, nhu cầu năng lượng phục vụ
cho hoạt động nông nghiêp, công nghiệp, dịch vụ,… là không hề nhỏ. Vấn đề được đặt ra
là: Làm thế nào có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng mà vẫn đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của xã hội?
Nguồn năng lượng tạo ra từ các nhiên liệu hóa thạch như: than đá, dầu mỏ,… là có
hạn, không những thế nguồn năng lượng này còn mang lại nhiều hệ lụy mà trước hết đó
là vấn đề ô nhiễm môi trường. Thay vào đó, nguồn năng lượng từ mặt trời, năng lượng
gió, năng lượng sóng, năng lượng địa nhiệt,… là những nguồn năng lượng xanh dồi dào
trong tự nhiên và hết sức thân thiện với môi trường. Mục tiêu của việc sản xuất năng
lượng xanh là tạo ra năng lượng nhưng không gây hại cho môi trường. Do vậy, năng

lượng xanh sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra và mang lại nhiều triển vọng kinh tế xã hội.
Chính vì lý do trên mà em chọn đề tài “ Triển vọng kinh tế xã hội của năng lượng
xanh” làm đề tài nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp của mình.

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu và tìm ra những triển vọng kinh tế xã hội của năng lượng xanh. Từ đó
làm tăng tính thuyết phục trong việc tăng cường sản xuất và sử dụng năng lượng xanh
trong xã hội.

3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết kết hợp tình hình sử dụng năng lượng
xanh thực tế ở một số nước.
Phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ dừng lại ở một số nước trên thế giới.

4. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Nghiên cứu đề tài này dựa trên cơ sở tham khảo, phân tích và tổng hợp các nguồn tài
liệu có liên quan trên sách, báo, internet,… Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá chung
nhất và trao đổi với giáo viên hướng dẫn.

5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN
Bước 1 : Nhận đề tài
Bước 2: Tìm tài liệu và viết đề cương.
Bước 3: Viết luận văn
Bước 4: Nộp luận văn cho giáo viên hướng dẫn xem xét và chỉnh sửa.
Bước 5: Hoàn chỉnh luận văn.
Bước 6: Bảo vệ luận văn.
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
1



Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH

Phần NỘI DUNG
Chƣơng 1: NĂNG LƢỢNG XANH VÀ MÔI TRƢỜNG
.........................................TRONG SẠCH
1.1. NĂNG LƢỢNG XANH
1.1.1. Khái niệm năng lƣợng xanh
Năng lượng xanh là khái niệm không còn xa lạ đối với chúng ta, đó là khái niệm để
chỉ những nguồn năng lượng có trữ lượng gần như vô tận và thân thiện với môi trường.
Năng lượng xanh, năng lượng sạch hay còn gọi là năng lượng tái tạo hay năng lượng tái
sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn.
Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ
các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường để đưa vào sử dụng trong kỹ thuật và
cuộc sống.
1.1.2. Phân loại năng lƣợng xanh
1.1.2.1. Năng lượng Mặt Trời
Năng lượng Mặt Trời thu được trên Trái Đất là năng lượng của dòng bức xạ điện
từ xuất phát từ Mặt Trời đến Trái Đất. Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được dòng năng lượng
này cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm
nữa. Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng
lượng các photon của Mặt Trời thành điện năng, như trong pin Mặt Trời. Năng lượng của
các photon cũng có thể được hấp thụ để làm nóng các vật thể, tức là chuyển thành nhiệt
năng, sử dụng cho bình đun nước Mặt Trời, hoặc làm sôi nước trong các máy nhiệt
điện của tháp Mặt Trời, hoặc vận động các hệ thống nhiệt như máy điều hòa Mặt Trời.
Hê ̣ thố ng năng lươ ̣ng mă ̣t trời bao g ồm: tấm pin thu năng lượng mặt trời, bộ điều
khiển nạp điện, bộ chuyển đổi điện và bình ắcquy tích trữ điện… Năng lươ ̣ng mă ̣t trời sẽ
đươ ̣c chuyể n đổ i thành nguồ n điê ̣n, trữ trong các bin
̀ h ắ cquy. Những hê ̣ thố ng năng lươ ̣ng

mă ̣t trời sẽ đươ ̣c kế t nố i vào hê ̣ thố ng lưới điê ̣n có sẵn trong gia đình . Trong trường hơ ̣p
sử du ̣ng điê ̣n lưới, sẽ cắt nguồn điện từ bình ắcquy . Còn những hệ thống năng lượng mặt
trời công suấ t thấ p sẽ dùng hê ̣ thố ng dẫn điê ̣n riêng để tránh tiêu hao công suấ t . Hiện nay
trên thi ̣trường có khá nhiề u hê ̣ thố ng sử du ̣ng nguồ n năng lươ ̣ng mă ̣t trời .
Hiê ̣n trên th ị trường có ba hê ̣ thố ng sử du ̣ng nguồ n năng lươ ̣ng mă ̣t trời với mức giá
tương ứng. Hê ̣ thố ng đi ện năng lượng mặt trời nhỏ nhất, sử dụng tấm pin năng lượng từ
10 – 20W, thắp sáng 2 – 4 bóng đèn LED (loại 12V). Ngoài ra , lươ ̣ng điê ̣n tích trữ khi
sạc đủ , có thể dùng thêm các loa ̣i qu ạt sạc hoặc các thiết bị di động như điê ̣n thoa ̣i di
đô ̣ng, máy nghe nhạc MP 3. Vì công suất thấp nên thời gian sử dụng của hệ thống dao
đô ̣ng từ 4 – 5 tiế ng/ngày. Tuỳ theo xuấ t xứ của sản phẩ m mà giá dao đô ̣ng t ừ 1,6 – 3,5
triệu đồng/bộ. Hê ̣ thố ng điện năng lượng mặt trời loại vừa, sử dụng tấm pin năng lượng
100W. Hê ̣ thố ng này có b ộ điều khiển nạp điện từ năng lươ ̣ng mă ̣t trời và kèm theo b ộ
chuyển đổi năng lươ ̣ng từ nguồ n đi ện 220V. Hê ̣ thố ng này cho phép s ử dụng các loa ̣i
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
2


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
thiế t bi ̣như : đèn, quạt, máy tính xách tay, tivi… Thời gian sử dụng cũng từ 4 – 6
tiế ng/ngày. Giá từ 14,5 – 20 triệu đồng/bộ. Hê ̣ thố ng năng lươ ̣ng l ớn được thiết kế theo
nhu cầu của từng gia đình . Hê ̣ thố ng này đươ ̣c l ắp ghép từ 10 – 20 tấm pin năng lượng,
sử dụng 8 – 10 bình ắc quy trữ điện, sẵn sàng đáp ứng các thiế t bi ̣ti êu thu ̣ điê ̣n cao như
máy lạnh, tủ lạnh, máy bơm… Hê ̣ thố ng này có giá thành khá cao , từ 300 – 500 triệu
đồng.

Hình 1.1: Hệ thống pin mặt trời quy mô lớn ở Mỹ.
1.1.2.2. Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất. Năng

lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy
phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất.
Năng lượng địa nhiệt đã được sử dụng để nung và tắm kể từ thời La Mã cổ đại, nhưng
ngày nay nó được dùng để phát điện. Có khoảng 10 GW công suất điện địa nhiệt được
lắp đặt trên thế giới đến năm 2007, cung cấp 0,3% nhu cầu điện toàn cầu. Thêm vào đó,
28 GW công suất nhiệt địa nhiệt trực tiếp được lắp đặt phục vụ cho sưởi, spa, các quá
trình công nghiệp, lọc nước biển và nông nghiệp ở một số khu vực.
Khai thác năng lượng địa nhiệt có hiệu quả về kinh tế, có khả năng thực hiện và thân
thiện với môi trường, nhưng trước đây bị giới hạn về mặt địa lý đối với các khu vực gần
các ranh giới kiến tạo mảng. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật gần đây đã từng bước mở
rộng phạm vi và quy mô của các tài nguyên tiềm năng này, đặc biệt là các ứng dụng trực
tiếp như dùng để sưởi trong các hộ gia đình. Các giếng địa nhiệt có khuynh hướng giải
phóng khí thải nhà kính bị giữ dưới sâu trong lòng đất, nhưng sự phát thải này thấp hơn
nhiều so với phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch thông thường. Công nghệ này có
khả năng giúp giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu nếu nó được triển khai rộng rãi.
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
3


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
1.1.2.3. Năng lượng thủy triều
Trường hấp dẫn không đều trên bề mặt Trái Đất gây ra bởi Mặt Trăng, cộng với
trường lực quán tính ly tâm không đều tạo nên bề mặt hình elipsoit của thủy quyển Trái
Đất (và ở mức độ yếu hơn, của khí quyển Trái Đất và thạch quyển Trái Đất). Hình
elipsoit này cố định so với đường nối Mặt Trăng và Trái Đất, trong khi Trái Đất tự quay
quanh nó, dẫn đến mực nước biển trên một điểm của bề mặt Trái Đất dâng lên hạ xuống
trong ngày, tạo ra hiện tượng thủy triều.
Sự nâng hạ của nước biển có thể làm chuyển động các máy phát điện trong các nhà

máy điện thủy triều. Về lâu dài, hiện tượng thủy triều sẽ giảm dần mức độ, do tiêu thụ
dần động năng tự quay của Trái Đất, cho đến lúc Trái Đất luôn hướng một mặt về phía
Mặt Trăng. Thời gian kéo dài của hiện tượng thủy triều cũng nhỏ hơn so với tuổi thọ của
Mặt Trời.
1.1.2.4. Thủy điện
Thuỷ điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thuỷ điện có
được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin
nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của
nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều.
Thuỷ điện là nguồn năng lượng tái tạo.
Thuỷ điện chiếm 20% lượng điện của thế giới. Na Uy sản xuất toàn bộ lượng điện
của mình bằng sức nước, trong khi Iceland sản xuất tới 83% nhu cầu của họ
(2004), Áo sản xuất 67% số điện quốc gia bằng sức nước (hơn 70% nhu cầu của họ).
Canada là nước sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất thế giới và lượng điện này
chiếm hơn 70% tổng lượng sản xuất của họ.
Ngoài một số nước có nhiều tiềm năng thuỷ điện, năng lực nước cũng thường được
dùng để đáp ứng cho giờ cao điểm bởi vì có thể tích trữ nó vào giờ thấp điểm (trên thực
tế các hồ chứa thuỷ điện bằng bơm – pumped-storage hydroelectric reservoir - thỉnh
thoảng được dùng để tích trữ điện được sản xuất bởi các nhà máy nhiệt điện để dành sử
dụng vào giờ cao điểm). Thuỷ điện không phải là một sự lựa chọn chủ chốt tại các nước
phát triển bởi vì đa số các địa điểm chính tại các nước đó có tiềm năng khai thác thuỷ
điện theo cách đó đã bị khai thác rồi hay không thể khai thác được vì các lý do khác
như môi trường.
1.1.2.5. Năng lượng gió
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất.
Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Năng lượng gió được
con người khai thác từ các tua bin gió.
Trong số 20 thị trường lớn nhất trên thế giới, chỉ riêng châu Âu đã có 13 nước với
Đức là nước dẫn đầu về công suất của các nhà máy dùng năng lượng gió với khoảng cách
xa so với các nước còn lại. Tại Đức, Đan Mạch và Tây Ban Nha việc phát triển năng

lượng gió liên tục trong nhiều năm qua được nâng đỡ bằng quyết tâm chính trị. Nhờ vào
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
4


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
đó mà một ngành công nghiệp mới đã phát triển tại 3 quốc gia này. Năm 2007 thế giới đã
xây mới được khoảng 20073 MW điện, trong đó Mỹ với 5244 MW, Tây Ban Nha
3522MW, Trung Quốc 3449 MW, 1730 MW ở Ấn Độ và 1667 ở Đức, nâng công suất
định mức của các nhà máy sản xuất điện từ gió lên 94.112 MW.
Giải pháp cấp điện từ năng lượng gió rất phù hợp với khu vực vùng núi, biển hoặc
khu vực đảo. Chi phí đầu tư thấp nhưng rất hiệu quả kinh tế.Tương tự như hệ thống điện
năng lượng mặt trời, hệ thống điện năng lượng gió cũng được chia làm 2 loại: Một loại là
hệ thống cấp điện sử dụng năng lượng gió độc lập: hệ thống này rất phù hợp cho những
nơi chưa có điện lưới như vùng núi hay vùng biển đặc biệt là rất phù hợp sử dụng cho
khu vực đảo. Ngoài ra có một ứng dụng rất tốt đó là sử dụng trên các tàu đánh bắt xa bờ.
Chi phí đầu tư thấp lại rất hiệu quả. Loại thứ hai là hệ thống cấp điện sử dụng năng
lượng gió nối lưới phù hợp cho nhà máy, nhà xưởng, và công ty.

Hình 1.2: Hệ thống quạt năng lượng gió ở Palm Spring, California, Mỹ.
1.1.2.6. Sinh khối
Sinh khối là dạng vật liệu sinh học từ sự sống, hay gần đây là sinh vật sống, đa số là
các cây trồng hay vật liệu có nguồn gốc từ thực vật. Được xem là nguồn năng lượng tái
tạo, năng lượng sinh khối có thể dùng trực tiếp, gián tiếp một lần hay chuyển thành dạng
năng lượng khác như nhiên liệu sinh học. Sinh khối có thể chuyển thành năng lượngtheo
ba cách: chuyển đổi nhiệt, chuyển đổi hóa học, và chuyển đổi sinh hóa.

SVTH: Nguyễn Xuân Phương


GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
5


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH

Hình 1.3: Tận dụng nguồn sinh khối từ trấu tại khu công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn, chiếm 50% sản lượng trong cả
nước. Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhà máy và cụm xay xát lúa. Với trên 3,8 triệu tấn
trấu/năm tạo ra từ các nhà máy xay xát, chưa có kế hoạch sử dụng, khu vực ĐBSCL đang
phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng. Việc xây dựng nhà
máy đồng phát nhiệt - điện dùng nhiên liệu từ trấu được xây dựng tại khu công nghiệp
Trà Nóc, Cần Thơ không những góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường mà còn góp
phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực này. Khi nhà máy vận hành ở chế độ sản xuất hơi
nước (công suất sản xuất hơi nước thiết kế là 14 tấn/giờ), công suất điện sẽ là 740 kWh.
Khi đó, nhà máy sẽ vận hành 24giờ /ngày và 324 ngày/ năm. Tổng số giờ vận hành là
7.776 giờ/năm ở chế độ vận hành phát hơi nước và điện. Lượng trấu tiêu thụ khoảng 6
tấn/giờ. Ưu điểm của Nhà máy nhiệt - điện dùng nhiên liệu trấu là sử dụng công nghệ
mới nên không ô nhiễm môi trường như dùng than hoặc dầu mỏ. Ngoài ra, trấu không có
lưu huỳnh nên không phát thải SO2 ra khí quyển. Việc tận dụng trấu để sản xuất năng
lượng góp phần giúp TP.Cần Thơ cũng như ĐBSCL giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường nước cũng như không khí do trấu gây nên. Đồng thời, giảm thải CO2 rất nhiều so
với sử dụng than và khí đốt từ dầu mỏ, góp phần hạn chế biến đổi khí hậu, điều mà cả thế
giới đang quan tâm.
1.1.2.7. Nhiên liệu sinh học
Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn
gốc động thực vật như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động
vật, dầu dừa...), ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu tương...), chất thải trong nông nghiệp (rơm
rạ, phân...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải...),...

Trước kia, nhiên liệu sinh học hoàn toàn không được chú trọng. Hầu như đây chỉ là
một loại nhiên liệu thay thế phụ, tận dụng ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
6


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
tình trạng khủng hoảng nhiên liệu ở quy mô toàn cầu cũng như ý thức bảo vệ môi trường
lên cao, nhiên liệu sinh học bắt đầu được chú ý phát triển ở quy mô lớn hơn.
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng đang được coi là vấn đề toàn cầu, việc sản
xuất nhiên liệu sinh học từ nguyên liệu dễ kiếm, thân thiện với môi trường là đóng góp
rất quan trọng. Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam) đã làm được điều này khi tạo ra dầu diesel sinh học từ tảo thông qua đề
tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất vi tảo biển làm nguyên liệu
sản xuất diesel sinh học" thuộc Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2025 với mã số ĐT.03.09 do Bộ Công thương quản
lý....................................................

Hình 1.4: Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm diesel sinh học từ
tảo biển trong phòng thí nghiệm.
Việc dùng tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học giống như một mũi tên bắn trúng 2 đích:
vừa tạo ra năng lượng vừa làm sạch môi trường. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn khi thế
giới vẫn đang tìm kiếm những nguyên liệu thay thế cho các nguồn nhiên liệu sinh học thế
hệ thứ nhất như ngô, sắn, mía, đậu nành, cọ, hạt cải… Sử dụng loại nhiên liệu trên giúp
làm giảm khí CO2 phát thải so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng nếu lạm dụng sẽ làm gia
tăng nguy cơ bất ổn về an ninh lương thực. Thế hệ nhiên liệu sinh học thứ hai sử dụng
nguyên liệu là phế thải nông nghiệp hay các cây nhiên liệu trồng trên đất bạc màu, bỏ
hoang, vì thế đã được tập trung nghiên cứu. Mặc dù phong phú, sẵn có, song việc sản

xuất nhiên liệu từ nguồn này vẫn chưa thực sự có hiệu quả kinh tế do các rào cản về mặt
kỹ thuật cũng như gây thế độc canh, mất cân bằng sinh thái. Được coi là nguồn nguyên
liệu tiềm năng cho nhiên liệu sinh học thế hệ thứ ba và giải quyết được hầu hết các tồn tại
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
7


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
nói trên, vi tảo nói chung và vi tảo biển nói riêng đã được các nhà khoa học Việt Nam lựa
chọn. Đây là hướng đi có tính khả thi cao.
1.1.3. Tỉ trọng của lƣợng xanh so với năng lƣợng toàn cầu
Trong năm 2009 năng lượng xanh toàn cầu chiếm tỉ trọng 16% so với 81 % nhiên
liệu hóa thạch và 2,8% từ năng lượng hạt nhân và đã tăng 5,4% trong năm 2010. Trong
đó điện năng từ gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt chiếm 0,7%, nhiên liệu sinh học 0,6%,
thủy điện 3,4%. Nhiệt năng từ sinh khối, Mặt Trời, địa nhiệt là 1,5% và năng lượng sinh
khối truyền thống là 10%. Mặc dù con số chưa khả quan nhưng xu hướng tăng trưởng
năng lượng mới rất đáng chú ý. Chẳng hạn, trong số 194 GW điện lắp mới trong năm
2010 một nữa trong đó là nguồn năng lượng mới. Tổng công suất điện từ năng lượng mới
vào năm 2010 đạt 1 320 GW, tăng 8% so với năm 2009 (REN21).

1.2. VAI TRÒ CỦA NĂNG LƢỢNG XANH TRONG BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG
1.2.1. Năng lƣợng xanh làm giảm lƣợng khí thải vào môi trƣờng
Mỗi ngày trên toàn thế giới sử dụng gần 90 triệu thùng dầu cho các hoạt động từ dân
dụng đến công nghiệp. Việc đốt cháy các sản phẩm từ dầu mỏ sinh ra các khí độc hại trực
tiếp nguy hiểm hơn rất nhiều so với khí nhà kính tác dụng gián tiếp, đó là các hợp chất
vòng thơm, các khí NOx với nguy cơ gây bệnh hô hấp và ung thư rất cao. Nếu thay thế
bằng năng lượng xanh, tỉ lệ các bệnh hô hấp, dị ứng khói xe, khói bụi từ các ống khói nhà

máy, nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm đáng kể.
1.2.2. Năng lƣợng xanh ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu
Báo cáo năm 2013 của Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (International on
Climate Change – IPCC) nhận định: biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn so với dự báo.
Báo cáo cũng chứng minh rằng, nhiệt độ bề mặt trái đất và mặt nước biển tăng lên hơn
0,480C so với thời kỳ 1961-1990; mực nước biển toàn cầu cũng dâng cao kỷ lục, đạt mức
3,2mm/năm, cao gấp đôi so với 1,6mm/năm của thế kỷ 20. Song song với những diễn
biến “nhanh hơn” đó là do những tác nhân của biến đối khí hậu cũng mạnh hơn. Cũng
theo IPCC, lượng phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu (hơn 50 tỷ tấn CO2 tương
đương) đã vượt mức dự báo cho năm 2030, lớn hơn 15% so với dự báo cho năm 2020, bỏ
xa mốc kịch bản dự báo xấu nhất từng đưa ra. Trong khi đó, Tổ chức năng lượng thế giới
(International Energy Agency – IEA) đưa ra các con số kỷ lục: phát thải khí nhà kính từ
đốt nhiên liệu hoá thạch đã đạt mức kỷ lục (31,6 tỷ tấn) trong năm 2011, tăng 3,2% so
với năm 2010.Các biến động của thời tiết đã gây tác hại rất lớn về nhân mạng, thiệt hại
về kinh tế và để lại nhiều nỗi đau cho những gia đình và nhất là trẻ em trong thời gian
xãy ra thiên tai và rất lâu sau đó trong thời gian phục hồi.

SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
8


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH

Hình 1.5: Biến đổi khí hậu gây hạn hán khu vực Nam Phi.
Ứng phó trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng mạnh mẽ, việc sử dụng năng
lượng xanh góp phần đáng kể trong việc hạn chế sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa
thạch. Nhờ vậy làm sự giảm phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính giúp mặt đất phản xạ
năng lượng mặt trời ra ngoài vũ trụ tốt hơn, làm giảm sự tăng nhiệt độ khí quyển, làm

giảm tốc độ tăng nhiêt độ toàn cầu, Trái Đất sẽ cân bằng dễ dàng hơn. Nhiệt độ ổn định
sẽ giúp bầu khí quyển và đại dương thiết lập cân bằng. Khi đó, thời tiết sẽ điều hòa hơn,
tránh được hiện tượng khí hậu bất thường do mất cân bằng hệ thống.
1.2.3. Năng lƣợng xanh góp phần làm giảm entropy Trái Đất
Nhận thức tầm quan trọng của năng lượng xanh là một bước tiến quan trọng trong
tiến trình phát triển của khoa học. Ta hãy làm rõ luận điểm này. Khi sử dụng năng lượng
hóa thạch ta đã làm tăng entropy của hệ thống qua việc tỏa nhiệt từ năng lượng hóa học
chứa các nhiên liệu đó. Trái lại khi sử dụng năng lượng mặt trời hay năng lượng gió ta
không làm tăng thêm nhiệt cho sinh quyển mà tận dụng một phần năng lượng đó để nâng
cao tính trật tự trong các công trình và cả cấu trúc sinh học của chúng ta. Nếu ta không sử
dụng các năng lượng đó cũng sẽ chuyển thành nhiệt năng làm tăng entropy của trái đất.
1.2.4. Năng lƣợng xanh bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con ngƣời
Như chúng ta đã biết, hệ sinh thái chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố ô nhiễm
môi trường, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính,.... Các yếu tố này có thể hủy hoại và
làm mất cân bằng sinh thái. Và như đã tìm hiểu ở trên, việc sử dụng năng lượng xanh có
thể góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường,
ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu,... Do đó, năng lượng xanh có thể bảo vệ sự cân
bằng của hệ sinh thái.
Nếu sử dụng năng lượng xanh thay thế cho nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt
nhân thì lượng khí thải độc hại, các chất thải của các nhà máy lọc dầu và các rò rỉ chất
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
9


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
phóng xạ sẽ giảm mạnh. Khi đó, môi trường nước và đất tránh được nguy cơ về mưa
acid, bảo vệ được hệ sinh thái khỏi sự suy thoái, bảo vệ các loài sinh vật tránh nguy cơ
tuyệt chủng. Loại bỏ các chất độc hại ra khỏi môi trường góp phần làm nguồn nước uống

và thực phẩm trở nên an toàn hơn. Sự tích tụ chất độc hại qua thực phẩm không còn là
vấn đề đáng lo ngại, sức khỏe con người sẽ được đảm bảo hơn. Các tai biến do phóng xạ
sẽ không còn ám ảnh cư dân vùng lân cận các nhà máy điện hạt nhân nữa vì giờ đây đã
có năng lượng xanh thay thế
……………………………………………………………

SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
10


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH

Chƣơng 2: TÍNH PHÂN TÁN VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG
CỦA NĂNG LƢỢNG XANH
2.1. TÍNH PHÂN TÁN CỦA NĂNG LƢỢNG XANH VÀ LOẠI BỎ CHỦ
NGHĨA ĐỘC QUYỀN
2.1.1. Tính phân tán của năng lƣợng xanh
2.1.1.1. Năng lượng xanh có ở khắp nơi
Khi nghiên cứu về năng lượng xanh với nhiều nguồn khác nhau, ta sẽ không nhấn
mạnh hay ưu tiên bất cứ nguồn nào trên thế giới mà cần đa dạng hóa tùy theo điều kiện
cụ thể. Chẳng hạn một quốc gia có thể lắp các nhà máy năng lượng mặt trời ở những nơi
có bức xạ hằng năm lớn, lắp nhà máy điện gió ở những nơi có nhiều gió và ổn định, lắp
hệ bơm nhiệt với nguồn địa nhiệt tầng nông vốn có ở khắp nơi. Ta có thể thấy điều đó
qua các nước áp dụng năng lượng xanh như Philippines với năng lượng địa nhiệt, Hoa Kì
và Brazil với ethanol sinh học, Đan Mạch với các cánh đồng gió, Tây Ban Nha với các
nhà máy nhiệt điên mặt trời tập trung ấn tượng, Đức với các thành phố sử dụng pin quang
điện, …
2.1.1.2. Lợi ích của tính phân tán

Sự phân tán các nguồn năng lượng cho phép chính quyền trung ương giảm nhẹ áp lực
việc đảm bảo nhu cầu năng lượng toàn xã hội mà không phải phục thuộc vào một số nhà
máy lớn. Khi các nhà máy lớn này có sự cố hoặc sửa chữa thì hàng loạt các hoạt động từ
dân dụng dến sản xuất công nghiệp vẫn ổn định nhờ nguồn năng lượng phân tán. Do vậy
khi một bộ phận nào đó về năng lượng bị tê liệt, các nơi khác không bị ảnh hưởng lớn mà
ngược lại còn có thể hỗ trợ. Bên cạnh đó, việc tập trung các nhà máy điện hay năng lượng
lớn đòi hỏi mạng lưới phân phối rất lớn và sự hao tổn năng lượng cho quá trình truyền tải
là không nhỏ trong khi nếu năng lượng phân tán thì không có trở ngại này.
Ngoài ra, phân tán nguồn năng lượng còn kích thích nghiên cứu đẩy nhanh phát triển.
Con người tìm cách phát triển nhiều nguồn năng lượng hơn mà trước đây do phụ thuộc
vào nguồn năng lượng tập trung họ đã bỏ qua. Năng lượng mới cho phép nhiều nhà đầu
tư tham gia hơn do đó thị trường mang tính cạnh tranh hơn, kích thích nghiên cứu ứng
dụng và giảm giá thành. Điều này sẽ làm chu kì nghiên cứu úng dụng rút ngắn, đẩy nhanh
sự phát triển.
2.1.2. Quyền sở hữu về năng lƣợng
Năng lượng xanh có quy mô rất đa dạng, từ các thiết bị nhỏ lẻ có thể tự chế tạo đến
các thiết bị có quy mô khổng lồ. Với một ít dụng cụ đơn giản người ta có thể tạo ra bộ
đun nước nóng, thiết bị sấy khô nông sản bằng năng lượng mặt trời hoặc các bể khí
biogas có thể tự lắp ở các trang trại với quy mô nhỏ lẻ nhưng vẫn có tính ứng dụng hiệu
quả,…Như vậy, ngay cả một người dân bình thường cũng có thể tự phát triển các thiết bị
sản sinh năng lượng xanh và tất nhiên chúng thuộc quyền sở hữu của họ. Các thiết bị
năng lượng sẽ được bảo trì tốt hơn vì mỗi người dân cho rằng năng lượng đang dùng là
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
11


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
của họ chứ không phải từ nguồn được nhà nước tài trợ. Khi năng lượng là do tự cung cấp,

ý thức về sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ tăng lên. Thêm vào đó, mạng lưới cục bộ từ
một số hộ dân giúp học thấy rõ sự chia sẻ năng lượng với cộng đồng là rất cần thiết.
2.1.3. Loại bỏ chủ nghĩa độc quyền và các tập đoàn chi phối hệ thống cung cấp
năng lƣợng
Với sự phân tán nguồn cung cấp năng lượng trên toàn cầu, các quốc gia đang sở hữu
nguồn năng lượng truyền thống, các tổ chức liên kết với các quốc gia đang sở hữu nhiên
liệu sẽ không còn quyền lực trong việc chi phố nền năng lượng toàn cầu. Các xung đột
liên quan đến năng lượng và kiểm soát năng lượng sẽ giảm thiểu. Các thế lực chính trị thế
giới sẽ không còn sử dụng năng lượng như một con bài khuynh đảo kinh tế, chính trị thế
giới. Ngay trong một quốc gia, mong muốn chi phối và độc quyền của một số công ty
năng lượng cũng không còn. Các cụm từ khủng hoảng giá dầu hay biến động chính trị,
chiến tranh tại các nước có dầu mỏ sẽ dần dần không còn ảnh hưởng đến tâm lý mọi
người nữa. Sự phân tán về sở hữu năng lượng và loại bỏ dần chủ nghĩa độc quyền trong
kinh tế năng lượng sẽ góp phần làm cho tình hình kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu tốt
đẹp hơn.
Tình hình căng thẳng của Nga và Ukraina cũng bắt nguồn từ các vấn đề năng lượng.
trong quá trình Nga bán khí đốt cho các nước phương Tây vận chuyển bằng đường ống đi
qua lãnh thổ của Ukraina gặp nhiều khó khăn. Phía Ukraine đang liên tục đưa ra các yêu
cầu chi tiết nhằm sửa đổi hợp đồng cung cấp khí đốt hiện hành với Nga, như yêu cầu phía
Nga phải cung cấp 200 triệu mét khối khí đốt hàng tháng để đảm bảo kỹ thuật cho quá
trình vận chuyển sang châu Âu trong kỳ mùa Đông tới, tăng phí trung chuyển qua lãnh
thổ từ ngày 1/1/2015, yêu cầu tập đoàn Gazprom của Nga phải là một bên ký hợp đồng…
Nếu Ukraina tiếp tục gây khó khăn cho Nga trong quá trình vận chuyển khí đốt thì các
nước sử dụng nguồn năng lượng cung cấp từ Nga cũng lâm vào tình trạng khó khăn do
thiếu nhiên liệu, khí đốt. Từ sự kiện trên ta thấy nếu không có những rắc rối lien quan đến
độc quyền năng lượng thì mối quan hệ giữa các nước đã không trở nên căng thẳng.
Nếu chủ nghĩa độc quyền năng lượng được loại bỏ, tình hình biến động bất ổn chính
trị giữ các nước cũng được giảm đáng kể do họ không còn tranh chấp về quyển sở hữu
năng lượng, nguy cơ chiến tranh sẽ không còn. Các nước khu vực Trung Đông sẽ giảm đi
nguy cơ chiến tranh bởi nguồn tài nguyên năng lượng mà các nước này đang sở hữu. Nơi

nào có nguồn năng lượng đa dạng, sự tự chủ về năng lượng càng lớn thì tính ổn định của
đất nước đó càng vững. Các biến động xã hội do khủng hoảng năng lượng như mất việc
làm, chứng khoáng sụt giảm, nhà máy đóng cửa như cuộc chiến 21 ngày ở Trung Đông
năm 1973 sẽ không tái diễn. Hay các áp lực lên việc mở đường ống khí đốt cung cấp cho
châu Âu từ Nga ngang qua Ukraina luôn làm các nước châu Âu phập phồng lo ngại, nhất
là mùa đông rất cần khí đốt để sưởi ấm.

2.2. NĂNG LƢỢNG XANH ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC
2.2.1. Các công trình kiến trúc tiêu thụ một lƣợng lớn năng lƣợng
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
12


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
Với các sản phẩm tiêu thụ năng lượng lớn, nguồn ô nhiễm cao, công nghiệp xây dựng
là một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Xây dựng công trình theo
hướng xanh hóa là một giải pháp để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Các nghiên
cứu cho thấy, tỷ lệ phát thải CO2 gắn với công nghiệp xây dựng kiến trúc là trên 40% ở
các nước xứ lạnh châu Âu, khoảng 36% ở Nhật Bản (1990), 28,8% ở Đài Loan. Theo Hội
đồng Công trình xanh Mỹ (USGBC), năng lượng sử dụng hàng năm của nhà ở và nhà
thương mại là 39%, phát thải 30% khí nhà kính, cộng thêm năng lượng tự thân để chế tạo
vật liệu xây dựng, vận chuyển đến nơi xây dựng và lắp đặt thì tổng năng luợng tiêu thụ
của nhà cửa là 48%. Kiến trúc sư Edward Mazria chỉ rằng, nhà cửa là nguồn gốc phát thải
của gần một nửa khí nhà kính toàn cầu, gây ra sự biến đổi khí hậu.
2.2.2. Áp dụng năng lƣợng xanh vào thiết kế kiến trúc giúp tiết kiệm năng lƣợng
Năng lượng xanh không chỉ dừng lại ở các nhà máy năng lượng mới mà còn tham gia
vào viêc thay đổi kiến trúc và xu hướng thiết kế nhà cửa, công xưởng. Nếu như trước đây
các kiến trúc sư chỉ quan tâm đến các thiết kế của mình ở góc độ ý tưởng, mĩ thuật mà để

mặc cho lượng điện năng to lớn tiêu thụ trong thiết kế của mình do phải lắp nhiều máy
điều hòa không khí và thiết bị chiếu sáng. Trong khi các thành tựu của kiến trúc cổ điển
vốn rất coi trọng thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Các mẫu kiến trúc hiện đại sẽ ưu tiên
năng lượng lên hàng đầu, tận dụng năng lượng mặt trời để làm mát hay sưởi ấm, tạo nên
luồng đối lưu tự nhiên thay vì chỉ dùng quạt. Tường và mái nhà gắn liền với các bộ thu
năng lượng chứ không phải là thiết bị lắp thêm, hệ thống dự trữ năng lượng là các bộ
phận không thể thiếu trong các mẫu thiết kế này. Các mẫu thiết kế xây dựng làm giảm
thiểu tiêu thụ năng lượng và tận dụng năng lượng tự nhiên được các kiến trúc sư, các kỹ
sư xây dựng đặc biệt lưu ý. Các văn phòng làm việc không phải đóng kín cửa để mở đèn
làm việc, mở máy điều hòa nhiệt độ… Sự sáng tạo trong việc giảm thiểu tiêu thụ năng
lượng là không giới hạn. Thiết kế tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên bằng cách lắp đặt
thêm cửa sổ để nhận ánh sáng Mặt Trời. Các thiết kế tận dụng làm mát từ sức gió tự
nhiên cũng nhận được sự ưu ái của các kiến trúc sư vì đối với những vùng có nhiệt độ
trung bình cao, xu hướng bố trí máy điều hòa là phổ biến. Tuy nhiên, việc bố trí máy điều
hòa có nhiều điểm bất lợi. Ngoài việc tiêu tốn điện năng để vận hành, còn có nhiều ảnh
hưởng không tốt khác như: chất thải (môi chất làm lạnh) làm ảnh hưởng môi trường, làm
tăng nhiệt độ chung cho môi trường tổng thể (việc tăng entropy); các cửa sổ hay cửa
chính đều phải đóng kín để giữ nhiệt độ cho phòng, phải tốn năng lượng cho chiếu sáng
nhân tạo… Vì vậy việc tận dụng nhiệt độ thích hợp từ môi trường tự nhiên như làm mát
từ gió tự nhiên là điều nên làm.
Bài toán thiết kế nhà và công trình sẽ bao gồm bài toán tối ưu năng lượng cũng như
tiết kiệm năng lượng sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng để thẩm định một công
trình. Thật vậy, ta thấy rằng nếu mẫu thiết kế tốt làm giảm 10% năng lượng thì điều này
tương đương ta đã tiết kiệm cho thế giới 9 triệu thùng dầu mỗi ngày.

SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
13



Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
Khái niệm thành phố xanh ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của thế giới. Mọi
hoạt động tiêu dùng năng lượng của thành phố đều hướng đến đến mục đích chung là tạo
thành phố xanh cả trong lẫn ngoài. Điều này có nghĩa là ngoài màu xanh lá cây, cư dân
thành phố được khuyến khích sử dụng xe đạp để giảm phát thải từ khí thải xe hơi, mô tô,
xe gắn máy,… Các ngôi nhà đều được trang bị hệ thống thu năng lượng mặt trời để thu
nhiệt và phát điện. Nhiên liệu sinh học cũng được khuyến khích sử dụng, còn rác thải thì
được tái xử lý để phát điện. Người dân được giáo dục rất tốt về vấn đề giữ gìn môi trường
và tiết kiệm năng lượng.
Tích hợp pin năng lượng mặt trời trong thiết kế kiến trúc cũng rất được quan
tâm.“Nếu thế kỷ XIX là thời đại của than, thế kỷ XX là của dầu mỏ, thì thế kỷ XXI là
thời đại của mặt trời” Tuyên bố trên cho thấy tầm quan trọng của năng lượng mặt trời
trong kỷ nguyên mới. Các hệ thống pin năng lượng sản xuất điện trực tiếp từ bức xạ mặt
trời đang phát triển rộng rãi – lợi ích của nó trở nên rõ ràng hơn, chi phí giảm hơn trước
đây rất nhiều. Pin năng lượng là công nghệ vật liệu tiên tiến sẽ giúp chúng ta thiết kế các
công trình thân thiện với môi trường. Đây là một giải pháp quan trọng và khả thi nhất
trong việc tiết kiệm năng lượng sử dụng trong các tòa nhà, cả trong các công trình dân
dụng và công cộng.

Hình 2.1: Công trình nhà ở sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời ở Đức.
Việt Nam là nước nhiệt đới nóng ẩm nằm trong giải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều
nhất trên thế giới. Với địa hình nhiều đồi núi và hải đảo, Việt Nam cũng có nhiều khu
vực dân cư nằm phân tán. Vì vậy, sử dụng năng lượng mặt trời như một nguồn năng
lượng tại chỗ để thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống, đáp ứng nhu cầu của các
vùng dân cư là một chính sách có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, việc ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam cho đến nay chưa phát triển,
còn nhỏ lẻ, mới chỉ khoảng chục năm trở lại đây và chỉ dừng lại ở một số ứng dụng như
đun nước nóng hay tích điện chiếu sáng ngoài trời.Trong kiến trúc, pin năng lượng được
SVTH: Nguyễn Xuân Phương


GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
14


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
tích hợp trong công trình chủ yếu là dạng tấm nằm trên mái dốc của các biệt thự hay dạng
ống nước tích hợp tế bào quang nhiệt bên trong nằm trên mái phẳng của công trình. Pin
năng lượng mặt trời chưa được ứng dụng một cách hợp lý trong các công trình cao tầng
có quy mô lớn. Vì vậy, việc sử dụng pin năng lượng như là một thành phần kiến trúc sẽ là
điều mà các KTS phải suy nghĩ, tiếp cận khi thiết kế công trình trong tương lai.

2.3. NĂNG LƢỢNG XANH VÀ CÁC CHÍNH SÁCH, PHÚC LỢI XÃ HỘI
2.3.1. Các chính sách về năng lƣợng xanh
Các chính sách về năng lượng xanh ngày càng được các quốc gia ban hành nhiều hơn
với 98 quốc gia và hơn một nữa trong số đó là các nước đang phát triển. Đa số mục tiêu
đề ra là nâng tỉ lệ năng lượng mới trong tổng công suất điện từ 10-30% trong hai thập
niên tới.
Chính quyền các thành phố lớn và các địa phương trên toàn thế giới liên tục ban hành
các chính sách nhằm giảm phát thải CO2 và khuyến khích phát triển năng lượng xanh.
Các chính sách bao gồm nhiều mặt như chống biến đổi khí hậu, cải thiện chất lượng
không khí, đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Các chính quyền đóng
vai trò hoạch định chính sách, ra quyết định, quản lý cơ sở hạ tầng, điều hành xã hội…
Ngày càng có nhiều địa phương cam kết về việc tạo ra và sử dụng năng lượng tái tạo. Ví
dụ như Hiệp ước khí hậu ở Mexico đã được kí bởi 180 chính quyền địa phương đại diện
cho 300 triệu dân. Châu Âu cũng đã ban hành Hiệp ước của các thị trưởng với hơn 2000
chữ ký cam kết giảm 20% khí CO2 và đưa tỉ lệ năng lượng mới ít nhất 20% trên tổng
năng lượng cung cấp địa phương.
Các nước phát triển đã nhận thức được vai trò của năng lượng xanh trong tương lai và
đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ. Ví dụ như Tại Pháp, các chính sách hiệu quả năng lượng

và phát triển năng lượng tái tạo được đặt lên hàng đầu, bảo đảm an ninh cung cấp năng
lượng, đấu tranh chống thay đổi khí hậu, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế thông
qua tiết kiệm năng lượng, và cuối cùng là tạo công ăn việc làm, đặc biệt trong lĩnh vực
xây dựng và năng lượng tái tạo. Các công cụ của chính sách này hiện được đa dạng hóa:
hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển đối với mô hình nhà sử dụng năng lượng tích cực,
các loại xe sử dụng hiệu quả năng lượng hay các loại công nghệ sinh thái; khuyến khích
tài chính thông qua điều chỉnh biểu giá mua lại điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, miễn
giảm thuế.
Tuy nhiên, đối với cách nước đang phát triển, việc xây dựng các chính sách còn gặp
rất nhiều khó khăn nên cần nhiều sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Những khó khăn mà
các nước đang phát triển phải đối mặt là: Việc áp dụng năng lượng xanh cần đòi hỏi cơ
sở hạ tầng và đầu tư tương đối lớn, cần trình độ công nghệ cao như pin mặt trời, nhiên
liệu sinh học, năng lượng gió,…Thiếu chính sách hỗ trợ năng lượng xanh ở các nước
nghèo rất khó phát triển. Ví dụ như ở Việt Nam, trong dự án phát triển điện lưới quốc gia
đến năm 2030, tỉ lệ điện từ năng lượng mới là rất ít ỏi. Điện mặt trời chỉ vài MW, năng
lượng gió tuy có nhiều dự án nhưng chỉ có Nhà máy điện gió Bạc Liêu và một dự án lớn
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
15


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
ở Tuy Phong, Bình Thuận được lắp đặt nhưng cần sự trợ giá của chính phủ để có thể hòa
vào điện lưới.
2.3.2. Những phúc lợi xã hội mà năng lƣợng xanh mang lại
Sự phát triển của năng lượng xanh mang đến những lợi ích đáng kể cho xã hội. Trước
tiên, sự thay thế của năng lượng xanh thay cho năng lượng truyền thống giúp nhà nước
giảm chi phí công cho năng lượng. Ví dụ như các turbine gió, bộ thu năng lượng mặt trời
loại nhỏ có thể giúp chiếu sáng công cộng, ethanol sinh học cung cấp nhiên liệu cho các

phương tiện giao thông, năng lượng mới làm giảm chi phí cho hệ thống sưởi ấm, thông
gió, chiếu sáng ở các bệnh viện, trường học,… có thể giúp giảm thuế trong tương lai.
Chi phí năng lượng giảm làm giá hàng hóa, dịch vụ giảm hoặc ít nhất là không tăng
do phải phụ thuộc vào giá của các nhiên liệu truyền thống như trước. Giá cả hàng hóa,
dịch vụ rẻ hơn sẽ làm sức mua tăng lên từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Nhờ vào tính phân tán của năng lượng xanh mà ở thôn quê hẻo lánh, vùng sâu, vùng
xa, núi rừng hiểm trở các đồng bào dân tộc thiểu số vẫn được trang bị hệ thống điện sinh
hoạt mà không phụ thuộc vào điện lưới quốc gia. Từ đó, các cộng đồng dân cư có điều
kiện tiếp cận gần hơn với công nghê thông tin, cũng như đời sống vật chất và tinh thần
của họ cũng được cải thiện đáng kể.
Nhờ vào các thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời mà kho thuốc cũng như vaccine
được bảo quả tốt ở các trạm y tế vùng hẻo lánh nơi chưa có sự hiện diện của lưới điện
quốc gia. Nhờ vậy, làm giảm thiểu nguy cơ tử vong ở trẻ em do mắc bệnh truyền nhiễm.
Các phương pháp giữ gìn sức khỏe và phòng chống bệnh tật cũng nhờ có điện mà phổ
biến ở các cộng đồng dân cư.
Việc áp dụng thành công năng lượng mới đã thay đổi cách sử dụng năng lượng ở
nông thôn như: Trước đây, thay vì dùng dầu thắp sáng, củi, rơm, trấu để đun nấu, không
có phương tiện thông tin đại chúng hay giải trí, việc áp dụng mô hình thủy điện nhỏ, bộ
thu năng lượng mặt trời hay pin mặt trời giúp các hộ gia đình có điện để thắp sáng, học
hành, xem TV, nghe nhạc,.... Người phụ nữ không phải vất vả với công việc bếp nút, lấm
lem nhọ nồi, tro bếp mà đã có bếp gas sử dùng khí biogas từ bể khí sinh học ở gia đình.
Họ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc con cái và làm đẹp cho bản thân.

SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
16


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH


Hình 2.2: Gia đình chị Hoàng Thị Thắm, thôn Nà Choong, xã Nông Thượng (Thị xã
Bắc Cạn) sau 3 ngày lắp bể gia đình đã có gas để dùng
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, tốc độ tăng trưởng của các đơn vị doanh
nghiệp ngày càng cao, đời sống vật chất của con người cũng cao hơn. Kinh tế - xã hội
phát triển nên nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng. Trong khi đó, các sản
phẩm để sản xuất ra nguồn năng lượng điện như nước, chất đốt, sức gió... ngày càng cạn
kiệt, không đáp ứng đủ, dẫn đến có sự chênh lệch lớn giữa cung và cầu. Chính vì vậy, tiết
kiệm năng lượng điện là một yêu cầu tất yếu trong sinh hoạt, sản xuất và đời sống nhằm
bảo đảm an ninh năng lượng của quốc gia, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước một cách bền vững.

SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
17


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
Hình 2.3: Các hộ gia đình sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời ở phố núi
Gia Lai.
Trong nhiều năm trở lại đây, người dân ở phố núi Gia Lai nói riêng và người dân ở
Tây Nguyên nói chung đã quen với việc sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời.
Điều này đã góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm nguồn năng lượng cho quốc gia, vừa tiết
kiệm chi phí cho các cơ quan, doanh nghiệp và hộ tiêu dùng. Từ đó ngành điện thực hiện
hiệu quả nguồn điện mà cấp trên phân bổ, phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, góp phần vào việc tiết kiệm nguồn điện năng.
Ngoài ra, sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời rất an toàn về điện, không sợ
điện rò rỉ gây điện giật. Tiết kiệm điện không những tiết kiệm nguồn năng lượng cho
quốc gia, mà còn mang lại lại ích thiết thực cho doanh nghiệp. Lợi ích của việc sử dụng

bình nước nóng năng lượng mặt trời cho thấy khách hàng tiêu dùng đã ý thức được việc
sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Mỗi hộ tiêu thụ, xí nghiệp, nhà máy, cơ quan là một
cổ đông tiết kiệm khi dùng điện.
Bên cạnh đó, có thể thấy một số dẫn chứng cụ thể về lợi ích mà năng lượng xanh
mang lại như: Ở Brazil, mặc dù lưới điện quốc gia đã dẫn đến 95% hộ gia đình nhưng
nhờ chương trình Luz Para Todos tiếp tục xây dựng các mạng lưới điện độc lập và các
gia đình, vào năm 2010 chương trình đã mang lại lợi ích cho 13 triệu người (hơn 2,6 triệu
gia đình) với các hệ thống mạng điện cô lập khác nhau. Mô hình kết hợp sự phát triển
mạng lưới điện cùng với các hệ thống điện cô lập của các nguồn năng lượng mới đã
thành công ở nhiều quốc gia như Bangladesh, Mali, Senegal và Sri-Lanka. Kết quả là hệ
thống năng lượng mới ở gia đình, các lò nấu bằng khí sinh học, hệ thống điện cho các
làng hay cộng đồng đều được phát triển. Ở châu Phi, năm 2007 đã lắp đặt 500 000 hệ
thống pin mặt trời, trong đó có hơn một nửa ở Nam Phi và Kenya. Ở châu Á, Trung Quốc
đã bán được 400 000 bộ đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời năm 2008. Ở Ấn Độ,
Bộ năng lượng mới và tái tạo ước lượng đã có 600.000 hệ thống đun nước nóng và
800.000 đèn chạy bằng năng lượng mặt trời được mua năm 2010.

2.4. NĂNG LƢỢNG XANH CẢI THIỆN HÀNH VI CỘNG ĐỒNG
2.4.1. Tạo môi trƣờng tác động tích cực vào ý thức về năng lƣợng xanh
Nếu môi trường sống của chúng ta là một hành tinh xanh, trẻ em được giáo dục ý
thức về môi trường xanh, năng lượng xanh ngay từ bé, được bố mẹ giải thích về các thiết
bị năng lượng xanh trong gia đình, được tìm hiểu hệ thống thu năng lượng ở trường
học,… dần dần ý thức về năng lượng xanh sẽ đi sâu vào tiềm thức, từ đó hình thành nên
thái độ tích cực về sử dụng năng lượng. Xã hội như thế sẽ dễ dàng ưu tiên cho các dự án
phát triển năng lượng mới và năng lượng sẽ được sử dụng một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, các hoạt động, phong trào nhằm hưởng ứng lời kêu gọi tiết kiệm năng
lượng cũng tác động tích cực đến nhận thúc con người. Tắt đèn trong 1 giờ để biến đổi
nhận thức cả cộng đồng về tiết kiệm năng lượng! Thông điệp của Giờ Trái Đất năm 2014
cũng là lời cảnh tỉnh cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu: “Hãy hành động để
SVTH: Nguyễn Xuân Phương


GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
18


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
trái đất thêm xanh”. Đằng sau những thông điệp này, bằng những nỗ lực không ngừng
với sự chung tay của cả cộng đồng, trong những năm qua, tiết kiệm điện đã đi vào nhận
thức của người dân, mang lại hiệu quả rõ rệt.

Hình 2.4: Thông điệp của Giờ trái đất 2014: "Hãy hành động để trái đất thêm xanh" của
sinh viên khu vực Hà Nội.
2.4.2. Năng lƣợng xanh góp phần hình thành các quan niệm và thang giá trị mới về
một thế giới sử dụng năng lƣợng mang tính nhân văn
Các công dân sống trong môi trường hoàn toàn sử dụng năng lượng xanh sẽ có nhận
thức rất cao về việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường
này. Từ đó hình thành nên các giá trị đạo đức và nhân văn trong cách ứng xử liên quan
đến năng lượng . Bài học về chiến tranh mà nguyên nhân bắt nguồn từ năng lượng truyền
thống trong quá khứ giúp con người hiện đại trân trọng tài nguyên hiện có và sử dụng
chúng một cách đúng mực.
Trên thế giới nếu giảm thiểu các ứng xử thiếu văn minh về năng lượng thì sẽ không
còn chiến tranh hay biến cố chính trị liên quan đến nguồn dầu mỏ, khí đốt. Thay vào đó
là sự tăng cường hợp tác nghiên cứu về các nguồn năng lượng mới của các quốc gia. Các
phát minh về khai thác và sử dụng năng lượng hiệu quả ngày càng đa dạng, góp phần làm
giảm sự mất cân đối về trình độ giữa các khu vực. Trong đó, châu Á ngày càng khẳng
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
19



Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
định vị thế của mình so với châu Âu và Bắc Mĩ. Trung Đông cũng phải tham gia vào sân
chơi này trước nguy cơ cạn kiệt nguồn dầu mỏ.
Sự kiện Giờ Trái Đất hàng năng giúp thế giới tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí
thải đến bất ngờ đã ít nhiều tác động đến ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm của nhân
loại. Giờ Trái Đất là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên
nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và
các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30
đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm (năm 2009
là 28 tháng 3). Bắt đầu từ năm2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người.
Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1
tỷ người, năm 2011 là ngày 26 tháng 3 năm 2011 và năm 2012 là 31 tháng 3 năm 2012.
Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng
khí thải CO2 một khí gây ra hiệu ứng nhà kính và nhằm đánh động sự chú ý của mọi
người với ý thức bảo vệ môi trường. Việc này cũng giúp làm giảm ô nhiễm ánh sáng. Giờ
Trái Đất 2007 được tổ chức tại thành phố Sydney của Úc, lúc 7:30 chiều theo giờ địa
phương. Chiến dịch này đã làm giảm 10,2% sản lượng điện bằng 48.613 chiếc xe ôtô trên
đường, giảm 24,86 tấn khí CO2. Việc hưởng ứng Giờ trái đất năm 2008 làm lượng điện
và khí CO2 giảm đáng kể. Ở Bangkok (Thái Lan) giảm 73.34 MW giảm 41.6 tấn CO2,
Philippines bao gồm các nơi: Metro Manila giảm 16 MW, đảo Luzon giảm 56 MW,
Toronto giảm 900 MW, Ireland giảm 150 MW, giảm 6 tấn CO2, Dubai giảm 100 MW,
New Zealand giảm 335 MW hơn tổng 2 ngày thứ bảy trước là 328 MW, Melbourne,
Australia tiết kiệm 10,1% lượng điện, Sydney giảm 8.4%, Calgary, Canada chỉ giảm
3,6%. Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất lần đầu tiên vào năm 2009, với các thành phố: Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang. Thành phố Hồ Chí
Minh cho tắt điện nhiều địa điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố: Hồ Con Rùa, Dinh
Độc Lập, Nhà hát lớn... trong khoảng thời gian đã định. Khu phố cổ Hội An thắp đèn
lồng thay vì mở đèn điện. Lượng điện giảm được 140 MW, tiết kiệm 133 triệu đồng. Giờ
Trái Đất 2011 đã diễn ra vào ngày 26 tháng 3, 2011, Việt Nam với khẩu hiệu "Tắt đèn

60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu" nhằm mục đích kêu gọi tiết kiệm điện
quanh năm, 30 tỉnh thành thực hiện giờ Trái Đất vào hồi 20h30-21h30 đã tiết kiệm được
400.000 kWh tương đương 500 triệu đồng hay 23.800 USD.

SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
20


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH

Chƣơng 3: NĂNG LƢỢNG XANH TRÊN THẾ GIỚI
3.1. NĂNG LƢỢNG XANH Ở CHÂU Á
3.1.1. Năng lƣợng xanh ở Đông Nam Á
Trong số 10 nước Asean, sáu nước gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia,, Philippines,
Singapore, Thái Lan được gọi là Asean-6, chiếm 95% nhu cầu năng lượng của Đông
Nam Á. Năm 2007, năng lượng cung cấp cho khu vực này chủ yếu là nguồn hóa thạch
với 74%, chất đốt sinh khối với lượng chất thải 22%, địa nhiệt 3% và thủy điện chỉ có
1%. Năng lượng mới chỉ chiếm 15% sản xuất điện ở Asean-6, chủ yếu là địa nhiệt và
thủy điện.
Về sản lượng điện trong năm 2007, Việt Nam đứng đầu về thủy điện với khoảng 30
GWh trên tổng số 69,5 GWh điện các loại, trong đó điện từ năng lượng mới xem như
không đáng kể. Indonesia đứng đầu về than với 63,8 GWh. Thái Lan đứng đầu về điện
khiw từ thiên nhiên với năng suất 96,5 GWh. Về điện từ năng lượng mới, Philippines dẫn
đầu về địa nhiệt với trên 10 GWh và điện mặt trời là 59 GWh. Đứng thứ hai về địa nhiệt
là Indonesia với 7 GWh. Thái Lan nổi bật về năng lượng sinh khối với 4,2 GWh điện.
Nhìn chung, năng suất điện từ thủy điện của Asean-6 chiếm 12% trong đó nước ta chiếm
gần 50%, địa nhiệt 3%, sinh khối 1% còn năng lượng mặt trời và gió rất ít. Như vậ nếu
không tính thủy điện, điện từ năng lượng mới ở khu vực này chưa đến 5% tổng sản lượng

điện.
Theo tài liệu 2009 Asean Energy Outlook, mặc dù một số nước thành viên Asean như
Malaysia, Việt Nam, Brunie và Indonesia đang là các nước xuất khẩu năng lượng như khí
thiên nhiên, than, dầu mỏ nhưng do nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng nhanh, trong tương
lai các nước này sẽ phải nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu. Đứng trước nguy cơ đó,
các nươc Asean-6 đã đưa ra hàng loạt các mục tiêu trung và dài hạn nhằm đẩy mạnh phát
triển năng lượng tái tạo trong khi đã tuyên bố mục tiêu giảm phát thải CO2 trong Hội nghị
thượng đỉnh Copenhagen năm 2009. Các cách tiếp cận trung và dài hạn tích cực đẩy
mạnh ứng dụng năng lượng tái tạo được chính phủ khuyến khích và hỗ trợ. Các chính
sách này thúc đẩy đầu tư tư nhân trong môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững.
Nhờ vậy, tương lai của năng lượng xanh ở Đông Nam Á mở ra hướng phát triển mới bền
vững và hứa hẹn nhiều tiềm năng.
Chính phủ Philippines sẽ bắt đầu triển khai nhà máy điện sử dụng đường mía đầu tiên
tại nước này vào năm tới. Trong tháng 7/2004, các loại xe của chính phủ Philippines đã
băt đầu sử dụng nhiên liêu pha 1% methyl ester từ dừa. Philippines, quốc gia sản xuất
điện địa nhiệt lớn thứ hai thế giới, muốn đầu tư hơn nữa vào ngành này nhằm giảm sự
thiếu hụt điện hiện nay.
Indonesia cũng đang đầu tư vào điện địa nhiệt nhằm đáp ứng nhu cầu điện tăng
trưởng 10% của nước này. Trong khi đó, Thái Lan muốn thay thế xăng thông thường

SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
21


Luận văn tốt nghiệp TRIỂN VỌNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NĂNG LƯỢNG XANH
bằng một hỗn hợp gồm 10% ethanol cũng như tăng mục tiêu thêm ethanol mỗi ngày lên
12 lần vào năm 2006.
UPI trích dẫn một báo cáo mang tên “Cách mạng năng lượng: một viễn cảnh năng

lượng bền bỉ ở ASEAN” cho biết năm 2050, năng lượng xanh sẽ chiếm đến 70% sản
lượng sử dụng điện tại các quốc gia thuộc khối ASEAN. Báo cáo trên được đưa ra trong
một hội nghị của lãnh đạo cơ quan phụ trách năng lượng của 10 nước thuộc ASEAN diễn
ra tại Indonesia hồi cuối tháng 9/2013. Theo đó, thành tựu về năng lượng xanh của khối
này có được từ nỗ lực đầu tư trị giá khoảng 2.800 tỉ USD và chương trình tiết kiệm nhiên
liệu lên đến 2.700 tỉ USD. Đạt được triển vọng như thế sẽ là một cuộc cách mạng thực sự
khi 28% dân số trong khu vực, tương đương 160 triệu người, hiện vẫn chưa có điện sử
dụng. Vì thế, các giải pháp về năng lượng mặt trời, điện gió sẽ không chỉ giải quyết nhu
cầu về điện mà còn giúp bảo vệ môi trường hiệu quả.
3.1.2. Năng lƣợng xanh ở Trung Quốc
Trung Quốc đã trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển nguồn năng lượng xanh,
bao gồm năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Điều này đã được thế giới công nhận.
Cho đến năm 2009, tổng năng lượng gió của Trung Quốc đạt 25,1 Gigawatt, đứng thứ hai
thế giới. Việc sản xuất năng lượng mặt trời cũng đang được mở rộng tại nước này.
Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, có nhiều kế
hoạch tham vọng nhầm thúc đẩy năng lượng tái sinh. Những kế hoạch đó bao gồm việc
nâng sản lượng điện từ năng lượng gió ở mức 570 megawatt hiện nay lên 20.000
megawatt vào năm 2020, và 50.000 megawatt vào năm 2030. Một megawatt điện có thể
cung cấp năng lượng cho 1.000 hộ gia đình. Việc thúc đẩy sử dụng nhiên liêu sinh học
nhiều hơn, như dùng rơm, cặn đường và rác nông nghiệp để chạy nhà máy điện, có thể
giúp Trung Quốc tiết kiệm 28 triệu tấn than mỗi năm.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ Trung Quốc đã dành 14,5%
ngân khoản trong kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD cho việc đầu tư vào
ngành công nghiệp xanh và tiết kiệm năng lượng. Điều này đã giúp Trung Quốc tiến xa
hơn trong công cuộc sản xuất nguồn năng lượng thay thế. Không chỉ xây dựng các cơ sở
sản xuất năng lượng xanh cho nhu cầu nội địa, Trung Quốc còn có tham vọng xuất khẩu
các trạm phát điện chạy bằng sức gió và các tấm pin mặt trời ra nước ngoài. Vốn đã là
nhà đầu tư số một thế giới trong ngành năng lượng xanh, Trung Quốc đang vươn lên
đứng đầu thế giới trong vai trò cung cấp thiết bị sản xuất năng lượng sạch. Trong lĩnh
vực điện chạy bằng sức gió, 2 trong số 5 nhà sản xuất hàng đầu thế giới là của Trung

Quốc. Trong năm 2009 số máy phát điện chạy bằng sức gió được lắp đặt tại Trung Quốc
đạt mức cao nhất thế giới. Ngoài việc đi tiên phong trong việc sản xuất các thiết bị cho
ngành năng lượng gió, Trung Quốc còn đi đầu trong ngành sản xuất các thiết bị sản xuất
năng lượng mặt trời. Trong số 15 nhà sản xuất các tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới hiện
nay, có đến 7 công ty Trung Quốc. Trung Quốc hiện chiếm tới 50% sản lượng năng
lượng mặt trời của cả thế giới.
SVTH: Nguyễn Xuân Phương

GVHD: ThS. GVC. Hoàng Xuân Dinh
22


×