Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.41 KB, 4 trang )

Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non
Trẻ sinh non là khi trẻ chào đời trước 37 tuần mang thai của người mẹ.
Trẻ sinh non thường có cân nặng dưới 2.500g, nếu trẻ sinh càng non thì cân
nặng càng thấp và nguy cơ mắc một số bệnh lý càng cao. Sau đây là một số
bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non, các bậc phụ huynh nên biết để có cách xử
lý kịp thời cho bé.
Rối loạn thân nhiệt

Hạ thân nhiệt làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh lên rất cao, vì vậy, việc phòng
chống hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết.
Bình thường thai nhi khi nằm trong tử cung thường có thân nhiệt cao hơn thân
nhiệt người mẹ từ 0,5 đến 1oC, nên ngay khi ra đời, bé có nguy cơ bị giảm nhiệt rất
nhanh, thường vào những đêm giá lạnh hay thậm chí cả ban ngày nóng nực. Đối
với trẻ sơ sinh non tháng và thấp cân giảm lớp cách nhiệt và thiếu lớp mỡ dưới da
nên nhiệt độ ngoài da tăng gây sự chênh nhiệt độ nhiều làm tăng sự mất nhiệt. Vì
vậy, khi nuôi dưỡng cha mẹ cần để ý cách ủ ấm, mặc quần áo, quấn tã đúng cách,

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


tránh để bé ướt, luôn lau khô và quấn tã lót cho bé, nếu không nhiệt lượng mất đi
khiến bé dễ bị mất nhiệt. Nhiệt độ trong phòng bé nằm tối thiểu là 30-32oC trong
tuần đầu và 28-29oC trong những tuần tiếp theo. Bé cần nằm chung với mẹ vì nhiệt
độ ngoài da của mẹ cao hơn sẽ truyền hơi ấm cho con. Sử dụng các phương tiện ủ
ấm như lồng ấp, túi chườm ấm... hoặc ủ vào lồng ngực mẹ theo phương pháp
chuột túi trong trường hợp cần di chuyển bé.
Đối với trường hợp bé tăng thân nhiệt, là do trung tâm điều hòa nhiệt của trẻ sơ
sinh chưa hoàn thiện, khi đó thân nhiệt trẻ trên 38oC, da sẽ nóng và rất đỏ, gây vã
mồ hôi, tăng nhịp tim, nhịp thở, gây suy hô hấp và mất nước. Cha mẹ ngay lập tức
cần hạ bớt nhiệt độ trong phòng và cởi bớt quần áo, tránh gió lùa và cho trẻ bú mẹ
ngay. Sau đó cần kiểm tra bé có gì bất thường như: do ủ ấm và nhiệt độ trong


phòng của trẻ quá cao hoặc viêm nhiễm ở rốn, họng,... nếu tình trạng không cải
thiện cần cho bé tới cơ sở y tế để được kiểm tra.
Rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh nhất là trẻ đẻ non rất dễ gặp các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như trớ sữa,
tiêu chảy, táo bón, đau bụng, bú kém... Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm ruột
hoại tử. Ruột của bé không được đủ máu nuôi sẽ mỏng dần rồi hoại tử hoặc thủng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Do đó, khi thấy bé có biểu hiện nghi ngờ như: trướng bụng, nôn dịch xanh thì phải
đến bác sĩ ngay. Cần cho bé ăn sớm những giờ đầu sau sinh. Cần vệ sinh sạch sẽ
khi chăm sóc, cho trẻ ăn. Theo dõi lượng sữa không bú hết mỗi bữa ăn. Theo dõi
các rối loạn khác, để kịp thời có hướng xử trí: rối loạn hô hấp, thở nhanh, thở co
kéo, màu da, môi trẻ, các chi ngón, phân, nước tiểu… Mọi hiện tượng bất thường,
dù nhỏ, đều phải được phát hiện, ghi chép để xử trí kịp thời.
Suy hô hấp và ngạt

Trẻ càng sinh non tháng càng dễ bị suy hô hấp. Nổi bật nhất của suy hô hấp là
bệnh màng trong. Bệnh này do cơ thể bé sinh non thiếu surfactant - chất có chức
năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra.
Ngoài ra, ở trẻ sinh non thường bị ngạt trong giai đoạn sơ sinh (khoảng 4 tuần sau
khi chào đời). Ngạt có thể khiến bé tử vong nếu không được bác sĩ chẩn đoán
trước tình hình và xử trí kịp thời.
Vàng da - nhiễm khuẩn
Vàng da rất dễ xảy ra do trẻ sinh non, bệnh rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh, nếu
không phát hiện và điều trị kịp sẽ gây nhiễm độc thần kinh khiến trẻ tử vong hoặc
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



để lại di chứng suốt đời. Bệnh do gan của trẻ sinh non chưa phát triển đủ để thực
hiện chức năng chuyển hóa. Mặt khác, do trẻ sinh non vốn có sức đề kháng yếu
nên cũng dễ bị nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ liên quan nhiều đến bà mẹ
trong thời kỳ mang thai, điều kiện và môi trường nuôi dưỡng trẻ, thời gian chuyển
dạ, thời gian vỡ ối, tình trạng can thiệp trong lúc sinh... Vì vậy, mỗi bà mẹ cần
nâng cao kiến thức về chăm sóc thai nghén, khám thai định kỳ; nếu có viêm nhiễm
âm đạo (hoặc bệnh lây qua đường tình dục...) thì phải được chữa trị triệt để. Khi đẻ,
phải đến cơ sở y tế để được nữ hộ sinh theo dõi và đỡ. Dụng cụ đỡ phải tiệt trùng,
bàn tay người đỡ phải được rửa sạch bằng nước chín, đi găng vô trùng. Nếu thai
phụ vỡ ối sớm, phải dùng ngay kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.

Khi chăm sóc trẻ, phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh làm lây
lan và tái nhiễm cho trẻ; dùng tã lót, áo mũ sạch sẽ vô trùng. Đặc biệt khi thấy trẻ
có triệu chứng nêu trên, cần đưa đến bệnh viện ngay.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×