Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Bắt mạch một số bệnh Laptop thường gặp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.92 KB, 3 trang )

Bắt mạch một số bệnh Laptop thường gặp
Ngu
ồn : quantrimang.com 
Mỗi khi Laptop hắc hơi sổ mũi, hoặc
có những vấn đề sâu xa bên trong,
màn hình thường "buồn" ra mặt và có
những biểu hiệu bất thường. Thử một
lần bắt mạch màn hình và kiểm tra
tổng thể Laptop của đang bạn gặp
điều gì "phiền muộn" để từ đó có chế
độ cài đặt và chăm sóc hợp lý.

Lỗi nơi Ram


Thay cho giao diện thân thiện vẫn thường gặp là một màn hình chuyển màu
xanh l232 cùng 1 bảng thông báo có nhiều chữ số. Không có gì quá đáng lo. Bạn
hãy ghi lại đầy đủ đoạn code đó như 0x0000... (....,.....,.....) để dễ dàng tra cứu
trên mạng xem thử là lỗi gì. Thông thường lỗi này thuộc về phần cứng và chỉ cần
thao tác đơn giản Re-setup là mọi thứ đâu vào đấy.

Trường hợp khác, màn hình cũng chuyển sang màu xanh nhưng bản thông báo
l
ại là Dumping Ram sau khi máy đi vào hoạt động được một lúc lâu. Đi k232m
hiện tượng trên la máy ngắt khởi động rồi tự động bật sáng trở lại.

Ngay trên bản thông báo cũng đã chỉ rõ lỗi thuộc về Ram. Trước hết, để biết
chính xác Ram bệnh nặng nhẹ ra sao, bạn có thể cài lại Win cho máy, trường
hợp không cài được thì lỗi 99% thuộc về Ram. Cách khác, bạn có thể mượn 1
Ram khác cùng cấu hình để kiểm tra độ
ổn định. Cuối cùng, chưa muốn Ram "ra


rìa" sớm, bạn có thể mạo hiểm thêm lần nữa bằng cách vệ sinh Ram thử xem.

Ram cũng thường mắc lỗi do các chấu cắm bám nhiều bụi, lỏng chân tiếp xúc
nên không ăn khớp hệ thống board mạch bên trong. Nếu máy bạn có 1 Ram thì:
Mở hộp chứa Ram -> Tháo Ram -> Vệ sinh nhẹ và sạch các chấu cắm -> Gắn
vào và check lại. Máy có 2 Ram thì cũng tương tự, khi tháo Ram 2 ra nhớ gắn
Ram 1 vào. Kiểm tra lại lần nữa.

Ngoài ra, nếu máy có cấu hình mạnh, việc cài thêm phần mềm Memtest cũng
cần thiết để thường xuyên "cân đo sức khỏe" cho Ram. Tất nhiên, nếu sau các
nỗ lực đấy mà Ram vẫn bất động thì bạn phải thay mới.

Nhầm khi cài đặt chương trình

Sau cỡ 30 phút máy đi vào hoạt động, bạn đang xem phim hấp dẫn thì hình ảnh
trên phim đều lem nhem, màu sắc lòe loẹt. Nếu tắt máy và khởi động lại thì
không còn hiện tượng này nữa nhưng thỉnh thoảng máy cũng hay làm nũng
"khóc nh232" kiểu như thế. Đó có thể do nhiều nguyên nhân tạo nên.

Màn hình lòe lẹt vốn thường xảy ra với các máy sau khi được cài đặt lại, trong
đó có việc cài đặt ứng dụng Win không phù hợp. Chẳng hạ
n, máy dùng Win XP
home mà bạn lại không để ý đem cài XP Pro SP2. Trong quá trình cài đặt nếu
dùng Win nguyên bản để Update driver mới thì không sao. Ngược lại, dùng Win
có version thấp hơn Win nguyên bản để Update thì ngay lặp tức màn hình sẽ có
phản ứng mặc dù mọi hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường. Để khắc phục
rắc rối này, bạn nhấn ALT+F4 đóng hết các chương trình rồi Reset lại máy là Ok.

Do độ phân giải không thích hợp


Một trong những lỗi r
ất thường gặp ở Laptop, chữ trong Windows bị lem như vết
mực đổ, một số chữ khác còn bị răng cưa. Mỗi màn hình LCD Laptop đều cần
độ phân giải thích hợp nhất định để hiện thị tốt nhất kích cỡ, màu sắc những dữ
liệu ra ngoài. Việc điều chỉnh sai độ phân giải sẽ khiến thông tin thể hiện bị sai
lệch. Vì vậy, đầu tiên, kiểm tra
độ phân giải màn hình.

Không rành kỹ thuật, bạn hãy đến các trung tâm uy tín nhờ cài đặt lại các thông
số một cách chính xác hơn. Nếu sau quá trình điều chỉnh vẫn không khắc phục
được, bạn cần kiểm tra thêm Font và tìm cách xử lý. Lỗi này cũng dễ khắc phục
với việc cài đặt lại Font chữ mới. Driver card màn hình cũng là vấn đề bạn phải
quan tâm, bởi driver không thích hợp cũng khiến máy có những biểu hiện các
con chữ nh
ư thế. Chọn driver mới đúng chuẩn từ nhà sản xuất để Update.

Hỏng cable, hỏng card...

Một nguyên nhân nữa dễ khiến các dữ liệu chương trình ứng dụng trên màn
hình bị biến đổi là do lỏng, hỏng cable nối xuống mainboard hoặc chipset card
video mắc lỗi. Các triệu chứng thường gặp: màu sắc lòe lẹt, chữ lem nhem và
hình ảnh trên màn hình chuyển thành màu đỏ hoặc tệ hơn là mất màu hoàn toàn
đều xuấ
t phát từ lý do này. Thử cắm ra màn hình ngoài, nếu vẫn còn hiện tượng
trên thì có thể do chipset card video (khi hỏng thường không thể hiển thị màu
sắc, hình ảnh).

Những chuẩn đoán và phương pháp giải quyết đơn giản trên nhằm giúp bạn
hiểu rõ nguyên căn sâu xa một số vấn đề hay gặp khi sử dụng Laptop. Từ đó có
cách xử lý kịp thời, bảo quản hợp lý và tiện lợi và lại không lo thợ bày vẽ lung

tung. Bên cạnh đó còn có vô số những nguyên nhân khác nữa xuất phát từ việc
người dùng cài đặt cấu hình mặc định trước đó rồi quên không để ý nên nhằm
tưởng là máy gặp trở ngại.

Ví như các trường hợp cài đặt cấu hình trong Power setting giữa việc chọn sử
dụng điện nguồn hay pin, thời gian ngủ đông hoặc stanby. Đôi khi chọn một nơi
nhưng cho máy thực hiện một nẻo, chọn dùng điện nguồn và tắt blacklight nên
khi vừa sạc pin vừa kích hoạt máy nên hệ thống không nhận định được và phản
ứng bằng cách tắt ng
ấm màn hình.

Sau khi xử lý hết các công đoạn trên mà vẫn không giúp ích được gì thì bạn nên
mang máy đến các trung tâm bảo và sữa chữa chuyên nghiệp. Tại đây, bạn sẽ
được tư vấn, cài đặt những chương trình phần mềm tiện ích, driver phù hợp với
cấu hình máy và nhu cầu làm việc cụ thể. Một số lỗi xuất hiện do việc cài đặt
driver không đủ (khi máy được cài đầy đủ các driver chuẩn thì máy luôn hoạt
động ổn đị
nh hơn).

Tư vấn nhanh: Gần đây, nhiều khách hàng thắc mắc khi thấy mỗi lần máy dùng
pin là tốc độ lại rất chậm nhưng dùng điện nguồn thì tốc độ nhanh hơn nhiều.
Theo nguyên tắc, mỗi khi Laptop chạy bằng pin thì máy sẽ tự giảm tốc độ để tiết
kiệm pin nên máy sẽ chạy hơi lâu. Nếu cảm thấy bất tiện, khi dùng pin, bạn có
thể tắt chứ
c năng này trong Bios hoặc trong chương trình Power Managerment
trong Window.

Hơn nữa việc dùng điện nguồn trực tiếp một thời gian dài và ít dùng pin thì khi
chuyển sang dùng pin, thời gian để máy hoạt động cũng lâu hơn vì máy phải mất
thời gian dò tìm.

 

×