Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin trong các nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.33 KB, 174 trang )

LI CAM OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu,
trích dẫn trong luận án là trung thực, có
xuất xứ rõ ràng và không trùng lặp với
những công trình đã công bố.

TC GI LUN N

Trn Vit Hng


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
TRÍ THỨC KHOA HỌC MÁC - LÊNIN TRONG CÁC
NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.1.
Quan niệm, đặc điểm, vai trò của đội ngũ trí thức khoa
học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân
Việt Nam
1.2.
Quan niệm và những vấn đề có tính quy luật xây dựng đội
ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường


Quân đội nhân dân Việt Nam
Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
KHOA HỌC MÁC - LÊNIN TRONG CÁC NHÀ
TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
2.1.
Thực trạng xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin
trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam
2.2.
Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xây dựng đội ngũ trí
thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội
nhân dân Việt Nam
Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG ĐỘI
NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC MÁC - LÊNIN TRONG
CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT
NAM HIỆN NAY
3.1.
Những yếu tố tác động và yêu cầu xây dựng đội ngũ trí
thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay
3.2.
Những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ trí thức khoa học
Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt
Nam hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5
11
29
29
50

70
70
99

109
109
123
163
166
167
177


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


Chữ viết đầy đủ
Chính trị Quốc gia
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đảng ủy Quân sự Trung ương
Đội ngũ trí thức
Giáo dục và đào tạo
Khoa học và công nghệ
Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân uỷ Trung ương

Chữ viết tắt
CTQG
CNXH
CNH, HĐH
ĐUQSTƯ
ĐNTT
GD&ĐT
KH&CN
QĐNDVN
QUTƯ


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà
trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tác giả ấp ủ trong suốt quá
trình học tập, công tác và tham gia giảng dạy. Đây là một công trình khoa học độc

lập, không có sự trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố. Tác giả nhận
thấy rằng, vấn đề xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường
quân đội hiện nay là một nội dung quan trọng, bổ ích, có thể bổ sung cho hoạt
động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của tác giả. Vì vậy, tác giả đã xin ý kiến
chuyên gia, trao đổi với các thầy hướng dẫn và quyết định chọn làm vấn đề nghiên
cứu trong luận án của mình. Đề tài mà tác giả trình bày có kết cấu gồm phần mở
đầu; tổng quan vấn đề nghiên cứu; 3 chương, 6 tiết; kết luận; các bài báo và
công trình khoa học của tác giả đã công bố; danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục. Với dung lượng 3 chương (6 tiết), công trình nghiên cứu bảo đảm triển
khai được những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN; từ đó nêu lên những yếu tố tác động,
xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học
Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN hiện nay. Những vấn đề được
luận giải trong đề tài, một mặt, là sự kế thừa có chọn lọc một số quan điểm
của các học giả trong các công trình nghiên cứu trước đó; mặt khác, chính là
sự nỗ lực nghiên cứu của tác giả dưới sự định hướng của các thầy hướng dẫn.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong mọi thời đại, tri thức luôn là khởi nguồn của sự tiến bộ xã hội,
ĐNTT là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, ĐNTT trở thành
một nguồn lực đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia.
Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn nhận thức sâu sắc, đánh giá cao vị trí, vai trò, đặc biệt là phát
huy vai trò ĐNTT trong sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:


6
Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trí thức cũng cần, trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa trí thức càng cần. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, chính sách nhằm tôn vinh, xây dựng và phát huy vai trò của ĐNTT,
nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, gắn với phát triển kinh tế

tri thức và hội nhập quốc tế. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của
ĐNTT trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay, đồng thời đề ra yêu
cầu cần phải: “Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước” [49, tr. 241].
Đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội là
một bộ phận của ĐNTT quân đội và ĐNTT Việt Nam; là lực lượng nòng cốt
giảng dạy các môn lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, trang bị thế giới quan khoa
học, nhân sinh quan cộng sản cho học viên trong các nhà trường quân đội,
góp phần quan trọng đào tạo ra các thế hệ cán bộ, sĩ quan có bản lĩnh chính trị
vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, có năng
lực lãnh đạo, chỉ huy và chuyên môn nghiệp vụ theo chức trách, nhiệm vụ,
đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với giảng dạy, ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường
quân đội còn là một lực lượng nòng cốt nghiên cứu, phát triển và tuyên truyền lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của
Đảng; tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, chống lại các luận điệu
thù địch, sai trái, bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm
của Đảng; góp phần xây dựng và củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng
trong quân đội.
Trong những năm qua, được sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, QUTƯ, trực
tiếp là cấp uỷ các nhà trường quân đội, ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà
trường quân đội đã có sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, về cơ bản đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ. Tuy nhiên, ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân
đội còn thiếu về số lượng; trình độ chuyên môn chưa đồng đều, một bộ phận
chưa cao; còn thiếu những chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực quan trọng;


7
độ tuổi trung bình vẫn còn cao; trình độ ngoại ngữ và tin học còn hạn chế,

việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại còn khó khăn...
Điều này dẫn đến chất lượng giảng dạy hạn chế; công tác nghiên cứu khoa
học ở một số cơ quan, học viện, nhà trường chưa theo kịp sự phát triển của
quân đội và đất nước, nhất là sự hạn chế về năng lực tư duy lý luận, đấu tranh
trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, khả năng vận dụng lý luận để giải quyết những
vấn đề thực tiễn quốc phòng, quân sự đặt ra.
Hiện nay cũng như những năm tới, cùng với cả nước, các nhà trường
quân đội đang đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, trong đó có
giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội
ngũ cán bộ, sĩ quan đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở, nâng
cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Đất nước sau gần 30 năm đổi mới tuy đã giành được nhiều thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử, nhưng còn không ít khó khăn, thách thức. Nhiều
vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra đòi hỏi phải được nghiên cứu làm sáng tỏ.
Trong khi các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà
bình”, coi tư tưởng, lý luận là mặt trận hàng đầu để chống phá cách mạng
nước ta. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và luật pháp của
Nhà nước. Một trong những mũi nhọn chống phá của các thế lực thù địch là
xuyên tạc bản chất và truyền thống cách mạng hòng “Phi chính trị hoá”, vô
hiệu hoá quân đội ta. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu
khoa học trong các nhà trường quân đội hiện nay cần phải đặc biệt coi trọng
xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin vững mạnh, thực sự là một trong
những lực lượng nòng cốt xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, hoàn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó. Đó
cũng chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: Xây dựng đội ngũ trí thức khoa
học Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.



8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng
ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN, xác định yêu
cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin
trong các nhà trường QĐNDVN vững mạnh cả về số lượng, chất lượng, cơ
cấu, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về ĐNTT khoa học Mác - Lênin, xây
dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN.
- Khảo cứu thực tiễn xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các
nhà trường quân đội, làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra
những kinh nghiệm.
- Đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường
QĐNDVN.
* Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin cả về số lượng, cơ cấu
và chất lượng trong các nhà trường QĐNDVN bao gồm: Các giảng viên, nghiên
cứu viên, cán bộ quản lý thuộc các chuyên ngành triết học Mác - Lênin, kinh tế
chính trị học Mác - Lênin, CNXH khoa học đang công tác trong các học viện,
nhà trường quân đội đào tạo bậc đại học và sau đại học ở khu vực miền Bắc.
Khảo cứu thực tiễn từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 94NQ/ĐUQSTW ngày 29/4/1998 của ĐUQSTƯ (nay là QUTƯ) về “Xây dựng
đội ngũ cán bộ quân đội trong tình hình mới” đến nay; đề xuất yêu cầu, giải
pháp từ nay đến 2020.



9
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và xây dựng ĐNTT; quan điểm của Đảng
và Nhà nước Việt Nam về xây dựng ĐNTT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước.
* Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN; kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn
của tác giả và của các công trình khoa học có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo cứu
thực tiễn, vận dụng tổng hợp các phương pháp lịch sử - lôgíc, hệ thống - cấu
trúc, phân tích - tổng hợp, điều tra khảo sát và phương pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Phân tích làm sáng tỏ quan niệm, đặc điểm của ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN; quan niệm và những vấn đề có tính quy luật
xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN.
- Khái quát những kinh nghiệm thực tiễn xây dựng ĐNTT khoa học Mác Lênin trong các nhà trường QĐNDVN những năm qua; đề xuất những yêu cầu, giải
pháp cơ bản xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội
vững mạnh, đáp ứng tốt nhiệm vụ trong những năm tới.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm quan niệm,
đặc điểm của ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội;
đặc biệt là làm sáng tỏ quan niệm và những vấn đề có tính quy luật xây dựng
ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay.



10
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học
phục vụ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng ĐNTT khoa học
Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác
GD&ĐT, nghiên cứu khoa học ở các nhà trường quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu,
3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có
liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


11
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC MÁC – LÊNIN TRONG
CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến đề tài
Tại các nước tư bản, quá trình phát triển khu vực kinh tế tri thức
(knowledge Economy) ở vào những năm 50, đặc biệt từ thập niên 90 với sự phát
triển của cuộc cách mạng tin học và các xu hướng toàn cầu hoá, đã làm biến đổi
tính chất lao động trí óc của tầng lớp trí thức theo hướng gắn trực tiếp với việc sản
xuất và biến đổi thông tin. Năm 1973, nhà xã hội học học người Mỹ Daniel Bell
trong tác phẩm: “The Coming of Post - Industrial Society: A Venture in Social
Forecasting” [24] (Sự xuất hiện của xã hội hậu công nghiệp: Hướng dẫn một dự
đoán xã hội) lần đầu tiên đưa ra khái niệm “xã hội hậu công nghiệp” và lao động
“áo cổ trắng”. Ông nhấn mạnh trong xã hội công nghiệp, vai trò cơ bản thuộc về
tư bản và lao động “áo cổ xanh”, còn trong “xã hội hậu công nghiệp” vai trò cơ
bản thuộc về trí thức và lao động “áo cổ trắng”.
Khái niệm lao động “áo cổ trắng” đến nay được biết nhiều thông qua thuật

ngữ “lao động tri thức” (knowledge Worker) và “kỹ thuật viên tri thức” (knowledge
Technogist). Nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ gốc Áo, Peter F.Drucker trong
cuốn “The Landmarks of Tomorrow” [101] (Cột mốc của ngày mai) xuất bản năm
1959 quan niệm “lao động tri thức” là những người có lượng kiến thức và sự hiểu
biết đáng kể về mặt lý thuyết như các bác sĩ, các luật gia, các giáo viên, kế toán
viên, các kỹ sư và nhất là các kỹ thuật viên tri thức như: kỹ thuật viên máy tính,
người thiết kế phần mềm, nhân viên phân tích phòng thí nghiệm, kỹ thuật viên công
nghiệp chế tạo... Nói khác đi, khái niệm trí thức được diễn đạt thành những “lao
động tri thức” và “kỹ thuật viên tri thức”. Đây cũng là lần đầu tiên ông nêu khái
niệm “lao động tri thức”, “người công nhân tri thức” vì ông cho rằng thế giới đang
dần dịch chuyển từ nền kinh tế hàng hoá sang nền kinh tế tri thức. Bây giờ những
khái niệm này đã trở thành chuyện bình thường nhưng vào thời đó nền công nghiệp


12
Mỹ đang chịu ảnh hưởng của tư tưởng sản xuất dây chuyền của Frederick Taylor,
công nhân được xem như “những con rôbốt chỉ biết siết ốc”.
Những quan niệm trên đây phản ánh xu hướng xích lại gần nhau giữa giai
cấp công nhân và tầng lớp trí thức trong quá trình phát triển mạnh mẽ của khu
vực kinh tế tri thức, nhất là tại các nước tư bản phát triển. Xu hướng xích lại gần
nhau này tuy thế, không thể dẫn đến chỗ sáp nhập toàn bộ trí thức vào giai cấp
công nhân, và cũng không thể chuyển giai cấp công nhân thành trí thức. Bởi lẽ,
bản chất lao động, vị trí, vai trò của tầng lớp trí thức và giai cấp công nhân trước
sau vẫn có những đặc điểm riêng. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu tầng lớp trí
thức nói chung và ĐNTT các môn lý luận Mác - Lênin nói riêng theo lập trường
Mácxít, thì mới có những kiến giải xác thực về khoa học và thực tiễn.
Tác phẩm “Về trí thức Nga” của nhiều tác giả (Nga) (2009) [110] là công trình tập hợp 12 bài viết của nhiều
trí thức trước Cách mạng tháng Mười (1917) của nước Nga thuộc Liên Xô cũ và thời kỳ “hậu Xô viết”. Thời gian công bố các
bài viết ấy trải dài gần một trăm năm, từ những bài trong tập Những cột mốc (Vekhi) công bố năm 1909 cho tới những
bài viết thời nay. Các tác giả đã tiếp cận dưới các góc độ khác nhau: Tầng lớp trí thức là gì? Trí thức và nhận thức pháp

quyền, trí thức và chủ nghĩa xã hội, bàn về phương hướng và nhiệm vụ của giới trí thức Nga, những người trí thức Nga
sau năm 1917 là những người như thế nào? Ở nước Nga hiện nay có tồn tại một giới trí thức hay không? v.v... Nội dung
các bài viết là những đánh giá phê phán giới trí thức Nga của chính những người thuộc giới này với tâm thế đau xót tự
kiểm điểm (ngoại trừ hai bài viết thời hiện đại của Gary Neill và Tumanov). Công trình này thể hiện được chính kiến của
các trí thức rất đa dạng, có khi đối lập nhau nhưng đều ghi nhận tinh thần học thuật nghiêm túc và với ý thức xã hội đáng
trân trọng. Trong khung cảnh lịch sử và hoàn cảnh xã hội của nước Nga lúc bấy giờ, người trí thức đã viết nên những trăn trở,
dồn nén và phản ứng (cả tích cực và tiêu cực). Trong các bài viết, các tác giả Nga có nhiều cách hiểu khác nhau về danh
xưng trí thức. Mặc dù vậy, ở họ vẫn có sự thống nhất khi cho rằng: Trí thức Nga được hiểu là một tầng lớp xã hội theo
nghĩa một nhóm người tương đối đông về số lượng và có sự liên kết nội tại tương đối mật thiết và thống nhất. Đặc điểm
phân biệt họ với các tầng lớp xã hội khác là họ có học thức nhất định, luôn tự ý thức về sứ mệnh của mình đối với toàn
thể cộng đồng (có thể rộng hẹp khác nhau như: giai cấp vô sản, nhân dân Nga hay toàn nhân loại) và có thái độ dấn thân
để thực hiện sứ mệnh đem lại tương lai tươi sáng cho cộng đồng.

Tác giả Jennifer Lewingion (2011) với bài viết “Biết trọng dụng người tài, Canađa vượt lên trước “bầy sói””
[75]. Qua bài viết này tác giả nhấn mạnh: vào giữa những năm 1990, giới chức giáo dục đại học ở Canađa đã cảnh báo hậu
quả của việc chính phủ cắt giảm quỹ giành cho nghiên cứu khoa học và “nguy cơ” chảy máu nhân tài. Tuy nhiên, Canađa đã
trải qua một thời kỳ phục hưng mạnh mẽ trong nghiên cứu và giáo dục đại học. Các trường đại học nghiên cứu ở Canađa đã
khẳng định được vị trí đứng đầu và trở thành những chiếc nam châm thu hút nhân tài quốc tế. Các chính phủ cấp thành phố
và liên bang đã đổ một khoản tiền lớn chưa từng thấy cho con người và trang thiết bị nhằm thúc đẩy đổi mới, phát minh và
tạo ra một giới chuyên gia đông đảo. Cuộc cách mạng về chiến lược mới đã ra đời năm 1997, khi chính phủ liên bang thành
lập “Quỹ Đổi mới Canađa”, hoạt động như một cơ quan độc lập nhằm tài trợ cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu khoa học. Các
biện pháp khác được áp dụng sau đó, như lập ra các khoản trợ cấp đặc biệt cho các học giả mới nổi hoặc xuất chúng ở
Canađa và nước ngoài; tạo dựng các hiệp hội nghiên cứu có sinh lời giữa các nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ ở Canađa và nước


13
ngoài. Với chiến lược phát triển đúng đắn, hiện nay Canađa đã thu hút được các chuyên gia hàng đầu thế giới đến làm việc
tại quốc gia này, trở thành quốc gia “đi từ chỗ không được xếp hạng để trở thành một nước được tham gia vào cuộc đua”.

Vào những năm 90 của thế kỷ XX, ở Trung Quốc trong khuôn khổ lý

luận về CNXH phát triển, đã có quan niệm coi tầng lớp trí thức là một bộ
phận của giai cấp công nhân. Cơ sở xuất phát của quan niệm này là thành
phần xuất thân của trí thức chủ yếu từ hai giai cấp cơ bản trong xã hội, là
công nhân và nông dân. Trong bài diễn văn của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Trung Quốc đọc tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung
Quốc (01-7-2001) đã khẳng định: “Tầng lớp trí thức với tư cách là một bộ
phận của giai cấp công nhân, đã tăng cường mạnh mẽ tố chất văn hoá, khoa
học, kỹ thuật cho giai cấp công nhân” [118, tr. 69]. Trung Quốc cũng là một
quốc gia rất xem trọng việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng ĐNTT. Trên thực tế
có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả nghiên cứu về ĐNTT ở quốc
gia này. Tiêu biểu phải kể đến:
Hai tác giả Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quốc Diệu (đồng chủ biên) (2008)
với cuốn sách “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn
hưng đất nước” [65]. Các tác giả đã trình bày nhiều nội dung nổi bật trong tư
tưởng của Đặng Tiểu Bình, người được coi là “Tổng công trình sư của công
cuộc cải cách, mở cửa và xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa của Trung
Quốc”, về những vấn đề rất cơ bản như: đường lối tổ chức và việc xây dựng
đội ngũ cán bộ; nhân tài là then chốt của phát triển; tư tưởng chiến lược về bồi
dưỡng và giáo dục nhân tài; về tuyển chọn nhân tài ưu tú; về sử dụng và bố trí
nhân tài; về cải cách chế độ nhân sự trong việc sử dụng nhân tài; về tạo môi
trường cho nhân tài phát triển...Qua cuốn sách này, các tác giả đã khái quát
một cách tổng thể về tư tưởng của Đặng Tiểu Bình cũng như sự vận dụng các
tư tưởng đó trong chiến lược xây dựng nhân tài

ở Trung Quốc. Có thể nói rằng, cuốn sách này

có giá trị tham khảo sâu sắc đối với việc thực hiện chính sách cán bộ nói chung và chính sách đối với trí thức, nhân tài nói
riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả Lưu Bảo Quốc (2006) với bài viết “Từ phần tử trí thức của giai cấp đến giai cấp của phần tử trí

thức” [105]. Nội dung của công trình này cho rằng: “phần tử trí thức” là những người có lý tưởng, có học thức, đóng góp
cho xã hội, giáo dục người khác ; là sản phẩm của sự phân hoá giai cấp trong xã hội loài người. Trong các chế độ xã hội,
trí thức chỉ có thể tồn tại dựa vào giai cấp nhất định với tư cách là phần tử trí thức của giai cấp đó. Tuy nhiên, khi kinh tế


14
tri thức xuất hiện, phần tử trí thức đã thể hiện được vị trí, vai trò của mình và trở thành giai cấp độc lập. Đồng thời, trong
xã hội kinh tế tri thức thì tất cả các giai cấp đều đang tiến từ phần tử trí thức hoá, trở thành giai cấp của phần tử trí thức.
Đây cũng sẽ là giai cấp sau cùng của xã hội loài người để đi đến xã hội không còn giai cấp.

Tác giả Lăng Tường (2002) với bài viết “Tổng quan về 5 trường đại học
tổng hợp trong toàn quân” [134] đã đề cập trực tiếp đến các nhà trường của
quân đội Trung Quốc, phân tích việc kiện toàn hệ thống nhà trường quân sự,
đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học
quân sự. Theo tác giả, hệ thống các trường quân sự của Trung Quốc được kiện
toàn, đổi mới từ những năm 1980 với mục tiêu đào tạo ĐNTT chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Các trường quân sự của Trung Quốc rất
chú trọng đào tạo đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đội ngũ giảng
viên các trường quân sự, nhất là giảng viên có học hàm, học vị cao được quan
tâm phát triển toàn diện và chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong tổng số trí thức
quân đội Trung Quốc. Chẳng hạn, trường Đại học Khoa học kĩ thuật quốc
phòng có 1049 Giáo sư và Phó Giáo sư; Đại học Công trình Vật lý có 543 Giáo
sư và Phó Giáo sư, 276 người có học vị Sau đại học; Đại học Công trình Thông
tin có trên 500 Giáo sư và Phó Giáo sư…
Liên quan trực tiếp đến ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các trường quân đội về cơ bản chỉ được đề cập đến ở
Liên Xô trước đây. Chẳng hạn, cuốn sách, “Phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội” của X.G. Lu-cô-nhin và
V.V. Xê-rê-bri-an-ni-cốp (chủ biên) (1981) [89]. Cuốn sách tổng kết những kinh nghiệm giảng dạy khoa học xã hội - trong
đó có khoa học Mác - Lênin ở các trường quân sự Liên Xô, vận dụng những phương pháp và hình thức tiên tiến trong giảng
dạy khoa học xã hội, nhằm phổ biến kinh nghiệm giảng dạy cho tất cả giảng viên, đặc biệt là đối với những giảng viên mới
bước vào môi trường sư phạm. Tuy nhiên, đối với các chủ thể ở nhà trường quân sự phải vạch ra phương hướng phấn đấu

cho họ kết hợp với kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện nhằm nâng cao kiến thức lý luận và nghiệp vụ sư phạm làm cơ
sở để củng cố niềm tin, thế giới quan cộng sản chủ nghĩa và tâm lý vững chắc cho đội ngũ giảng viên mới ở các trường quân
sự.

Ngoài quan niệm và các công trình nghiên cứu đã nêu, còn một số quan
niệm khác đánh giá về vai trò và tầm quan trọng của trí thức như:
- Lý thuyết Nhân tài 3C (3C Talent Formula) của Giáo sư Dave Ulrich
Đại học Michigan (Hoa Kỳ) [25], một chuyên gia hàng đầu về nhân lực và
nhân tài - đề cập đến quan niệm về nhân tài với phương trình 3C (Talent =
Competence, Commitment, Contribution / Nhân tài = Năng lực, Cam kết, Cống


15
hiến); nhân tài phải có cái đầu (năng lực sáng tạo), bàn tay và đôi chân (làm
việc hết mình) và trái tim (sự viên mãn, thăng hoa, cống hiến), có khả năng làm
tốt những công việc của ngày hôm nay và đặc biệt là của tương lai. Ông cũng
đưa ra những giải pháp phát hiện những trí thức là “người giỏi” và bồi dưỡng,
vun đắp họ thành “nhân tài”, mang lại giá trị cao cho tổ chức, xã hội.
- Chính sách “tam tài” của Trung Quốc (“Bồi dưỡng nhân tài, thu hút
nhân tài và trọng dụng nhân tài”; “Lấy sự nghiệp để thu hút nhân tài, lấy tình
đồng bào để quy tụ nhân tài, lấy chính sách để phát triển nhân tài”) [126],
trong đó tập trung thực hiện các chủ trương, giải pháp: Ra sức ủng hộ sự sáng
tạo của đội ngũ trí thức, thúc đẩy khoa học kĩ thuật phát triển, đưa thành tựu
khoa học kĩ thuật vào sản xuất; Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, động viên trí thức
đóng góp vào sản xuất; Điều động nhân tài hợp lý, cạnh tranh bình đẳng, tạo
cơ chế cho những người ưu tú có dịp thể hiện tài năng; Mở rộng kênh thông
tin để tiếp thu ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức, thúc đẩy dân chủ hoá,
khoa học hoá; Tăng cường công tác chính trị tư tưởng cho đội ngũ trí thức,
làm cho họ kết hợp hài hoà giữa nhu cầu cá nhân và việc phục vụ Nhà nước;
Hoàn thiện môi trường xã hội để trí thức phát huy được hết tài năng.

2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
Chủ đề về trí thức cũng được nhiều tác giả nghiên cứu ở những góc độ
và phạm vi khác nhau. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi đất nước bước
vào công cuộc đổi mới đến nay, vấn đề trí thức được quan tâm nghiên cứu
tương đối hệ thống, qua một số chương trình khoa học cấp nhà nước, công
trình nghiên cứu độc lập, luận văn, luận án và một số bài viết đáng lưu ý như:
* Những công trình khoa học nghiên cứu mang tính tổng quan về trí thức
và xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam
Tác phẩm “Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước” của nguyên Tổng bí thư
Đỗ Mười (1995) [98]. Đây là công trình được xuất bản trên cơ sở tập hợp các bài viết của tác giả về trí thức. Trong công trình
này, tác giả khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước trong đánh giá về vai trò của trí thức Việt Nam đối với công
cuộc phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đề cập trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với việc xây


16
dựng và phát huy vai trò của trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những hạn
chế, thiếu sót cần phải khắc phục nhằm phát huy một cách tốt nhất tiềm năng, trí tuệ của ĐNTT.

Tác giả Phạm Tất Dong (chủ biên) (2001) với công trình khoa học “Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam
trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [28]. Công trình đã nghiên cứu một cách toàn diện về trí thức Việt Nam. Trong đó, tác giả
khẳng định vị trí, vai trò của trí thức; đi sâu phân tích đường lối CNH, HĐH của Đảng và coi đó là một trong những nhiệm vụ

quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đồng thời xác định những yêu cầu đặt ra trước trí thức - với tư cách là nguồn nhân
lực cơ bản của xã hội.

Tác giả

Nguyễn Thanh Tuấn (1998) với công trình “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” [132]. Trong công

trình này, một mặt tác giả trình bày những vấn đề lý luận về bản chất xã hội, vai trò của trí thức đối với tiến bộ xã hội;

mặt khác, tác giả đã cung cấp cho người đọc thấy được bức tranh chung nhất của trí thức Việt Nam qua các chặng đường
lịch sử, chỉ ra đặc điểm cũng như xu hướng phát triển của trí thức Việt Nam. Theo tác giả, xu hướng phát triển của ĐNTT
có thể diễn ra theo hai giai đoạn: giai đoạn một, đa dạng hoá, định hình hoá các nhóm xã hội trí thức như một tầng lớp xã
hội đặc thù và độc lập tương đối; giai đoạn hai, trên cơ sở đa dạng hoá và thống nhất các tính chất chung của lao động trí
óc sáng tạo, các nhóm xã hội trí thức tiếp tục phát triển như một tầng lớp xã hội đặc thù và độc lập tương đối, thúc đẩy
mạnh hơn quá trình trí thức hoá xã hội. Trên cơ sở phân tích những yếu tố khách quan, chủ quan việc lựa chọn con đường xã hội chủ
nghĩa của ĐNTT trong xu thế phát triển của thời đại và đất nước, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp quan trọng nhằm đổi mới
công tác quản lý và thực hiện chính sách xã hội đối với ĐNTT trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả Nguyễn Đắc Hưng (2005) với công trình “Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước” [70].
Công trình đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng, chẳng hạn, trên cơ sở trình bày một số vấn đề lý luận chung về trí thức, tác
giả đã phân tích những yêu cầu đặt ra đối với trí thức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Qua đó, tác
giả đã khái quát thực trạng bức tranh chung của trí thức Việt Nam: từ cơ cấu, trình độ đến việc phân bố trí thức theo các
vùng kinh tế, các thành phần kinh tế…; đề xuất một số giải pháp phát triển trí thức trong điều kiện mới.

Đề tài cấp Nhà nước “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” do tác giả Đàm Đức
Vượng làm chủ nhiệm (2010) [142]. Đây là công trình nghiên cứu mang tính tổng thể về đội ngũ trí thức Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở trình bày những vấn đề lý luận chung về trí thức, đề tài đi sâu phân tích thực trạng của trí
thức và sử dụng trí thức trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Đặc biệt, để phân tích thực trạng của trí thức Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay, công trình đưa ra nhiều số liệu khách quan góp phần minh chứng cho các lập luận được trình bày
trong đề tài và đưa ra các phương hướng, giải pháp xây dựng ĐNTT Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó, ngoài
các giải pháp mang tính tổng thể, đề tài phân tích nhiều giải pháp có ý nghĩa để xây dựng và phát huy vai trò của trí thức
trên từng lĩnh vực hoạt động. Qua đó, góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc thực
hiện chính sách đối với ĐNTT Việt Nam trong những năm tới.

Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích yêu cầu của sự nghiệp đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước, của hội nhập quốc tế đối với việc xây dựng, phát
triển ĐNTT Việt Nam, các nhóm trí thức thuộc các lĩnh vực khác nhau; dự
báo tình hình trong nước và thế giới trong những năm tới tác động đến việc
xây dựng ĐNTT Việt Nam, từ đó nêu lên một số giải pháp, biện pháp cụ thể



17
nhằm xây dựng ĐNTT Việt Nam cũng như các nhóm trí thức đáp ứng đòi hỏi
của tình hình mới.
* Những công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng, phát huy vai
trò của đội ngũ trí thức trong các ngành, lĩnh vực và các lực lượng trí thức
khác nhau trong quá trình cách mạng
Tác giả Ngô Thị Phượng (2007) với công trình “Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong
sự nghiệp đổi mới” [103]. Công trình nghiên cứu sâu về trí thức khoa học xã hội và nhân văn. Tác giả cung cấp cho
người đọc bức tranh chung về trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam; phân tích, đặc điểm, xu hướng phát triển
của trí thức khoa học xã hội và nhân văn; xác định những vấn đề đặt ra đối với lực lượng này ở nước ta trong công cuộc
đổi mới đất nước. Đặc biệt, tác giả đi sâu phân tích những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân trong thực hiện vai
trò của ĐNTT khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam; đồng thời, trình bày nhiều quan điểm và phân tích các giải pháp
phát huy vai trò của ĐNTT khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Trong các giải
pháp, việc nâng cao nhận thức và tạo môi trường để phát huy khả năng sáng tạo có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát
huy vai trò của lực lượng này.

Nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu về trí thức nữ Việt Nam, tác giả Đỗ Thị Thạch (1999) có công
trình “Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay - tiềm năng và phương hướng xây dựng” [111]. Trong
công trình, tác giả khẳng định: với tư cách là một bộ phận quan trọng của trí thức, trí thức nữ Việt Nam có tiềm năng
và đóng góp hết sức to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; trên cơ sở đó, tác giả đề xuất nhiều phương hướng
có giá trị nhằm phát huy vai trò tiềm năng của trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Bàn về xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các trường đại
học, nhưng không thuộc lực lượng vũ trang Quân đội nhân dân Việt Nam và
Công an nhân dân Việt Nam, có công trình

“Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin


trong các trường đại học ở nước ta hiện nay” của tác giả Phạm Văn Thanh (2001) [114]. Công trình này của tác giả chủ
yếu là nghiên cứu về ĐNTT khoa học Mác - Lênin đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học (trừ các trường đại
học thuộc lực lượng vũ trang) ở nước ta hiện nay. Song cũng có đề cập ở một mức độ hợp lý đến những trí thức khoa học
Mác - Lênin làm việc ở các lĩnh vực khác trong các trường đại học. Qua công trình này, tác giả cung cấp cho người đọc
một bức tranh chung nhất về trí thức khoa học Mác - Lênin

trong các trường đại học ở nước ta hiện

nay. Theo đó, với tư cách là một bộ phận quan trọng của ĐNTT, trí thức khoa học Mác - Lênin trong các trường đại
học có đặc điểm và vai trò riêng, có chức năng nghiên cứu, truyền bá, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời kỳ
mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, lực lượng này vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục cả về số lượng, chất
lượng và cơ cấu. Công trình cũng khẳng định rằng, để giữ vững và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, Đảng và Nhà
nước cần có chính sách chăm lo đến ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học ở nước ta hiện nay như là bộ
phận đặc thù trong ĐNTT Việt Nam.

Tác giả Lê Quang Quý (2005) với công trình “Xây dựng đội ngũ trí thức
ngành kiến trúc trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” [106]. Nội dung


18
của công trình nghiên cứu một cách cơ bản về ĐNTT ngành kiến trúc trong
công cuộc đổi mới. Trong đó, trên cơ sở phân tích đặc điểm và vai trò của
ĐNTT ngành kiến trúc, công trình đi sâu nghiên cứu thực trạng của việc xây
dựng ĐNTT ngành kiến trúc và xu hướng phát triển của lực lượng này; đồng
thời, chỉ ra yêu cầu và giải pháp xây dựng đội ngũ này trong công cuộc đổi mới
ở nước ta hiện nay.
Bàn về vai trò của trí thức ngành y tế có công trình “Phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công
cuộc đổi mới” của tác giả Nguyễn Thị Hoà Bình (2006) [11]. Nội dung đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về trí thức
ngành y tế ở Việt Nam, từ đặc điểm, vai trò đến thực trạng và xu hướng biến đổi của lực lượng này trong công cuộc đổi mới ở
nước ta. Từ đó, tác giả chỉ ra một số yêu cầu và giải pháp nhằm phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công

cuộc đổi mới hiện nay.

Các công trình khoa học trên đã phần nào làm rõ một số khía cạnh của
ĐNTT theo từng lĩnh vực cụ thể, đã đánh giá được thực trạng của ĐNTT
trong những năm qua và đưa ra những dự báo khoa học cho sự phát triển,
phương hướng và biện pháp để đổi mới quy hoạch ĐNTT trong những năm
tiếp theo...Tuy nhiên, các công trình này chưa có điều kiện nghiên cứu và đề
cập cụ thể về ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN
và yêu cầu, giải pháp xây dựng đội ngũ này trong giai đoạn hiện nay.
* Những công trình nghiên cứu khoa học có đề cập đến đội ngũ trí thức,
đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong quân đội và các nhà trường Quân
đội nhân dân Việt Nam
Tác giả Nguyễn Đình Minh (2003) với công trình “Phát huy vai trò
nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt
Nam hiện nay” [97]. Đây được xem là một trong những công trình khoa học
đầu tiên nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống về nguồn lực trí thức khoa
học xã hội và nhân văn trong quân đội. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận
về phát huy vai trò nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn quân sự
như: đặc điểm, đặc trưng, vai trò nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân
văn quân sự; phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân thành công, hạn chế của


19
việc phát huy vai trò và dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ trí thức này.
Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò
nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội hiện nay.
Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Xây dựng đội ngũ trí thức quân đội
trong thời kỳ mới” do tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng làm chủ nhiệm (2012) [74].
Đây là công trình khoa học nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về đội ngũ
trí thức quân đội thời kỳ mới. Nội dung tập trung làm sáng tỏ: quan niệm, vai

trò, tiêu chí đánh giá xây dựng đội ngũ trí thức quân đội; phân tích làm rõ thực
trạng xây dựng đội ngũ trí thức quân đội, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của nó, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm xây dựng đội ngũ trí
thức quân đội; phân tích sâu sắc những nhân tố khách quan, chủ quan tác động,
từ đó đề xuất các yêu cầu và giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ trí thức quân đội
trong thời kỳ mới. Một trong những thành công của công trình là đã đưa ra được
quan niệm khá đầy đủ về đội ngũ trí thức quân đội. Đây là một công trình khoa
học rất có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học
cho Đảng, Nhà nước, quân đội xây dựng đội ngũ trí thức quân đội đáp ứng yêu
cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Đề tài khoa học cấp Tổng cục Chính trị “Xây dựng đội ngũ cán bộ đầu
ngành khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội thời kỳ mới” của tác giả
Nguyễn Văn Quang (2012) [104]. Tác giả quan niệm: “Cán bộ đầu ngành khoa
học xã hội và nhân văn trong quân đội là trí thức khoa học xã hội và nhân văn có
phẩm chất, năng lực và uy tín cao nhất về một ngành, có khả năng chủ trì, tổ
chức, dẫn dắt và định hướng hoạt động một chuyên ngành khoa học xã hội và
nhân văn trong quân đội”[104, tr.16]. Từ phân tích vai trò của đội ngũ cán bộ
đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội và thực trạng xây dựng
đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội, tác giả
dự báo những nhân tố tác động, đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản xây dựng
đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội thời kỳ
mới.


20
Tác giả Nguyễn Văn Tháp (2009) với công trình “Xây dựng đội ngũ
giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong các trường đào tạo sỹ quan quân
đội” [116]. Cuốn sách đề cập khá toàn diện về số lượng, chất lượng, cơ cấu
đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong các trường đào tạo sỹ
quan quân đội hiện nay với các số liệu rất phong phú. Tác giả tập trung phân

tích vai trò của đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong các
trường sĩ quan quân đội. Theo tác giả, các trường đào tạo sỹ quan, cần xây
dựng đội ngũ giảng viên thành các lớp khác nhau: lớp hiện tại, lớp kế cận và
lớp kế tiếp. Cần quan tâm thoả đáng và mạnh dạn trẻ hoá đội ngũ giảng viên
và các nhà khoa học trẻ trong quân đội với một yêu cầu toàn diện về phẩm
chất và năng lực. Muốn vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cần hướng vào đội
ngũ giảng viên trẻ, phải có chính sách khuyến khích sử dụng, đãi ngộ đối với
giảng viên trẻ.
Tác giả Phạm Văn Thuần (2003) với công trình “Nâng cao năng lực đấu
tranh tư tưởng lý luận của của giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà
trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [119]. Nội dung đi sâu nghiên
cứu, làm rõ năng lực đấu tranh tư tưởng lý luận của giáo viên khoa học xã hội và
nhân văn ở các nhà trường quân đội. Tác giả quan niệm: “Năng lực đấu tranh tư
tưởng lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân
đội là tổng hòa những khả năng phát hiện, phê phán, ngăn chặn và khắc phục
ảnh hưởng của những quan điểm, tư tưởng thù địch, phản động, sai trái nhằm
bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, bản chất truyền thống
quân đội và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong quá trình giáo dục, đào
tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội khác”[119, tr. 33]. Trên cơ sở
phân tích một số vấn đề lý luận, thực tiễn, tác giả đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ
bản nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng lý luận của đội ngũ này.
Bàn về xây dựng ĐNTT trẻ khoa học xã hội và nhân văn trong các nhà
trường quân đội có công trình “Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học


21
của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay” của tác giả Lương Thanh Hân (2011) [63]. Nội dung
nghiên cứu một cách cơ bản, chuyên sâu về đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội

và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội. Trên cơ sở phân tích khá nổi bật vai
trò của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội
và sự cần thiết phải phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của đội ngũ
này, tác giả quan niệm: “Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của
giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn là quá trình chuyển hoá không ngừng cả
hai mặt bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học từ trình độ chưa có sự gắn bó hoà
quyện, hỗ trợ cho nhau đến sự hội tụ, thống nhất hài hoà, tác động lẫn nhau, thúc
đẩy sự phát triển các yếu tố bên trong của mỗi mặt, làm cho bản lĩnh chính trị và
tri thức khoa học phát triển đồng bộ, bổ sung hỗ trợ cho nhau trong nhân cách sư
phạm thoả mãn yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ khoa
học xã hội nhân văn ở các trường sỹ quan”[63, tr. 50].
Tác giả Đức Lê (2001) với bài viết “Suy nghĩ về xây dựng nguồn lực
con người cho quân đội trong tình hình hiện nay” [83]. Qua bài viết tác giả
khẳng định vai trò của việc xây dựng nguồn lực con người cho quân đội hiện
nay là để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới của quân đội; xây dựng nguồn
lực con người cho quân đội hiện nay phải được thực hiện đồng bộ trên cả ba
mặt: số lượng, chất lượng và cơ cấu; đề xuất một số giải pháp để xây dựng
nguồn lực con người cho quân đội trong tình hình hiện nay.
Tác giả Lê Văn Dũng (2011) với bài viết “Phát huy vai trò lực lượng
trí thức quân đội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [30] cho rằng, những
năm qua trí thức quân đội thuộc nhiều chuyên ngành trong lĩnh vực quân sự
thực sự là lực lượng nòng cốt, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Ngày nay khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trí thức quân đội đã
và đang phát huy truyền thống tốt đẹp trên mặt trận mới xây dựng và bảo


22
vệ Tổ quốc. Tuy vậy, ĐNTT quân đội và công tác xây dựng ĐNTT quân

đội còn nhiều hạn chế, bất cập. Để khắc phục những hạn chế, bất cập đó,
cần tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ và chỉ huy các cấp đối với
ĐNTT; thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo bước chuyển căn bản trong
đào tạo, bồi dưỡng ĐNTT quân đội; phát huy tính tích cực, sáng tạo, phấn
đấu, rèn luyện của ĐNTT.
Ngoài ra còn có nhiều công trình khoa học nghiên cứu và đề cập tới trí
thức khoa học xã hội và nhân văn, trí thức khoa học Mác - Lênin, về vai trò
và tầm quan trọng của đội ngũ này đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
xây dựng quân đội trong giai đoạn hiện nay. Đó là những cơ sở quan trọng để
tác giả làm căn cứ cho những nhận định, đánh giá, cũng như đề xuất các yêu
cầu và giải pháp xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường
QĐNDVN hiện nay.
Như vậy, những công trình khoa học trên phần nào làm rõ được vai
trò quan trọng của lực lượng trí thức khác nhau trên các lĩnh vực, các
chuyên ngành...trong quân đội, từ đó đưa ra các phương hướng và giải
pháp cụ thể để phát huy vai trò của lực lượng này trong quá trình xây dựng
quân đội và phát triển đất nước.
3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và
những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố
Nghiên cứu, bàn luận về trí thức và xây dựng ĐNTT, các công trình đã đạt
được nhiều kết quả quan trọng trong phân tích khái niệm, làm rõ đặc điểm, vai
trò của trí thức Việt Nam nói chung và trí thức QĐNDVN nói riêng dưới nhiều
khía cạnh khác nhau. Theo đó, việc nhận thức về khái niệm, đặc điểm, vai trò của
trí thức có sự vận động qua từng giai đoạn phát triển của xã hội và gắn với quá
trình biến đổi các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở mỗi một quốc
gia.


23

Các công trình khoa học trên đều khẳng định: trí thức có vai trò quan
trọng đối với quá trình phát triển của các quốc gia, dân tộc. Do vậy, việc đầu
tư cho GD&ĐT, KH&CN, từ đó để hình thành và phát triển lực lượng trí thức
lớn mạnh là vấn đề được quan tâm và đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát
triển của các quốc gia, dân tộc.
Đối với Việt Nam, trí thức từ xưa đến nay luôn là lực lượng được xã hội
hết sức coi trọng. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
ĐNTT ngày càng có điều kiện để phát huy vai trò, sứ mệnh của mình đối với
đất nước, đồng thời, là bộ phận không thể thiếu trong khối liên minh giai cấp
của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, trước yêu cầu phát triển đất nước trong
bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức, Đảng, Nhà
nước ngày càng nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vai trò của trí thức.
Những công trình khoa học nêu trên cũng đã đạt được nhiều kết quả
quan trọng khi đi sâu phân tích thực trạng của trí thức Việt Nam và trí thức
QĐNDVN. Bên cạnh đó, chỉ ra nhiều mặt còn hạn chế của trí thức Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Những hạn chế này được luận giải dưới nhiều khía
cạnh: về số lượng, về cơ cấu, về chất lượng của đội ngũ này. Từ đó, các công
trình đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế. Trong đó, nguyên nhân được
đề cập nhiều nhất dẫn đến các hạn chế nêu trên là những bất cập trong chính
sách xây dựng và phát triển ĐNTT.
Những công trình khoa học đã được công bố trên cơ sở phân tích quá
trình xây dựng ĐNTT phải gắn với nhiều yếu tố như: xu thế phát triển của
thời đại; chiến lược phát triển đất nước trong điều kiện mới; thực tiễn phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam… đã đề xuất một số giải pháp cơ bản xây
dựng ĐNTT đáp ứng yêu cầu của các giai đoạn cách mạng. Đó là cơ sở quan
trọng cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách xây dựng
ĐNTT trong giai đoạn mới.
3.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết



24
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đạt được nhiều kết quả trong
việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về trí thức và xây dựng
ĐNTT ở Việt Nam nói chung và Quân đội cùng với các nhà trường
QĐNDVN nói riêng. Những kết quả đó là cơ sở quan trọng để tác giả luận án
tham khảo trong quá trình hoàn thiện luận án. Tuy nhiên, căn cứ vào đối
tượng và phạm vi nghiên cứu đã xác định, đề tài luận án cần tiếp tục nghiên
cứu làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, làm rõ, góp phần thống nhất về mặt nhận thức quan niệm,
đặc điểm, vai trò ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường
QĐNDVN. Làm rõ quan niệm và những vấn đề có tính quy luật xây dựng
ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN.
Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm từ
thực tiễn xây dựng ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường
QĐNDVN.
Thứ ba, làm rõ những yếu tố tác động và yêu cầu xây dựng ĐNTT khoa
học Mác - Lênin trong các nhà trường QĐNDVN hiện nay; trên cơ sở đó, đề
xuất một số giải pháp vừa có tính cơ bản, vừa cấp thiết nhằm giải quyết
những vấn đề chủ yếu nhất đang cản trở quá trình xây dựng ĐNTT khoa học
Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội hiện nay để hiện thực hoá những
yêu cầu đã xác định.
Tóm lại, bàn về trí thức, xây dựng ĐNTT, trong đó có ĐNTT của
QĐNDVN tuy đã có một số công trình nghiên cứu, nhưng mỗi công trình do
mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau nên nội dung
thể hiện, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cũng khác nhau. Đặc biệt
là chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu
cả về lý luận, thực tiễn và giải pháp để xây dựng, phát triển, phát huy vai trò
của ĐNTT khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường quân đội trong sự
nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, đề



25
tài: Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các nhà trường
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay mà tác giả lựa chọn làm luận án tiến sĩ
Triết học, chuyên ngành CNXH khoa học không trùng lặp với bất cứ công
trình khoa học nào đã công bố.


26
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
KHOA HỌC MÁC - LÊNIN TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.1. Quan niệm, đặc điểm, vai trò của đội ngũ trí thức khoa học
Mác - Lênin trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam
1.1.1. Quan niệm đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các
nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam
Thuật ngữ “trí thức” được dùng ở nhiều nước trên thế giới và có nguồn
gốc từ tiếng La tinh: “Intelligentia”. Thuật ngữ này trở nên thông dụng từ những
năm nửa sau của thế kỷ XIX, dùng để chỉ những người có học thức, học vấn cao.
Có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về khái niệm “trí thức”
tuỳ vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể và mục đích, phạm vi nghiên cứu của các
chuyên ngành khoa học khác nhau. Theo Từ điển Triết học: “Trí thức - tập đoàn
xã hội gồm những người làm nghề lao động trí óc. Giới trí thức bao gồm: kỹ sư,
kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sỹ, thầy giáo và người làm công tác khoa
học, một bộ phận lớn viên chức” [129, tr. 598]. Theo Từ điển Chủ nghĩa Cộng
sản Khoa học cho rằng: “Trí thức - một nhóm xã hội bao gồm những người
chuyên làm nghề lao động trí óc phức tạp và có học vấn chuyên môn cần thiết
cho ngành lao động đó” [128, tr. 360].
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy (khoá X) đã ban hành

Nghị quyết số 27 ngày 6-8-2009 về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước” đã xác định: “Trí thức là những người lao động trí
óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư
duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh
thần và vật chất có giá trị đối với xã hội” [48, tr. 81 - 82]. Trên cơ sở Nghị
quyết, Ban Tuyên giáo Trung ương cụ thể hoá và xác định: trí thức là những
người “thông thường có trình độ đại học và tương đương trở lên” [5, tr. 66].


×