Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC THỜI KÌ ĐỔI MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.67 KB, 8 trang )

ĐỀ BÀI:
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
THỜI KÌ ĐỔI MỚI
MỤC LỤC
Trang:
MỤC LỤC…………………………………………….………….………………1
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..…….2
NỘI DUNG……………………………………………………………...……….2
I, CƠ SỞ CỦA ĐẢNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC…………….……..2
1. Cơ sở lý luận………………………………….……………………….…2
1.1. Lí luận của chủ nghĩa Mác Lênin………..……………………..………..2
1.2. Lí luận theo tư tưởng Hồ Chí Minh…………………………….………..2
2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………...2
2.1. Những ưu điểm…………………………………………………………..2
2.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân………………………………3
II, QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC THỜI KÌ ĐỔI MỚI…………………..3
1. Mục tiêu………………………………………………………………….3
2. Quan điểm chỉ đạo……………………………………………………….3
3. Nhiệm vụ và giải pháp…….……………………………………………..4
4. Tổ chức thực hiện……..…………………………………………………5
III, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG
VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC HIỆN NAY…………………………..5
1. Đánh giá việc thực hiện chủ trương quan điểm của Đảng trong thực tế..5
2. Phương hướng giải quyết……………………………………………..…7
KẾT LUẬN………………………………………………………………………7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...8
MỞ ĐẦU
1
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và
càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp” (Thân Nhân


Trung). Nhận thức sâu sắc vấn đề này nên trong thời kì đổi mới, Đảng ta đã chú
trọng vấn đề phát triển đội ngũ trí thức. Trí thức là những người lao động trí óc,
có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy
độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần
và vật chất có giá trị đối với xã hội.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ CỦA ĐẢNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Lí luận chủ nghĩa Mác lênin
C.Mác và Ph.Ăngghen khi đánh giá vai trò của trí thức đã cho rằng hoạt
động của trí thức là sáng tạo tri thức khoa học. Các thành tựu có được ở các thời
đại, trong đó có chủ nghĩa tư bản là công lao của nhân dân lao động nói chung và
những người trí thức nói riêng. Tiếp thu, phát triển tư tưởng đó của C.Mác và
Ăngnhen, Lênin cho rằng trí thức chính là “niềm tự hào vĩ đại của nhân loại”.
Từ góc độ cơ cấu xã hội – giai cấp, Lênin khẳng định trí thức không phải là
giai cấp, mà “là một tầng lớp đặc biệt” trong xã hội và “Nếu không nhập cuộc
với một giai cấp thì giới trí thức chỉ là một con số không mà thôi”. Do đó, ông
quan tâm xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với tầng lớp trí thức
và cho rằng, nếu không quan tâm tới điều đó thì không thể xây dựng được nền
sản xuất công nghiệp hiện đại, không thể đứng vững trong cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa tư bản.
1.2. Lí luận theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về đội ngũ trí thức, Hồ
Chí Minh khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “Trí thức là vốn
liếng quý báu của dân tộc”.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người trí thức phải: có tinh thần yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội; lấy việc phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc làm mục tiêu
phấn đấu; đem kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ và sự hiểu biết của mình áp
dụng vào thực tế; trí thức phải gắn bó mật thiết với công nhân, nông dân và nhân
dân lao động và cũng phải học hỏi họ ở tinh thần cần cù lao động; phải học hỏi,

không ngừng chiếm lấy đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật; sống lành mạnh, có
đạo đức và tư cách. Đồng thời, Người cũng chỉ ra rằng: Đảng và Chính phủ phải
biết tôn vinh trí thức và trí thức phải biết tôn trọng Đảng, Chính phủ, tôn trọng
nhân dân lao động; Đảng và Chính phủ phải có chính sách trọng dụng trí thức,
trọng dụng nhân tài, hiền tài; phải thật sự dân chủ đối với trí thức.
Thực tiễn cách mạng thế giới và ở Việt Nam đã chứng minh tính đúng đắn
của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ trí thức. Xuất
phát từ chính những quan điểm đó, Đảng ta đã đưa ra quan điểm về xây dựng đội
ngũ trí thức thời kì đổi mới.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Những ưu điểm
2
- Về sự phát triển và đóng góp của đội ngũ trí thức: Nhìn tổng thể, đội ngũ
trí thức Việt Nam đã phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; góp phần
đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước xóa đói, giảm
nghèo, phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Công tác xây dựng đội ngũ trí thức: Trong những năm đổi mới, Nhà
nước đã thực hiện các chính sách xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống
đào tạo, nghiên cứu; đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường đầu tư cho sự nghiệp
giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và văn nghệ; các chính
sách sử dụng, đãi ngộ và tạo môi trường phát huy vai trò của trí thức; thu hút trí
thức người Việt Nam ở nước ngoài... Công tác trí thức của Ðảng và Nhà nước
trong những năm qua đã thể hiện sự coi trọng vị trí, vai trò của trí thức, bước đầu
tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức và các hội của trí thức hoạt động, phát
triển.
2.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
- Về vấn đề đào tạo đội ngũ trí thức: Việc đào tạo đội ngũ trí thức thiếu
chiến lược và quy hoạch đào tạo, chưa có định hướng cơ bản và lâu dài, chưa
đồng bộ. Hệ thống giáo dục còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân
lực trình độ cao. Cơ cấu đội ngũ trí thức có những mặt bất hợp lý về ngành nghề,

độ tuổi, giới tính...; tình trạng thiếu hụt những chuyên gia đầu ngành trong từng
lĩnh vực, đội ngũ kế cận hẫng hụt; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy
tín ở khu vực và quốc tế. Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học chưa xuất
phát và gắn bó mật thiết với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và đời sống.
- Về vấn đề quản lý đội ngũ trí thức: Cơ chế và chính sách tài chính hiện
hành trong các hoạt động khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập, gây khó
khăn, dẫn đến chưa phát huy được hết tiềm năng của đội ngũ trí thức trong nước.
Công tác tổ chức, quản lí cán bộ, nhất là khâu đánh giá, sử dụng trí thức còn
nhiều điểm không hợp lý, thiếu chính sách và cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho
trí thức chuyên tâm cống hiến, phát triển và được xã hội tôn vinh bằng chính kết
quả hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp. Đó là một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” ở Việt Nam.
II.QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG ĐỂ XÂY DỰNG ĐỘI
NGŨ TRI THỨC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Mục tiêu
Đảng xác định phải hoàn thiện hành lang pháp lí nhằm phát huy tiềm năng
của đội ngũ trí thức; xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, ứng yêu cầu phát triển
của đất nước, ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu
vực và thế giới. Gắn bó vững chắc giữa Ðảng và Nhà nước với trí thức, giữa trí
thức với Ðảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền
tảng liên minh công - nông - trí.
2. Quan điểm chỉ đạo
Thứ nhất, làm rõ vai trò của trí thức, tầm quan trọng của việc xây dựng đội
ngũ trí thức đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế: trí thức đóng vai trò là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt; xây
dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức
3
mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng và chất lượng hoạt
động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát
triển bền vững.

Thứ hai, nhấn mạnh việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng đội
ngũ trí thức: Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội và
của hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Ðảng và Nhà nước giữ vai trò
quyết định. Trí thức có vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc, không
ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn,
đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ ba, xác định những trọng tâm có ý nghĩa đột phá trong công tác trí
thức: Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động
nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh; tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp
của trí thức, trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và
kết quả cống hiến, có chính sách đãi ngộ tốt để trí thức phát huy được vai trò của
mình.
3. Nhiệm vụ và giải pháp
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của
trí thức. Hoàn thiện pháp luật, ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động của trí
thức; bảo đảm lợi ích, quyền hạn, điều kiện làm việc để trí thức tự khẳng định,
phát triển, cống hiến và được xã hội tôn vinh. Tăng đầu tư phát triển khoa học,
xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế.
Thứ hai, thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức:
khắc phục các hạn chế trong công tác quản lí trí thức; xây dựng, hoàn thiện cơ
chế, chính sách để trí thức được hưởng đầy đủ lợi ích vật chất, tinh thần tương
xứng với kết quả lao động; ưu đãi đối với trí thức làm việc ở vùng kinh tế, xã hội
khó khăn,...; thu hút trí thức Việt Nam trong và ngoài nước; trọng dụng, tôn vinh
những trí thức có đóng góp thiết thực, hiệu quả đối với sự phát triển của dân tộc.
Thứ ba, tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức. Đó là
việc cải cách, phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức,
tập trung đầu tư phát triển đội ngũ trí thức trẻ, đội ngũ trí thức trong các ngành
mà đất nước có nhu cầu bức thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kì mới.
Thứ tư, đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng

hoạt động các hội của trí thức. Xây dựng quy chế, cơ chế thông tin giúp trí thức
kịp thời nắm vững các chủ trương, chính sách của đảng, Nhà nước và tình hình
thực tiễn của đất nước và địa phương; tăng cường sinh hoạt tư tưởng, phát huy
trách nhiệm của đội ngũ trí thức; truyền bá những tri thức tiến bộ trong cộng
đồng, áp dụng có hiệu quả những tiến bộ đó vào trong sản xuất và đời sống;...
Thứ năm, nâng cao chất lượng, công tác lãnh đạo cảu Đảng đối với đội
ngũ trí thức. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân
về vai trò, vị trí quan trọng của đội ngũ trí thức; phát huy tài năng và trọng dụng
những trí thức có phẩm chất tốt, có năng lực quản lý,..
4
4. Tổ chức thực hiện
Thứ nhất, các tổ chức, cơ sở Đảng tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị
quyết tới cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân, góp phần
đưa Nghị quyết vào cuộc sống nhân dân.
Thứ hai, Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo kịp thời thể chế hóa và thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ trí thức, hoàn thiện hành lang pháp lí về
đội ngũ trí thức theo tinh thần Nghị quyết. Các cơ quan ban nghành, tổ chức xã
hội liên quan tổ chức thực hiện Nghị quyết nhằm xây dựng đội ngũ trí thức có
chất lượng.
Thứ ba, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, định kỳ
sơ kết, báo cáo tình hình và đề xuất ý kiến bổ sung các giải pháp nhằm thực hiện
có hiệu quả Nghị quyết.
III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY
DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC HIỆN NAY
1. Đánh giá việc thực hiện chủ tưởng quan điểm của Đảng trong thực
tế.
Quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức đã được triển khai cụ thể
trong nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị trung ương lần thứ 7 (khóa X). Đây
là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với nhu cầu phát triển của nền
kinh tế đất nước trong thời kì đổi mới và phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Điều này đã được minh chứng cụ thể thông qua những thành tựu đáng kể mà ta
đã đạt được trong quá trình đưa Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung
ương lần thứ 7 (Khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào thực tiễn:
Thứ nhất, môi trường, điều kiện hoạt động của đội ngũ tri thức đã được
xây dựng và cải thiện rõ rệt; bước đầu thực hiện tốt chính sách trọng dụng, đãi
ngộ và tôn vinh trí thức tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức phát huy tiềm năng
sáng tạo, tham gia tư vấn, phản biện và giám định nhiều chủ trương, chính sách
quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội; tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong
đào tạo, bồi dưỡng trí thức;
Thứ hai, các bộ đã từng bước hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện hệ thống
văn bản pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, phát huy vai trò của trí thức
trong hoạt động khoa học, công nghệ và văn học, nghệ thuật. Công tác thi đua
khen thưởng, khuyến khích, tôn vinh trí thức có thành tích trong hoạt động báo
chí, văn học, nghệ thuật, khoa học và phát triển công nghệ được quan tâm. Công
tác đào tạo, bồi dưỡng đối với trí thức có một số chuyển biến. Nhận thức của các
cấp ủy Đảng về vai trò của đội ngũ trí thức từng bước được nâng cao; các cấp ủy
quan tâm, tạo điều kiện cho trí thức phát huy tài năng và lắng nghe ý kiến của trí
thức về những vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội... (Báo cáo của Ban
Tuyên giáo T.Ư do đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng
Ban Thường trực)
Thứ ba, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, đội ngũ trí thức
nước ta tiếp tục được tăng cường mạnh mẽ về số lượng, nâng cao về chất lượng,
nhờ những chuyển biến mới trong đào tạo, bồi dưỡng tri thức. Các bộ, ngành, địa
5

×