Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm và giống gạo đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tại công ty cổ phần sài gòn lương thực chi nhánh lai vung đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẨN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
----------

NGUYỄN THỊ HỒNG QUÍ

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM VÀ
GIỐNG GẠO ĐẾN TỈ LỆ THU HỒI GẠO
NGUYÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN
LƯƠNG THỰC CHI NHÁNH
LAI VUNG - ĐỒNG THÁP

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẨN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
----------

NGUYỄN THỊ HỒNG QUÍ

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM VÀ
GIỐNG GẠO ĐẾN TỈ LỆ THU HỒI GẠO
NGUYÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN
LƯƠNG THỰC CHI NHÁNH
LAI VUNG - ĐỒNG THÁP



Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Thị Mỹ Tuyền

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hồng Quí
MSSV: 2111633
Lớp: CB1108A1

Cần Thơ, 2014


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

Luận văn đính kèm với đề tài “ Khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm và giống gạo đến tỉ
lệ thu hồi gạo nguyên tại Công ty cổ phần Sài Gòn lương thực Chi nhánh Lai Vung
– Đồng Tháp” do Nguyễn Thị Hồng Quí thực hiện và báo cáo đã được Hội đồng
chấm luận văn thông qua.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Giáo viên hướng dẫn

Ngành Công nghệ thực phẩm


Trang i


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu trong bài
luận văn là do chính tôi thu thập, kết quả phân tích trong đề tài là trung thực và chưa
từng có ai công bố trong bất cứ luận văn nào.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Sinh viên thực hiên

Nguyễn Thị Hồng Quí

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang ii


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý thầy cô Bộ
môn Công nghệ thực phẩm khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng trường Đại
học Cần Thơ đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức hết sức quý báo trong suốt
những năm em theo học tại trường. Đó không chỉ là nền tảng cho quá trình thực
hiện và nghiên cứu luận văn mà còn là những hành trang cần thiết để em bước vào
đời và thực hiện công việc của mình tự tin và vững chắc. Đặc biệt, em cũng xin
chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Mỹ Tuyền đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
thời gian nghiên cứu cũng như giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo luận văn này.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, các anh chị kỹ sư phòng
KCS, phòng kỹ thuật cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần Sài
gòn lương thực Chinh nhánh Lai Vung – Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi và
tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Tuy rằng, em đã rất cố gắng để hoàn thành thật tốt bài báo cáo luận văn về nội dung
và kiến thức chuyên ngành, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong
được sự dạy bảo thêm của quý thầy cô và sự góp ý từ phía công ty.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô, các anh chị trong Chi nhánh dồi dào sức khỏe,
hoàn thành thật tốt công việc, luôn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang iii


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

TÓM LƯỢC
Đề tài “ Khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm và giống gạo đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên

tại Công ty cổ phần Sài Gòn lương thực Chi nhánh Lai Vung – Đồng Tháp” nhằm
mục đích khảo sát độ ẩm ban đầu và giống gạo ảnh hưởng đến tỉ lệ thu hồi gạo
nguyên và sự thay đổi tỉ lệ gạo nguyên qua các công đoạn chế biến.
Kết quả khảo sát và nghiên cứu cho thấy nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình
chế biến ở Chi nhánh Lai Vung – Đồng Tháp là gạo lức. Bên cạnh đó, còn cho thấy
tỉ lệ gạo nguyên giảm qua từng công đoạn sản xuất. Công đoạn xát trắng làm giảm
tỉ lệ gạo nguyên cao nhất là 12,67%. Và, độ ẩm gạo lức nguyên liệu trong khoảng
16,6 – 17% thì thu được tỉ lệ gạo nguyên là cao nhất là 71,16%. Mặt khác, giống
gạo IR50404 có tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cao hơn giống gạo OM6976. Đồng thời, độ
bóng, độ dẻo giảm trong quá trình bảo quản gạo.

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang iv


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
TÓM LƯỢC ............................................................................................................ iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................... ix
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................x
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
1.1 TỔNG QUAN ....................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................1

CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY, XÍ NGHIỆP VÀ NGUYÊN LIỆU .....2
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY VÀ XÍ NGHIỆP .....................................................2
2.1.1 Công ty cổ phần Sài Gòn Lương Thực .......................................................2
2.1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty: .................................................3
2.1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động của chi nhánh Lai Vung - Đồng Tháp: .....4
2.1.3.1 Quy mô sản xuất: ..................................................................................4
2.1.3.2 Các sản phẩm chính của chi nhánh: ......................................................5
2.1.3.3 Sơ đồ mật bằng tổng thể .......................................................................5
2.1.3.4 Tổ chức nhân sự Chi nhánh ĐồngTháp: ...............................................7
2.2 SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN LIỆU: .......................................................................9
2.2.1 Giới thiệu về gạo lức: ..................................................................................9
2.2.2 Giới thiệu về gạo trắng: .............................................................................10
2.2.3 Gạo hạt ngắn giống lúa IR50404: .............................................................12
2.2.4 Gạo hạt dài giống lúa OM 6976: ...............................................................13
2.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguyên liệu và thành phẩm tại Công ty cổ
phần Sài Gòn lương thực Chi nhánh Lai Vung – Đồng Tháp:...........................13
2.2.4 Các nguyên nhân hạt gạo bị gãy: ..............................................................16
2.2.4.1 Giống lúa: ............................................................................................16
2.2.4.2 Thời điểm thu hoạch và các hoạt động sau thu hoạch: .......................16

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang v


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

2.2.4.3 Phơi – sấy lúa: .....................................................................................17

2.2.4.4 Xay xát: ...............................................................................................18
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo: ...............................................18
2.2.5.1 Hạt giống: ............................................................................................18
2.2.5.2 Phơi sấy: ..............................................................................................18
2.2.5.3 Bảo quản: ............................................................................................18
2.3. QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN, TÁI CHẾ VÀ ĐẤU TRỘN LƯƠNG THỰC: ..19
2.3.1 Quá trình bảo quản: ...................................................................................19
2.3.1.1 Các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình bảo quản: ............................19
2.3.1.2 Các biến đổi xảy ra trong quá trình bảo quản: ....................................20
2.3.2 Kỹ thuật tái chế: ........................................................................................20
2.3.3 Kỹ thậu đấu trộn: .......................................................................................21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............23
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM:.....................................................................23
3.1.1 Thời gian và địa điểm: ...............................................................................23
3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm: ..................................................................................23
3.1.3. Nguyên liệu thí nghiệm: ...........................................................................23
3.1.4 Cách lấy mẫu phân tích: ............................................................................23
3.1.4.1 Cách lấy mẫu: .....................................................................................23
3.1.4.2 Cách trộn đều mẫu: ............................................................................24
3.2 PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM: .....................................................24
3.2.1 Khảo sát quy trình chế biến tại nhà máy: ..................................................24
3.2.2 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu ban đầu đến tỉ
lệ thu hồi gạo nguyên: ........................................................................................24
3.2.3 Thí nghiệm 2:Khảo sát tỉ lệ gạo nguyên qua từng công đoạn chế biến: ...25
3.2.4 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của hai giống gạo IR50404 và
OM6976 đến quá trình thu hồi gạo nguyên: ......................................................25
3.2.5 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian bảo quản gạo đến chất
lượng gạo của giống gạo IR50404: ....................................................................25
3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU: .....................................................26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................27

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang vi


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

4.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ THIẾT MINH QUY TRÌNH ........................27
4.1.1 Quy trình sản xuất: ....................................................................................27
4.1.2 Thuyết minh quy trình: ..............................................................................29
4.1.2.1 Nguyên liệu: ........................................................................................29
4.1.2.2 Thùng chứa nguyên liệu:.....................................................................29
4.1.2.3 Sàng tạp chất: ......................................................................................29
4.1.2.4 Xát trắng:.............................................................................................29
4.1.2.5 Lau bóng: ............................................................................................31
4.1.2.6 Sấy.......................................................................................................32
4.1.2.7 Sàng đảo: .............................................................................................32
4.1.2.8 Trống phân loại: ..................................................................................33
4.1.2.9 Đóng bao: ............................................................................................33
4.1.2.10 Bảo quản: ..........................................................................................34
4.2 THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHÍNH: .....................................................................34
4.2.1 Thùng chứa nguyên liệu: ...........................................................................34
4.2.2 Sàng tạp chất: ............................................................................................35
4.2.3 Máy xát trắng: ...........................................................................................37
4.2.4 Máy lau bóng: ............................................................................................40
4.2.5 Thùng sấy: .................................................................................................42
4.2.6 Sàng đảo: ...................................................................................................44
4.2.7 Trống phân loại: ........................................................................................45

4.3 THIẾT BỊ PHỤ: ...............................................................................................47
4.3.1 Băng tải: ....................................................................................................47
4.3.2 Bồ đài: .......................................................................................................48
4.4 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM NGUYÊN LIỆU ĐẾN TỈ LỆ THU HỒI
GẠO NGUYÊN: ....................................................................................................49
4.5 SỰ THAY ĐỔI TỈ LỆ GẠO NGUYÊN QUA CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN
XUẤT: ...................................................................................................................50
4.6 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HAI GIỐNG GẠO IR50404 VÀ OM6976 ĐẾN
QUÁ TRÌNH THU HỒI GẠO NGUYÊN: ...........................................................50

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang vii


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

4.7 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN BẢO QUẢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG
GẠO CỦA GIỐNG GẠO IR50404:.....................................................................51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................53
5.1 KẾT LUẬN: ....................................................................................................53
5.2 ĐỀ NGHỊ: ........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54
PHỤ LỤC ............................................................................................................... viii
1. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM NGUYÊN LIÊU ĐẾN TỈ LỆ
THU HỒI GẠO NGUYÊN: ................................................................................ viii
2. KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI TỈ LỆ GẠO NGUYÊN QUA CÁC CÔNG
ĐOẠN SẢN XUẤT:.............................................................................................. ix

3. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA HAI GIỐNG GẠO IR50404 VÀ OM6976
ĐẾN QUÁ TRÌNH THU HỒI GẠO NGUYÊN: .................................................. xi

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang viii


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2. 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty............................................................................ 4
Hình 2. 2: Sơ đồ mặt bằng của Chi nhánh Lai Vung – Đồng Tháp: ................................... 5
Hình 2. 3: Sơ đồ tổ chức nhân sự Chi nhánh Lai Vung - Đồng Tháp............................... 7
Hình 2. 4: Gạo lức ............................................................................................................... 9
Hình 2. 5: Gạo trắng .......................................................................................................... 10
Hình 2. 6: Công thức đấu trộn gạo .................................................................................... 22
Hình 3. 1: Cách chia mẫu theo đường chéo ...................................................................... 24
Hình 4. 1: Quy trình sản xuất của Công ty Sài gòn lương thực Chi nhánh Lai Vung Đồng Tháp ......................................................................................................................... 27
Hình 4. 2: Thùng chứa nguyên liệu ................................................................................... 34
Hình 4. 3: Sàng tạp chất .................................................................................................... 35
Hình 4. 4: Máy xát trắng Lamico ...................................................................................... 37
Hình 4.5: Máy lau bóng Sinco .......................................................................................... 40
Hình 4.6: Thùng sấy .......................................................................................................... 42
Hình 4. 7: Sàng đảo ........................................................................................................... 44
Hình 4.8: Trống phân loại và sàng đảo ............................................................................. 45
Hình 4.9: Băng tải ............................................................................................................. 47
Hình 4.10: Cấu tạo bồ đài ................................................................................................. 48

Hình 4. 11: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỉ lệ thu hồi gạo
nguyên ............................................................................................................................... 49
Hình 4. 12: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ lệ gạo nguyên qua từng công đoạn sản
xuất .................................................................................................................................... 50
Hình 4. 13: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ lệ gạo nguyên của giống gạo IR50404 và
OM6976 ............................................................................................................................ 51

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang ix


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng của gạo lức, gạo trắng và cám: .....12
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu gạo lức: ......................................14
Bảng 2.3: Tỷ lệ rạn nứt của hạt gạo sau thu hoạch theo các giai đoạn: ....................17
Bảng 4.1: Sự thay đổi chất lượng giống gạo IR50404 theo thời gian bảo quản: ......52

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang x


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TỔNG QUAN
Gạo là một trong những loại lương thực vô cùng quan trọng trong đời sống đối với
người dân, đặc biệt là các dân tộc Châu Á. Việt Nam là một trong những nước có
nền nông nghiệp phát triển mạnh và là nước đứng hàng đầu trên thế giới về xuất
khẩu gạo. Bên cạnh đó năng suất lúa cả nước đã tăng lên rất nhiều so với những
năm trước, nhưng giá thành thấp do chất lượng gạo không ổn định. Do đó trong quá
trình sản xuất cần kiểm tra chặt chẽ quy trình chế biến cũng như các thông số kỹ
thuật liên quan.
Ngày nay trong xu thế cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu gạo trên thị trường
thế giới, Việt Nam cần sản xuất gạo có chất lượng cao để đáp ứng thị trường đồng
thời mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước. Ngoài ra, thị hiếu của người tiêu
dùng ưa chuộng hạt gạo nguyên. Do vậy, giá trị cảm quan của gạo ảnh hưởng trực
tiếp đến giá trị kinh tế của hạt gạo cụ thể là giá của hạt gạo nguyên gấp nhiều lần so
với hạt gạo gãy.
Việc cải thiện tỷ lệ gạo nguyên là vấn đề đang được các nhà đầu tư quan tâm nghiên
cứu. Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo nguyên: loại và giống nguyên
liệu, độ ẩm, thiết bị,… trong đó độ ẩm là yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ
thu hồi gạo nguyên. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến cũng ảnh hưởng quan trọng
lên chất lượng hạt gạo thành phẩm, trong đó tỷ lệ hạt nguyên góp phần quan trọng
trong chất lượng gạo. Vì vậy, việc khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm và giống lúa đến
tỷ lệ gạo nguyên trên qui trình xay xát là việc cần thiết.
So với các tỉnh khác trong Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Tháp cũng là một
trong những vựa lúa lớn trong khu vực. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào, giúp chi
nhánh Lai Vung ngày càng phát triển và tăng cường hoạt động. Vì vậy, việc tìm
hiểu quy trình sản xuất gạo tại Công ty cổ phần Sài Gòn lương thực Chi nhánh Lai
Vung - Đồng Tháp cũng như đánh giá hiệu quả thu hồi gạo nguyên, làm cơ sở cho
việc ổn định và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Khảo sát quy trình công nghệ chế biến gạo, sự thay đổi tỉ lệ gạo nguyên theo độ ẩm
và giống gạo trong quá trình sản xuất và tại Công ty Sài Gòn lương thực Chi nhánh
Lai Vung - Đồng Tháp.

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY, XÍ NGHIỆP VÀ NGUYÊN LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY VÀ XÍ NGHIỆP
2.1.1 Công ty cổ phần Sài Gòn Lương Thực
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN LƯƠNG THỰC
Tên tiếng Anh: SAIGON FOOD JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: SJFOOD
Công ty được thành lập bằng hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành
Công ty Cổ phần theo quyết định số 4195/QĐ/BNN – TCCB ngày 23/11/2004 của
Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4103003264 ngày 04/0/02005 do Sở kế hoạch đầu tư Tp.HCM cấp, được tổ chức và
hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động do Hội đồng
quản trị ban hành theo quyết định số 15/QĐ – HĐQT ngày 04/04/2005, có trách
nhiệm hữu hạn và tư cách pháp nhân độc lập phù hợp với Pháp luật Việt Nam.
Do mới thành lập từ tháng 04/2005 nên quá trình phát triển của công ty là sự kế
thừa sự phát triển của Công ty kinh doanh Chế biến Mì Màu (là thành viên của
Tổng Công ty Lương thực Miền Nam). Để có thành quả như ngày hôm nay Công ty
đã trải qua rất nhiều khó khăn từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị

trường. Nhưng với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao của toàn bộ công nhân viên,
với sự sáng suốt của Ban lãnh đạo Công ty qua các thời kì đã phát huy cao được
hiệu quả, năng lực của mình cùng với chính sách đổi mới của Nhà nước và sự giúp
đỡ của các đơn vị trong và ngoài nước. Công ty đã cố gắng thay đổi hoạt động kinh
doanh xuất, nhập khẩu của mình phù hợp với những biến đổi của nền thương mại
thế giới, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty va khẳng
định vị trí của mình đối với nền kinh tế của đất nước nói chung và đối với Tổng
Công ty lương thực Miền Nam nói riêng. Công ty từng bước phát triển trở thành
một công ty đủ mạnh, làm mũi nhọn cho việc sản xuất gạo xuất khẩu và góp phần
điều hòa lương thực cho cả nước, xứng đáng là vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân. Đến ngày 01/05/2012 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Sài Gòn
lương thực nhằm tạo thương hiệu và phát triển mạnh việc xuất khẩu lương thực ra
nước ngoài.

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

2.1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty:
Công ty hiện có tổng diện tích kho hàng 26.000m2
Trong đó các kho đặt tại Tp.HCM đang được cho thuê và liên doanh, liên kết với cá
đơn vị bạn có tổng diện tích khoảng 10.800m2. Còn lại 15.300m2 (Đồng Tháp, Cần
Thơ, CN 176 Trần Văn Kiểu) có tích lượng khoảng 30.000 tấn được trang bị máy
móc thiết bị gồm: 06 dây chuyền máy đánh bong (4,5tấn/giờ/dây chuyền).
Tổng công sức thực tế: 4,5T x 10dây chuyền x 8giờ = 360T/ngày.

Số ngày sản xuất bình quân trong năm: 20 x 10tháng = 200ngày.
Như vậy tổng năng lực máy móc có thể sản xuất ra gạo thành phẩm được trong
1năm là: 360tấn/ngày x 200ngày = 72.000tấn/năm.
Năm 2009 Công ty thành lập thêm một Chi nhánh ở Long Bình, Đồng Nai: Siêu thị
kinh doanh lương thực thực phẩm Long Bình.
Với năng lực kho hàng, máy móc trang thiết bị như trên, Công ty có thể hoàn toàn
chủ động trong việc sản xuất kinh doanh.
Văn phòng Công ty đặt tại số 265 Điện Biên Phủ, phường 7, Quận 3, TP.HCM rất
gần trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của Tp.HCM. Là nơi thuận tiện giao dịnh,
mua bán, trao đổi hàng hóa với các đơn vị bạn.
Với 3 chi nhánh đặt tại vùng lúa dồi dào của Đồng bằng Sông Cửu Long, Công ty
hoàn toàn yên tâm trong công tác thu mua, chế biến gạo khi vào vụ thu hoạch, đảm
bảo cung ứng cho kế hoạch xuất khẩu hằng năm.

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

Tổ chức bộ máy tại Công ty:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIẾM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM
ĐỐC
Văn phòng Công Ty


Bộ
phận
KDĐTKT
Kho
vận

Chi nhánh Công Ty

Bộ
phận tổ
chức
hành
chính

Bộ
phận
Tài
chính
Kế
Toán

CN
Lai
Vung

CN
Sa
Đéc


CN
Cần
Thơ

CN 176
Trần
Văn
Kiểu

CN
Long
Bình

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
2.1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động của chi nhánh Lai Vung - Đồng Tháp:
2.1.3.1 Quy mô sản xuất:
Chi nhánh Đồng Tháp tọa lạc tại xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Kho có sức chứa 14.000 tấn, vị trí kho được xây dựng cặp bờ sông Hậu, tiếp giáp
giữa Cần Thơ và Đồng Tháp. Đây là vùng có nhiều lúa gạo rất thuận tiện trong việc
thu mua, chế biến xuất khẩu lương thực, tập trung nhiều nguyên liệu, khách hang
bán quanh năm rất thuận tiện cho việc mua và chế biến đối với những lô hàng xuất
ngay theo yêu cầu của khách hàng.
Nhà máy thu mua chủ yếu là gạo lức, ngoài ra còn mua gạo trắng từ các tỉnh: Cần
Thơ, An Giang, Đồng Tháp,….
Thị trường bán gạo thành phẩm là thị trường nội đia và xuất khẩu sang một số nước
như: Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Indonesia,……

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 4



Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

2.1.3.2 Các sản phẩm chính của chi nhánh:
Chi nhánh sản xuất rất nhiều loại gạo khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Gồm các sản phẩm như: gạo 5% tấm, gạo 10% tấm, gạo 20% tấm, gạo 25% tấm.
Phân loại kích thước tấm tùy theo sản phẩm:
Gạo 5% tấm: kích thước tấm 4,65 mm
Gạo 10% tấm: kích thước tấm 4,13 mm
Gạo 20% tấm: kích thước tấm 3,72 mm
Gạo 25% tấm: kích thước tấm 3,1 mm
Các phụ phẩm tấm và cám
(Nguồn: Công ty Cổ phần Sài Gòn lương thực chi nhánh Lai Vung - Đồng Tháp)
2.1.3.3 Sơ đồ mật bằng tổng thể
Hình 2.2: Sơ đồ mặt bằng của Chi nhánh Lai Vung – Đồng Tháp:

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

Quốc lộ 54


Nhà
bảo
vệ
Khu
trữ
tấm

Khu trữ
cám

Khu trữ gạo
nguyên liệu

Dàn
máy
1

Dàn
máy
2
Khu trữ gạo thành
phẩm

Khu
nhà
ở tập
thể

nhà
ăn


Dàn
máy
3

Khu phối trộn

Văn phòng –
Phòng kiểm phẩm

Khu xuất hàng

Khu nhập hàng

Phòng
thu mua
nguyên
liệu

Sông

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí


2.1.3.4 Tổ chức nhân sự Chi nhánh ĐồngTháp:
Giám đốc
Phó Giám đốc

Kế toán

Thủ quỹ

Thủ kho

Kiểm
phẩm

Bảo
trì

Vận hành
máy

Bảo vệ Tài xế

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức nhân sự Chi nhánh Lai Vung - Đồng Tháp
(Nguồn: Công ty Cổ phần Sài Gòn lương thực Chi nhánh Lai Vung - Đồng Tháp)
 Giám đốc: là người đại diện cho chi nhánh, có quyền quyết định điều hành
sản xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch công ty giao phó.
 Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của chi nhánh trước Ban Tổng Giám
đốc.
 Nhận kế hoạch từ Ban Tổng Giám đốc của công ty, sau đó triển khai công
việc cho Phó Giám đốc và cán bộ công nhân viên từng bộ phận.
 Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành chi nhánh, chịu trách

nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Thay thế Giám đốc giải quyết
các công việc có tính thường xuyên của chi nhánh. Nhận lệnh và thông tin
của Giám đốc về phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua và xuất
hàng.
 Kế toán: tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại đơi vị, theo dõi, ghi chép và
phản ánh kịp thời chính xác toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của
chi nhánh như:
 Thanh toán chi phí: phải kiểm tra các chứng từ của người đề nghị thanh toán.
Nếu chứng từ đã đạt yêu cầu thì tiến hành viết phiếu chi và ghi vào sổ quỹ
tiền mặt, hoặc chi chuyển khoản vào sổ tiền gởi.

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

 Mua lẻ của dân, thương lái nhỏ, doanh nghiệp của nhà máy: căn cứ vào
chủng loại, số lượng trong phiếu hàng được lãnh đạo duyệt giá, tiến hành
kiểm tra người bán (họ tên, chứng minh nhân dân) rồi lập hóa đơn cho khách
hàng, lập phiếu nhập kho, phiếu chi mua hàng vào sổ kho, sổ quỹ tiền mặt
hay tiền gởi tùy theo cách thanh toán.
 Mua hàng theo hợp đồng với doanh nghiệp hoặc nhà máy: soạn thảo hợp
đồng kinh tế, phụ kiện hợp đồng, hóa đơn bán hàng, lập phiếu xuất nhập kho,
ghi sổ theo dõi hợp đồng, sổ kho và sổ quỹ, soạn thảo văn bản thanh lý hợp
đồng.
 Theo dõi và kiểm tra tiền vốn, tiền gởi ngân hàng, lập chứng từ thu chi tiền

gởi theo đúng qui định của ngân hàng, lập bảng kê báo cáo thuế giá trị gia
tăng.
 Thủ quỹ: nhận tiền từ công ty hoặc ngân hàng và chi tiền cho các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo phiếu thu chi của kế toán đã được lãnh đạo chi nhánh
duyệt.Bảo quản tiền quỹ, máy đếm tiền, máy soi tiền cẩn thận. ghi chép cẩn
thận nhật kí sổ quỹ hằng ngày. Chịu trách nhiệm cá nhân về tiền quỹ hàng
ngày của chi nhánh, không để xảy ra thất thoát về tiền quỹ cũng như những
dụng cụ phục vụ cho công tác.
 Thủ kho: theo dõi và chịu trách nhiệm số lượng nguyên liệu, thành phẩm,
phụ phẩm, bao bì vật tư, thiết bị kho, cập nhật sổ sách, số lượng hàng hóa,
nhập dự trữ và xuất, hướng dẫn công nhân bốc xếp, chất xếp hàng hóa tốt
đúng kĩ thuật thuận tiện cho việc kiểm tra và bảo quản, theo dõi và xác định
số lượng hàng hóa nhập, thường xuyên phản ánh với Ban Giám Đốc chi
nhánh về số lượng và chất lượng của từng lô hàng, lập thẻ kho theo dõi từng
lô hàng.
 KCS (nhân viên kiểm phẩm): có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, kiểm soát
chất lượng hàng hóa nhập kho dự trữ, đấu trộn xuất hàng theo đúng quy định
và yêu cầu của BGĐ chi nhánh. Kết hợp với thủ kho thường xuyên theo dõi
số lượng và chất lượng. Chịu trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng hàng
hóa của chi nhánh không đạt tiêu chuẩn nhập xuất kho mà lỗi được xác định
ở khâu kiểm tra chất lượng hàng hóa, để tránh hàng hóa thất thoát trong chế
biến, đảm bảo tỉ lệ thu hồi.
 Vận hành máy: chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của các dây
chuyền máy, có kế hoạch bảo trì, sữa chữa máy móc thiết bị để đáp ứng
được kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Kiểm tra thường
xuyên thành phẩm trong quá trình chế biến đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm theo yêu cầu từng lô hàng trong ca mình sản xuất. Chịu
Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 8



Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

trách mhiệm nếu sản xuất ra sản phẩm không đât yêu cầu. Bảo quản tốt
các thiết bị, dụng cụ sản xuất, chịu trách nhiệm về các hư hại của thiết bị
do chủ quan khi vận hành.
 Thường xuyên quét dọn máy móc gọn gang, sạch sẽ trong quá trình chạy
ca và bàn giao ca. Cuối ca phải tổng hợp số liệu nguyên liệu đưa vào chế
biến, số lượng hàng hóa, phụ phẩm và lập báo cáo, khi bàn giao ca phải
ghi đầy đủ tình hình hoạt động của máy móc và ký vào sổ bàn giao, chấp
hành nghiêm túc về nội quy an toàn vệ sinh lau động.
 Kĩ thuật điện – bảo trì: định kì kiểm tra và bảo trì điện, điện công nghiệp tại
công ty. Sữa chữa các thiết bị điện đảm bảo cho việc sản xuất liên tục. Chịu
trách nhiệm vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa các thiết bị điện, đề xuất lãnh
đạo sữa chữa lớn, đại tu trang thiết bị mới.
2.2 SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN LIỆU:
2.2.1 Giới thiệu về gạo lức:

Hình 2.4: Gạo lức
(Nguồn: )
Hạt gạo lức (gạo lật) là hạt lúa sau khi bóc vỏ trấu, được bọc một màng chất xơ
gọi là vỏ quả, bên trong là nội nhũ và cuối cùng là phôi, chiếm 80% trọng lượng hạt
thóc. Gạo lức chứa 1 – 2% màng ngoài, 4 – 6% là lớp aleurone bao bọc nội nhũ và
phôi, 1% là phôi, khoảng 90 – 91% nội nhũ. Aleuron và phôi chứa nhiều lipit và
protein. Ngoài ra, gạo lức còn chứa hàm lượng vitamin B cao.
a) Vỏ quả: có màu trắng đục hoặc đỏ cua, dễ bị bóc đi trong quá trình xát trắng
gạo. Lớp mỏng ngoài cùng có cấu trúc rất cứng, không cho phép sự di

chuyển của oxy, CO2 và hơi nước. Cho nên, vỏ quả có tác dụng bảo vệ hạt
chống sự oxy hóa và tác động của enzyme. Trong thực tế đi từ ngoài vào vỏ
quả có 3 lớp: quả bì, chủng bì và tầng alơron:
 Quả bì: có nội quả bì chứa diệp lục tố khi hạt còn xanh non.

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

 Chủng bì: quyết định màu sắc chủng gạo khi trưởng thành.
 Tầng alơron: chứa protide, lipide nên dễ bị oxy hóa và biến chất.
Tùy theo giống và độ chín mà lớp vỏ hạt này dày hay mỏng, trung bình lớp vỏ
hạt chiếm 5,6% đến 6,1% khối lượng hạt gạo lức.
Khi xay xát lớp vỏ hạt chủ yếu là tầng alơron bị vụn nát ra thành cám, trong quá
trình bảo quản nếu còn sót nhiều trong gạo thì dễ bị oxy hóa làm cho gạo bị chua
(độ axit tăng) và ôi khét (do lipide bị oxy hóa). Tế bào của alơron giàu vitamine,
khoáng chất, protein dầu, có tỷ lệ tinh bột thấp.
b) Nội nhũ: là thành phần chính của hạt gạo với thành phần chủ yếu là tinh bột
(chiếm 90%). Tùy theo giống và điều kiện canh tác mà nội nhũ có thể trắng
trong (giống hạt dài) hay trắng đục (giống hạt ngắn, hạt bầu). Bên cạnh đó
kỹ thuật phơi sấy thóc cũng ảnh hưởng đến độ trong hay đục của nội nhũ.
Nếu phơi quá gắt thì hạt gạo sẽ đục hơn so với thóc phơi trong nắng vừa.
c) Phôi (mầm): nằm ở góc dưới của nội nhũ thuộc loại đơn diệp tử (chỉ có 1
diệp tử áp vào nội nhũ), đây là bộ phận có nhiệm vụ biến các chất dự trữ
trong nội nhũ thành chất dinh dưỡng nuôi mộng khi hạt thóc nảy mầm. Phôi

chứa nhiều protit, lipid và các vitamin (hàm lượng vitamin B1 trong phôi
chiếm 66% lượng vitamin B1 trong toàn hạt thóc). Tùy theo giống và điều
kiện canh tác mà phôi hạt có thể to nhỏ khác nhau, thường chiếm khoảng 2,2
– 3% so với khối lượng toàn hạt.
Phôi có cấu tạo xốp, nhiều dinh dưỡng, hoạt động sinh lý mạnh mẽ nên trong
quá trình bảo quản dễ bị côn trùng và vi sinh vật gây hại, khi xay xát phôi thường
vụn nát ra thành cám (Trần Như Khuyên, 2007).
2.2.2 Giới thiệu về gạo trắng:

Hình 2.5: Gạo trắng
(Nguồn: www.toanthinh.com.vn)

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

Gạo là một loại sản phẩm lương thực từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu
hoặc đỏ thẫm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi
tách bỏ vỏ trấu và cám. Gạo là lương thực phổ biến của gần một nữa dân số thế
giới.
Gạo là nguồn cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Gạo
cũng là nguồn protein thực vật và vitamin B1 của khẩu phần (Vũ Quốc Trung & Lê
Thế Ngọc, 2006).
Gạo trắng (gạo xô): là gạo đã qua xát trắng, đây là phần còn lại của gạo lật sau
khi đã tách bỏ một phần hoặc hoàn toàn cám và phôi, gạo trắng chiếm khoảng 67 –

70% trọng lượng hạt thóc.
Gạo nguyên: là hạt gạo không bị gãy vỡ hạt có chiểu dài bằng hoặc lớn hơn 9/10
chiều dài trung bình của hạt.
 Thành phần dinh dưỡng của gạo:
 Trong gạo glucid chiếm 70 – 80%. Glucid gạo chủ yếu là tinh bột
(polysaccharide), một ít đường đơn, đường kép.
 Protein gạo chiếm từ 7 – 7,5%, gạo giã càng trắng thì lượng protein càng
giảm. So với protein của trứng thì protein của gạo thiếu lysine. Vì vậy, khi
dùng nên phối hợp gạo với thức ăn động vật và đậu đỗ.
 Lớp ngoài cùng của hạt và mầm hạt gạo đều chứa chất dinh dưỡng như đạm,
mỡ, canxi và vitamin nhóm B. không nên xay xát gạo trắng quá làm mất chất
dinh dưỡng (Bùi Đức Hợi, 2009).
Ngoài ra, phụ phẩm được chú ý nhiều là cám. Cám là sản phẩm của vỏ bì, vỏ
lụa, lớp cutin của nhân, tầng aleuron và phôi mầm được tách ra trong quá trình xay
xát và đánh bóng.

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

Bảng 2.1: Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng của gạo lức, gạo trắng và cám:
Thành phần
Hàm lượng ẩm (g)
Năng lượng (kcal)
Protein (g)

Chất béo (g)
Chất xơ (g)
Tro (g)
Carbohydrate (g)
Chất xơ có khả năng tiêu hóa (g)
Chất xơ không hòa tan trong nước (g)
Đường (g)
Vitamin
Thiamin (mg)
Riboflavin (mg)
Niacin (mg)
Acid pantothenic (mg)
Vitamin B6 (mg)
Folate (  g)
Vitamin E,  - tocopherol
(mg)
Khoáng
Calcium (mg)
Phosphorus (g)
Phytic acid P (g)
Iron (mg)
Zinc (mg)
 - Oryzanol (mg)

Gạo lức
14
363-385
7,1-8,3
0,3-0,5
0,6-1,0

1,0-1,5
73-87
2,9-4,0
2,0
1,9

Hàm lượng/100g
Gạo trắng
Cám
14
14
349-373
399-476
6,3-7,1
11,3-14,9
1,6-2,8
15,0-17,9
0,2-0,5
7,0-11,4
0,3-0,8
6,6-9,9
77-89
34-62
0,7-2,3
17-29
0,5
15-27
0,2-0,5
6,4


0,3-0,6
0,04-0,14
3,5-5,3
1,4
0,5
19,0
0,8-2,5

0,02-0,11
0,02-0,06
1,3-2,4
1,0
0,2
8,0
0,01-0,30

1,2-1,5
0,18-0,43
26,7-49,9
6,8
3,7
58,0
3-15

10-50
0,17-0,43
0,13-0,27
0,2-5,2
0,6-2,8
45,6


10-30
0,08-0,15
0,02-0,07
0,2-2,8
0,6-2,3
-

30-120
1,1-2,5
0,9-2,2
8,6-43,0
4,3-25,8
340-474

(Nguồn: Encyclopedia of grain)
2.2.3 Gạo hạt ngắn giống lúa IR50404:
Giống lúa IR 50404 là giống được chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội của IRRI.
Được công nhận giống theo Quyết định số 126 NN-KHCN/QĐ, ngày 21 tháng 5
năm 1992.Thời gian sinh trưởng: 85 – 90 ngày ,chiều cao cây: 90 – 95 cm. Phẩm
chất gạo: Gạo dài, trong ít bạc bụng, hơi khô cơm. Đặc tính giống: thấp cây, đẻ
nhánh khá, thích nghi rộng, thích hợp cả 3 vụ, nhiễm bệnh lúa von.
IR 50404 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà
Đông xuân (các tỉnh phía Nam) là 95 – 100 ngày.Chiều dài hạt trung bình: 6,74
mm. Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 3,10.Trọng lượng 1000 hạt: 22 – 23

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 12



Luận văn tốt nghiệp khóa 37

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Quí

gram.Hàm lượng amilose(%): 26,0. Năng suất trung bình: 50 – 55 tạ/ha, cao có thể
đạt: 55 – 65 tạ/ha.Khả năng chống đổ kém. Chịu rét kém. Chịu chua và phèn trung
bình. Là giống kháng vừa với Rầy nâu và bệnh Đạo ôn.
2.2.4 Gạo hạt dài giống lúa OM 6976:
Giống lúa OM 6976 là giống lúa được lai tạo và tuyển chọn từ chương trình lai tạo
giống lúa giàu sắt thực hiện với sự tài trợ kinh phí của Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB) từ 2001 – 2007 và đề tài cơ sở “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa giàu vi chất
dinh dưỡng và có năng suất, chất lượng cao” từ năm 2008 – 2010 do Bộ môn Công
nghệ sinh học, Viện lúa ĐBSCL thực hiện. Mục tiêu của chương trình lai tạo giống
lúa giàu sắt là nhằm tạo ra các giống lúa có hàm lượng sắt cao trong gạo trắng, đạt
từ 6 – 8 mg/kg và thích nghi với điều kiện canh tác của ĐBSCL nhằm góp phần
giảm bớt tỷ lệ người bị các bệnh liên quan đến thiếu sắt, đặc biệt là nông dân nghèo
ở các vùng xa, vùng sâu.
Giống lúa OM6976 được lai tạo từ tổ hợp lai IR68144/OM997//OM2718///
OM2868. Đây là giống có hàm lượng vi chất dinh dưỡng sắt khá cao trong hạt gạo.
OM6976 là giống có thời gian sinh trưởng khoảng 95 – 97 ngày đối với lúa sạ và
100-105 ngày khi cấy. Giống OM6976 chiều cao cây 100-110 cm, đặc biệt rất cứng
cây (cấp 1). Khả năng đẻ nhánh khỏe, đạt 9-11 chồi hữu hiệu/bụi. OM 6976 có bông
dài trung bình, từ 25 – 28 cm, số hạt chắc/bông đạt từ 150 – 200, đóng hạt dày, hơi
dai hạt, hạt thon dài, trọng lượng 1000 hạt khoảng 25 – 26 gram. Hạt gạo giống lúa
OM 6976 đẹp, thon dài, hàm lượng amylose 24 – 25%. Điểm nổi bậc về chất
lượng gạo của OM6976 là có hàm sắt trong gạo cao (7 mg/kg gạo trắng). Giống lúa
OM 6976 có khả năng kháng trung bình rầy nâu (cấp 3 – 5) và đạo ôn (cấp 3 – 5), ít
bị bệnh VL-LXL. Khả năng chống chịu mặn 3 – 4‰, khả năng chống chịu phèn
khá tốt. Tiềm năng năng suất cao, có thể đạt 9 tấn/ha.

Với những ưu điểm trên, giống lúa OM6976 đã được Cục Trồng trọt công nhận đặc
cách chính thức giống lúa thuần tại các tỉnh vùng ĐBSCL, theo quyết định số
711/QĐ-TT-CLT ngày 7 tháng 12 năm 2011. Giống OM56976 là một trong những
giống nhận được giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam 2012.
2.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguyên liệu và thành phẩm tại Công ty
cổ phần Sài Gòn lương thực Chi nhánh Lai Vung – Đồng Tháp:
Việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đóng vai trò rất quan
trọng, được đặt lên hàng đầu do nó quyết định đến giá trị kinh tế cũng như chất
lượng thành phẩm vì Chi nhánh chuyên sản xuất các loại gạo để cung cấp cho thị
trường trong và ngoài nước. Vì vậy, Chi nhánh đã đưa ra một số chỉ tiêu tối thiểu

Ngành Công nghệ thực phẩm

Trang 13


×