Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lồng ruột ở trẻ - nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.52 KB, 4 trang )

Lồng ruột ở trẻ - nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng
tránh
Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây
tắc ruột ở trẻ em. Đây là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng
khúc ruột phía dưới làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Do đó, mẹ cần nắm chắc
các nguyên nhân, triệu chứng và ngăn ngừa hiện tượng lồng ruột ở trẻ dưới đây.

Trẻ bị lồng ruột có những biểu hiện khá rõ ràng
Nguyên nhân dẫn tới lồng ruột ở trẻ
Theo một thống kê không đầy đủ, lồng ruột ở trẻ có tỷ lệ 2/1000, nghĩa là cứ 1000
trẻ thì có 1 em bị lồng ruột. Hiện tượng này xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí
bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo là cả các
mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Cho đến nay, có tới 90% các ca lồng ruột không rõ nguyên nhân. Một số trường
hợp được cho là do các khối u, polýp của ruột. Các yếu tố này có thể làm thay đổi
nhu động của ruột dẫn tới việc các đoạn ruột “chui” vào nhau. Viêm nhiễm của
ruột cũng là một tác nhân thuận lợi cho lồng ruột xảy ra. Trong một số nghiên cứu,
người ta đã nhận thấy tỷ lệ lồng ruột khá cao ở trẻ em bị nhiễm Rotavirus, loại
virut thường gây nôn, tiêu chảy cấp ở trẻ. Các yếu tố như tiêu chảy kéo dài, các
sẹo tổn thương ở ruột, dính ruột… cũng có thể là tác nhân gây lồng ruột mặc dù
chưa được chứng minh rõ ràng. Bất thường về giải phẫu ở ruột, tiền sử đã bị lồng
ruột và trẻ em nam là những yếu tố dẫn tới nguy cơ cao bị lồng ruột. Hiện nay có
tới 90% các ca lồng ruột ở trẻ không rõ nguyên nhân
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị lồng ruột

Lồng ruột ở trẻ có thể dễ dàng nhận biết qua các biểu hiện bất thường như:
- Trẻ khóc thét vì đau bụng


- Nôn mửa, bỏ bú
- Bụng căng trướng

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Đại tiện phân lẫn máu
Các hiện tượng này có giảm bớt trong một thời gian ngắn, rồi xuất hiện trở lại với
mức độ nghiệm trọng hơn: trẻ la hét, khóc thét từng cơn sau đó mệt lả, da xanh tái,
tiểu ít, sốt cao, lờ đờ, hôn mê, dấu hiệu mất nước nặng cộng với các biểu hiện của
nhiễm khuẩn nhiễm độc hoặc sốc do mất nước hay sốc nhiễm khuẩn.
Mức độ nguy hiểm của tình trạng lồng ruột ở trẻ
Tình trạng lồng ruột vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe trẻ, sẽ dẫn tới tắc nghẽn, ứ
trệ thức ăn phía trên khối lồng (hay hiện tượng tắc ruột, bán tắc ruột). Không
những vậy, khi lồng ruột xảy ra, các mạch máu cũng bị tắc nghẽn theo. Đoạn ruột
bị tắc sẽ nhanh chóng bị giãn to, mạch máu bị ứ trệ làm đoạn ruột bị thiếu máu,
quá trình viêm nhiễm, phù nề, hoại tử, xuất huyết sẽ xảy ra. Người ta thấy rằng
trước 48 giờ, chỉ có khoảng 2,5% khối lồng bị hoại tử nhưng sau 72 giờ, tỷ lệ này
đã lên tới 80%. Khi ruột bị hoại tử sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc
nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc khiến bệnh nhi tử vong.
Cách phòng tránh lồng ruột ở trẻ

Ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường, nghi là lồng ruột thì phải
thật nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất. Các bác sĩ sẽ thăm khám,
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


chẩn đoán thông qua các xét nghiệm lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm
phân, siêu âm ổ bụng, chụp XQ… để kết luận trẻ có bị lồng ruột hay không. Khi
xác định tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ dùng các biện pháp tháo khối lồng bằng

bơm hơi hoặc barium và thậm chí bằng phẫu thuật sẽ được thực hiện. Đồng thời
với các biện pháp này, trẻ có thể được bù thêm dịch, cho kháng sinh, nuôi dưỡng,
đặt ống thông dạ dày cho bụng đỡ trướng… Do chưa thể xác định được một
nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến lồng ruột ở trẻ, nên cách tốt nhất là phát hiện sớm
các biểu hiện bất thường ở trẻ và đưa con đi cấp cứu kịp thời.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×