Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Trình bày hiểu biết về nhận thức cảm tính và ứng dụng của chúng trong hoạt động học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.64 KB, 12 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế nước ta đã có những
bước phát triển to lớn. Là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, nền kinh tế nước ta cũng chịu sự tác động của quy luật giá trị, Quy
luật giá trị có những tác động tích cực đến nền sản xuất ở nước ta, nhưng
bên cạnh đó cũng có không ít những tác động tiêu cực.
Để làm sáng tỏ hơn vấn đề trên, nhóm 10A3 đã lựa chọn đề tài: “ Phân
tích ba tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị
trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay”. Với đề bài này, chúng em hi vọng
sẽ đi sâu phân tích đánh giá được những tình huống trong thực tế đồng thời
hiểu rõ hơn những vấn đề mang tính lý luận về quy luật giá trị và tác động
của nó.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ và phạm vi bài làm còn rất nhiều sai sót, rất
mong nhận được sự chỉ dẫn và những ý kiến đóng góp của thầy cô và các
bạn để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông
hàng hóa, ở đâu có sản xuất vầ trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và
phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt quy luật giá trị chi phối sự
lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát
triển; mặt khác phân hóa xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, tạo ra sự bất
bình đẳng trong xã hội.
Đối với Việt Nam, sự tác động của quy luật giá trị là không nhỏ, nó gây
ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân thông qua sư điều tiết của nó
đến nền sản xuất hàng hóa.


B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng
hóa. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ
sở giá trị của nó, tức là dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức
hao phí lao động cá biệt của mình phải phù hợp mức hao phí lao động xã hội
cần thiết, có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Còn trong trao đổi hay lưu
thông phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Hai hàng hóa được trao đổi
với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi mua
bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị được thể hiện cả trong trường hợp
giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị.
2


2. Tác động của quy luật giá trị
Trong nền sản xuất hàng hóa quy luật giá trị có ba tác động sau:
Một là: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Đối với sản xuất: Người sản xuất có thể mở rộng sản xuất những mặt
hàng đang thiếu, bán chạy, có lãi cao và ngược lại thu hẹp, thậm chí là đóng
cửa không sản xuất những mặt hàng ế thừa, không tiêu thụ được. Kết quả là
những yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn được
chuyển dịch từ nghành này sang ngành khác, làm cho quy mô ngành này mở
rộng, ngành kia thu hẹp. Như vậy, quy luật giá trị tự điều tiết quy mô và cơ
cấu sản xuất.
- Đối với lưu thông: Dưới tác động của quy luật giá trị, hàng hóa được
chuyển từ nơi giá thấp đến nơi giá cao. Từ đó, phân phối các nguồn hàng
hóa một cách hợp lý hơn giữa các vùng của đất nước, giữa trong nước và

quốc tế, giữa cung cầu và cấc loại hàng hóa trong xã hội.
Hai là: Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất
lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Người sản xuất nào có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao
động cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi. Điều đó kích thích những người sản
xuất hàng hóa cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý,
thực hiện tiết kiệm,…nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất
Sự cạnh tranh quyết liệt làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ. Nếu
người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng
suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không
ngừng giảm xuống.
Ba là: phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt
thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được

3


nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất
kinh doanh, thậm chí cho thuê lao động trở thành ông chủ.
Ngược lại, người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt
lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng sẽ rơi vào tình
trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.
II. Ba trường hơp cụ thể để làm rõ tác động của quy luật giá trị đối
với nền kinh tế Việt Nam.
1. Ngành công nghiệp dệt may ở nước ta dưới sự tác động của quy
luật giá trị trong điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành kinh tế trọng
điểm ở nước ta. Việt Nam là một quốc gia đông dân cư, lao động dồi dào và
tăng nhanh (khoảng một triệu lao động mỗi năm), tuy vậy lao động còn rẻ

và có trình độ chuyên môn chưa cao. Điều kiện này phù hợp với sự phát
triển của ngành công nghiệp dệt may. Trong những năm gần đây, ngành này
càng phát triển, đặc biệt là khi nước ta thực hiện nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, năm 2007, khi nước ta gia nhập WTO, thị trường
tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của
ngành dệt may đạt 15,6 tỉ USD, đạt xuất siêu 6,5 tỉ USD. Nó nâng giá thành
các sản phẩm công nghiệp dệt may, đồng thời, lại giảm giá thành sức lao
động của công nhân (do trình độ công nhân thấp, lại có quá nhiều lao động
cần việc làm), vì vậy mà lợi nhuận doanh nghiệp thu được ngày càng cao.
Điều đó làm cho các doanh nghiệp này tăng cường mở rộng quy mô sản xuất
bằng cách đầu tư trang thiết bị máy móc, dây truyền sản xuất hiện đại, tăng
nhân công, tăng vốn nhằm nâng cao năng suất và số lượng sản phẩm dệt
may. Vì vậy các xí nghiệp, cơ sở sản xuất mở ra ngày càng nhiều có mặt ở
hầu hết các tỉnh thành, đặc biệt là ở vùng đồng bằng.
Tuy nhiên việc tăng nhanh các xí nghiệp, cơ sở dệt may kéo theo các
vấn đề về môi trường, do các cơ sở sản xuất hay xí nghiệp đều là các cơ sở
4


nhỏ lẻ, ít đầu tư hệ thống trang thiết bị xử lý chất thải, rác thải gây nguy hại
cho môi trường sống. Thêm vào đó, do tình trạng những đơn đặt hàng với số
lượng lớn, nên các doanh nghiệp phải chạy theo số lượng nên dẫn đến tình
trạng công nhân thường xuyên phải làm thêm giờ, làm cho kịp số lượng còn
chất lượng, còn chất lượng thì không đảm bảo. Điều này dẫn đến tình trạng
các đơn đặt hàng quốc tế với số lượng lớn ngày càng giảm, hàng bị trả lại
hoặc buộc phải hạ giá. Đến tháng 2/2012 có khoảng 10% những doanh
nghiệp lớn có đơn đặt hàng đến quý III và IV của năm. Hiện nay, nhiều
doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may khó khăn trong việc tìm kiếm đơn đặt
hàng lớn. Nhiều hợp đồng mới đều có hướng điều chỉnh giảm số lượng
xuống tới 20-30%. Trong khi sản xuất vẫn tiếp tục, số lượng ngày càng

nhiều, cung vượt quá cầu, các doanh nghiệp buộc phải bán tống, bán tháo ra
thị trường. Biểu hiện là những quầy hàng đại hạ giá, hay giá cả quần áo còn
thấp hơn giá vải. Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất bị thua lỗ lớn, thậm chí
phải ngừng hoạt động.
Trước thực trạng trên, vận dụng quy luật giá trị để điều tiết và ổn định
thị trường sản phẩm dệt may, nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp hữu
hiệu. Ví dụ như: kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề chất lượng của sản phẩm
trước khi mang ra xuất khẩu, giảm nhập khẩu những sản phẩm dệt may,
kiểm soát việc lâp thêm các xí nghiệp mới.
Bên cạnh sự điều tiết sản xuất, quy luật giá trị còn tác động đến điều tiết
lưu thông. Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và cả trong những năm tiếp
theo đều đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường quốc tế, đặc biệt là
Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên do xu hướng toàn cầu hóa, rào cản thương mại
nên các doanh nghiệp đã chú trọng đến thị trường nội địa. Trong thị trường
nội địa cũng có sự điều tiết lưu thông tập chung ở những thành phố lớn, tập
chung đông dân cư, kinh tế phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Hưng Yên (khu công nghiệp dệt may Phố Nối). Thêm vào đó các nhà kinh
5


doanh phải chú trọng đến thị trường tiêu thụ của khách hàng, chú trọng đến
công tác tuyên truyền, quảng cáo.
2. Cạnh tranh của các “ông lớn” trong ngành sản suất sữa tươi ở
Việt Nam để làm rõ hơn tác động thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển của quy luật giá trị ở nước ta hiện nay
Quy luật giá trị cũng có những tác động rất lớn tới nền kinh tế hàng hóa
về phương diện kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng
suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Tức là các chủ
thể kinh tế luôn tìm cách áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất, cải tiến tổ
chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Điển

hình như ví dụ của Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) với việc cải tiến trong quá
trình sản xuất sữa tươi Ba Vì.
Tính tới thời điểm hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các
công ty cùng sản xuất các loại sữa tươi, trong số đó không thể không kể tới
loại sữa tươi rất được ưu chuộng, đó là sữa tươi Ba Vì. Đến năm 2012 sữa
tươi mang thương hiệu Ba Vì đã leo lên vị trí đứng đầu trở thành sản phẩm
sữa tươi chiếm thị phần cao nhất trên thị trường sữa Việt Nam. Đó là kết quả
của quá trình cải thiện liên tục hệ thống sản xuất của IDP. Tính đến năm
2012 thị trường Việt Nam có rất nhiều công ty cạnh tranh mặt hàng này, ta
có thể kể tới như sản phẩm của công ty Vinamilk, FrieslandCampina Việt
Nam hay còn được gọi là sữa Cô Gái Hà Lan (liên doanh giữa Công ty Xuất
nhập khẩu Bình Dương với Tập đoàn Royal FrieslandCampina - Hà Lan),
Mộc Châu Milk, Đà Lạt Milk, Long Thành Milk,…
Các loại sữa tươi như Vinamilk, Cô Gái Hà Lan, Đà Lạt Milk, Long
Thành Milk…hầu hết nguồn nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài
hoặc mua lại từ các trang trại nuôi bò vì vậy giá thành của sữa sau khi được
chế biến sẽ cao.

6


Thị trường tiềm năng như Việt Nam tiêu thụ hơn 1 nghìn tỉ hộp sữa
mỗi năm. Công ty sữa Ba Vì đã nhận rõ rằng một công ty mới thành lập và
chỉ là một chi nhánh của IDP thì không có đủ tiềm lực kinh tế làm trung gian
nhập khẩu sản phẩm sẵn có hay là đầu tư vào một quốc gia thứ 3. Bởi vì
kinh phí mà công ty phải gánh chịu là rất lớn hay lúc này nếu theo cách sản
xuất của các công ty trên thì hao phí lao động cá biệt trong công ty sẽ còn có
thể cao hơn hao phí xã hội các công ty bỏ ra nhất là với Vinamilk một tập
đoàn sữa nổi tiếng Việt Nam. Điều này buộc Công ty sữa Ba Vì phải lựa
chọn chiến lược nhằm hạ thấp hao phí lao động cá biệt so với hao phí lao

động xã hội một cách tối đa.
Lúc này Công ty sữa Ba Vì đã lựa chọn con đường tự cung tự cấp, tự
nuôi bò lấy sữa và dùng lượng sữu bò đó để sản xuất sữa tươi. Từ khi thành
lập Công ty đã luôn chú trọng tới việc xây dựng và phát triển vùng nguyên
liệu. Công ty đã phối hợp cùng với Trung tâm khuyến nông huyện Ba Vì,
Trung tâm khuyến nông thành phố Hà Nội, Trung tâm phát triển chăn nuôi
thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp thành phố Hà Nội, đứng ra làm người
bảo lãnh, cho hộ nông dân vay vốn không tính lãi để mở rộng đàn bò, phát
triển kinh tế. Hiện Công ty CP Sữa quốc tế Ba Vì đang phát triển đàn bò sữa
vùng nguyên liệu ở 7 tỉnh phía bắc như: Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Quảng Ninh, với hơn 4.000 hộ chăn nuôi,
tổng đàn bò khoảng 16.000 con.Chất lượng sữa bò cũng được công ty đảm
bảo bằng các máy móc rất hiện đại với mức giá 20 tỷ đồng.
Mặt khác công ty sữa Ba Vì ngay từ những ngày đầu bước vào hoạt
động công ty đã thực hiện đầu tư mua sắm lắp đặt dây chuyền sản xuất sữa
hiện đại, công nghệ tiến tiến từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như: dây
truyền chế biến sữa của tập đoàn APV Âu Châu, dây chuyền thiết bị đóng
gói khép kín của tập đoàn Tetra Pak Thụy Điển. Đây là hệ thống dây chuyền
thiết bị công nghệ vào loại hiện đại bậc nhất tại Châu Á và Thế Giới.
7


Ngoài ra, công ty còn không ngừng mở rộng các chi nhánh, đại lí phân
phối sản phẩm để giảm giá thành sản phẩm do vận chuyển ,hiện tại Công ty
có gần 300 đại lý khu vực đường Láng, đường 32, Phú Thọ, Hòa Bình, khu
vực nội thành Hà Nội. Công ty đã mở rộng thị trường ở Hải Phòng, Lào Cai,
Thái Nguyên và đang tiếp cận thị trường miền Nam. Công ty cũng đang
phục vụ sữa cho một số trường học và khu Công nghiệp trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Bằng hàng loạt phương pháp làm giảm hao phí lao động cá biệt như

trên, sản phẩm của sữa tươi Mộc Châu của IDP đã có giá thành thấp nhất
trong thị trường, kích thích các công ty còn lại nhanh chóng áp dụng các
phương pháp để cạnh tranh. Tính đến năm 2012 thị phần trên thị trường của
sữa tươi Ba Vì được sếp hàng đầu Việt Nam. Tháng 3 năm 2010 thương
hiệu sữa Ba Vì đã được tổ chức Trade Leaders Club có trụ sở tại Madrid,
Tây Ban Nha quyết định trao cúp và giấy chứng nhận giải thưởng Europe
Golden Award for Quality (Giải thưởng Cúp Vàng Châu Âu về Chất lượng).
Không chỉ vậy, sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường giờ đây càng
thúc đẩy cho quá trình chạy đua giảm chi phí sản xuất (hay giảm hao phí lao
động cá biệt) giữa các nhà sản xuất, giờ đây không chỉ có công ty Ba Vì thực
hiện việc chăn nuôi bò lấy sữa để sản xuất mà giờ đây sữa tươi Mộc
Châu,Vinamilk, Cô Gái Hà Lan cũng đã sử dụng cách thức này.
Việc giảm hao phí lao động cá biệt xuống dưới lao động xã hội của công
ty sữa Ba Vì không những mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn,nâng cao vị
thế cho dòng sản phẩm này trên thị trường mà còn thúc đẩy quá trình cạnh
tranh giữa các công ty sản xuất sữa.
Tóm lại quá trình tác động của quy luật giá trị này đã làm cho lực lượng
sản xuất trong thị trường sữa tươi nói riêng và lực lượng sản xuất Việt Nam
nói chung không ngừng phát triển.

8


3. Câu chuyện về người nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long ồ ạt
trồng cam sành và tác động phân hóa giàu nghèo giữa các nhà sản
xuất của quy luật giá trị ở nước ta hiện nay.
Do nhu cầu sử dụng cam sành để ăn và chế biến, trên thị trường, sức
mua của mặt hàng này tăng mạnh. Vì vậy, người nông dân ở đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) đã ồ ạt trồng cam sành với mục đích thu lợi nhuận cao,
làm giàu nhanh chóng. Trên thực tế, có không ít hộ nông dân giàu lên nhanh

chóng nhờ trồng cam, nhưng cũng không ít người dẫn đến phá sản. Đó là do
sự cạnh tranh với nhau giữa các hộ nông dân cùng trồng cam và biểu hiện
của nó là sự chọn lọc tự nhiên và phân hóa giàu nghèo giữa những người sản
xuất dưới tác động của quy luật giá trị.
Qua lời kể của hai nông dân ở ĐBSCL là anh Quốc ( xã Trường An - tỉnh
Vĩnh Long) và anh Phúc ( xã Tân Thánh - tỉnh Hậu Giang) thì có thể nhận
thấy sự phân hóa này diễn ra từ từ qua hai giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất, đó là thời điểm đầu khi nông dân ồ ạt trồng cam, khi
mới bắt đầu trồng cam, nông dân chỉ chú ý đến mở rộng quy mô, diện tích
trồng cam và tăng năng suất mà không chú ý đến việc áp dụng khoa học – kĩ
thuật vào gieo trồng và đảm bảo chất lượng. Vì vậy mà năng suất cây cam
rất cao nhưng chất lượng không cao. Tuy vậy, sản phẩm cam sành của họ
vẫn bán được là do nhu cầu quá lớn của thị trường nên việc sản xuất vẫn có
lãi. Từ đó, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra giữa những người có lãi nhiều do
có nhiều vốn và những người laĩ ít do có ít vốn.
Theo như Quốc, do gia đình làm trang trại từ trước nên gia đình có chút ít
vốn và đã mạnh dạn đầu tư vào mua cây giống với số lượng lớn vì vậy mà
quy mô sản xuất cam sành của anh Quốc là rất lớn, cùng với đó là lợi nhuận
thu vào lên đến cả trăm triệu đồng mỗi năm.

9


Đối với anh Tuấn, vốn là nông dân trồng lúa chuyển sang trồng cam nên
không có nhiều vốn trong tay vì vậy anh chỉ dám mua cây giống với số
lượng nhỏ, nên tiền lãi thu được mỗi năm vào khoảng 30 triệu đồng.
Như vậy, hai anh Quốc vầ Tuấn đều thu được lợi nhuận từ việc trồng cam
nhưng đã có sự phân hóa. Tuy nhiên, sự phân hóa này là không rõ ràng do
các hộ sản xuất đều có lãi dù ít hay nhiều,tuy nhiên nó cũng đã phần nào cho
chúng ta thấy tác động của quy luật giá trị.

Ở giai đoạn hai, khi diện tích trồng cam tăng lên liên tục đã dẫn đến việc
cung vượt quá cầu. Lúc này, sẽ xuất hiện sự phân hóa giữa những người làm
ăn giỏi (trình độ, vốn, khoa học – kĩ thuật,…) với những người có năng lực
kém hơn.
Trước thực trang như đã nêu, anh Quốc đã mạnh dạn cải tiến kĩ thuật
trồng cam như: sử dụng giống sạch bệnh, thay vì bón phân hóa học, anh
chuyển sang dùng phân hữu cơ, tuy tác dụng chậm nhưng lại hiệu quả và tiết
kiệm. Ngoài ra anh Quốc còn trồng ổi xen trong vườn để phòng bệnh cho
cam. Chỉ sau hai năm, cam đã bắt đầu cho thu hoạch, quả sai, chất lượng tốt,
mà đặc biệt là hoàn toàn sạch bệnh. Ngoài ra anh còn thu được khoảng 10
đến 12 triệu mối năm nhờ thu hoạch ổi. Để đảm bảo đầu ra cho cam, anh
Quốc tham gia vào tổ hợp tác cam sành để chia sẻ kinh nghiệm và để cam có
đầu ra ổn định. Do mạnh dạn đổi mới phương pháp thâm canh với tổ chức
tiên tiến, chặt chẽ và có quy mô như vậy mà cam vừa có năng suất cao vừa
có chất lượng tốt. Anh cho biết mỗi kg cam sành có giá bán khoảng 25000
đến 30000 đồng, mỗi hecta anh thu được khoảng 300-400 triệu đồng . Vì
vậy mà mấy năm qua anh Quốc đã trở thành triệu phú nhờ trồng cam sành,
ngoài ra anh còn cho biết hiện nay anh có khoảng 10 hecta trồng cam và tiếp
tục mở rộng, đồng thời tiếp tục cải tiến kĩ thuật trồng mới.
Đối với anh Tuấn, do chuyển từ trồng lúa sang trồng cam, nên anh không
có kinh nghiệm trồng cây ăn trái. Vào giai đoạn đó, anh vẫn mua cây giống
10


chất lượng thấp và vẫn tập trung tăng năng suất cây cam mà không đảm bảo
cho chất lượng trái cam. Anh không tham gia vào câu lạc bộ trồng cam, với
tính chất sản xuất riêng lẻ như vậy, anh Tuấn không những không học hỏi
được thêm các kĩ năng trồng cam mới mà còn khó khăn trong việc tìm đầu
ra ổn định cho mặt hàng của mình. Thêm vào đó, chất lượng cam kém đã
dẫn đến giá thành cam rẻ chỉ vào khoảng 4000-5000 đồng trên một kg cam

trong khi chi phí anh đầu tư vào khoảng 7000 đồng trên một kg. Chính vì thế
mà anh Tuấn đã thua lỗ liên tiếp nhiều vụ liền và không còn vốn để đầu tư
lại khiến anh phải quay trở lại trồng lúa làm thu nhập chính.
Thông qua câu chuyện của hai người nông dân sản xuất cam sành , có thể
nhận thấy sự phân hóa giàu nghèo diễn ra trong sản xuất đối với những
người sản xuất. Đó cũng là biểu hiện của một trong số những tác động của
quy luật giá trị.
C. KẾT LUẬN CHUNG
Với tính chất là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa,
quy luật giá trị có tác động rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam trong giai
đoạn mới. Tác động của quy luật giá trị đã không chỉ điều tiết sản xuất và
lưu thông hàng hóa mà còn thúc đẩy lực lượng sản xuất ở nước ta phát triển
một cách nhanh chóng. Bên cạnh những mặt tích cực đó, quy luật giá trị
cũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta thể hiện ở sự phân hóa giàu
nghèo giữa các nhà sản xuất. Chính vì vậy, việc áp dụng quy luật giá trị
trong phát triển kinh tế là rất quan trọng. Nó đòi hỏi nhà sản xuất phải chủ
động và linh hoạt trong sản xuất. Cùng với đó là những chính sách phát triển
kinh tế thận trọng, khẩn trương của Đảng và nhà nước để tăng hiệu quả phát
triển kinh tế trong những giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước.

11


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ giáo dục vầ đào tạo, Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin, nxb Chính Trị Quốc Gia, năm 2009
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình: Kinh tế chính trị Mác – Lênin, nxb
Chính Trị quốc Gia, năm 2004
3. PGS.TS Trần Văn Phòng- PGS.TS An Như Hải- PGS.TS Đỗ Thị
Thạch, Hỏi-đáp môn Những nguyên lý cơ bản của của nghĩa Mác –

Lênin, nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, năm 2011
4. WWW.idp.vn, Giới thiệu chung: Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP

< />5. , Công nghiệp dệt may
< />6. , Hậu Giang phá lúa trồng cam sành,
< />
12



×