Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG sử DỤNG đất của xã VIỆT HÙNG, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ hà nội GIAI đoạn 2010 2014 và ĐỊNH HƯỚNG năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.11 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU QUÝ
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ
VIỆT HÙNG, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN 2010-2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU QUÝ
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ
VIỆT HÙNG, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2010-2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Lớp

: K43 - ĐCMT - N03

Khóa

: 2011 - 2015


Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thị Hồng Phương

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU QUÝ
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ
VIỆT HÙNG, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2010-2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Lớp


: K43 - ĐCMT - N03

Khóa

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thị Hồng Phương

Thái Nguyên, năm 2015


ii

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................... 1
1.2. Mục đích .................................................................................................... 3
1.3. Yêu cầu ...................................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa ..................................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 5
2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất ................. 5
2.1.1. Cơ sở lý luận của đánh giá hiện trạng sử dụng đất ................................ 5
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất ............................... 7
2.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất............................. 7
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về đất trên thế giới .............................................. 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 9
2.2.3. Tình hình đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở thành phố Hà Nội.......... 11
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................... 12
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 12

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 12
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 12
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện .............................................................. 12
3.3. Nội dung .................................................................................................. 12
3.3.1. Nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Việt Hùng –
huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội............................................................ 12
3.3.2. Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Việt Hùng
– huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội......................................................... 12


iii

3.3.3. Nghiên cứu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất xã Việt Hùng
– huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội......................................................... 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 12
3.4.1. Phương pháp chuyên khảo, điều tra thu thập hệ thống thông tin số liệu
liên quan đến đề tài ........................................................................................ 12
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 13
3.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích ......................................................... 13
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................... 14
4.1. Điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường. ............................................ 14
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường .......................................... 14
4.1.2. Các nguồn tài nguyên. .......................................................................... 16
4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Việt Hùng ............................ 17
4.2. Đánh giá công tác quản lý đất đai của xã Việt Hùng giai đoạn 2010 –
2014................................................................................................................ 24
4.2.1. Công tác điều tra khảo sát, đo đạc bản đồ địa chính ............................ 25
4.2.2. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ...................................... 25
4.2.3. Công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận
sử dụng đất ..................................................................................................... 26

4.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất ..................................... 26
4.2.5. Công tác thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất
đai ................................................................................................................... 27
4.2.6. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ...................................................... 28
4.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất đai của xã Việt Hùng giai đoạn 2010 –
2014. ............................................................................................................... 28
4.3.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Việt Hùng giai đoạn 2010 – 2014
theo các loại đất. ............................................................................................. 28


iv

4.3.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Việt Hùng theo thời gian trong
giai đoạn 2010 - 2014 ..................................................................................... 35
4.3.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Việt Hùng theo đơn vị hành
chính tính đến năm 2014. ............................................................................... 40
4.3.4. Đánh giá tình hình biến động đất đai xã Việt Hùng từ năm 2010 đến
năm 2014. ....................................................................................................... 45
4.4. Nghiên cứu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất xã Việt Hùng –
huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội............................................................ 49
4.4.1. Tiềm năng đất đai. ................................................................................ 49
4.4.2. Quan điểm sử dụng đất xã Việt Hùng .................................................. 51
4.4.3. Định hướng sử dụng đất xã Việt Hùng giai đoạn 2015 – 2020. .......... 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 58
5.1. Kết luận ................................................................................................... 58
5.2. Kiến nghị ................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 59


1


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại độc lập với ý thức của con
người. Đất đai là môi trường sống của toàn xã hội, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Thực tế đất đai là
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất của mọi ngành sản xuất
nhất là ngành nông nghiệp. Đất là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng
là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hoá xã hội. Ông cha ta từ lâu đời đã
nhận thức được giá trị của đất đai qua câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”. Tuy
vậy đất đai không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, nó có giới hạn về số lượng
trong phạm vi ranh giới của quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó không thể tự sinh
ra và cũng không thể tự mất đi, mà nó chỉ biển đổi vể chất lượng, nó có thể tốt
lên hoặc xấu đi, điều này phụ thuộc vào quá trình cải tạo và sản xuất trên đất
đai của con người. Nếu được sử dụng hợp lý, đất đai sẽ không bị thoái hoá mà
độ phì nhiêu trong đất ngày càng tăng và khả năng sinh lợi ngày càng cao.
Như vậy đất đai là tư liệu sản xuát cực kỳ quan trọng. Việc quản lý và sử
dụng đất đai được quan tâm, chú ý sẽ làm cho hiệu quả kinh tế thu được trên
mỗi mảnh đất ngày càng cao.
Ở nước ta, nhiều năm trước đây khi chưa nhận thức hết tầm quan trọng
của công tác quản lý và sử dụng đất, việc quản lý quỹ đất còn bị buông lỏng
khiến không đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất đai trong thời kỳ đổi mới. Đã
xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực và sử dụng đất kém hiệu quả ảnh hưởng đến
sự phát triển của xã hội.
Để sử dụng hợp lý và có hiệu quả quỹ đất, từ năm 1945 cho đến nay,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất:



2

Từ ngày 01/07/1980 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 201/CP về việc thống
nhất quản lý ruộng đất và tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất trong cả
nước. Đến ngày 08/01/1988 Nhà nước ban hành luật đất đai năm 1988 để phù
hợp với những điều kiện trong giai đoạn mới. Ngày 14/07/1993 Luật đất đai
sửa đổi ban hành, luật này thể hiện 5 quyền của người sử dụng đất đó là
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử
dụng đất. Ngày 11/02/1998 ban hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
luật đất đai. Ngày 26/11/2003 Quốc hội thông qua Luật đất đai 2003. Ngày
01/07/2004 là ngày Luật đất đai có hiệu lực.
Đất nước ta đang trên đà phát triển, quá trình công nghiệp hoá đang diễn
ra mạnh mẽ. Nhu cầu đất đai cho các ngành sản xuất phi nông nghiệp ngày
càng tăng. Trước yêu cầu đó chúng ta cần phải phân bố quỹ đất cho các ngành
một cách hợp lý để đảm bảo sử dụng đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả
cao. Để làm được điều đó đất đai cần phải được sử dụng theo quy hoạch của
nhà nước. Một dự án quy hoạch sử dụng đất muốn có tính khả thi cao thì cần
phải xem xét, đánh giá tình trạng sử dụng đất của khu vực lập dự án và thời
gian trước đó.
Việt Hùng là một xã thuộc miền đông huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội, Việt Nam. Xã Việt Hùng có tổng diện tích tự nhiên là 834.3 ha bao gồm
06 thôn là Đoài, Trung, Đông, Gia Lộc, Lương Quán, Lỗ Giao nằm chạy dài
theo hình cung từ Đông bắc xuống Tây nam. Để quản lý sử dụng đất hợp lý
và có hiệu quả thì cần phải tiến hành làm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cụ thể và chi tiết. Do vậy việc đánh giá tình hình quản lý hiện trạng sử dụng
đất của Xã Việt Hùng là hết sức cần thiết.
Trước tình hình cấp thiết đó chúng tôi được thực hiện đề tài: “Đánh giá
hiện trạng sử dụng đất của Xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội giai đoạn 2010-2014 và định hướng 2020”.



3

1.2. Mục đích
- Đánh giá thực trạng về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Việt
Hùng gây áp lực đối với đất đai.
- Nắm được xu thế biến động đối với đất đai và phân tích đúng nguyên
nhân gây ra biến động.
- Điều tra nắm chắc quỹ đất hiện tại của xã, phân tích sự hợp lý và chưa
hợp lý trong việc tổ chức quản lý hiện trạng sử dụng các loại đất, khả năng
chuyển đổi mục đích sử dụng làm căn cứ cho việc lập quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất trong tương lai đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, mục tiêu
và phát triển kinh tế xã hội trong toàn xã.
1.3. Yêu cầu
- Đánh giá hiện trạng tình hình sử dụng đất phải đúng thực tiễn thể hiện
tính khoa học khách quan, dễ hiểu, dễ làm để thực hiện và mang tính xã hội
hoá cao.
- Phản ánh đầy đủ và chính xác thực trạng sử dụng đất của xã từ đó đưa
ra phương pháp sử dụng đất một cách đầy đủ, khoa học, hợp lý và hiệu quả để
tăng cường công tác quản lý bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
1.4. Ý nghĩa
* Ý nghĩa trong học tập
- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến
thức thực tế trong quá trình thực hiện đề tài, thực tập tại cơ sở.
- Áp dựng được những kiến thức đã học trong nhà trường vào quá trình
thực hiện đề tài, học hỏi những kiến thức mới trong quá trình thực tập.
- Có được các kĩ năng làm việc thực tiễn, nâng cao khả năng tiếp cận,
thu thập và xử lý thông tin trong quá trình làm đề tài.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất từ đó đề xuất được những

giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.


4

- Kết quả nghiên cứu hiện trạng và biến động sử dụng đất đai xã Việt
Hùng làm cơ sở khoa học cho việc định hướng, quy hoạch sử dụng đất trên
địa bàn theo hướng phát triển bền vững.
- Các đề xuất địng hướng sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản
lý trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo mục tiêu phát triển
bền vững của xã Việt Hùng nói riêng và huyện Đông Anh nói chung.


i

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của xã Việt Hùng ...................... 15
Bảng 2: Bảng chi tiết tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Việt Hùng giai đoạn
2010 - 2014 ...................................................................................................... 18
Bảng 3: Cơ cấu các loại đất năm 2014 .......................................................... 29
Bảng 4 : Diện tích và cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp. .................................. 30
Bảng 5: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất chuyên dùng..................................... 32
Bảng 6: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất chưa sử dụng năm 2014 .................... 34
Bảng 7: diện tích đất theo mục đích sử dụng qua từng năm từ 2010 đến 2014 ..... 35
Bảng 8: diện tích đất theo mục đích sử dụng của từng thôn xã Việt Hùng năm
2014 ................................................................................................................ 40
Bảng 9: Tình hình sử dụng và biến động đất đai giai đoạn 2010 -2012 -2014 ...45


6


quyết định chính xác, phù hợp với việc sử dụng đất hiện tại và hướng sử dụng
đất trong tương lai.
2.1.1.3. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử
dụng đất và quản lý Nhà nước về đất đai.
2.1.1.3.1. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử
dụng đất.
Hiện nay việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch là rất quan trọng,
nó làm cho đất đai được sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững. Nhưng để
có một phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý, có tính khả thi thì người lập
quy hoạch phải có sự hiểu biết sâu sắc về hiện trạng sử dụng đất cũng như
điều kiện và nguồn lực của vùng lập quy hoạch. Để đáp ứng được điều đó thì
chúng ta phải thông qua bước đánh giá hiện trạng sử dụng đất. Đánh giá hiện
trạng sử dụng đất giúp cho người lập quy hoạch nắm rõ đầy đủ và chính xác
hiện trạng sử dụng đất cũng như những biến động trong quá khứ để từ đó đưa
ra những nhận định sử dụng đất hợp lý với điều kiện hiện tại và trong tương
lai. Có thể nói đánh giá hiện trạng sử dụng đất là cở sở khoa học cho việc đề
xuất những phương hướng sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Vì vậy giữa
đánh giá hiện trạng sử dụng đất có mối quan hệ khăng khít với nhau.
2.1.1.3.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và công tác quản
lý nhà nước về đất đai
Trong những năm gần đây do nhu cầu đất đai của các ngành đã làm
cho quỹ đất bị xáo trộn, việc chuyển đổi mục đích sử dụng, hiện tượng lấn
chiếm tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên đã làm cho công tác quản lý đất
đai gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để quản lý chặt chẽ quỹ đất thì cần phải nắm
bắt được các thông tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất. Công tác đánh giá
hiện trạng sử dụng đất giúp cho các nhà quản lý đất đai cập nhật, nắm chắc
các thông tin về hiện trạng sử dụng đất một cách chính xác nhất, giúp cho các
nhà quản lý chỉnh sửa bổ sung những thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Vì



7

vậy có thể nói công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất có một vai trò hết sức
quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước đối với đất đai.
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai.
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy
hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Nghị định số 11/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về
quản lý và phát triển đô thị.
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 quy định chi tiết
việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về định mức kinh tế.
- Kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy
hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 5763/BTNMT-ĐK-TK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong
công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 của Tổng cục
Quản lý Đất đai hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về đất trên thế giới
Trong thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới
và sự bùng nổ của dân số đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Để giảm thiểu

một cách tối đa sự thoái hoá tài nguyên đất do thiếu trách nhiệm và hiểu biết


8

của con người, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất theo
quy hoạch và bền vững trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của
việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nên trên thế giới công
tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã được thực hiện khá lâu và dần được
chú trọng hơn, đặc biệt đối với các nước phát triển.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX việc đánh giá khả năng sử dụng đất
được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm
đất. Công tác đánh giá ngày càng thu hút các nhà khoa học trên thế giới đầu
tư nghiên cứu, nó trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu không
thể thiếu đối với các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách và các nhà
quản lý trong lĩnh vực đất đai. Sau đây là một số nghiên cứu về đánh giá trên
thế giới:
- Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới (Inrrigation Land
Suitabiliti Classification) của Cục cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
năm 1951. Phân loại thành 6 lớp, từ lớp có thể trồng được đến lớp có thể
trồng được một cách có giới hạn đến lớp không thể trồng được, bên cạnh đó
yếu tố khả năng của đất cũng được chú trọng trong công tác đánh giá đất ở
Hoa Kỳ do Klingebeil và Montgomery thuộc Vụ bảo tồn đất đai Bộ nông
nghiệp Hoa Kỳ đề nghị năm 1964. Ở đây đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại
đưa vào khả năng sản xuất của một loại cây trồng hay một loại cây tự nhiên
nào đó, chỉ tiêu cơ bản để đánh giá là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng với
mục tiêu canh tác dự định áp dụng.
- Liên xô (cũ) có lịch sử hình thành và phát triển công tác đánh giá đất
từ lâu đời. Năm 1917 việc đánh giá đất gắn liền với công tác địa chính mà tiên
phong là hoạt động của Hội đồng địa chính thuộc Bộ tài sản. Từ năm 1960

việc phân hạng đánh giá đất được thực hiện theo 3 bước:
+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng.
+ Đánh giá khả năng của đất.


9

+ Đánh giá kinh tế đất.
- Để đáp ứng yêu cầu thực tế về công tác đánh giá đất, Tổ chức FAO đã
tập hợp các nhà khoa học trên thế giới cùng nhau hợp tác và nghiên cứu xây
dựng quy trình đánh giá đất đai. Các nhà khoa học này đã tiến hành nghiên
cứu và đưa ra dự thảo đề cương đánh giá đất đầu tiên vào năm 1972, sau đó
được Brinkiman và Smith soạn lại và cho xuất bản năm 1973. Từ bản dự thảo
này cùng với các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học hàng đầu của tổ chức
FAO đã xây dựng nội dung phương pháp đánh giá đầu tiên (A Framewok For
Land Evaluation), công bố năm 1976 Rome.
Phương pháp đánh giá đất của FAO dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp
đất đai được thử nghiệm trên nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới đã có
hiệu quả. Qua nhiều năm sửa đổi bổ sung và đúc rút từ kinh nghiệm thực tế
FAO đã đưa ra nhiều tài liệu hướng dẫn cho các đối tượng cụ thể trong công
tác đánh giá đất.
Hiện nay con người đã dần ý thức được tầm quan trọng của công tác
đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất một cách bền vững nên công tác đánh
giá đất đai được thực hiện ở hầu hết các quốc gia và trở thành khâu trọng yếu
trong hoạt động đánh giá tài nguyên đất hay trong quy hoạch sử dụng đất, là
công cụ cho việc quản lý sử dụng đất bền vững ở mỗi quốc gia.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ thế kỷ XV những hiểu biết về đất đai bắt đầu được chú
trọng và tổng hợp thành tài liệu quốc gia như: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi,
các tài liệu của Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Trong thời kỳ Pháp thuộc, để thuận lợi cho công cuộc khai thác tài
nguyên, chúng ta cũng đã tiến hành một số nghiên cứu như:
− Công trình nghiên cứu : “Đất Đông Dương” do E.M.Castagnol thực
hiện ấn hành năm 1942 ở Hà Nội.


10

− Công trình nghiên cứu: “Vấn đề đất và sử dụng đất ở Đông Dương”
do E.M.Castagnol tiến hành in ấn năm 1950 ở Sài Gòn.
− Công trình nghiên cứu đất đỏ ở Miền Nam Việt Nam do Tkatchenko
thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam.
Từ sau năm 1950, rất nhiều các nhà khoa học Việt Nam như: Tôn Thất
Chiểu, Vũ Ngọc Tuyên, Lê Duy Thước, Cao Liêm, Trương Đình Phú…Và
các nhà khoa học nước ngoài như: V.M.Firdland, F.E.Moorman cùng hợp tác
xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000), phân
vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam, bản đồ đất tổng quát miền Nam
Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000), tính chất lý, hoá học đất vùng đồng bằng sông
Cửu Long, bản đồ đất Việt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000), các nghiên cứu về đất sét,
đất phèn Việt Nam, đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc, bước đầu
nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO. Tuy nhiên, các
công trình này mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu đất trong mối liên quan với các
điều kiện tự nhiên.
− Trong nghiên cứu và đánh giá quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở
Việt Nam (Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu năm 1985), phân loại khả
năng của FAO đã được áp dụng trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, phân
lớp thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.
− Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 1993 của Tổng cục quản lý
ruộng đất, trong báo cáo này chủ yếu đề cập đến khả năng sản xuất thông qua
hệ thống thuỷ hệ.

− Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy
hoạch sử dụng đất (Viện Quy hoạch và Thiết kế Bộ nông nghiệp năm 1994).
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và
phát triển lâu bền là nội dung của đề tài KT 02-09 do PGS-TS Trần An Phong
làm chủ nhiệm năm 1995. Tài liệu này xây dựng trên quan điểm sinh thái và
phát triển lâu bền để đánh giá hiện trạng và khả năng sử dụng đất. Với mục
tiêu quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho công tác phát triển
và bảo vệ sức khoẻ con người.


11

Trong bối cảnh hiện nay, các tác động của con người đối với khai thác
sử dụng đất hoàn toàn bị chi phối bởi yếu tố kinh tế, xã hội. Vì vậy đòi hỏi sự
kết hợp xem xét giữa điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể, từ
đó chỉ ra các biện pháp khả thi trong việc sử dụng tài nguyên đất trên quan
điểm sinh thái và phát triển lâu bền.
2.2.3. Tình hình đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở thành phố Hà Nội
Sử dụng đất đai hợp lý – hiệu quả có vai trò hết sức quan trọng trong sự
phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. Đất đai là tài nguyên thiên
nhiên có hạn tuy nhiên tình hình sử dụng đất đai của thành phố Hà Nội hết
sức phức tạp, vì thành phố Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, là nơi tập trung các cơ quan đầu não, các
khu công nghiệp...Do vậy việc nghiên cứu và xây dựng thành phố Hà Nội
phát triển trong thời gian tới nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
thúc đẩy sự sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, phản ánh tình hình sử dụng đất ở
thành phố Hà Nội một cách đầy đủ.
Đất đai thành phố Hà Nội được phân theo 2 đơn vị hành chính:
- Nội thành: 8.430 ha chiếm 9,15% diện tích tự nhiên của toàn thành phố.
- Ngoại thành: 83.667 ha chiếm 90,85% diện tích tự nhiên của toàn

thành phố.
Như vậy, diện tích đất đai của thành phố tuy không nhiều nhưng tính
chất sử dụng đa dạng và khá phức tạp.
Hiện tại quỹ đất nông nghiệp của thành phố có tổng diện tích 43.612 ha
trong đó Đất trồng cây hàng năm là 39.066 ha chủ yếu là trồng lúa và hoa
màu. Diện tích rừng là 6.128 ha chiếm diện tích 6,65% diện tích toàn thành
phố.
Nhìn chung quỹ đất tự nhiên của thành phố Hà Nội cơ bản đã được sử
dụng cho các mục đích kinh tế - xã hội.


12

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn
xã Việt Hùng – huyện Đông Anh – tp. Hà Nội giai đoạn 2010 – 2014.
Đề xuất các biện pháp, phương hướng sử dụng đất phù hợp, có hiệu
quả cao, kết hợp với bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Việt
Hùng – huyện Đông Anh – tp. Hà Nội.
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm: xã Việt Hùng – huyện Đông Anh – tp. Hà Nội.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 30/1/2015 đến 29/4/2015.
3.3. Nội dung
3.3.1. Nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Việt Hùng –
huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội

3.3.2. Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Việt
Hùng – huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội.
3.3.3. Nghiên cứu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất xã Việt
Hùng – huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Phương pháp chuyên khảo, điều tra thu thập hệ thống thông tin số
liệu liên quan đến đề tài
Đây là phương pháp điều tra tài liệu, số liệu trong phòng, thu thập các tài
liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất.
Gồm 2 phương pháp:


13

- Điều tra ngoại nghiệp: Đi thực tế để quan sát, đo đếm, tìm hiểu các yếu tố.
- Điều tra nội nghiệp: Tiến hành thu thập số liệu.
+ Thu thập số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
+ Thu thập số liệu theo bản đồ nông hoá thổ nhưỡng.
+ Thu thập số liệu theo mẫu biểu thống kê đất đai hàng năm.
+ Thu thập số liệu về tình hình sử dụng các loại đất.
+ Thu thập số liệu theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất các thời kỳ.
+ Thu thập số liệu theo bản đồ địa chính, địa hình.
+ Thu thập số liệu theo bản đồ ranh giới hành chính, ranh giới giải thửa.
+ Thu thập số liệu về dân số, lao động, về tình hình sản xuất các loại cây trồng.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi đã thu thập tài liệu số liệu điều tra ở trong phòng có liên quan
đến đề tài sẽ tiến hành xử lý số liệu.
3.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích
Dùng để thống kê xử lý các hệ thống số liệu để phân tích đánh giá nhận
định tình hình.



ii

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................... 1
1.2. Mục đích .................................................................................................... 3
1.3. Yêu cầu ...................................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa ..................................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 5
2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất ................. 5
2.1.1. Cơ sở lý luận của đánh giá hiện trạng sử dụng đất ................................ 5
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất ............................... 7
2.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất............................. 7
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về đất trên thế giới .............................................. 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 9
2.2.3. Tình hình đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở thành phố Hà Nội.......... 11
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................... 12
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 12
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 12
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 12
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện .............................................................. 12
3.3. Nội dung .................................................................................................. 12
3.3.1. Nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Việt Hùng –
huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội............................................................ 12
3.3.2. Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Việt Hùng
– huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội......................................................... 12



15

Bảng 1: Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của xã Việt Hùng
Chỉ tiêu

Cả năm

Mùa nóng

Mùa lạnh

(tháng 4 - 10)

(tháng 11 - 3)

- Nhiệt độ bình quân (0C)

23,9

28 – 32

14 - 16

- Trung bình tối cao (0C)

-

29 – 32


20

- Trung bình tối thấp (0C)

-

24 – 26

12 - 13

- Tối cao tuyệt đối (0C)

40,1

40,1

-

- Tối thấp tuyệt đối (0C)

8

-

8
(Nguồn: internet)

Số ngày mưa trong năm khoảng 144 ngày với lượng mưa trung bình
hàng năm 1600 – 1700 mm. Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) tập trung
tới 85% lượng mưa toàn năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8, với lượng mưa

trung bình 300-350 mm. Những tháng đầu đông ít mưa, nhưng nửa cuối mùa
đông lại có mưa phùn, ẩm ướt.
Có 2 hướng gió chính thịnh hành: Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè
và gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông. Hàng năm xã chịu ảnh hưởng trực
tiếp khoảng 5 – 7 cơn bão thường trùng với các thời kì nước sông Hồng dâng
cao, đe dọa không chỉ sản xuất nông nghiệp mà còn cả đời sống nhân dân.
4.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước.
Nguồn nước mặt và nước ngầm đảm bảo chất lượng và trữ lượng dồi
dào, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Chế độ thủy văn của xã
chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm.
4.1.1.5. Cảnh quan môi trường.
Hiện tại tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí của xã chưa nhiều, điều
kiện môi trường ở Việt Hùng khá thuận lợi đối với đời sống của dân cư và phát
triển sản xuất. Đến nay toàn xã 6/6 thôn đã thực hiện việc thu gom vận chuyển rác
thải đến bãi Nam Sơn của thành phố để xử lý. Tuy nhiên, có một số nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường của xã đó là:


16

- Nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất: Trong sản xuất nông nghiệp, do
người dân quá lạm dụng trong việc sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu đã
gây nên sự ô nhiễm trực tiếp tới nước, đất và môi trường không khí, ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái, gây hại cho các vi sinh vật trong đất dẫn đến
làm giảm qúa trình phân huỷ chất hữu cơ và giảm độ phì của đất.
- Nguồn gây ô nhiễm về dân sinh: Đó là những chất thải từ vật nuôi, từ
sinh hoạt hàng ngày của nhân dân chưa được xử lý kịp thời. Đặc biệt hệ thống
tiêu thoát nước còn thiếu, nước thải sinh hoạt đổ ra hầu như ngấm trực tiếp
xuống đất.
Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khoẻ cho người dân, trong thời

gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái.
Chú trọng phát triển hệ thực vật xanh, có chính sách khuyến khích nhân
dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn,
xóm và cộng đồng.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên.
4.1.2.1. Tài nguyên đất.
Căn cứ vào tính chất nông hóa thổ nhưỡng, đất đai của xã được phân ra
thành 2 nhóm chính sau: Đất bạc màu phát trên phù sa cổ có sản phẩm
feralitic và đất phù sa.
- Nhóm đất bạc màu phát trên phù sa cổ (Bg): là nhóm đất chiếm phần
lớn diện tích của xã phân bố hầu hết ở các thôn.
- Đất phù sa: có diện tích tương đối nhỏ, phân bố rải rác tại các thôn
trong xã.
Nhìn chung đất đai của xã phù hợp cho phát triển các loại cây trồng
hàng năm như: lúa, ngô, rau các loại, cà chua, đậu tương, lạc, hoa....và một số
loại cây công nghiệp khác.


17

4.1.2.2. Tài nguyên nước.
Nguồn nước mặt quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp
bởi hệ thống sông ngòi và lượng mưa hàng năm. Tuy nhiên, xã Việt Hùng
không có hệ thống sông chảy qua nên nguồn nước chủ yếu của xã là nguồn
nước mặt và nguồn nước ngầm.
4.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo về chủng loại, ít về trữ lượng.
4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn.
Trải qua chiều dài lịch sử đấu tranh xây dựng và phát triển nhân dân
trong xã luôn đoàn kết đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm, đóng góp

nhiều công sức cùng nhân dân cả nước giành được thắng lợi vẻ vang trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Ngày nay trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Việt Hùng luôn thể hiện
tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù sáng tạo trong lao động, sản
xuất. Đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế - văn
hóa - xã hội.
Xã Việt Hùng có 8 di tích lịch sử Đình, chùa, trong đó có 5 di tích được
xếp hạng gồm 3 đình và 2 chùa.
Xã có 4 lễ hội truyền thống, hàng năm các thôn đều tổ chức lễ hội
truyền thống vào tháng Giêng và tháng Tám tại các đình làng.
4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Việt Hùng
4.1.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhìn chung kinh tế xã Việt Hùng những năm gần đây có nhiều chuyển
biến tốt, tất cả các ngành kinh tế đều có hướng phát triển nhanh tuy nhiên do ảnh
hưởng của lạm phát, thiên tai và dịch bệnh nên tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn
chậm so với mục tiêu Đại hội đề ra. Trong 5 năm qua, kinh tế xã Việt Hùng
phát triển, tăng trưởng ở mức khá. GTSX toàn xã năm 2010 đạt 77.92 tỷ đồng


18

(Nông nghiệp là 44.5 tỷ đồng, CN-TTCN-XD là 25.24 tỷ đồng, Thương mạiDịch vụ là 8.18 tỷ đồng). GTSX năm 2014 toàn xã đạt 127.26 tỷ đồng (Nông
nghiệp là 55.26 tỷ đồng, CN-TTCN-XD là 55.2 tỷ đồng, Thương mại- Dịch
vụ là 16.8 tỷ đồng).
Thu nhập trên địa bàn năm 2010 đạt 56.88 tỷ đồng, năm 2014 đạt 78.04 tỷ
đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng tỷ
trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Bảng 2: Bảng chi tiết tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Việt Hùng

giai đoạn 2010 - 2014
ĐVT

2010

2014

1. Tổng giá trị sản xuất

Tỷ đồng

77,92

127,26

Giá trị sản xuất N – L – N

Tỷ đồng

44,5

55,26

Giá trị sản xuất CN –XD

Tỷ đồng

25,24

55,2


Giá trị sản xuất TM – DV

Tỷ đồng

8,18

16,8

%

100.00

100.00

Nông – Lâm nghiệp

%

57,1

43,4

Công nghiêp – Xây dựng

%

32,4

43,4


Dịch vụ - Thương mại

%

10,5

13,2

Triệu đồng

4,8

8,4

Tỷ đồng

56,88

78,04

Chỉ tiêu

2. Cơ cấu kinh tế
( Theo GTSX GC Đ)

3. Thu nhập bình quân

đầu người


4. Tổng thu nhập trên địa bàn (GNP)

(Nguồn: số liệu thống kê xã Việt Hùng)
4.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
4.1.3.2.1. Nông- Lâm- Ngư nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 đạt 55,26 tỷ đồng, bình quân
105.4 triệu đồng /1 ha tăng 24,2% so với năm 2010. Diện tích gieo trồng lúa


iii

3.3.3. Nghiên cứu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất xã Việt Hùng
– huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội......................................................... 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 12
3.4.1. Phương pháp chuyên khảo, điều tra thu thập hệ thống thông tin số liệu
liên quan đến đề tài ........................................................................................ 12
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 13
3.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích ......................................................... 13
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................... 14
4.1. Điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường. ............................................ 14
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường .......................................... 14
4.1.2. Các nguồn tài nguyên. .......................................................................... 16
4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Việt Hùng ............................ 17
4.2. Đánh giá công tác quản lý đất đai của xã Việt Hùng giai đoạn 2010 –
2014................................................................................................................ 24
4.2.1. Công tác điều tra khảo sát, đo đạc bản đồ địa chính ............................ 25
4.2.2. Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ...................................... 25
4.2.3. Công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận
sử dụng đất ..................................................................................................... 26
4.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất ..................................... 26

4.2.5. Công tác thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất
đai ................................................................................................................... 27
4.2.6. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ...................................................... 28
4.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất đai của xã Việt Hùng giai đoạn 2010 –
2014. ............................................................................................................... 28
4.3.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Việt Hùng giai đoạn 2010 – 2014
theo các loại đất. ............................................................................................. 28


×