Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa tâm lí.. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.17 KB, 17 trang )

“Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định
nghĩa tâm lí.. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp
cận đó”.
Mở đầu
Nội dung
I. Khái quát chung
II. Quan điểm về cách tiếp cận văn hóa theo định
nghĩa tâm lí
1. Quan điểm
a. Quá trình thích nghi với môi trường
b. Quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng
xử của con người
2. Ưu điểm
3. Nhược điểm
III. Ví dụ minh họa
Kết luận

1


MỞ ĐẦU
Văn hóa là những hoạt động đã có từ xa xưa, ra đời cũng với con người.
Nhưng các khái niệm văn hóa và hệ thống văn hóa thì luôn mới mẻ. Vì mỗi thời,
mỗi ngành, thậm chí mỗi người lại đem đến cho chúng những cách hiểu mới, định
nghĩa mới. Với vấn đề này có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, mà từ mỗi cách
tiếp cận đó đều có những cách hiểu khác. Trong đó có cách tiếp cận theo định
nghĩa tâm lý. Để làm rõ hơn vấn đề này, bài tập lớn xin trình bày về đề tài “Quan
điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa tâm lí”. Lấy ví dụ minh
họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó”.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung


Hiện nay có nhiều bộ môn khoa học cùng nghiên cứu văn hóa dưới nhiêu
khía cạnh khác nhau, như dân tộc học, nhân học, xã hội học, triết học… Tuy nhiên,
chỉ có văn hóa học nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể tự biến đổi và phát triển.
Văn hóa học vừa nghiên cứu văn hóa nói chung, vừa nghiên cứu các hiện tượng
văn hóa riêng biệt. Tuy còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhay về văn hóa, song
các nhà nghiên cứu đều tìm được sự thống nhất chung trong việc xác định đối
tượng của bộ môn khoa học này.
Theo đó, đối tượng của văn hóa học chính là văn hóa. Tuy nhiên, vấn đề tiếp
theo là nằm ở chỗ: quan niệm thế nào là văn hóa? Có thể nói, cho đến tận hôm nay,
những định nghĩa về văn hóa đang được sử dụng trên thực tế cũng chỉ là những
định nghĩa có tình chất quy ước nhằm đi tới một khái niệm thỏa thuận để tiện cho
việc sử dụng.
Theo nghĩa hẹp thì văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc chiều rộng,
theo không gian hoặc theo thời gian. Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là

2


những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật…), giới hạn
theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn
hóa giao tiếp…). Theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù
của từng vùng (văn hóa Tây Nguyên…), còn giới hạn theo thời gian thì văn hóa là
những giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn…).
Theo nghĩa rộng thì văn hóa “bao gồm tất cả những hoạt động vật chất và
hoạt động tinh thần có tính sáng tạo của con người, được con người lĩnh hội, kế
thừa và tuân thủ trong sinh hoạt, giúp phân biệt con người với tự nhiên, và phân
biệt tộc người này với tộc người khác, cộng đồng người này với cộng đồng người
khác”.
II. Quan điểm về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa tâm lí.
1. Quan điểm

Các định nghĩa tâm lý học, trong đó nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với
môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người.
Chẳng hạn W. Sumner và A. Keller định nghĩa: “Tổng thể những sự thích nghi của
con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh…
Những sự thích nghi này được đảm bảo bằng con đường kết hợp những thủ thuật
như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa”.
William Graham Sumner (ngày 30 tháng mười năm 1840 - 12 tháng 4 năm
1910) là một người Mỹ học tập và "tổ chức các giáo sư đầu tiên trong xã hội
học "tại Yale College . Trong nhiều năm, ông đã có một danh tiếng như một trong
những giáo viên có ảnh hưởng nhất ở đó. Ông là một học giả với nhiều cuốn sách
và bài tiểu luận về lịch sử nước Mỹ , lịch sử kinh tế , lý luận chính trị , xã hội
học và nhân chủng học . Ông được tín nhiệm giới thiệu thuật ngữ " chủ nghĩa vị
chủng ", một thuật ngữ dùng để xác định đế quốc phương tiện trưởng 'của sự biện
minh, trongFolkways cuốn sách của ông (1906). Sumner thường được xem như

3


một nguyên thủy tự do . Ông cũng là người đầu tiên để dạy một khóa học mang tên
"Xã hội học".

Albert Galloway Keller (1874-1956) là một nhà xã hội học , tác giả , và
sinh viên và đồng nghiệp của William Graham Sumner .
Keller được biết đến như các biên tập viên của tờ William Graham Sumner
trong rất nhiều cuốn sách được xuất bản trong những năm đầu thế kỷ 20 của Đại
học Yale Press. Ông là học giả ở bên phải của riêng của mình và đã viết về chính
sách của Đức thuộc địa, địa lý kinh tế, và xã hội học.
Keller đến từ Springfield , Ohio . Ông tốt nghiệp từ Yale College vào năm
1896 và nhận bằng tiến sĩ Đại học Yale năm 1899. Ông ngay lập tức tham gia
giảng dạy khoa học xã hội tại đại học Yale và được bổ nhiệm làm giáo sư vào năm

1907, thành công người thầy của mình, và giảng dạy tại Đại học Yale cho đến năm
1942.
a. Quá trình thich nghi với môi trường

4


Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài
của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng
và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ
thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem
xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các
hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài
người và các thể chế.

Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện
hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh
khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.

5


Thích nghi với môi trường tức là khi ta sinh ra, điều kiện của môi trường có
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp rất lớn đến chính con người chúng ta, cuộc sống
của chúng ta. Sinh ra trên đất nước Việt Nam, bố mẹ là người Việt thì ta là người
Việt, nói tiếng Việt, hay có thể là ngôn ngữ của dân tộc ta mang, còn nếu sinh ra
cũng là người Việt những sống tại nước Nhật bản hay nước Anh thì ngôn ngữ
chúng ta sử dụng chính có thể là ngôn ngữ nước ta đang sống… Vì vậy môi trường

có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức chúng ta, hình thành nên những lối sống, nhận
thức, cách ứng xử, cách nhìn nhận vấn đề khác nhau phụ thuộc vào những chuẩn
mực riêng do môi trường đó tạo ra hoặc nó đang tồn tại. trên đây chỉ là một ví dụ
nhỏ dễ hiểu về quá trình thích nghi với môi trường hình thành nên nhận thức lối
sống của con người như thế nào chứ không phải chỉ xem xét quá trình thích nghi
với môi trường trên khía cạnh bó hẹp như vậy.

6


Như cách hiểu trên nên ta có khái niệm môi trường văn hóa. Đó là từ sự
thích nghi với từng môi trường khác nhau nên hình thành nên những môi trường
văn hóa khác nhau, trong đó có những chuẩn mực mà có thể đúng với môi trường
văn hóa chấp nhận nó, hoặc bị đào thải bới đi ngược lại đòi hỏi của môi trường văn
hóa đó.
7


Môi trường văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành quan điểm giá trị và
quan niệm phân phối xã hội một cách hợp lý, nhân văn, phù hợp với các tầng lớp
khác nhau trong xã hội nhằm bảo đảm sự ổn định. Tùy thuộc vào đặc thù văn hóa
và quan điểm giá trị khác nhau, mỗi quốc gia sẽ có lựa chọn riêng. Có những quốc
gia nhấn mạnh công bằng xã hội, hài hòa xã hội. Quan điểm này sẽ chi phối cách
phân phối xã hội, chính sách hỗ trợ xã hội, giúp đỡ người nghèo, thu hẹp khoảng
cách giàu nghèo trong xã hội. Ngược lại, có những quốc gia coi trọng quan điểm cá
lớn nuốt cá bé, kỳ thị chủng tộc. Nếu như quan điểm trước có lợi cho ổn định xã
hội thì quan điểm sau lại tạo nên bất bình xã hội, dẫn tới xung đột xã hội và biến
động chính trị.
Môi trường văn hóa ảnh hưởng tới ổn định xã hội thông qua quan hệ giữa
người với người. Xã hội là do con người tổ chức hợp thành. Cá nhân, gia đình là tế

bào của xã hội. Con người sống trong xã hội tất nhiên sẽ phát sinh nhiều loại quan
hệ và những mối quan hệ này ở những mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến ổn
định xã hội. Có thể nói, quan hệ người - người rất đa dạng và phức tạp: hợp tác và
bất hợp tác, lãnh đạo và phục tùng, lạnh nhạt và nồng thắm, lại có loại đấu đá trực
tiếp hoặc ngấm ngầm... Rõ ràng, những loại hình quan hệ này sẽ hoặc tăng thêm
sức mạnh, hoặc làm giảm sút tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, tập thể và xã hội.
Nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ giữa người với người cũng nhiều loại, như tính
cách, lợi ích, truyền thống... Ở đây, nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đối
với việc hình thành quan hệ giữa người với người. Trong quan hệ người - người thì
môi trường là chủ thể lớn nhất. Binh pháp Tôn Tử cho rằng thiên thời không bằng
địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa. Thiên thời, địa lợi là môi trường tự nhiên.
Nhân hòa là sự hài hòa xã hội và con người. Đây là tư tưởng rất có giá trị, vì muốn
tạo dựng môi trường văn hóa có lợi cho ổn định xã hội thì trước hết phải coi trọng

8


nhân hòa. Nhưng không thể lầm lẫn coi nhân hòa là đoàn kết một chiều, ba phải và
xu nịnh, lấy lòng.
Môi trường văn hóa có lợi cho ổn định xã hội khi ý thức đạo đức, bao gồm
quan niệm công đức xã hội và quan niệm đạo đức nghề nghiệp được chú trọng.
Dùng đạo đức nghề nghiệp và công đức xã hội để quy phạm hành vi của mọi
người. Thông qua dư luận xã hội và hoạt động văn hóa làm cho các yêu cầu đạo
đức trở thành một bộ phận hợp thành ý thức tư tưởng của mọi công dân.
b. Quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người
Tất cả những sự thành thạo trong cuộc sống mà chúng ta có được là từ
đâu?
Một ngày dài trôi qua, với những công việc mệt mỏi. Chiều tối, chiếc xe của
bạn lại đưa bạn trở lại con đường về nhà. Và bạn lái xe về nhà trên con đường quen
thuộc như để ở chế độ lái tự động. Bạn chẳng hề nhớ những lúc bạn mới học lái xe,

càng không nhớ tới thời điểm đầu tiên bạn đã đi trên con đường này. Nhưng việc
lái xe của bạn hoàn toàn chẳng có khó khăn gì.

9


Những cơ chế tự động như vậy thường được chi phối bởi một trí nhớ gọi là
“trí nhớ tiến trình” do các dây thần kinh tạo ra. Hiện, trí nhớ này đang là đối tượng
của nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau. Những nghiên cứu cho con người hiểu
biết hơn về các cơ chế liên quan tới chức năng của trí nhớ tiến trình, và biết thêm
nhiều hơn nữa cả các loại trí nhớ khác, thí dụ trí nhớ sự kiện hoặc trí nhớ tình
huống. Để trí nhớ chúng ta có dữ liệu trong đó thì ta cần cung cấp thong tin cho
chúng, và đó là việc ta hoạt động, suy nghĩ, thực hiện hành vi… từ 1 việc mà ta
làm và để nhớ được việc đó, cách làm việc đó như thế nào chỉ có cách ta phải thực
hiện chúng thường xuyên, hay tạo dấu ấn riêng cho nó. Đó chính là việc tạo thói
quen, thói quen khi đã hình thành thì chúng sẽ dần hiện hữu song song cùng với sự
ứng xử thường ngày của ta mà chính ta cũng không nhớ mình đã làm nó khi nào?
Học hỏi cũng là một hoạt động tạo ra thói quen, học hỏi từ xung quanh, từ
môi trường, dần thích nghi với chúng, học hỏi từ đó những thứ mà ta xa lạ,… đó
cũng tạo ra cho ta một thói quen hay cách ứng xử mới. cách ứng xử phù hợp với xã
hội thì được coi là có văn hóa, và ngược lại, nó sẽ bị coi là thiếu văn hóa.

10


Có thể nói, lối sống là một hình thức biểu hiện của văn hóa. Nói đến lối sống
là nói đến cả khía cạnh văn minh nhân loại và truyền thống của một dân tộc, cả các
giá trị phổ quát và cả các giá trị phù hợp với điều kiện lịch sử của từng thời kỳ nhất
định. Lối sống hiểu một cách chung nhất là một tập hợp những nét cơ bản, tiêu
biểu, ổn định của các hình thức hoạt động sống đặc trưng cho mỗi dân tộc, quốc

gia, vùng địa lý, nhóm xã hội và cá nhân trong những điều kiện chính trị - kinh tế văn hóa - xã hội cụ thể. Đó là cách thức hoạt động, ứng xử của chủ thể (cá nhân,
tập thể) để đáp ứng nhu cầu sống, từ ăn, mặc, ở, đi lại, tái tạo giống nòi đến học
hành, vui chơi, giao tiếp và thoả mãn nhu cầu trí tuệ, thẩm mỹ,vv..; từ hoạt động
kinh doanh, chính trị, văn hoá đến việc tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và xã
hội.
Lối sống người Việt Nam được hình thành do điều kiện địa lý, kinh tế, chính
trí, trước hết là tâm lý và văn hoá dân tộc Việt Nam. Vì vậy, lối sống người Việt
Nam chính là sự hoá thân của các đặc điểm truyền thống dân tộc, mang những nét
riêng bản sắc con người và văn hoá Việt Nam.
Có nhiều yếu tố cấu thành nên lối sống, có thể kể ra một vài thành tố quan
trọng nhất của nó như: Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh; Các phong tục tập
quán; Cách thức giao tiếp, ứng xử của con người; Quan niệm về đạo đức và nhân

11


cách..

12


Thói quen ăn vặt, ăn tại vỉa hè của người Việt
Như vậy, lối sống chịu sự quy định của phương thức sản xuất xã hội và toàn
bộ những điều kiện sống của con người. Nhưng nó không phải là sản phẩm thụ

13


động bởi lối sống của con người là do con người tạo ra mà con người vừa là sản
phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể sáng tạo ra hoàn cảnh sống của chính mình.

Do đó, lối sống có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến phương thức sản xuất và
toàn bộ đời sống xã hội.
Con người, về cơ bản, là một loài vật có văn hóa. Để có văn hóa, con người
đã trải qua quá trình tiến hóa làm người. Quá trình này không ngắn như một đời
người, vài ba thế hệ hoặc dăm bảy nghìn năm mà bắt đầu cách ngày nay ít nhất 15
triệu năm. Trong quãng thời gian này, con người vừa thích ứng với môi trường tự
nhiên, tạo nên các biến đổi di truyền để sinh tồn, vừa thích ứng với môi trường văn
hóa bằng nhiều phương thức, trải qua nhiều thời kỳ biến đổi khác nhau để ngày
càng phát triển.
Trong quá trình tiến hóa đầu tiên từ các loài vượn người thành người Homo
sapiens sapiens, các bản năng loài vật dần bị thoái hóa, thay thế bằng văn hóa. So
với quá trình thích ứng tự nhiên do di truyền, thích ứng văn hóa theo các chức năng
của loài người diễn ra nhanh hơn. Văn hóa giúp con người thích ứng với môi
trường tự nhiên, thích ứng theo các nhu cầu của chính mình, đồng thời còn làm cho
con người có khả năng biến đổi tự nhiên.
Khái niệm văn hóa nhằm giải thích trước hết các ứng xử tự nhiên của con
người. Đối với con người, không có “tự nhiên” thuần túy. Tự nhiên được biểu hiện
bằng văn hóa. Khi nói: “Bạn cứ tự nhiên”, thì trên thực tế có nghĩa là “Bạn cứ ứng
xử theo cách của bạn”. Các ứng xử lúc ấy không theo bản năng sinh học mà là ứng
xử văn hóa.
2. Ưu điểm
Cách tiếp cận này giúp cho chúng ta hiểu được về quá trình hình thành văn
hóa gắn với cách ứng xử, lối sống của con người. Hiểu rõ hơn về sự ảnh hướng của
14


môi trướng đóng vai trò như thế nào trong việc hình thành văn hóa, thói quen văn
hóa, tạo ra môi trương văn hóa.
3. Nhược điểm
Nếu chỉ là quá trình thích nghi với môi trường mà hình thành nên văn hóa

thì không hoàn toàn là đúng. Vì trong môi trường không lành mạnh, môi trường
luôn xảy ra những vấn đề xung đột, không ổn định, tâm lý con người bị ảnh hưởng,
mà văn hóa lại là những cái đẹp, cái tốt là chuẩn mực, thì liệu từ đó có hình thàn
nên văn hóa hay không?
Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là
nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác; và văn hóa là sản
phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm mục đích sinh tồn.
Cách tiếp cận văn hóa đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, khi nhìn
nhận văn hóa, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện từ nhiều góc độ, không nên nhìn
nhận một cách chủ quan, phiến diện để đảm bảo định nghĩa văn hóa được hiểu một
cách sâu rộng nhất.
III. Ví dụ minh họa
Đôi đũa không chỉ là vật được sử dụng trong truyền thống ăn uống mà còn
trở thành nét đẹp trong văn hóa ẩm thực phương Đông. Theo quan niệm Á Đông,
dao, dĩa có liên quan đến bạo lực và binh đao, thể hiện sự độc ác, chết chóc nên
người dân kiêng không dùng trong bữa ăn. Hơn nữa, ở những nước này, các món
ăn thường được chế biến thành những miếng nhỏ vừa miệng, thích hợp với dùng
đũa và không cần đến dao để cắt thức ăn.

15


Còn đối với phương tây họ có thói quen ăn trong đĩa với phần riêng của từng
người nên mỗi bữa ăn khẩu phần ăn chính hoàn toàn trong đĩa riền, họ tự mình cắt,

16


chia nhỏ món ăn của mình, đặc biệt là thịt và các món củ, họ thường để nguyên
miếng, chế biến, rồi khi ăn mới cắt miếng.


KẾT LUẬN
Định nghĩa văn hóa theo định nghĩa tâm lý đã phần nào giúp chúng ta hiểu
thêm một khía cạnh nào đó của văn hóa. Tuy chưa thật hoàn thiện, bởi văn hóa vô
vàn màu sắc với nhiều góc nhìn khác nhau, không có định nghĩa nào là hoàn thiện
cả, mỗi định nghĩa đều có ưu, nhược điểm của nó, mối đinh nghĩa dùng trong một

17


hoàn cảnh khác nhau, không có một định nghĩa dùng cho tất cả hoàn cảnh để hiểu
văn hóa như một chỉnh thể. Vì vậy cần vận dụng đúng lúc, đúng hoàn cảnh.

18



×