Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đặc điểm hoạt động của nghề nghiệp của luật sư có ảnh hưởng như thế nào đến kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp của họ? Liên hệ thực tiễn. 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.8 KB, 9 trang )

Mục lục
A. MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1
B. NỘI DUNG……………………………………………………………………1
I. Khái quát về nghề luật sư………………………………………………………1
1. Khái niệm………………………………………………………………………1
2. Đặc điểm hoạt động của nghề luật sư……………………………………….….1
II. Sự ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động của nghề luật sư đến
kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp của họ. Liên hệ thực tiễn………………………....1
1. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ……………………………………….……….1
2. Kỹ năng lắng nghe……………………………………………………………..4
3. Kỹ năng hỏi…………………………………………………………………….4
4. Kỹ năng phản hồi………………………………………………………………5
5. Kỹ năng thuyết phục và kỹ năng thuyết trình………………………………….6
5.1 Khái quát về kỹ năng thuyết phục…………………………………………….6
5.2 Khái quát về kỹ năng thuyết trình…………………………………………….6
5.3 Các kỹ năng chung……………………………………………………………6
C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………7

1


A. MỞ ĐẦU
Các kỹ năng giao tiếp nghề luật của luật sư nói riêng và những người làm nghề luật
nói chung không chỉ là sự vận dụng các kiến thức nghề nghiệp, kinh nghiệm giải quyết
vấn đề, mà còn thể hiện thái độ nghề nghiệp của họ khi thực hiện hoạt động liên quan
đến pháp luật. Có đầy đủ các nội dung của kỹ năng cung cấp giải pháp, luật sư giúp
khách hàng cải thiện đáng kể nhận thức và khả năng hành động để tự quyết định vấn đề
của mình một cách tốt nhất. Đồng thời, làm cho khách hàng hài lòng với dịch vụ tư vấn
pháp luật của luật sư. Để có thể hiểu về công việc của luật sư, đặc điểm của nghề luật sư
cũng như sự tác động của những đặc điểm ấy đến kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp của họ,
em xin thực hiện bài tiểu luận của mình với đề tài số 07 “Đặc điểm hoạt động của nghề


nghiệp của luật sư có ảnh hưởng như thế nào đến kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp của họ?
Liên hệ thực tiễn.”
B. NỘI DUNG.
I. Khái quát về nghề luật sư.
1. Khái niệm.
Luật sư là người tham gia tố tụng, được hành nghề luật sư theo quy định tố tụng
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo đúng quy định của pháp luật.
Một người muốn trở thành luật sư phải có bằng cử nhân luật và phải học qua khóa đào
tạo luật sư.
Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn,
điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện
dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng).
Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức
đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật và có thể đại diện cho thân chủ trước
tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.
2. Đặc điểm hoạt động của nghề luật sư.
- Tính hướng dẫn: Tính hướng dẫn như một đặc thù nghề nghiệp của luật sư được
thể hiện đặc biệt rõ nét khi luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng.
- Tính phản biện: Xét dưới góc độ nghề nghiệp của luật sư, tính chất phản biện là
những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho
là không phù hợp với pháp lý và đạo lý. Tính phản biện được nhận diện trong nhiều hoạt
động nghề nghiệp của luật sư.
- Tính trợ giúp: Đối tượng của hoạt động trợ giúp pháp lý thường là những cá nhân
có hoàn cảnh đặc biệt về nhân thân, gia đình, hoàn cảnh sống hoặc hoàn cảnh kinh tế cần
đến sự trợ giúp của cộng đồng. Để tăng cường nhận thức của những đối tượng này trong
việc tuân thủ pháp luật, cần thiết phải có những hình thức tuyên truyền, phổ biến và giáo
dục. Cùng với lực lượng nhân viên trợ giúp pháp lý làm việc trong các cơ quan tư pháp,
các luật sư cũng đang tham gia hoạt động này với ý nghĩa là hoạt động xã hội.
II. Sự ảnh hưởng của đặc điểm hoạt động của nghề luật sư đến kỹ năng giao
tiếp nghề nghiệp của họ. Liên hệ thực tiễn.

1. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ.

2


Kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng trong tư vấn pháp luật của luật sư
là sự vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm của hoạt động tư vấn pháp luật chuyên
nghiệp để biểu hiện tôn trọng khách hàng, biểu hiện sự trung thực và tận tâm với khách
hàng, nhằm tạo ra mối quan hệ cởi mở, tin cậy, trung thực với khách hàng khi thực hiện
tư vấn.
Xây dựng mối quan hệ tư vấn pháp luật với khách hàng của luật sư hướng tới các
mục tiêu sau đây: Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa luật sư và khách hàng, tạo ra mối
quan hệ tôn trọng lợi ích cộng đồng, sự tuân thủ pháp luật.
Để có thể xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng thì:
Thứ nhất, luật sư phải thể hiện sự tôn trọng với khách hàng:
- Thể hiện sự coi trọng nhân cách của khách hàng:
+ Nồng nhiệt khi đón tiếp khách hàng: biết trang bị văn phòng hiện đại, lịch sự, ăn
mặc lịch sự, đứng dậy bắt tay, nhìn vào mắt khách hàng, chào hỏi nồng hậu, giọng nói
đầm ấm, khi tiếp khách hàng thì tư thế người hơi nghiêng về phía khách hàng, tiễn khách
hàng ra tận cửa phòng.
+ Thể hiện sự coi trọng, quan tâm, chấp nhận và ứng xử phù hợp với những giá trị
riêng của khách hàng, gồm: trình độ văn hoá, giới tính, vị thế xã hội... luôn tham khảo,
lắng nghe ý kiến và bàn bạc với khách hàng về cách giải quyết vấn đề.
- Thể hiện sự tôn trọng quan điểm, quyết định của khách hàng:
+ Phải nhìn nhận, đánh giá vấn đề từ quan điểm của khách hàng.
+ Phải thể hiện sự tôn trọng quyết định và sự lựa chọn của khách hàng khi sử dụng
dịch vụ tư vấn pháp luật.
Cần chú ý rằng tôn trọng khách hàng trong tư vấn pháp luật phải có giới hạn. Luật
sư chỉ biểu thị sự tôn trọng những giá trị, chuẩn mực phù hợp với đạo đức và pháp luật.
Sự chấp nhận vô điều kiện những giá trị của khách hàng không những có nguy cơ dẫn

đến thao túng những việc làm sai trái, mà trong nhiều trường hợp, có thể biến luật sư
thành “đồng phạm” với những việc làm đó. Biết thể hiện một cách có giới hạn sự tôn
trọng còn có tác dụng giáo dục hành vi ứng xử chuẩn mực ở khách hàng. Biết thể hiện
tôn trọng khách hàng, luật sư làm cho họ thấy được trân trọng, được đề cao, giúp họ
nhận ra được những giá trị thực của bản thân. Điều này có tác dụng khích lệ khách hàng
tự tin vào bản thân, vào khả năng của họ để tự quyết định. Thể hiện tôn trọng khách
hàng, luật sư tạo ra mối quan hệ cởi mở, chân thành và thân thiện với khách hàng, là kiện
thuận lợi cho quá trình giải quyết vấn đề. Sự tôn trọng khách hàng còn giúp luật sư tham
khảo được các ý kiến hữu ích từ khách hàng, giúp giải quyết tốt vấn đề. Quan trọng hơn
cả, sự tôn trọng sẽ làm hình thành ở khách hàng thái độ tuân thủ pháp luật và tôn trọng
chuẩn mực, lợi ích của cộng đồng. Bởi lẽ, khi một cá nhân được tôn trọng và đề cao, thì
họ luôn cố gắng xứng đáng với sự tôn trọng đó.
Thứ hai, luật sư phải thể hiện sự trung thực với khách hàng.
- Khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho khách hàng, luật sư phải thể hiện sự rõ
ràng, nghiêm túc. Cụ thể:
+ Rõ ràng, minh bạch trong các thông tin về dịch vụ: công khai giá cả dịch vụ, giải
thích rõ ràng căn cứ tính thù lao, hợp đồng có nội dung công việc cụ thể, rõ ràng, có cam
kết về trách nhiệm của luật sư trước quyền lợi của khách hàng, từ chối những vụ việc
3


vượt quá khả năng và kinh nghiệm của mình, không hứa hẹn về kết quả giải quyết vụ
việc.
+ Nghiêm túc thực hiện cam kết: thực hiện đúng thoả thuận, thể hiện thái độ có
trách nhiệm trước công việc của khách hàng.
Thứ ba, luật sư phải thể hiện tôn trọng pháp luật khi thực hiện tư vấn pháp luật, cụ
thể:
- Làm đúng pháp luật: giải quyết vấn đề trên cơ sở pháp luật, không đưa ra lời
khuyên cho khách hàng theo cảm tính chủ quan, thiếu sự viện dẫn các qui định của pháp
luật.

- Từ chối yêu cầu trái pháp luật của khách hàng.
Thứ tư, tôn trọng sự thật khách quan khi tư vấn pháp luật:
+ Thể hiện thái độ khách quan trước vấn đề của khách hàng: nhận thức sự việc
dựa trên những thông tin thực tế; chỉ ra thuận lợi, khó khăn của khách hàng một cách
trung thực, không trầm trọng hoá hay đơn giản hoá nội dung tư vấn, đưa ra lời khuyên vô
tư, chân thực khi lý giải các sự kiện và yếu tố pháp lý, đưa ra mức thù lao đúng với giá
trị công lao động của hoạt động tư vấn.
+ Khuyến cáo khách hàng trình bày vấn đề trung thực, khách quan.
Thứ năm, sử dụng biểu cảm phi ngôn ngữ, ngôn ngữ khi giao tiếp:
+ Biểu cảm phi ngôn ngữ: ánh mắt luôn nhìn thẳng, giọng nói từ tốn và điềm đạm,
cử chỉ dứt khoát và thoải mái, toát lên sự tự tin, đĩnh đạc.
+ Ngôn ngữ khi giao tiếp: dùng từ dễ hiểu, chính xác, tránh dùng những từ mà
khách hàng có thể hiểu theo nhiều nghĩa.
Trung thực thể hiện đạo đức và nhân cách của luật sư, tạo ra uy tín, niềm tin cho
khách hàng. Biết thể hiện sự trung thực với khách hàng, luật sư ảnh hưởng tích cực đến
họ, làm hình thành ở họ thái độ trung thực, tôn trọng sự thật khi giải quyết sự việc, hình
thành thái độ tuân thủ pháp luật và tôn trọng chuẩn mực xã hội. Có thể thấy, biểu hiện sự
trung thực là một kỹ năng quan trọng để xây dựng mối quan hệ tin cậy, chuẩn mực, tôn
trọng sự thật và tuân thủ pháp luật với khách hàng trong tư vấn pháp luật của luật sư.
Thứ sáu, luật sư phải thể hiện sự tận tâm với khách hàng:
- Luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng: tắt điện thoại di động, không giải quyết việc
khác khi tiếp khách hàng, không từ chối khách hàng quen vì lý do bận hoặc không có
thời gian, sẵn sàng nhận điện thoại của khách hàng, kiên nhẫn lắng nghe với một thái độ
chia sẻ và chân thành.
- Có trách nhiệm trước công việc của khách hàng: không tư vấn khi chưa kiểm
tra tính chính xác và căn cứ pháp lý của thông tin, khi chưa chắc chắn hoặc chưa tin
tưởng vào giải pháp thì không trả lời khách hàng, không để khách hàng phải thúc giục về
vấn đề của họ, chủ động cung cấp tường tận các thông tin cần thiết cho họ.
- Phải có ý thức bảo vệ lợi ích của khách hàng: từ chối cung cấp dịch vụ ảnh hưởng
xấu đến lợi ích của khách hàng, bảo mật thông tin.

- Đồng cảm với khó khăn của khách hàng: thể hiện thông cảm với khó khăn của họ,
điều chỉnh giọng nói, biểu cảm phù hợp với tâm lý của khách hàng, giới thiệu những địa
chỉ tin cậy để giúp khách hàng giải quyết vấn đề, điều chỉnh mức thù lao nếu thấy khách
hàng thật sự khó khăn.
4


Bằng những kỹ năng trên, luật sư thể hiện được sự tận tâm và thái độ trách
nhiệm trước công việc của khách hàng, sẵn sàng trợ giúp khi khách hàng cần đến. Những
biểu hiện này làm cho khách hàng thấy họ được phục vụ hết lòng, được chia sẻ, cảm
thông và được trung thành tuyệt đối, luật sư không vì chạy theo lợi nhuận mà gây
phương hại cho lợi ích của họ. Điều này làm hình thành ở khách hàng niềm tin, lòng biết
ơn và tình cảm gắn bó lâu dài với luật sư.
Những phân tích trên cho thấy, kỹ năng xây dựng mối quan hệ tư vấn pháp luật
của luật sư khá đa dạng và phức tạp, thể hiện qua các kỹ năng tôn trọng khách hàng, kỹ
năng thể hiện sự trung thực và tận tâm với khách hàng. Sự vận dụng kỹ năng không chỉ
đòi hỏi tri thức kinh nghiệm nghề nghiệp mà còn cả thái độ khiêm tốn, coi trọng khách
hàng, thái độ đạo đức nghề nghiệp của luật sư khi thực hiện tư vấn pháp luật. Có được
những kỹ năng này, luật sư tạo ra mối quan hệ tin cậy, tình cảm tốt đẹp với khách hàng
và làm hình thành ở họ thái độ tuân thủ pháp luật, tôn trọng các chuẩn mực xã hội.
2. Kỹ năng lắng nghe.
Lắng nghe trong tư vấn pháp luật của luật sư là quá trình tiếp nhận thông tin một
cách có chủ ý và có mục đích. Lắng nghe là một kỹ thuật phức tạp gồm thu nhận, phân
tích, đánh giá thông tin, ghi chép lại thông tin, quan sát tinh tế để hiểu được khách hàng
và đưa ra những phản hồi khi nghe khách hàng trình bày.
Kỹ năng lắng nghe khách hàng của luật sư gồm các nội dung:
- Thu nhận, phân tích và đánh giá thông tin: luật sư phải kết hợp tri giác với tư duy,
kinh nghiệm, hành vi để thu nhận, phân tích và đánh giá thông tin, hiểu bản chất pháp lý
của sự việc, hiểu mong muốn và yêu cầu của khách hàng đồng thời đánh giá tính chính
xác, tính đầy đủ của thông tin, xác định thông tin nào là quan trọng, thông tin nào là hỗ

trợ.
- Ghi chép lại thông tin: khi lắng nghe khách hàng luật sư phải kết hợp với ghi chép
những thông tin về nội dung sự việc, thông tin có liên đới đến sự việc, thông tin về khách
hàng (đặc điểm tâm lý, thái độ đối với sự việc)...
- Biết quan sát tinh tế để hiểu tâm lý khách hàng.
Lắng nghe trong tư vấn pháp luật của luật sư hướng tới thu nhận và hiểu các thông
tin cần thiết cho tư vấn. Vận dụng kỹ năng lắng nghe, luật sư không chỉ thu được thông
tin về sự việc, hiểu yêu cầu của khách hàng, mà còn quan sát để hiểu tâm lý của họ. Nếu
thực hiện kỹ năng lắng nghe tốt, luật sư có thể hướng dẫn, trợ giúp pháp lý cho khách
hàng một cách tốt nhất, đồng thời sẽ có những căn cứ chính xác làm cơ sở cho sự phản
biện trong quá trình tố tụng.
3. Kỹ năng hỏi.
Đặt câu hỏi là việc luật sư đưa ra các thông điệp nhất định tác động đến người
khác để họ cung cấp những thông tin cần thiết. Đặt câu hỏi giúp điều khiển quá trình
cung cấp thông tin của khách hàng một cách có tổ chức. Một câu hỏi tốt là câu hỏi kích
thích được tư duy của đối tượng và tìm kiếm được những thông tin mà luật sư quan tâm.
Để thể hiện được tính hướng dẫn, tính trợ giúp cũng như tính phản biện trong quá trình
giao tiếp nghề luật, luật sư phải thể hiện được những thông tin mình muốn tìm kiếm dưới
dạng các câu hỏi.
Kỹ năng đặt câu hỏi bao gồm những nội dung sau:
5


- Để xác định đầy đủ nội dung hỏi, luật sư cần phải:
+ Làm sáng tỏ diễn biến và bản chất sự việc, gồm: nội dung pháp lý của sự việc (tư
cách chủ thể, nội dung, diễn biến sự việc, thời điểm, địa điểm của sự việc) và các nội
dung có liên quan (các công việc khác, các mối quan hệ, tình hình hoạt động của khách
hàng...).
+ Làm rõ yêu cầu, mong muốn của khách hàng.
- Sử dụng các loại câu hỏi hợp lý, cụ thể:

+ Phải sử dụng câu hỏi để tổ chức tư duy vấn đề của khách hàng: đặt câu hỏi để
hiểu toàn bộ vấn đề, để hiểu thông tin chi tiết và cụ thể; sử dụng kết hợp hợp lý câu hỏi
mở và câu hỏi đóng (khi cần thu thập nhiều thông tin, hiểu khái quát vấn đề thì sử dụng
câu hỏi mở, là câu hỏi gợi ra câu trả lời theo bất kỳ độ dài nào. Khi cần thu được thông
tin chính xác, cụ thể thì sử dụng câu hỏi đóng, là câu hỏi gợi ra câu trả lời "có" hoặc
"không" hoặc một từ cụ thể).
+ Phải sử dụng câu hỏi để điều khiển giao tiếp trong thu thập thông tin: luật sư
nên đặt câu hỏi dễ trả lời khi bắt đầu chủ đề để tạo sự tự tin cho khách hàng, câu hỏi
đóng để hướng khách hàng tập trung vào nội dung chính khi họ trả lời quá chung chung,
lan man hoặc đưa chủ đề đi quá xa. Sử dụng đa dạng câu hỏi để tiếp xúc, đề nghị, tóm
lược chính xác vấn đề hoặc để kết thúc vấn đề.
- Sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm phi ngôn ngữ:
+ Sử dụng ngôn ngữ để đặt câu hỏi: luật sư cần sử dụng ngôn ngữ xúc tích, rõ ràng,
không thể hiện quan điểm chủ quan của mình khi đặt câu hỏi, thay đổi nhịp điệu, ngữ
điệu, ngắt giọng, nhấn mạnh từ để gây chú ý đến nội dung trọng tâm của câu hỏi, đặc
biệt là các câu hỏi dài.
+ Sử dụng biểu cảm phi ngôn ngữ: nét mặt mỉm cười hoặc thư giãn, nhìn vào mắt
khách hàng từ 5 giây đến 10 giây, tư thế người hơi nghiêng về phía người trả lời để bày
tỏ sự quan tâm chờ đợi câu trả lời, dùng tay minh hoạ cho câu hỏi để giúp khách hàng
tiếp nhận chính xác nội dung hỏi.
Kỹ năng sử dụng biểu cảm phi ngôn ngữ và ngôn ngữ được sử dụng như là công cụ
tương tác thông tin, giúp cho luật sư truyền đạt thông điệp của câu hỏi chính xác, đồng
thời, khích lệ khách hàng tiếp nhận câu hỏi và trả lời.
Như vậy, kỹ năng đặt câu hỏi là sự thực hiện tập hợp các thao tác phức tạp, đòi hỏi
sự vận dụng kiến thức chuyên môn về pháp luật, kinh tế, xã hội, kinh nghiệm giải quyết
vấn đề, các hiểu biết về tâm lý… Biết cách đặt câu hỏi, luật sư xác định được đầy đủ nội
dung cần tìm hiểu, định hướng quá trình thu thập thông tin. Biết sử dụng câu hỏi hợp lý
cho phép tổ chức quá trình tư duy của khách hàng để tái hiện sự việc một cách tốt nhất:
đi từ hình dung khái quát toàn bộ sự việc đến các tình tiết cụ thể của nó. Các câu hỏi còn
được sử dụng như công cụ điều khiển giao tiếp: đi từ gợi mở vấn đề với vai trò chủ động

của người trả lời đến những chi tiết cụ thể với sự tham gia tích cực của người hỏi, tạo ra
không khí thoải mái, tránh gây căng thẳng cho khách hàng khi thu thập thông tin.
4. Kỹ năng phản hồi.
Phản hồi của luật sư là đưa ra thông tin xác nhận lại hay đóng góp những ý kiến để
phát triển những thông tin mà họ thu thập được trong quá trình giao tiếp với khách
hàng, trong hoạt động tố tụng...
6


Xét đặc điểm về tính hướng dẫn và tính trợ giúp của nghề luật sư, một luật sư muốn
hướng dẫn cũng như định hướng cho thân chủ, sau khi tiếp nhận đủ những thông tin cần
thiết, phải có những biện pháp tác động lại nhận thức của thân chủ, giúp họ hiểu và định
hướng được những gì mình cần làm nhằm bảo vệ cho tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp
pháp của bản thân.
Xét đặc điểm về tính phản biện của nghề luật sư. Tính phản biện là đặc trưng của
nghề luật sư, khả năng phản biện được thể hiện thông qua kỹ năng phản hồi. Sự phản hồi
lại ý kiến của luật sư với đối tượng giao tiếp có thể là xác nhận sự đồng tình hoặc không
đồng tình, luật sư sẽ phản bác lại những ý kiến gây bất lợi cho thân chủ trên cơ sở pháp
luật.
Có hai cách phản hồi:
- Phản hồi nội dung là sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt quan điểm, chính kiến, suy
nghĩ của khách hàng cũng như những chủ thể khác.
- Phản hồi cảm xúc là mô tả cảm xúc của đối tượng khi trình bày để điều chỉnh thái
độ của đối tượng cho phù hợp.
Sự phản hồi khi lắng nghe còn là cách để luật sư thể hiện sự quan tâm, chú ý và sẵn
sàng chia sẻ, đồng cảm với khách hàng, qua đó khích lệ khách hàng tích cực cung cấp
thông tin và là cách để luật sư kiểm tra lại tính đúng đắn trong nhận thức của mình.
Trong hoạt động tố tụng, ví dụ như trong phiên tòa thì sự phản hồi của luật sư thể hiện
định hướng bào chữa cho thân chủ cũng như khẳng định lập trường và quan điểm của
mình quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ trước tòa.

Phản hồi bằng hành vi và ngôn ngữ: nhìn vào mắt khách hàng khi họ đang nói,
người hơi nghiêng về phía khách hàng, nét mặt diễn tả thích hợp với những gì khách
hàng đang nói, thể hiện thái độ cởi mở và mong muốn lắng nghe, sử dụng các phản ứng
từ ngữ đơn giản như: “à!”, “tôi hiểu!”, “đúng!” và tương ứng với gật đầu để thể hiện sự
tán đồng,; diễn giải lại bằng ngôn ngữ những gì khách hàng trình bày.
5. Kỹ năng thuyết phục và kỹ năng thuyết trình.
5.1 Khái quát về kỹ năng thuyết phục.
Thuyết phục là dùng lí lẽ, lập luận để phân tích, đưa ra tình tiết, sự kiện để giải
thích, truyền tải đến đối tượng làm cho họ thấy đúng, thấy hay mà đồng tình, tin theo,
làm theo và có thái độ phù hợp với yêu cầu của hoạt động tố tụng.
Có nhiều cách thuyết phục, cụ thể
- Thuyết phục logic.
- Thuyết phục tình cảm.
- Thuyết phục tranh luận.
- Thuyết phục cổ động, tuyên truyền.
5.2 Khái quát về kỹ năng thuyết trình.
Thuyết trình là sử dụng ngôn ngữ nói để truyền tải thông tin tới một số người hay
nhiều người theo kiểu diễn thuyết.
5.3 Các kỹ năng chung.
7


- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt thông tin.
Thông tin được khách hàng cũng như những đối tượng lắng nghe khác lĩnh hội ở
mức độ nào là phụ thuộc vào kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói để truyền đạt thông tin của
luật sư. Trong giao tiếp nói chung, luật sư cần:
+ Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với trình độ, đặc điểm của đối tượng lắng nghe.
+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác: ngôn ngữ xúc tích, dùng từ chính xác chỉ hiểu theo
một nghĩa, sử dụng câu “theo qui định...của pháp luật” để nêu căn cứ pháp lý của vấn
đề, “nếu...thì” để khẳng định tính khách quan của giải pháp.

+ Sử dụng ngôn ngữ văn học: thơ ca, ca dao, thành ngữ… khi cung cấp thông tin,
làm tăng tính hấp dẫn, sinh động của thông tin được truyền đạt.
+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học: các thuật ngữ pháp lý, các thuật ngữ chuyên ngành
kinh tế để tăng tính chặt chẽ, khoa học của thông tin.
+ Biểu cảm giọng nói phù hợp: giọng nói điềm tĩnh, tự tin và thân thiện, đa dạng
ngữ điệu, thường xuyên thay đổi cường độ và cao độ để tránh sự đơn điệu và có sức
thuyết phục, ngừng ngắt hoặc nhấn mạnh vào các cụm từ trọng tâm để làm tăng chú ý.
Điều chỉnh theo tông giọng và tốc độ nói của người đối thoại để tạo ra sự đồng điệu giữa
người nghe và người nói, tạo nên xu hướng chấp nhận lẫn nhau.
- Kỹ năng sử dụng biểu cảm phi ngôn ngữ khi trình bày vấn đề.
Biểu cảm phi ngôn ngữ giúp cho luật sư biểu đạt chính xác thông tin và là
công cụ để tương tác với khách hàng, bao gồm các nội dung:
+ Sử dụng cử chỉ để biểu đạt thông tin, giúp cho thông tin được truyền đạt chính
xác, sinh động và hấp dẫn.
+ Thể hiện ánh mắt: khi nói, giữ ánh mắt tiếp xúc tự nhiên với ánh mắt của khách
hàng để thu hút sự đồng cảm của họ với những gì đang trình bày.
+ Thể hiện tư thế và điệu bộ cử chỉ: người hơi nghiêng về phía trước, buông lỏng tự
nhiên, động tác phối hợp với ngôn ngữ. Số lượng động tác phải thích hợp (nếu quá nhiều
thì mất đi tính cẩn trọng và lịch sự, nhưng nếu ít quá thì gây cảm giác khô khan, đơn
điệu).
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đảm bảo cho quá trình thông tin được
chính xác và sinh động. Những kỹ năng này còn có tác dụng như công cụ để giao tiếp,
tương tác với khách hàng, thuyết phục họ đồng thuận, chấp nhận lời khuyên của luật sư.
Luật sư cung cấp giải pháp được thực hiện qua kỹ năng mô tả, phân tích thông tin, kỹ
năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng biểu cảm phi ngôn ngữ.
C. KẾT LUẬN.
Những phân tích trên đây cho thấy, kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư là tổ hợp
biểu hiện của các nhóm kỹ năng: xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thu thập thông
tin và cung cấp giải pháp. Sự hạn chế của một kỹ năng trong tổ hợp này sẽ dẫn đến sự
thiếu hụt kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư nói chung. Phân tích còn cho thấy, kỹ

năng sử dụng ngôn ngữ chiếm vị trí khá quan trọng, là thành tố có mặt trong tất cả các
nhóm kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư.
Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô!

8


Danh mục tài liệu tham khảo









9



×