Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP – LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÁC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.62 KB, 46 trang )

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong hơn 20 năm đổi mới, cải cách và mở cửa, các chủ thể sản xuất kinh doanh
trong nền kinh tế đã có những bước trưởng thành đáng kể, trong đó có sự góp phần
không nhỏ của việc được tự chủ tài chính. Cái “mạch” chung của công cuộc cải cách
kinh tế là mở rộng quyền tự chủ, đã và đang dẫn đến nhiều kết quả tốt đẹp thấy rõ, góp
phần giải phóng sức sản xuất. Tác dụng tích cực của cơ chế tự chủ tài chính ai cũng
thấy rõ: Sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã thực sự khơi dậy tính năng động sáng tạo
không chỉ trong kinh tế mà còn trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã
hội.
Trong khi đó, quyền tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nóichung,
đại học công lập Việt Nam nói riêng vẫn đang trong tình trạng tụt hậu và thấp kém.
Các trường Đại học công lập đang và sẽ “đối mặt” với thực tế đi sau các trường dân
lập. Bởi, các trường dân lập, tư thục mới mở không chịu sức ép từ phía các cơ quan
quản lý, họ tự quyết với mức thu học phí cao nên trả lương giảng viên cao. Do vậy, nếu
các trường công không có chế độ đãi ngộ chính đáng thì sẽ bị chảy máu chất xám. Hơn
nữa, muốn có chất lượng đào tạo thì đi đôi với nó phải có chi phí đào tạo tương ứng.
Chi phí hiện nay cho đào tạo rất thấp, vì thế nên chất lượng đào tạo giáo dục đại học
của chúng ta hiện nay còn thấp. Việc duy trì quá lâu cơ chế bao cấp từ ngân sách Nhà
nước đã làm cho các cơ sở đại học, nhất là Đại học công lập mất sự tự chủ và tự chịu
trách nhiệm trong việc tạo nguồn và sử dụng tài chính của chính mình để rồi phải chấp
nhận là Đại học nghèo khó và xơ cứng trong đời sống vật chất. Thiếu quyền tự chủ,
mọi hoạt động sáng tạo của công dân trong tất cả mọi ngành nghề đều sẽ bị bóp nghẹt
hoặc không thể phát huy đúng mức, điều này lại càng đúng hơn khi đem áp dụng vào
phạm vi, môi trường đại học, nơi đòi hỏi có nền học thuật cao nhất nước vốn dĩ chỉ có
thể xây dựng được trên cơ sở tổng hợp kết quả học tập - nghiên cứu khách quan của
những chủ thể hoạt động hoàn toàn tự do.
1
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4


Vấn đề “tự chủ đại học”, nhất là tự chủ tài chính đã được nêu lên từ nhiều năm
trước nhưng hiện thực tự chủ đại học ở Việt Nam cho đến hiện nay đã đạt được đến
đâu, nhất là khi so với bảng xếp hạng chung của các đại học trên thế giới? Tuy hãy còn
chưa đủ cơ sở, nhất là những so sánh có tính định lượng để có được lời giải hoàn toàn
chuẩn xác, nhưng phần lớn những người am hiểu và tâm huyết trong giới đại học đều
cho rằng về “tự chủ đại học” ở Việt Nam đang còn đứng ở vị trí rất thấp, trong số các
đại học ở “top” sau cùng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo Chiến lược giáo dục 2009-2020, tập
trung vào 2 giải pháp chính là đổi mới quản lí giáo dục và xây dụng đội ngũ nhà
giáo,cán bộ quản lý. Dưới góc độ vi mô cho thấy, giáo dục đại học trong chiến lược
giáo dục chỉ thành công khi trường đại học là những trung tâm đào tạo, nghiên cứu
khoa học, sản xuất, chuyển giao công công nghệ và xuất khẩu tri thức; hay nói cách
khác, mỗi trường phải có thương hiệu về tri thức cho riêng mình. Để thực hiện mục
tiêu trên, nhà trường cần có đủ nguồn lực tài chính, đặc biệt là phải có cơ chế tự chủ tài
chính linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể, huy động được tối
đa các nguồn lực tham gia vào quá trình tự đổi mới, tự xây dựng thương hiệu nhà
trường.
Tự chủ tài chính hiện đang là vấn đề bức thiết đối với đại học công lập Việt Nam.
Việc đổi mới quản trị đại học, cơ chế tự chủ tài chính đại học cần có sự nghiên cứu
thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm từ các nước. Nghiên cứu vấn đề tự chủ tài chính ở các
đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có đại học công lập là cần thiết. Chính vì lẽ đó,
nhóm chúng em chọn đề tài “CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP – LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÁC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
VIỆT NAM”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các quy định, nguyên tắc liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính đối
với sự nghiệp công lập nói chung, đại học công lập nói riêng.
2
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng

Nhóm 4
Nghiên cứu, phân tích thực trạng của cơ chế tự chủ tài chính tại các đại học công
lập Việt Nam.
Dựa trên những điều kiện thực tế của Việt Nam, kinh nghiệm tự chủ tài chính của
đại học các nước trên thế giới để từ đó nhóm nêu lên một số kiến nghị nhằm thúc đẩy
hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp
công lập, trong đó đi sâu vào thực tiễn tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt
Nam
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp thảo luận nhóm. Các
số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn trên báo,
tạp chí, internet. Dựa trên các số liệu thu thập được, ý kiến của các chuyên gia, nhóm
tiến hành chia thành các nhóm nhỏ thảo luận các vấn đề còn tồn tại trong cơ chế tự chủ
tài chính tại các trường đại học công lập từ đó nêu lên một số kiến nghị.
1.5 Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập
Chương 2: Thực trạng vấn đề tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công –
Liên hệ đại học công lập Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị đối với vấn đề tự chủ tài chính ở các đại học công
lập Việt Nam
3
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
KẾT LUẬN
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường Đại học đã được hầu hết

các nước, trước hết là các nước có trình độ phát triển cao thực hiện, chứng tỏ là một
chủ trương phù hợp để quản lý có hiệu quả nền giáo dục đại học. Thời gian chỉ ủng hộ
nếu chúng ta đi đúng hướng và có lộ trình thích hợp. Đúng hướng bây giờ vẫn chưa đủ,
vì đúng hướng nhưng đi quá chậm thì cũng thất bại.
Vấn đề hiện nay không phải là có trao quyền tự chủ cho các trường đại học hay
không, mà là ở chỗ lộ trình của công việc này phải như thế nào để vừa đủ thận trọng và
nghiêm túc vừa không làm trì trên hơn nữa sự phát triển của nền giáo dục đại học trong
bối cảnh hội nhập kinh tế trong “thế giới phẳng”.
Như đi trên một đoàn tàu thì chúng ta đang ở trên một toa nằm ở cuối đoàn tàu,
cách quá xa những toa phía trước, thậm chí rất xa những toa của các nước phát triển ở
mức độ trung bình. Những khuyết tật của sự lạc hậu và bất cập của nền giáo dục đại
học đang dần dần lọ diện và e rằng những điều xã hội đang nhìn nhận là tiêu cực cũng
chỉ là phần nổi của tảng băng yếu kém và lạc hậu.
Nhưng chuyện to lớn nhất, cấp bách nhất là năng lực của nền giáo dục đại học
quá thấp, chất lượng của sản phẩm tạo ra có quá nhiều mặt yếu kém, bất cập để có thể
phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học đã được hầu hết
các nước, trước hết là các nước có trình độ phát triển cao, chứng tỏ là một chủ trương
phù hợp để quản lý có hiệu quả nền giáo dục đại học . Nó không phải chỉ toàn là hay,
là tốt, nhưng chắc chắn hay và tốt là chủ yếu, và nó hay, tốt nhiều hay ít còn phụ thuộc
vào chủ quan những tổ chức và cá nhân thực thi.
Xin đề nghị các cơ quan quản lý giáo dục, trước hết là Bộ GD-ĐT, có quyết tâm
cao và những quyết sách phù hợp nhất với yêu cầu trong việc theo đuổi một lộ trình có
khả năng dẫn chúng ta vượt qua trì trệ và lạc hậu sớm nhất có thể được.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
1. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 04 năm

2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 09/08/2006 hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp công lập
3. Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ngày 09/08/2006 và Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự
nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
4. Đề án đổi mới tài chính giai đoạn 2009-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
5. Các website:
www.vietnamnet.vn
www.vietbao.vn
www.moet.gov.vn
www.laodong.com.vn
5
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Số đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập ở Việt Nam năm 2007 9
Bảng 2.2: Mức tăng thu nhập cuả một số đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh 11
Bảng 2.3: Quy mô sinh viên bậc đại học 16
Bảng 2.4: Chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục 23
Bảng 2.5: Cơ cấu chi Ngân sách nhà nước theo cấp học và trình độ đào tạo 24
Bảng 2.6 : Tỷ lệ chi của Nhà nước và người dân cho đại học và sau đại học 25
Bảng 3.1: Những vấn đề cần quan tâm đối với các mô hình phát triển tài chính đại học
38

6
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập 1
1.1 Khái niệm cơ bản 1
1.1.1 Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập 1
1.1.2 Đơn vị sự nghiệp công lập 1
1.2 Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập 2
1.3 Vai trò của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập 2
1.4 Các nguyên tắc cơ bản về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập 4
1.5 Khái quát những quy định cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập 4
Chương 2: Thực trạng vấn đề tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công – Liên hệ
Đại học công lập Việt Nam 9
2.1 Khái quát thực trạng tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập 9
2.2 Cơ chế tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam 13
2.2.1Vài nét về hệ thống đại học ở Việt Nam 13
2.2.2 Kinh nghiệm tự chủ tài chính ở các đại học trên thế giới 17
2.2.3 Thực trạng vấn đề tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam hiện nay 22
Chương 3: Một số kiến nghị đối với vấn đề tự chủ tài chính ở các trường đại học công
lập Việt Nam 32
3.1 Quan điểm định hướng 32
3.2 Điều kiện để đại học công lập Việt Nam có thể tự chủ tài chính 34
3.3 Một số kiến nghị đối với vấn đề tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam
36

Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ TỰ
CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1 Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
7
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là cơ
chế theo đó các đơn vị sự nghiệp công được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách
nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình nhưng không vượt quá mức khung
do Nhà nước quy định.
Hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công đang được thực
thi theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư số
71/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực hiện nghị định
số 43. Ngoài ra còn có Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/09/2005
quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Tổ chức khoa học và công nghệ công
lập, chỉ thị số 01/2006/CT-BXD của Bộ xây dựng ngày 22/02/2006 về việc tăng cường
quản lý thực hiện quyền tự chủ về tổ chức, biên chế và tài chính trong các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp, Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BYT-BNV của Bộ
Y tế và Bộ Nội vụ điều chỉnh một số điều của nghị định số 43 đối với đơn vị sự nghiệp
công lập trong lĩnh vực y tế, Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ nội vụ hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ đối với đơn vị
sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo….
1.1.2 Đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập là các đơn vị do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quyết định thành lập, thuộc sở hữu của Nhà Nước, là đơn vị dự toán độc lập, có con

dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Có thể
kể đến các đơn vị sự nghiệp công lập như: trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, văn hóa,
sở khoa học công nghệ, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam…
1.2 Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Thứ nhất, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc
tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn
8
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với
chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho
người lao động; phát huy tính sáng tạo, năng động, xây dựng “thương hiệu riêng” cho
đơn vị mình.
Thứ hai, thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội,
huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp,
từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.
Thứ ba, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp,
Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm
cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn.
1.3 Vai trò của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Thứ nhất, tạo tính linh hoạt, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, kích thích tính
sáng tạo của các đơn vị sự nghiệp công
Thứ hai, thu hút nhân lực tài năng đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, cải
thiện chất lượng dịch vụ.
Xem xét trong ngành giáo dục chẳng hạn, trong những năm qua, mặc dù điều
kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm
dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục. Với nguồn ngân sách đó, lĩnh
vực giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong khi

nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường được 20 năm, đã hình thành các
cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày một tăng, thì cơ chế tài chính giáo dục thực tế vẫn
chưa có thay đổi về chất so với thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Mức
chi đầu tư xây dựng cơ bản còn rất thấp so với nhu cầu rất lớn của ngành. Định mức
phân bổ ngân sách giáo dục chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo
(đội ngũ nhà giáo, điều kiện về cơ sở vật chất ), chưa làm rõ trách nhiệm chia sẻ chi
9
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
phí đào tạo giữa nhà nước và người học ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, về
cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp và bình quân. Việc phân bổ ngân sách cho giáo dục
chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học xây dựng mức chi và đơn giá
chuẩn. Việc giao kế hoạch thu chi ngân sách hằng năm chưa gắn với kế hoạch phát
triển trung hạn và dài hạn của ngành, gây khó khăn cho việc chủ động sắp xếp thứ tự
ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, chế độ, chính sách và cân đối giữa nhu cầu chi với khả
năng nguồn lực tài chính công. Chế độ học phí xây dựng từ 11 năm trước chưa thay
đổi. Mức học phí quá thấp, dưới khả năng chi trả của người dân ở các vùng đô thị,
không phù hợp với mặt bằng giá cả cùng với chính sách cải cách tiền lương trong
những năm qua. Một hệ quả tất yếu là môi trường và chất lượng giáo dục không đáp
ứng yêu cầu của xã hội, thạc sĩ, tiến sĩ đi tu nghiệp ở nước ngoài không muốn quay về
phục vụ do mức lương quá thấp. Những gia đình có điều kiện, ngay cả Bộ trưởng Bộ
giáo dục & đào tạo cũng cho con đi du học. Đã có người từng gọi “du học” như một
hình thức “tị nạn giáo dục”. Với cơ chế tự chủ tài chính, tự chủ tổ chức, ngành giáo
dục có thể khắc phục được những khuyết điểm và hạn chế trên, thu hút nguồn nhân lực
tài năng, cải thiện chất lượng đào tạo từ đó mới phát triển ngành giáo dục Việt Nam
xứng tầm với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của đất nước, biến các đại học Việt Nam
trong tương lai không xa trở thành trung tâm của tri thức.
Thứ ba, giảm gánh nặng chi tiêu cho ngân sách nhà nước. Đơn cử ngành giáo
dục chẳng hạn, ngân sách chi cho giáo dục năm 2008 đã tăng hơn 40 lần so với năm

1990 với mức chi lên tới 4.7 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách quốc gia
trong khi mức học phí chỉ chiếm 5.5% ngân sách hằng năm chi cho giáo dục. Nếu giao
quyền tự chủ tài chính cho các trường sẽ có thể tiết kiệm được một khoản lớn.
1.4 Các nguyên tắc cơ bản về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập
10
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
Khi thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các đơn vị sự nghiệp công lập
phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cung
cấp dịch vụ (gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được
giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị.
Thứ hai, thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan
quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời
chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ tư, Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo
quy định của pháp luật.
1.5 Khái quát những quy định cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp công lập
Khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chinh, các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân
thủ các quy định cụ thể như sau:
 Đơn vị sự nghiệp có các hoạt động dịch vụ phải đăng ký, kê khai, nộp đủ các
loại thuế và các khoản khác (nếu có), được miễn, giảm thuế theo quy định của
pháp luật.
 Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng,
được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và
nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp

với chức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của
pháp luật.
 Đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy
định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài
11
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi
vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu
hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách
nhà nước đơn vị được để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
 Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản
kinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước; được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để
phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động dịch vụ.
 Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp sẽ gồm: Kinh phí bảo đảm hoạt động
thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một
phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan
quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền
giao; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Kinh phí thực
hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; Kinh phí thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đặt hàng; Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được
cấp có thẩm quyền giao; Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo
chế độ do nhà nước quy định; Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm
trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự
án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng
năm.
 Nguồn thu bao gồm:

+ Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm: Phần được để lại từ số thu phí, lệ
phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Thu từ hoạt
động dịch vụ; Thu từ hoạt động sự nghiệp khác; Lãi được chia từ các hoạt
động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng;
+ Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật
12
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
+ Nguồn khác, gồm: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động
của cán bộ, viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
 Khoản chi:
+ Chi thường xuyên gồm: Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp
có thẩm quyền giao; Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu
phí, lệ phí; Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với
ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả
vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).
+ Chi không thường xuyên, gồm: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ; Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Chi thực hiện các nhiệm vụ
do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo
giá hoặc khung giá do nhà nước quy định; Chi vốn đối ứng thực hiện các dự
án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định; Chi thực hiện các nhiệm vụ đột
xuất được cấp có thẩm quyền giao; Chi thực hiện tinh giản biên chế theo
chế độ do nhà nước quy định; Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang
thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;
Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết
Các đơn vị sự nghiệp trên được tự chủ về các khoản thu, mức thu nghĩa là:

- Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí
phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối
tượng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước.
- Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức
thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản
13
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu
được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm
định chấp thuận.
- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các
khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích
luỹ.
- Đối với các khoản chi thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định
43/2006/NĐ-CP, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý,
chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định.
- Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức
khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện
theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định 43.
Nói riêng về các đại học công lập Việt Nam hiện nay, theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ cho phép trường đại học thực hiện cơ
chế tự chủ nguồn tài chính bao gồm, tự chủ về các khoản thu, mức thu phí, lệ phí
nhưng không vượt khung mức thu do Nhà nước quy định. Hoạt động dịch vụ, liên
doanh, liên kết được tự quyết định khoản thu, mức thu theo nguyên tắc lấy thu bù chi

và có tích luỹ. Tự chủ chi hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ; thu phí, lệ phí; chi
hoạt động dịch vụ, nhưng khoản chi không thường xuyên như chi thực hiện nhiệm vụ
khoa học công nghệ; chương trình mục tiêu quốc gia phải theo sự phê duyệt của cấp
có thẩm quyền Được tự quyết định một số khoản chi quản lý, chi nghiệp vụ chuyên
môn với mức cao hơn hoặc thấp hơn mức chi của Nhà nước hoặc khoán chi cho bộ
phận, đơn vị trực thuộc. Chi sửa chữa lớn, mua sắm mới tài sản cố định, hoặc đầu tư
xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, được chủ động sử dụng
14
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
phần chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước… để chi
trả cho người lao động trên nguyên tắc người có hiệu suất công tác cao, đóng góp
nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả thu nhập cao hơn (không khống chế thu
nhập của từng người lao động) nhưng không vượt quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc,
chức vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí.
15
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG - LIÊN HỆ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM
2.1. Khái quát thực trạng tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/04/2006 là văn bản
pháp lý mới nhất quy định tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh về tự chủ, tự chịu trách
nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo thống kê của Tổng Cục thống kê, số đơn vị hành chính sự nghiệp công
lập vào năm 2007 trong cả nước như sau:
Bảng 2.1: Số đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập ở Việt Nam năm 2007

STT Đơn vị Số lượng
1 Cơ sở hành chính, sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể,
hiệp hội
182,876
2 Cơ quan Nhà nước 39,658
3 Cơ sở sự nghiệp 110,804
4 Cơ sở thuộc Tổ chức, Đảng, Đoàn thể, hiệp hội 32,414
5 Cơ sở tôn giáo 28,066
(Nguồn: Tổng Cục Thống kê)
Theo bảng trên, tính đến tháng 7-2007, cả nước có trên 110.000 cơ sở sự
nghiệp, tuyển dụng gần 2 triệu cán bộ, nhân viên; so với năm năm trước đó, số cơ sở sự
nghiệp tăng đến 43% và số cán bộ, nhân viên tăng 29%.
Phân theo ngành kinh tế, các cơ sở hành chính sự nghiệp tham gia nhiều nhất
vào các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo; y tế và các hoạt động trợ giúp xã hội; thông tin,
truyền hình, truyền thông; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ. Trong số
110804 cơ sở sự nghiệp này, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các cơ sở giáo dục và đào tạo (trên 87.000), sau đó là
16
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
đến y tế (13.700), thông tin và truyền thông (1.500), hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ (1.500), nghệ
thuật, giải trí (1.300), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (430).
Đây là những lĩnh vực rất quan trọng trong nền kinh tế và cần nguồn vốn đầu
tư lớn cũng như sự kiểm soát, điều hành của Nhà nước.
Nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi các nguồn lực trong xã hội phải
được sử dụng có hiệu quả, đặc biệt là nguồn vốn của Nhà nước. Nhằm mục đích xã hội
hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để
phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà
nước, Chính phủ đã ban hành các văn bản về thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho đơn vị sự nghiệp.

Quyền tự chủ đối với các tổ chức sự nghiệp được thể hiện trên ba nội dung
lớn là: tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức biên chế và tự chủ về tài chính.
Qua quá trình thực hiện triển khai trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự
nghiệp trong những năm vừa qua, những thành tựu đạt được như sau:
- Chế độ tự chủ nhìn chung đã có tác dụng tích cực thúc đẩy các đơn vị tổ
chức sắp xếp lại công việc, tổ chức bộ máy, biên chế một cách hợp lý và sử dụng kinh
phí, tài sản nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm công khai để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Nhiều cơ quan, đơn vị đã xây dựng và đưa ra được các biện pháp để quản
lý kinh phí tiết kiệm như: khoán chi văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, hội
nghị, tiếp khách đến từng phòng, ban, bộ phận; quy định chặt chẽ việc sử dụng xe ô
tô công, sử dụng xăng dầu, mua sắm tài sản trang thiết bị làm việc
- Một số đơn vị thực hiện tốt chế độ tự chủ, mở rộng hoạt động sự nghiệp,
dịch vụ nên đã khai thác được thêm nguồn kinh phí nâng cao chất lượng hoạt động sự
nghiệp, cải thiện đời sống thu nhập cho người lao động trong đơn vị. Đơn cử ở tỉnh
Yên Bái, trong năm 2008 các cơ quan nhà nước được giao tự chủ tài chính đã tiết kiệm
được 150 người so với chỉ tiêu biên chế được giao, kinh phí tiết kiệm được là 2.387
triệu đồng, bằng 2,4% dự toán, và tăng gần gấp 5,4 lần so với năm 2006; các đơn vị sự
17
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
nghiệp công lập có mức kinh phí tiết kiệm được và chênh lệch thu lớn hơn chi đạt 19,8
tỷ đồng, tăng gần gấp 8 lần so với năm 2006. Mức thu nhập bình quân tăng thêm năm
2008 là 85.000 đồng/người/tháng đối với các cơ quan nhà nước và 55.000
đồng/người/tháng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Một số đơn vị sự nghiệp ở
cấp tỉnh có mức tăng thu nhập bình quân khá (đồng/người/tháng) là:
Bảng 2.2: Mức tăng thu nhập cuả một số đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh
(Đvt: Đồng/người/tháng)
STT Đơn vị Số lượng
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh 512.000

2 Trung tâm nội tiết 512.500
3 Trung tâm Giáo dục thường xuyên 156.000
4 Trường trung cấp nghề 240.700
5 Trường trung cấp y tế 1.198.100
6 Đài phát thanh truyền hình tỉnh 724.700
7 Trung tâm kiểm định xây dựng 1.157.000
8 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 347.000
(Nguồn: Tổng hợp từ Internet)
Các tổ chức KH&CN của Thành phố Hồ Chí Minh sau khi chuyển đổi mô hình
hoạt động, thu nhập đều tăng, ví dụ Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm năm 2008
thu nhập tăng 15,5% so với năm 2007, Trung tâm Thông tin KH&CN tăng 30% so với
năm 2007.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, những khó khăn, vướng mắc
không thể tránh khỏi. Có thể rút ra một số tồn tại trong quá trình giao quyền tự chủ tài
chính cho các đơn vị sự nghiệp như sau:
- Bản thân các đơn vị sự nghiệp chưa nhận thức đúng và đủ về mục tiêu,
vai trò của việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công
lập. Do đó, quá trình thực hiện nảy sinh nhiều bất cập.
18
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
- Hiệu quả thực hiện việc tự chủ còn chưa cao, chất lượng hoạt động của
các cơ quan đơn vị thực hiện tự chủ còn hạn chế; sử dụng tài sản, tài chính hiệu quả
chưa cao.
- Việc cung ứng dịch vụ cho xã hội ở một số lĩnh vực sự nghiệp còn chậm
đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Ví dụ trong lĩnh vực khoa
học công nghệ, các đơn vị sự nghiệp chưa thực sự đổi mới để có thể cạnh tranh và tự
chủ tài chính.
- Thói quen bao cấp chưa được xoá bỏ triệt để, sự phối kết hợp giữa các

ngành chức năng còn chưa đồng bộ, việc chỉ đạo thực hiện còn thiếu quyết liệt.
- Do tiềm lực còn yếu nên nhiều tổ chức, đơn vị sự nghiệp vẫn có tư tưởng
e ngại chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vẫn muốn tiếp tục được sự hỗ
trợ theo phương thức bao cấp của Nhà nước để hoạt động.
- Một số địa phương, ngành chưa quan tâm đúng mức cũng như không
thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về tình hình triển việc chuyển đổi cơ chế hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp.
- Trên thực tế, nhiều thủ trưởng đơn vị sự nghiệp không thực sự được trao
quyền tự chủ. Họ mới chỉ được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với
những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các
hình thức hợp tác khác. Còn lại, rất nhiều nội dung chưa được tự chủ như tuyển dụng,
bổ nhiệm, miễn nhiệm và xử lý kỷ luật, bộ máy tổ chức của đơn vị, chính sách phí và
giá cả Điều này đã sai với chủ trương của Nghị định.
Nhìn chung, để các đơn vị sự nghiệp công lập có thể thực sự tự chủ về mặt tài
chính đòi hỏi một quá trình đồng bộ từ việc nghiên cứu chính sách, nhận thức, thực
hiện cũng như năng lực bản thân và điều kiện khách quan nền kinh tế. Đây là chủ
trương đúng đắn của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực các đơn vị sự nghiệp và huy
động được nguồn vốn trong nền kinh tế. Quá trình thực hiện tuy nảy sinh nhiều bất cập
nhưng những thành tựu bước đầu là không thể phủ nhận. Việc tiếp tục nghiên cứu để
19
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
đưa ra những mô hình hoạt động hiệu quả, hành lang pháp lý chắc chắn, thực sự giao
quyền tự chủ cho các đơn vị sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho các đơn vị sự nghiệp công
lập.
2.2 Cơ chế tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam
2.2.1 Vài nét về hệ thống đại học ở Việt Nam
2.2.1.1 Khái niệm đại học công lập
Một trường đại học công lập là trường đại học do nhà nước (trung ương hoặc

địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ
yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi lợi nhuận,
khác với đại học tư thục hoạt động bằng kinh phí đóng góp của học sinh, khách hàng
và các khoản hiến tặng.
Ở nhiều khu vực trên thế giới, các trường đại học công lập là các cơ sở đào tạo
và nghiên cứu có uy tín và ảnh hưởng cao; nhiều cơ sở trong số đó được THES - QS
World University Rankingiáo sư và Academic Ranking of World Universities xếp
hạng tốt nhất. Ở một số nơi khác các trường công lập có không có danh tiếng bằng các
trường đại học tư thục.
2.2.1.2 Khái niệm đại học tư thục hay đại học dân lập
Trường đại học tư thục là một cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân, do cá nhân hoặc tổ chức của một nước xin phép thành lập và tự đầu tư.
Không giống những trường đại học công lập, đại học tư thục không nhận được sự hỗ
trợ về vốn của Nhà nước. Nguồn tài chính để hoạt động của họ là từ học phí của sinh
viên học tại trường, khách hàng và các khoản hiến tặng. Học phí tại các trường này có
xu hướng cao hơn nhiều so với trường đại học công lập.
Mô hình trường đại học tư thục phổ biến ở một số nước như Bangladesh, Brasil,
Trung Quốc, Chile, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Ireland, Nhật Bản, Malaysia, Mexico,
Pakistan, Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam
20
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
2.2.1.3 Cấu trúc của giáo dục đại học
- Đào tạo trình độ cao đẳng thực hiện từ 2 đến 3 năm học tuỳ theo ngành nghề
đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp
trung cấp; từ 1,5 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng
chuyên ngành;
- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tuỳ theo ngành
nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt

nghiệp trung cấp; từ 2,5 đến 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp
cùng chuyên ngành; từ 1,5 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng
cùng chuyên ngành;
- Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1 đến 2 năm học đối với người có
bằng tốt nghiệp đại học;
- Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm học đối với người có bằng
tốt nghiệp đại học; từ 2 đến 3 năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp
đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2.1.4 Quy mô các trường đại học cao đẳng
Tính đến tháng 7 năm 2008, tổng số các trường đại học, cao đẳng trong toàn
quốc là 369 trường (đại học : 163 trường, cao đẳng: 206 trường), trong đó các trường
đại học , cao đẳng công lập do các bộ, ngành trung ương quản lý là 180 trường (đại
học: 108 trường, cao đẳng:72 trường), chiếm 48,8%, các trường đại học , cao đẳng
công lập do các tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý là 125 trường (đại học : 15 trường,
cao đẳng: 110 trường), chiếm 33,9%, các trường đại học , cao đẳng ngoài công lập là
64 trường (đại học : 40 trường, cao đẳng: 24 trường), chiếm 17,3%. Trong tổng số
21
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
trường đại học , cao đẳng của cả nước, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54
trường (đại học : 48 trường, cao đẳng: 6 trường), chiếm 14,6%. Quy mô sinh viên cao
đẳng, đại học tăng (0,918 triệu năm 2000 và 1,675 triệu năm 2008), đạt tỷ lệ 194 sinh
viên/1 vạn dân. Năm 2007 quy mô sinh viên cao đẳng, đại học là 1,603 triệu, đạt 188
sinh viên/1 vạn dân.
Tổng số học sinh, sinh viên của cả nước tăng: Năm 2000 là 22,301 triệu và năm
2008 là 22,839 triệu (tăng 2,4%). Năm 2008 học sinh, sinh viên ngoài công lập là 3,440
triệu, chiếm tỷ lệ 15,06% (năm 2000 tỷ lệ này là 11,84%). Số liệu cụ thể theo biểu 1
dưới đây:

Bảng 2.3: Quy mô sinh viên bậc đại học
Đơn vị tính: người
STT Cấp học 2000 2005 2006 2007 2008
1
Số sinh viên đại
học, cao đẳng
918.228 1.387.107 1.503.846 1.603.484 1.675.700
- Công lập 813.963
1.226.687
1.310.375
1.414.646 1.481.313
- Ngoài công lập
104.265 160.420 193.471 188.838 194.387
Tỷ lệ % ngoài
công lập
11,36 11,57 12,87 11,78 11,60
1.1 Cao đẳng 186.723 299.294 366.942 422.937 458.079
- Công lập 171.922 277.176 330.641 377.531 394.830
- Ngoài công lập
14.801 22.118 36.301 45.406 63.249
Tỷ lệ % ngoài
công lập
7,93 7,39 9,89 10,74 13,81
1.2 Đại học 731.505
1.087.813
1.136.904
1.180.547 1.217.621
- Công lập 642.041 949.511 979.734 1.037.115 1.086.483
- Ngoài công lập
89.464 138.302 157.170 143.432 131.138

22
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
STT Cấp học 2000 2005 2006 2007 2008
Tỷ lệ % ngoài
công lập
12,23 12,71 13,82 12,15 10,77
2 Sau đại học 15.234 39.060 42.979 49.874 52.900
- Cao học 12.653 34.600 38.461 45.070 47.000
- Nghiên cứu
sinh
2.581 4.460 4.518 4.804 5.900
Tổng số 22.301.973 23.011.381 23.036.347 22.923.213 22.893.248
- Công lập
19.665.995
19.601.292
19.429.139
19.394.091 19.399.185
Tỷ lệ % công lập 88,2 85,2 84,4 84,62 84,94
- Ngoài công lập 2.640.861 3.424.829 3.607.828 3.529.122 3.440.063
Tỷ lệ % ngoài
công lập
11.84 14.88 15.66 15,40 15,06
Dân số trung
bình
77.635.400 83.106.300 84.155.800 85.070.072 86.195.192
Tỷ lệ sinh viên
Đại học Cao
đẳng/vạn dân

118 167 179 188 194
(Nguồn: Tổng cục thống kê - áo sư o.gov.vn )
Mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học đã phát
triển mạnh trong thời gian vừa qua. Năm 2001 cả nước có 252 trường trung cấp chuyên
nghiệp, 107 trường cao đẳng và 116 trường đại học . Năm 2008 đã có 275 trường trung
cấp chuyên nghiệp, tăng 23 trường (tăng 9,1%), 206 trường cao đẳng, tăng 99 trường
(tăng 92,5%) và 163 trường đại học , tăng 47 trường (tăng 40,5%); có 72 trường trung
cấp chuyên nghiệp tư thục (tăng 554% %) và 64 trường cao đẳng, đại học tư thục (tăng
178%) so với năm 2001.
23
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
Từ năm 2007, các trường đại học , cao đẳng đã bắt đầu triển khai mạnh mẽ chủ
trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, coi đó là một yêu cầu quan trọng để đánh giá chất
lượng đào tạo đồng thời là cơ chế để huy động nguồn lực xã hội tổng hợp để hiện đại
hoá, mở rộng đào tạo trong điều kiện ngân sách cho đào tạo còn hạn chế. Việc đánh giá
chất lượng đào tạo các đại học , cao đẳng theo chỉ đạo của Bộ đã được các trường tích
cực triển khai. Đến nay đã có 340 trường đại học , cao đẳng (chiếm hơn 90% tổng số
trường) đã và đang thực hiện tự đánh giá chất lượng, 20 trường đã hoàn thành đánh giá
ngoài về chất lượng giáo dục.
2.2.2 Kinh nghiệm tự chủ tài chính ở các đại học trên thế giới
Sự phát triển giáo dục đại học trên thế giới hiện có hai cơ chế:
- Cơ chế tập quyền với mô hình chủ sở hữu trường Đại học là “Bộ chủ quản”-
các trường đại học. Hiệu trưởng đại diện cho bộ chủ quản, chịu trách nhiệm quản lý
toàn bộ nhà trường, làm theo sự chỉ đạo của bộ chủ quản. Các trường Đại học hoạt
động nhờ nguồn ngân sách Nhà nước được rót từ Bộ xuống theo kiểu “xin- cho”. Cơ
chế này là sản phẩm của hệ thống giáo dục từ thời Pháp thuộc, phát triển mạnh trong
thời bao cấp. Thực tiễn cho thấy cơ chế này phù hợp cho lợi ích cục bộ.
- Cơ chế Hội đồng trường với mô hình chủ sở hữu là cộng đồng xã hội nên có

một tổ chức đại diện là Hội đồng trường. Hiệu trưởng làm việc theo sự lãnh đạo của
Hội đồng trường, theo ý kiến và lợi ích của cộng đồng rộng lớn này. Đây được xem là
xu hướng dân chủ hóa trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội thời hội nhập để
đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và tự chủ tài chính từ cơ sở - trường đại học.
Theo kinh nghiệm của Đại học Wayne State (Tiểu bang Michigan- Mỹ), thành
phần ngoài của Hội đồng trường có 8 người đều do người dân tiểu bang này bầu ra. Ở
Thái Lan, Đại học Hoàng Tử vùng Songkla, ngoài những thành viên đương nhiên,
thành phần ngoài của Hội đồng trường còn có những thành viên do Vua Thái Lan chỉ
định gồm Chủ tịch Hội đồng trường, các thành viên khác là nhân sĩ, nhà khoa học, nhà
24
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4
giáo…Những thành viên này hoạt động không có lương (trừ công tác phí) để bảo đảm
tính khách quan, công tâm với công việc.
Ở Thụy Điển, luật quy định Hội đồng trường có 11 thành viên và yêu cầu phải
có 6 thành viên bên ngoài trường.
Một khảo sát thực tế ở Úc năm 2000 cũng cho thấy, tính trung bình, thành phần
bên ngoài trường chiếm đến 50-60% trong tổng số 19 thành viên của Hội đồng trường.
Gần đây nhất, tại trường Quốc tế Việt- Đức vừa thành lập ở TP Hồ Chí Minh,
phía Đức cũng yêu cầu Hội đồng trường phải hoàn toàn là thành viên ngoài nhà trường.
Một nghiên cứu khảo sát gần đây về tự chủ đại học ở 20 nước trên thế giới đã
đưa ra một số kết luận như sau:
Về thẩm quyền và thực tế, nhìn chung, mức độ can thiệp của Nhà nước có thể
chia thành 3 nhóm: Nhiều nhất là ở các nước châu Á (trừ một số trường hợp riêng ở
Singapore và Malaysia gần đây), trung bình là ở các nước châu Âu và ít nhất là ở các
nước hệ Anh - Mỹ. Nghĩa là các trường đại học hệ Anh-Mỹ có quyền tự chủ nhiều
nhất.
Thứ hai, trong 7 mặt nội dung về tự chủ đại học là: cán bộ, sinh viên, chương
trình và giảng dạy, chuẩn mực khoa học, nghiên cứu và công bố, quản trị, hành chính

và tài chính, hai mặt mà các chuyên gia cho rằng Nhà nước cần có sự can thiệp nhiều
nhất là hành chính – tài chính và các chuẩn mực học thuật.
Mặt thứ nhất thường liên quan đến: số lượng sinh viên theo từng ngành, đóng
cửa hoặc sát nhập các cơ sở đại học, các danh hiệu được cấp, kiểm toán tài chính, mức
học phí và tài trợ cho sinh viên…
Mặt thứ hai bao gồm: Tiêu chí nhập học, chuẩn mực tốt nghiệp, kiểm định chất
lượng, công nhận các chương trình và trường đại học, v.v…
Và, thứ ba, vẫn tồn tại một giới hạn về mức độ tự chủ, kéo dài từ mức Nhà nước
chỉ giám sát, nghĩa là trường đại học có mức độ tự chủ rất cao, cho đến mức Nhà nước
25
Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước
Cao học Tài chính Ngân hàng
Nhóm 4

×