Môc lôc
Trang
A. MỞ ĐẦU …………………………………………………………
2
B. NỘI DUNG ……………………………………………………….
2
1. Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi sai
lệch …………………………………………………………………...
1.1. Biện pháp tiếp cận thông tin ………………………………….
1.2. Biện pháp phòng ngừa xã hội ………………………………...
1.3. Biện pháp áp dụng hình phạt …………………………………
1.4. Biện pháp tiếp cận y - sinh học ………………………………
1.5. Biện pháp tiếp cận tổng hợp và kế hoạch hóa xã hội ………...
2. Tính hiệu quả của các biện pháp trên ở nước ta hiện nay ………..
C. KẾT LUẬN ……………………………………………………….
2
2
3
4
5
6
7
9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………
10
1
a. më ®Çu
Tội phạm và các hành vi sai lệch luôn là nỗi lo ngại của tất cả các Nhà
nước. Nó luôn là một vấn đề biến động phức tạp và khó xử lý của các cơ quan
chính quyền Nhà nước. Nó luôn mang trong mình những mối đe dọa, sự tha
hóa đạo đức, làm cho xã hội đi xuống về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Chính vì
thế, công tác đấu tranh phòng chống các hiện tượng, hành vi sai lệch cũng
như hiện tượng tội phạm và các hành vi tội phạm có ý nghĩa hết sức quan
trọng nhằm giữ gìn và bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội. Đó cũng là
một lĩnh vực rất quan trọng đối với xã hội học tội phạm.
Đứng dưới góc độ của xã hội học tội phạm, phần nội dung xin được nêu
lên những biện pháp đấu tranh phòng chống và hiệu quả của các biện pháp
này ở nước ta hiện nay. Tuy đã cố gắng nhiều, nhưng em vẫn không thể tránh
khỏi những thiếu xót, kính mong thầy cô giúp đỡ để em có thể hiểu sâu hơn
vấn đề này.
b. néi dung
1. Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi sai lệch
Xã hội học tội phạm nghiên cứu các biện pháp sau:
1.1. Biện pháp tiếp cận thông tin
Hoạt động trao đổi, tiếp cận và xử lý thông tin trong cuộc sống hàng ngày
có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết của con
người, trong chừng mực nhất định họ biết được những việc nên làm, điều nên
tránh trong hành vi của mình. Biện pháp tiếp cận thông tin hướng tới việc
cung cấp, trang bị, hướng dẫn, giải đáp các thông tin về chuẩn mực xã hội nói
chung và pháp luật nói riêng.
Trong trường hợp vi phạm do không biết và không hiểu các nguyên tắc,
các quy định của chuẩn mực xã hội và của pháp luật thì các cơ quan tư pháp
phải phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài
truyền hình…tiến hành các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích về
2
nội dung và tính chất của các chuẩn mực đó hoặc các văn bản pháp luật có
liên quan. Đặc biệt cần chú trọng công tác phổ biến, giáo dục luật hình sự,
luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan đến hiện tượng tội
phạm.
Nếu ý thức, thái độ của những cá nhân và các nhóm xã hội nào đó đối với
pháp luật, đối với các giá trị, các chuẩn mực xã hội còn mang tính chất lệch
lạc, chưa đúng mức, tỏ ra xem nhẹ, coi thường thì cần phải giáo dục, định
hướng cho họ theo cái đúng và để họ hiểu và tuân thủ các chuẩn mực xã hội.
Cần cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác vạch ra tính ổn định và tính
nguyên tắc không thể không tuân thủ trong việc áp dụng các chuẩn mực nhăm
ngăn chặn các hành vi sai lệch.
Cần phải nâng cao uy tín của hệ thống pháp luật đang tham gia điều chỉnh
các quan hệ xã hội trong xã hội. Pháp luật phải công bằng và nghiêm minh để
mọi tầng lớp nhân dân tin tưởng thực hiện.
Cảnh giác và tích cực đấu tranh với những thông tin sai trá, những luận
điệu tuyên truyền xuyên tạc và bịa đặt của các thế lực thù địch về các giá trị,
chuẩn mực xã hội, về hệ thống pháp luật, làm lệch lạc nội dung và vi phạm áp
dụng của chúng.
1.2. Biện pháp phòng ngừa xã hội
Phòng ngừa xã hội luôn là biện pháp đấu tranh phòng chống sai lệch và
tội phạm mang lại hiệu quả cao, nó thường được đặt lên vị trí hàng đầu trong
số các biện pháp được áp dụng. Đây là biện pháp tiếp cận nhằm tim hiểu, làm
sáng tỏ các nguyên nhân, điều kiện dẫn tới sai lệch và tội phạm, từ đó mà đề
xuất các phương pháp phòng ngừa cụ thể.
Phòng ngừa xã hội là theo đuổi mục đích phát hiện, xóa bỏ, vô hiệu hóa
các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh hiện tượng sai lệch và tội phạm. Nó
là một tổng thể (hệ thống) các biện pháp xã hội như tác động về kinh tế, chính
trị, tư tưởng tâm lý, giáo dục, văn hóa, pháp luật… mà nhà nước và xã hội áp
3
dụng nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của sai lệch và tội phạm; góp
phần định hướng và hình thành những hành vi cư xử hợp pháp, hợp đạo đức
của công dân.
Cơ sở khoa học của biện pháp phòng ngừa xã hội là sự nhận thức hành vi,
hoạt động của con người vốn mang bản chất tuân theo quy luật hưởng thiện;
mọi người dều có khả năng trở thành nhưng công dân tốt, có ích cho xã hội.
Hành vi sai lệch, phạm tội của họ bên cạnh động cơ ý chí cá nhân còn xuất
phát từ những nguyên nhân điều kiện xã hội nhất định. Nếu vô hiệu hóa được
những nguyên nhân, điều kiện đó thì con người sẽ không bị sa ngã vào môi
trường tội ác. Bên cạnh đó, xây dựng một môi trường xã hội - pháp lý lành
mạnh, trong đó mọi công dân ý thức được điều hay lẽ phải, mong đợi điều tốt
lành, tránh xa điều tội lỗi mới là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất. Biện
pháp phòng ngừa xã hội thường thể hiện ở 2 cấp độ:
Phòng ngừa chung được thực hiện trên cơ sở tạo ra những tiền đề tích
cực, những điều kiện kinh tế chính trị, văn hóa, pháp luật cơ bản nhằm loại
trừ các hiện tượng tội phạm; chẳng hạn, hình thành ý thức pháp luật tích cực
cho công dân, nâng cao trình độ học vấn, đời sống vật chất , tinh thần cho
nhân dân.
Phòng ngừa chuyên ngành hình sự là biện pháp quan trọng nhất ngăn
chặn hiện tượng tội phạm.
1.3. Biện pháp áp dụng hình phạt
Áp dụng hình phạt là phương thức pháp lý hình sự trong đấu tranh phòng
chống hiện tượng tội phạm và các hành vi phạm tội cụ thể. Nó được áp dụng
đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự, do đó
bị đe dọa phải chịu một hình phạt với tư cách là biện pháp cưỡng chế nhà
nước có tính mạnh mẽ và nghiêm khắc nhằm trừng trị kẻ phạm tội.
Việc truy tố, xét xử và buộc tội kẻ phạm tội phải chịu một hình phạt có tác
dụng rất quan trọng trong đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm. Ngoài
4
việc trực tiếp trừng trị kẻ phạm tội, cải tạo. cảm hóa họ trở lại con đường
hướng thiện, trở thành công dân có ích, hình phạt còn có ý nghĩa giáo dục, răn
đe tác động tới những người khác làm cho họ từ bỏ những ý định phạm tội,
thậm trí sự chuẩn bị hay âm mưu tiến hành một tội phạm nào đó.
Trong hệ thống pháp luật, chỉ có Bộ luật hình sự quy định về tội phạm và
hình phạt. Bộ luật hình sự nước ta góp phần nào vào đấu tranh, ngăn chặn tội
phạm, quy định hai loại hình phạt: hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Các hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam
giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình.
Các hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền
công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính, trục
xuất khi không áp dụng là hình phạt chính.
1.4. Biện pháp tiếp cận y - sinh học
Trong hoạt động phòng chống các hành vi sai lệch và tội phạm, biện pháp
tiếp cận y - sinh học thường do các nhân viên cơ quan nghiệp vụ như y tế,
điều tra, giám định, chuyên gia tâm thần học thực hiện đối với những người
có hành vi sai lệch và phạm tội nhằm tìm hiểu, phát hiện những khuyết tất về
thể chất (mù, câm, điếc,…) hoặc những khuyết tật về trí lực (mắc các bệnh
hoang tưởng, tâm thần hoặc phạm tội trong trạng thái say rượu, nghiện ma
túy,…). Những khuyết tật đó làm cho người vi phạm không có, mất đi một
phần hoặc toàn bộ khả năng tự kiềm chế, kiểm soát hành vi của cá nhân, và
do đó mất đi năng lực tự chịu trách nhiệm trước hành vi vi phạm của mình.
Còn từ chỗ mất năng lực trách nhiệm hành vi mà có bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hay không còn tùy thuộc vào quy định của pháp luật hình sự.
Biện pháp tiếp cận y - sinh học có ý nghĩa rất quan trọng, nó góp phần làm
sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện của hành vi sai lệch và phạm pháp, giải thích
cơ chế tâm lý - xã hội của những hành vi đó. Nó cũng góp phần nâng cao
5
đáng kể hiệu quả của hoạt động xét xử tội phạm trên nguyên tắc không xử oan
người vô tội, người được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời cũng
không để lọt lưới kẻ phạm tội, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của
pháp luật.
1.5. Biện pháp tiếp cận tổng hợp và kế hoạch hóa xã hội
Công tác đáu tranh phòng chống các hiện tượng sai lệch và tội phạm
không chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân hay cơ quan hữu trách nào, mà
con là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Nó đòi hỏi phải huy động sự phấn
đấu , nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nghĩa là Đảng và Nhà nước
cần có hệ thống đường lối, chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, hiệu quả và
ban hành pháp luật đồng bộ, kịp thời. Nó cũng đòi hỏi sự thu hút tham gia
rộng rãi của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, của các tổ
chức, đoàn thể xã hội, của các nhà hoạt chính trị - xã hội sự đông đảo của các
tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Củng cố các nguyên tắc đạo đức gắn liền với sự tôn trọng của mọi công
dân và của những người có chức có quyền với nhân cách, thái độ trân trọng
đúng mức đối với các nhu cầu và đòi hỏi chính đáng của mọi người.
Giáo dục các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, lối sống lành mạnh,
tiến bộ cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội
Đề cao nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trên cơ sở sự công bằng dân
chủ, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Mở rộng các loại hình hoạt động, vui chơi giải trí lành mạnh, tiến bộ cho
các tầng lớp nhân dân nói chung và tầng lớp thanh niên nói riêng.Bên cạnh
đó, phải nâng cao chất lượng các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể
thao, nhằm rèn luyện thể chất, bồi dưỡng nhân cách, làm phong phú đời sống
tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, tạo ra môi trường xã hội - pháp lý lành
mạnh trong đó mọi người dân đều có ý thức tôn trọng pháp luật
6
Cải tiến công tác giáo dục pháp luật trong hệ thống nhà trường phổ thông,
trung học và ở bậc đại học. Mở rộng hoạt động phổ biến, giải thích pháp luật
trong nhân dân, giúp họ có những hiểu biết nhất định về pháp luật, sống và
làm việc theo pháp luật.
Các cơ quan công an, tào án, viện kiểm sát và các cơ quan tư pháp khác
phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy phạm pháp luật, giữ đúng vị trí, vai trò,
chức năng và nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm.
Chú trọng nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa, trình độ học vấn, năng lực
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật.
Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các biện
pháp và kết quả đấu tranh với các vụ việc vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa
để nhân dân được biết và thêm tin tưởng vào hiệu lực của bộ mày nhà nước.
Đồng thời, thường xuyên tổ chức thăm dò dư luận xã hội đối với những vấn
đề cụ thể của cuộc sống để có biện pháp giải quyết và điều chỉnh kịp thời.
Dựa trên cơ sở các dự báo về diễn biến của tình hình tội phạm để xây
dựng các kế hoạch đấu tranh có hiệu quả với từng loại tội phạm ở các khu vực
và trong những khoảng thời gian nhất định.
Trong điều kiện ngày nay, công tác đấu tranh phòng chống hiện tượng tội
phạm cần được mở rộng hơn nữa sự hợp tác trên phạm vi quốc tế.
2. Tính hiệu quả của các biện pháp trên ở nước ta hiện nay
Tính hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống hiện tượng sai lệch và
tội phạm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: bản chất giai cấp của Nhà nước và
xã hội, những quan điểm chính trị, đạo đức, pháp luật đang thịnh hành giữ vai
trò chủ đạo trong xã hội, trình độ dân trí, khả năng kinh tế và trang thiết bị kỹ
thuật, các phương tiện thông tin đại chúng, sự hoạt động của các cơ quan Lập
pháp, Hành pháp, Tư pháp.
7
Đất nước ta trong những năm gần đây đã có rất nhiều sự thay đổi, đổi
mới, hoàn thiện về kinh tế, chính trị,…Chính vì thế, tính hiệu quả của công
tác phòng chống hiện tượng sai lệch và tội phạm ở nước ta hiện nay là rất rõ.
Trước tiên là biện pháp tiếp cận thông tin. Nước ta đã phát huy hiệu quả
của biện pháp này khá tốt. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta
đã có rất nhiều chương trình tuyên truyền pháp luật và những hậu quả của
những hành vi vi phạm pháp luật. Nó được đông đảo quần chúng nhân dân
đồng tình và đón nhận, nó làm cho quần chúng nhân dân hiểu rõ hơn về pháp
luật, biết nên làm những gì và không nên làm những gì. Phần nào đã giảm khá
nhiều tình trạng tội phạm. Ví dụ: Chuyên mục An toàn giao thông,…
Tiếp đến là biện pháp phòng ngừa xã hội. Hiện nay, chúng ta đã có rất
nhiều biện pháp để phòng ngừa. Trong các nhà trường, chúng ta đã biết giáo
dục pháp luật có hiệu quả, giúp các em học sinh, sinh viên biết tránh xa những
hiện tượng tội phạm. Chúng ta cũng đã có những biện pháp đánh thẳng vào
tâm lý mọi người, đặc biệt là những tội phạm, làm họ hiểu rõ hơn mức độ
nguy hiểm của các hành vi vi phạm pháp luật, chính vì thế mà có rất nhiều vụ
án chúng ta không cần dùng những biện pháp cứng rắn, đã khuyên giải tội
phạm ra đầu thú. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có những biện pháp tác động
đến kinh tế, đời sống thường ngày của người dân cũng đạt hiệu quả,…
Biện pháp áp dụng hình phạt. Trên thực tế chúng ta thấy, chính nhờ biện
pháp này mà hiện tượng vi phạm pháp luật đã giảm rất nhiều. Đặc biệt là
trong lĩnh vực giao thông. Ví dụ; Luật an toàn giao thông đường bộ quy định:
người tham gia giao thông mà không đọi mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ
1000000 đến 200000. Chính từ đây mà người dân ý thức được hành vi của
mình và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
Bên cạnh đó, biện pháp tiếp cận y - sinh học và biện pháp tiếp cận tổng
hợp và kế hoạch hóa xã hội cũng đạt được những hiệu quả nhất định.
8
c. kÕt luËn
Như vậy, qua việc phân tích nội dung các biện pháp đấu tranh phòng
chống hiện tượng tội phạm và hành vi sai lệch, chúng ta đã hiểu được phần
nào về tình hình phòng chống tội phạm ở nước ta. Mong rằng qua đây, chúng
ta sẽ ý thức được những hành vi của mình, biết sống, học tập và làm việc theo
hiến pháp, pháp luật. Hy vọng rằng, càng ngày chúng ta càng sống tốt hơn, trở
thành một công dân gương mẫu cho mọi người noi theo.
9
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb.CAND,
Hà Nội, 2001.
2. Xã hội học chuyên biệt, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.
3. tailieu.vn
10