Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Những vấn đề lý luận chung về hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.88 KB, 8 trang )

Lời mở đầu
Hiện nay trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế một cách đa dạng, quá trình hội
nhập của các quốc gia là một tất yếu khác quan nó tạo điều kiện để các quốc gia có thể
giao lưu trong các lĩnh vực khác nhau như: chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…Vì vậy
mà sự dịch chuyển hàng hóa, sức lao động, tiền tệ qua biên giới quốc gia trên quy mô
lớn.Tuy nhiên chính điều này nó đã tạo điều kiện cho thuận lợi cho các hành vi tiêu
cực nảy sinh và phát triển. Một trong số đó là tình hình tội phạm quốc tế ngày càng gia
tăng và trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều. Trước tình hình phát triển đáng lo ngại
của tội phạm này, cộng đồng quốc tế đứng trước một vấn đề có tính toàn cầu đó là đấu
tranh phòng, chống tội phạm quốc tế. Vậy vấn đề hợp tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm quốc tế trong giai đoạn hiện nay được thể hiện như thế nào?
I. Những vấn đề lý luận chung về hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm
quốc tế
1. Khái quát chung
1.1 Khái niệm hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm
Hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm bao gồm toàn bộ các hoạt động cấn
thiết của thành viên cộng đồng quốc tế, nhằm ngăn ngừa trừng trị, loại bỏ tội phạm ra
khỏi đời sống quốc tế cũng như đời sống quốc gia.
1.2 Khái niệm tội phạm quốc tế
Tội phạm quốc tế được Ủy ban luật quốc tế xác định là loại tội phạm chống lại
phát luật quốc tế, phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia. Đây là loại
nghĩa vụ có ý nghĩa cơ bản trong việc đảm bảo các quyền lợi sống còn của cộng đồng
quốc tế. Tội phạm quốc tế là mối nguy hiểm nhất đối với toàn thể nhân loại.
1.3 Phân loại tội phạm quốc tế
Tội phạm quốc tế có thể được phân thành: Tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và
apthai, tội chống lại con người, tội ác xâm lược.
Trong Điều 6 Quy chế Tòa án quân sự quốc tế Nurumbe ngày 8.8.1945, tội phạm
quốc tế được chia làm ba nhóm:
-Tội phạm chống hòa bình bao gồm các hành vi tội phạm âm mưu, chuẩn bị,
tuyên truyền và tiến hành chiến tranh xâm lược, hoặc chiến tranh, vi phạm các điều
ước quốc tế, các thỏa thuận và đảm bảo quốc tế.


- Tội chống con người là các hành vi giết hại, hủy diệt, đày ải, nô dịch và các
hành vi dã man khác đối với con người, vi phạm nghiêm trọng các quy phạm và các
tập quán quốc tế về quyền con người như truy đuổi con người vì lý do chính trị, tôn
giáo, chủng tộc…
- Tội phạm chiến tranh bao gồm các hành vi tội phạm chà đạp lên tập quán quốc
tế và vi phạm pháp luật quốc tế về chiến tranh như: giết hại tù binh, con tin, phá hủy
thành phố, làng mạc…
1.3 Vai trò của hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế
Tội phạm quốc tế là mối nguy hiểm nhất đối với toàn thể nhân loại vì chúng xâm
hại đến hòa bình và an ninh quốc tế. Việc phòng chống tội phạm này không phải là
quyền hay nghĩa vụ của bất kỳ một quốc gia nào mà nó đòi hỏi sự hợp tác của tất cả
các quốc gia. Việc hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế góp phần bảo vệ
hòa bình, an ninh của các quốc gia nói riêng và của cộng đồng quốc tế nói chung.
2. Nội dung của hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế
Tội phạm quốc tế là một trong các loại tội phạm trong luật quốc tế. Vì vậy, hoạt
động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế nó cũng tương tự các hoạt động
hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo đó, hợp tác đấu tranh phòng
chống tội phạm quốc tế bao gồm các hoạt động sau:
2.1 Phân định thẩm quyền tài phán
Thẩm quyền tái phán của một quốc gia được hiểu là quyền lực riêng biệt của quốc
gia trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và đây là quyền tối cao của quốc
gia trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thẩm quyền tài phán hình sự quốc gia bao gồm
các nhóm quyền: quyền cho phép hoặc nghiêm cấm, quyền xét xử và quyền thi hành
trong lĩnh vực hình sự liên quan đến chủ thể, khách thể hoặc sự kiện pháp lý. Tuy
nhiên, trên thực tế do những nguyên nhân khách quan, chủ quan mà quốc gia không
thể thực hiện được quyền này vì vậy đòi hỏi là cần phải có sự hợp tác giữa các quốc
gia. Để đảm bảo sự phù hợp trọng việc thực hiện thẩm quyền tài phán quốc gia trong
các vụ việc hình sự trong khoa học luật quốc tế đã tồn tại một số nguyên tắc xác định
thẩm quyền tài phán như: nguyến tắc lãnh thổ, nguyên tắc quốc tịch, nguyên tắc an
ninh quốc gia, nguyên tắc phổ cập.

Nguyên tắc lãnh thổ: Trong khoa học luật quốc tế ghi nhận việc áp dụng các
nguyên tắc lãnh thổ để xác định thẩm quyền tài phán hình sự quốc gia. Theo nguyên
tắc này, quốc gia có thẩm quyền tài phán hình sự là quốc gia nơi hành vi phạm tội thực
hiện. Do đó, tòa án có thẩm quyền giải quyết là tóa án quốc gia nơi hành vi phạm tội
được thực hiện.
Nguyên tắc quốc tịch: Theo nguyên tắc quốc tịch thì quốc gia có thẩm quyền tài
phán là quốc gia mà các nhân thực hiện hành vi phạm tội hoặc tình nghi thực hiện
hành vi phạm tội mang quốc tịch, cho dù hành vi đó xảy ra ở bất kỳ nơi nào. Do đó,
thẩm quyền xét xử hoàn toàn được xác định không phụ thuộc vào địa điểm thực hiện
hành vi phạm tội. Ngoài ra, quốc tịch của nạn nhân cũng có thể được coi là căn cứ để
xác định thẩm quyền tài phán, theo đó quốc gia mà nạn nhân là công dân (có quốc
tịch) cũng có thẩm quyền tài phán hình sự.
Nguyên tắc an ninh quốc gia: Các quốc gia có thẩm quyền xét xử đối với bất kỳ
hành vi phạm tội nào được thực hiện nhằm mục đích gây phương hại đến nền độc lập,
an ninh của quốc gia cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Khi áp dụng nguyên
tắc này các hành vi phạm tội sẽ phải chịu sự truy tố và xét xư của bị xâm hại mà
không cần xét đến địa điểm thực hiện hành vi hay quốc tịch của thủ phạm hoặc người
bị hại.
Nguyên tắc phổ cập: là nguyên tắc xác định thẩm quyền tài phán hình sự dựa trên
cơ sở tính chất nguy hiểm, đe dọa cộng đồng của một số tội phạm cụ thể. Theo đó, tất
cả các quốc gia có liên quan đều được phép sử dụng các biện pháp cần thiết để xác lập
thẩm quyền xét xử hình sự của mình đối với một số loại tội phạm đã được xác định mà
không không cần xét đến địa điểm thực hiện hành vi phạm tội hay mục đích thực hiện
và chủ thể là ai.
2.2 Thành lập Tòa án quốc tế
Tội phạm quốc tế là mối nguy hiểm lớn nhất đối với tòa thể nhân loại vì chúng
xâm hại tới hòa bình và an ninh quốc tế. Do đó, để trừng trị loại tội phạm này, ngoài
việc quốc gia có thể thực hiện quyền tài phán, cộng đồng quốc tế đã nhất trí tiến hành
thành lập cơ quan tài phán quốc tế đưa ra những phán quyết căn cứ vào quy định của
luật quốc tế, đó chính là các Tòa án quân sự quốc tế Nurumbe, Tòa án Tokyo…Thành

lập Tòa án quốc tế là một biện pháp cơ bản để phòng chống tội phạm quốc tế.
Cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của cơ quan tài phán quốc tế: Các cơ
quan tài phán quốc tế ra đời và hoạt động trên cơ sở các điều ước quốc tế hoặc các văn
bản pháp lý quốc tế. Dựa trên Tuyên bố Matxcova và Hiệp ước Poxdam, ngày
8/8/1945 Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô đã ký Hiệp ước London về truy nã và trừng
trị các tội phạm chiến tranh của các quốc gia thuộc khối Trục phát xít tại Châu Âu.
Quy chế Tòa án quân sự quốc tế là bộ phận không thể tách rời của Hiệp ước này. Đây
là văn bản pháp lý quốc tế thành lập Tòa án quân sự Nurumbe năm 1945 và Tòa án
quân sự Tokyo năm 1946 Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết số
808 năm 1993 về thành lập Tòa án quốc tế truy tố các cá nhân phạm tội có hành vi
xâm hại nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế được thực hiện trên lãnh thổ Ruanda.
Thành công quan trọng gần đây nhất của cộng đồng quốc tế trong hợp tác đấu tranh
phòng chống tội ác quốc tế là sự ra đời của Tòa hình sự quốc tế. Tòa án này được hình
thành trên cơ sở Quy chế Tòa án hình sự quốc tế thông qua tại hội nghị Roma năm
1998.
Cơ quan tài phán quốc tế thường tồn tại dưới hai hình thức là: Cơ quan tài phán
thường trực và cơ quan tài phán lâm thời.
Căn cứ vào cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của cơ quan tài phán quốc
tế và thực tiễn hoạt động của chúng, có thể khẳng định thẩm quyền của các cơ quan
tài phán chỉ giới hạn đối với việc truy tố, xét xử tội phạm quốc tế (tội ác quốc tế). Ví
dụ: Tòa án hình sự quốc tế Lahay có thẩm quyền tài phán đối với các tội phạm diệt
chủng, tội phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược.
Một số cơ quan tài phán quốc tế như: Tòa án quân sự quốc tế Nurumbe và Tokyo,
Tòa án quốc tế về tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ và ở Ruanda, Tòa hình sự quốc
tế Lahay.
2.3 Tương trợ tư pháp về hình sự
Trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm, tương trợ tư pháp là biện
pháp duy nhất để thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết ở nước ngoài. Các vấn đề nằm
trong nội dung tương trợ tư pháp được điều ước quốc tế liên quan điều chỉnh, còn
những vấn đề chuyên biệt có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm

có thể được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương về
phòng chống tội phạm.
Nội dung cơ bản của tương trợ tư pháp về hình sự bao gồm các vấn đề như: dẫn
độ tội phạm, chuyển giao người bị kết án…
II. Thực trạng vấn đề hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế trong
giai đoạn hiện nay
1.Những kết quả đạt được trong vấn đề hợp tác đấu tranh phòng chống tội
phạm quốc tế trong giai đoạn hiện nay
Thứ nhất: Trong thời gian qua trước dư luận thế giới một số quốc gia đã đem ra
xét xử các tội phạm chiến tranh, tội ác diệt chủng, tội ác chống loài người đối với một
số cá nhân như: như ở Cam pu chia với tội ác diệt chủng của Khơ me đỏ vào Ngày
20/11/2007, Kaing Guek Eav - kẻ đứng đầu trung tâm tra tấn tai tiếng nhất và lớn nhất
của chế độ Khmer Đỏ, Nhà tù Tuol Sleng, ở Campuchia trước đây đã phải ra trước
vành móng ngựa. Kaing Guek Eav bị cảnh sát dẫn giải ra hầu tòa tại phiên xét xử đầu
tiên của tòa án hình sự được Liên Hợp Quốc hỗ trợ tổ chức ở ngoại ô Phnom Penh.
Kaing Guek Eav bị xử về các hành vi tội ác chống lại loài người trong thời gian y
phục vụ chế độ Khmer Đỏ những năm 1970. Cách đây khoảng 30 năm, Kaing Guek
Eav là Giám đốc Nhà tù Tuol Sleng ở Phnom Penh, nơi giam giữ 16.000 người dân vô
tội Campuchia trong giai đoạn 1975 - 1979 bị chế độ Khmer Đỏ tra tấn dã man, sau đó
bị đưas đi hành quyết tàn bạo tại “Cánh đồng chết”.Và sau đó là 4 lãnh đạo cao cấp
gồm: Noun Chea - Thủ tướng dưới thời Khmer đỏ. Hắn được biết đến với biệt danh
“anh số 2”; Ieng Sary là phó Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Khmer đỏ và là nhân vật
quyền lực số 3 trong chính quyền này; Ieng Thirith (vợ của Ieng Sary) là Bộ trưởng
các vấn đề xã hội của Khmer đỏ; Khieu Samphan - Chủ tịch nước Campuchia dân chủ,
nhân vật quyền lực thứ 5 của Khmer đỏ cũng lần lượt bị đem ra xét xử. Cả 4 tên “đồ
tể” này sẽ đều phải đối mặt với các cáo buộc bao gồm diệt chủng, tội ác chống nhân
loại, vi phạm luật hình sự Campuchia năm 1956, bao gồm giết người, tra tấn và khủng
bố tôn giáo. Hồ sơ vụ án có đến 350.000 trang với 11.600 tài liệu khác nhau, 1.000
bản viết tay của các nhân chứng và tổ chức dân sự có liên quan. Các bị cáo đã bị thẩm
vấn 46 lần kể từ khi bị bắt giữ vào năm 2007. Khmer đỏ cầm quyền ở Campuchia từ

năm 1975-1979 và trong khoảng thời gian đen tối đó, khoảng 1 triệu 700 nghìn người
dân Campuchia đã chết dưới bàn tay của chế độ này
Thứ hai: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm trừng trị những trùm phát xít,
những kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai một số quốc gia đã ký các
điều ước quốc tế thành lập lên các Tòa án quân sự . Chẳng hạn như Toà án Quân sự
quốc tế Nuremberg do các nước Đồng Minh Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp mở năm 1945-
1946 và sau đó còn có Toà án quân sự Nuremberg (1946-1949 do Mỹ chủ trì) là các
phiên xét xử tiến hành tại thành phố Nuremberg của Đức để xét xử cá nhân và tổ chức
của chế độ Quốc xã bị cáo buộc phạm tội ác trong chiến tranh. Tòa án này đã xác định
nước Đức Hít-le là quốc gia phạm tội trong việc gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần
thứ hai và đã lên án chính sách phiêu lưu, bội ước và hệ tư tưởng quốc xã của nước
Đức Hít-le.Toà án quân sự quốc tế đã tuyên 12 án tử hình, 3 án tù chung thân, 4 án tù
10-20 năm. Còn Toà án quân sự đã tuyên 24 án tử hình (11 giảm còn tù chung thân),
20 án tù chung thân, 98 án tù có thời hạn. Các tổ chức bị Toà án Quân sự quốc tế
tuyên là có tội gồm Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức (tức Đảng Phát
xít), lực lượng SS, cơ quan mật vụ Gestapo.Ngoài ra còn có Tòa án quân sự Tokyo,
toà án quân sự quốc tế này được lập ra trên cơ sở của Tuyên bố Pôtxđam (Potsdam)
năm 1945 và Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, Hoa Kì, Anh để xét xử những tên
đầu sỏ tội phạm chiến tranh Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới II. Quá trình xét xử
diễn ra tại Tôkyô từ 3.5.1946 đến 12.11.1948. Hội đồng thẩm phán gồm đại biểu của 11
nước Liên Xô, Hoa Kì, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Áo, Canađa, Niu Zilân, Hà
Lan, Philippin. Hai mươi tám tên tội phạm người Nhật bị đưa ra xét xử. Số tội phạm bị
kết án là 25 tên, trong đó có 7 tên bị kết án tử hình (treo cổ), 16 tù chung thân, những
tên khác bị kết án tù giam với thời hạn. Tòa án Quân sự Quốc tế đã đi vào lịch sử như
một sự phán xử của các dân tộc đối với những kẻ đứng đầu nước Đức quốc xã sau khi
đã tạo ra một tiền lệ cho quyền xét xử của một Tòa án Quốc tế đối với các quan chức,
các nhà hoạt động chính trị và quân sự cao cấp nhất của quốc gia-kẻ xâm lược.Quá
trình xét xử của Tòa án trên đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển
tiến bộ của nền luật pháp quốc tế đương đại và trong sự trưởng thành của hoạt động tư
pháp hình sự quốc tế. Những nguyên tắc-đã được công nhận bởi Hiến chương của Tòa

án Quân sự Quốc tế và đã được khẳng định trong những nghị quyết của Đại hội đồng
Liên hợp quốc ngày 11-12-1946 và ngày 27-11-1947 là cơ sở nền tảng cho những văn
bản luật pháp-quốc tế thời hậu chiến nhằm ngăn chặn việc gây ra những cuộc chiến,
những tội ác chiến tranh, những hành động diệt chủng, tra tấn và những hành động dã
man khác và đồng thời không áp dụng thời hạn hết hiệu lực đối với những tội ác chiến
tranh và những tội ác chống lại loài người.
Thứ ba: Đã thành lập các tòa án quốc tế theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc, như quyết định số 808 năm 1993 đã thành lập Tòa án quốc tế về Nam Tư cũ
và quyết định số 955 năm 1994 Thành lập Tòa án quốc tế về Ruanda để truy cứu trách
nhiệm hình sự các cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế nhân đạo đặc
biệt là các quốc gia đã thông qua Hiệp ước về thành lập Tòa án hình sự quốc tế ICC
năm 1998. Theo quy chế này thì Tòa án ICC có thẩm quyền xét xử các tội phạm nguy
hiểm nhất do các cá nhân thực hiện như tội diệt chủng, tội ác chống loài người, tội
phạm chiến tranh và tội xâm lược. Tòa án này chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2003
cho đến tháng 3 năm 2011 ICC đã có tất cả 114 quốc gia là thành viên. Bên cạnh đó
còn có thêm 34 quốc gia, kể cả Nga, đã ký vào hiệp ước nhưng chính quyền các quốc
gia này chưa thông qua Pháp Chế Rome .Kể từ khi đi vào hoạt động cho tới đầu năm
2009, ICC đã nhận được thông tin về 10 vụ việc, trong đó có 3 vụ việc được tiến hành
điều tra, 2 vụ việc bị loại trừ do không thuộc diện thụ lý và 5 vụ việc đã được xem xét,
phân tích.Trong đó có 3 vụ việc( cộng hòa dân chủ Conggo, Uganda và Cộng hòa
Trung phi) do các quốc gia thành viên thông báo và một vụ việc ( Darfur thuộc Sudan)
là do Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông báo. ICC đã tiến hành điều tra 3 vụ việc ở
Công gô, Uganda và Darfur đồng thời phân tích vụ việc ở Cộng Hòa Trung phi. ICC
cũng đã tiến hành giai đoạn xét xử và các Tòa dự thẩm đã tiến hành một số phiên tòa
cũng như đưa ra một số quyết định.
-Về Cộng hòa dân chủ Công gô (DRC) ICC đã tiến hành điều tra vụ việc xảy ra ở
Công gô liên quan đến vụ thảm sát và hành quyết hàng nghìn người vào năm 2002,
cũng như các hành vi hãm hiếp, tra tấn trên phạm vi rộng và tuyển mộ trẻ em làm quân
lính. Tại đó nhiều khu vực vẫn diễn ra xung đột và mất an ninh mà không hề có sự
hiện diện của chính phủ. Nhiều nhóm xung đột có vũ trang bị cáo buộc có liên quan

đến tội phạm.
Vụ điều tra các vụ phạm tội đã lần lượt được tiến hành với thứ tự ưu tiên cho
những vụ việc quan trọng nhất. Văn phòng công tố đã thực hiện hơn 20 chuyến đi
khảo sát hiện trường, thu thập hơn 11000 tài liệu, phỏng vấn hơn 60 người đồng thời
thu thập các văn bản, vi deo, ảnh và những chứng cứ khác. Ngày 17/3/2006, Tòa Dự
thẩm I đã ban hành lệnh bắt giữ lãnh tụ Phong trào quân sự chính trị “ Liên minh
những nhà ái quốc Công gô” Thomas Lubanga Dyilo, thủ lĩnh tiền nhiệm của Hiệp hội
những người yêu nước ở Ituri và đồng thời cũng là người đầu tiên bị bắt theo lệnh đã
được ban hành bởi Tòa án. Lubanga đã được chuyển giao cho ICC và Hội đồng Dự
thẩm đã tiến hành phiên xét xử toàn thể.
- Về Uganda: ngày 29/7/2004, ICC đã xác định có cơ sở pháp lý để mở điều tra
vụ việc xảy ra ở Bắc Uganda khi nhận được thông báo từ Tổng thống Uganda vào
tháng 12/2003.Quyết định mở cuộc điều tra được đưa ra sau khi các thông tin về vụ
việc đã được phân tích kỹ lưỡng để đảm bảo rằng các yêu cầu trong Quy chế Roome
được đáp ứng đầy đủ. Hội đồng Dự thẩm II đã thông báo những lệnh bắt đầu tiên vào
ngày 13/10/2005 đối với 5 bị can. Văn phòng công tố đã tiến hành điều tra một loạt
các vụ bắt cóc trên quy mô rộng lớn với đa số nạn nhân là trẻ em, giết người, tra tấn và

×