Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

thiết kế kĩ thuật thi công kè chống sạt lỡ khu dân cư thương mại xã lương nghĩa – huyện long mỹ tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT XÂY DỰNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI : THIẾT KẾ KĨ THUẬT THI CÔNG KÈ CHỐNG SẠT LỠ KHU
DÂN CƯ - THƯƠNG MẠI XÃ LƯƠNG NGHĨA – HUYỆN LONG MỸ TỈNH HẬU GIANG
(PHẦN THUYẾT MINH PHÂN ĐOẠN M1, M2)

CBHD: Th.s HÀ QUỐC ĐÔNG

SVTH : NGUYỄN THÀNH LUÂN
MSSV : 1110527
LỚP

Cần Thơ, tháng 8/2015

: XD CTT K37-2


Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN
Hệ thống sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang
nói riêng có tiềm năng rất lớn trong việc tăng trưởng kinh tế nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực như: Nông nghiệp, ngư nghiệp, đặc biệt là giao thông thủy. Chính sự gia tăng
nhanh các phương tiện giao thông thủy cùng với lũ lụt từ thượng nguồn đổ về hàng
năm làm cho bờ sông Ngang Dừa bị sạt lỡ nghiêm trọng lấn sâu vào khu vực dân cư
làm thiệt hại nhiều công trình nhà cửa, phá vỡ cảnh quan môi trường, làm ảnh hưởng
đến ổn định sản xuất và đời sống tinh thần của nhân dân trong khu vực. Cùng với việc


lấn chiếm lòng sông hàng năm của các hộ dân, làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi
trường. Với những lý do trên việc đầu tư xây dựng bờ kè sông Lương Nghĩa là hết sức
cấp bách và cần thiết.
Trong phần nội dung luận văn đưa ra một số phương án thiết kế và phương án
chọn là phương án “Tường đứng kết hợp mái nghiêng” làm phương án xây dựng bảo
vệ bờ sông Ngang Dừa. Đảm bảo được tính thoát nước lũ, giao thông, môi trường và
tạo cảnh quan sạch đẹp. Luận văn gồm các phần như sau:
Phần I

Giới thiệu

Phần II

Thiết kế kỹ thuật

Phần III Thiết kế hệ thống khuôn viên
Phần IV Dự toán
Phần V

So sánh hiệu quả kinh tế, kết luận & kiến nghị

Phần VI Thi công
Sau hơn 3 tháng thực hiện, luận văn tốt nghiệp của em đã hoàn thành tương đối
hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian học tại trường. Đặc biệt là thầy Hà Quốc Đông, thầy Trần Văn
Hừng, thầy Trần Văn Tỷ và các thầy trong bộ môn XD trường ĐHCT và các anh trong
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và khảo sát địa chất HÀ KHANG đã tận tình hướng
dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Do kiến thức và
kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn này không tránh những thiếu sót, em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thành Luân
i


Nhận xét của Cán bộ hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HỌ VÀ TÊN CBHD:………………………………………….
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
HỌ VÀ TÊN CBPB:………………………………………….
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

ii


Mục lục

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG ........................................................................................... x
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................1
1.1. Giới thiệu ...........................................................................................................1
1.1.1.

Giới thiệu chung về dự án ........................................................................1

1.1.2.

Đặc điểm về thủy văn ..............................................................................1

1.1.3.

Đặc điểm về địa hình ...............................................................................3

1.1.4.


Đặc điểm về địa chất ................................................................................5

1.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội ..................................................................................8
1.2.1.

Về kinh tế .................................................................................................8

1.2.2.

Về xã hội ..................................................................................................9

1.3. Tiêu chuẩn và tài liệu thiết kế ............................................................................9
1.3.1.

Tiêu chuẩn thiết kế ...................................................................................9

1.3.2.

Tài liêu thiết kế ...................................................................................... 10

1.3.3.

Các yêu cầu kĩ thuật thiết kế công trình ................................................10

CHƯƠNG 2 - TẢI TRỌNG VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN ................11
2.1. Số liệu tính toán ............................................................................................... 11
2.1.1. Tải trọng tác dụng ......................................................................................... 11
2.1.2.


Hệ số vượt tải ......................................................................................... 11

2.1.3.

Cường độ tính toán của vật liệu xây dựng .............................................11

2.1.4.

Phân cấp công trình ...............................................................................11

2.1.5.

Tài liệu thủy văn ....................................................................................12

2.2. Thiết kế sơ bộ kích thướt các bộ phận công trình theo từng phân đoạn ..........12
2.2.1.

Tải trọng và lực tác dụng lên công trình ................................................12

2.2.2.

Hình thức kết cấu công trình: ................................................................ 13

2.3. Tính toán các tải trọng và lực tác dụng lên công trình ....................................14
2.3.1.

Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên tường chắn (tính trên 1m dài) .........14

2.3.2.


Áp lực đất chủ động ...............................................................................15

2.3.3.

Áp lực thủy tĩnh .....................................................................................16
iii


Mục lục
2.3.4.

Áp lực đẩy nổi tác dụng lên công trình ..................................................16

2.3.5.

Áp lực thấm tác dụng lên công trình .....................................................17

2.4. Các trường hợp tính toán: ................................................................................17
2.4.1.

Trường hợp 1 ......................................................................................... 18

2.4.2.

Trường hợp 2 ......................................................................................... 19

2.4.3.

Trường hợp 3 ......................................................................................... 21


2.4.4.

Trường hợp 4 ......................................................................................... 23

2.4.5.

Trường hợp 5 ......................................................................................... 25

2.4.6.

Trường hợp 6 ......................................................................................... 27

2.5. Tính toán ứng suất nền cho công trình............................................................. 29
2.5.1.

Phân đoạn M1, M2 ................................................................................29

2.5.2.

Phân đoạn M3, M4, M5 .........................................................................29

2.6. Kiểm tra ổn định lật ......................................................................................... 29
2.6.1.

Kiểm tra ổn định lật phân đoạn M1, M2 ...............................................30

2.6.2.

Kiểm tra ổn định lật phân đoạn M3, M4, M5 ........................................30


2.7. Kiểm tra ổn định trượt .....................................................................................31
2.7.1.

Phán đoán hình thức trượt công trình ....................................................31

2.7.2.

Kết quả tính toán ....................................................................................32

2.8. Tính hệ số an toàn cho công trình ....................................................................34
2.8.1.

Phân đoạn M1, M2 ................................................................................34

2.8.2.

Phân đoạn M3, M4, M5 .........................................................................36

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ............................................................... 38
3.1. Phương án kết cấu xây dựng kè .......................................................................38
3.1.1.

Phương án 1: Kè dạng consol trên nền cọc ...........................................38

3.1.2.
Phương án 2: Tường consol BTCT trên nền cọc chân khay bảo vệ mái
là tường cừ thép .....................................................................................................39
3.1.3.

Phương án 3: Phương án tuyến .............................................................. 39


3.2. Phân tích lựa chọn phương án ..........................................................................40
3.2.2.

Lựa chọn phương án. .............................................................................41

3.3. Kết cấu lan can .................................................................................................41
CHƯƠNG 4 - XỬ LÍ NỀN MÓNG .........................................................................43
4.1. Chọn phương án xử lí móng ............................................................................43
iv


Mục lục
4.1.1.

Xử lý móng tường chắn bằng cọc cát ....................................................43

4.1.2.

Xử lý cọc tràm ....................................................................................... 43

4.1.3.

Xử lý bằng cọc BTCT ............................................................................43

4.2. Xử lý móng cho công trình ..............................................................................43
4.2.1.

Phân đoạn M1, M2 ................................................................................43


4.2.2.

Phân đoạn M3, M4, M5 .........................................................................48

4.3. Kiểm tra cọc theo trạng thái giới hạn I ............................................................ 53
4.3.1.

Phân đoạn M1, M2 ................................................................................54

4.3.2.

Phân đoạn M3, M4, M5 .........................................................................58

4.4. Kiểm tra cọc theo trạng thái giới hạn II .......................................................... 62
4.4.1.

Tính lún tại tâm móng phân đoạn M1, M2 ............................................62

4.4.2.

Tính lún tại tâm móng phân đoạn M3, M4, M5 ....................................63

4.5. Tính toán kiểm tra móng cọc theo trạng thái III ..............................................65
4.5.1.

Kiểm tra với đoạn cọc 7m......................................................................65

4.5.2.

Kiểm tra với đoạn cọc 11.7m.................................................................69


4.5.3.

Kiểm tra khả năng chịu lực của móc neo ..............................................73

4.5.4.

Tính chiều dài neo thép vào cọc của móc neo .......................................73

4.6. Tính toán sức kháng cắt của cọc ......................................................................73
4.6.1.

Lý thuyết tính toán .................................................................................73

4.6.2.

Tính toán ................................................................................................ 75

CHƯƠNG 5 - THÂN KÈ .......................................................................................... 80
5.1. Tính kết cấu tường đứng ..................................................................................80
5.1.1.

Tính toán cốt thép ..................................................................................80

5.2. Tính toán kết cấu bản đáy ................................................................................82
5.2.1.

Phân đoạn M1, M2 ................................................................................82

5.2.2.


Phân đoạn M3, M4, M5 .........................................................................85

5.3. Dự đoán độ xói trước công trình ......................................................................87
5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vật liệu bảo vệ mái ................................................87
5.4.1.

Sóng do áp lực gió .................................................................................87

5.4.2.

Sóng do tàu chạy ....................................................................................88

5.5. Tính toán vật liệu bảo vệ mái ...........................................................................89
5.5.1.

Tính toán đường kính vật liệu lát mái bờ sông ......................................89
v


Mục lục
5.5.2.

Đường kính đá hộc dưới tác động của sóng ..........................................89

5.5.3.

Tính toán chiều dày tấm lát mái ............................................................ 90

5.6. Tính toán thiết kế vải địa kĩ thuật ....................................................................90

5.6.1.

Chỉ tiêu thiết kế của nền đất ..................................................................90

5.6.2.

Tính toán thiết kế vải lọc cho loại đất bùn sét .......................................90

5.7. Tính toán dầm chân khay .................................................................................92
5.7.1.

Lực tác dụng: ......................................................................................... 93

5.7.2.

Bố trí cọc của dầm chân khay phân đoạn M1, M2 ................................ 95

5.7.3.

Bố trí cọc của dầm chân khay phân đoạn M3, M3, M5 ........................ 97

5.7.4.

Tính kết cấu dầm chân khay ..................................................................97

5.8. Tính toán dầm giằng ........................................................................................ 98
5.8.1.

Lực tác dụng .......................................................................................... 98


5.8.2.

Bố trí thép .............................................................................................. 98

5.9. Kiểm tra trượt tổng thể công trình: ..................................................................99
5.9.1.

Kiểm tra trượt tổng thể phân đoạn M1, M2 ...........................................99

5.9.2.

Kiểm tra trượt tổng thể phân đoạn M3, M4, M5 .................................101

CHƯƠNG 6 - THIẾT KẾ MỸ QUAN SAU KÈ ..................................................103
6.1. Công viên cây xanh vĩa hè .............................................................................103
6.1.1.

Hiện trạng khu vực ..............................................................................103

6.1.2.

Lựa chọn tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu kĩ thuật ................................103

6.1.3.

Phương án thiết kế ...............................................................................103

6.2. Hệ thống thoát nước mặt ................................................................................103
6.2.1.


Giới thiệu .............................................................................................103

6.2.2.

Lựa chọn bố trí tuyến thoát nước mặt ..................................................103

6.3. Hệ thống chiếu sáng .......................................................................................104
6.3.1.

Giới thiệu chung ..................................................................................104

6.3.2.

Hệ thống chiếu sáng và cấp điện .........................................................104

6.3.3.

Giải pháp kĩ thuật .................................................................................104

6.3.4.

Lựa chọn phương án bố trí chiếu sáng.................................................105

6.3.5.

Lựa chọn các tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu kĩ thuật ..........................105

6.3.6.

Giải pháp thiết kế .................................................................................105


6.3.7.

Phương án cấp điện ..............................................................................105
vi


Mục lục
6.3.8.

Điều khiển ............................................................................................105

6.3.9.

An toàn hệ thống ..................................................................................105

6.3.10.

Biện pháp tổ chức thi công ..................................................................106

CHƯƠNG 7 - KẾT LUẬN VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ .....................107
7.1. Tổng hợp khối lượng 2 phương án thiết kế ...................................................107
7.1.1.

Phân đoạn M1, M2 (hố khoan 01) .......................................................107

7.1.2.

Phân đoạn M3, M4, M5 (hố khoan 02) ...............................................107


7.2. Kết luận và so sánh hiệu quả kinh tế .............................................................107
7.2.1.

So sánh hiệu quả kinh tế ......................................................................107

7.2.2.

Kết luận ................................................................................................108

CHƯƠNG 8 - CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI THI CÔNG ......................................109
8.1. Quy định vật liệu thi công ..............................................................................109
8.1.1.

Tính hợp lí của chủng loại vật tư chính sử dụng trong công trình ......109

8.2. Biện pháp thi công .........................................................................................112
8.2.1.

Thi công thảm đá .................................................................................112

8.2.2.

Thi công đóng cọc trên sà lan ..............................................................113

8.2.3.

Công tác bê tông ..................................................................................113

8.2.4.


Trình tự thi công ..................................................................................114

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .....................................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................131

vii


Danh mục Hình

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí xây dựng công trình ................................................................................1
Hình 1.2 Hiện trạng bờ sông Ngang Dừa đoạn đầu tuyến công trình ............................. 3
Hình 1.3 Hiện trạng bờ sông Ngang Dừa đoạn cuối tuyến công trình ............................ 4
Hình 1.4 Bờ sông Ngang Dừa xã Lương Nghĩa - huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang .....4
Hình 1.5 Côt địa tầng của hố khoan 01 ...........................................................................5
Hình 1.6 Cột địa tầng hố khoan 02 ..................................................................................7
Hình 2.1 Kích thước tường chắn phân đoạn M1, M2 ...................................................13
Hình 2.2 Kích thước tường chắn phân đoạn M3, M4, M5 ............................................14
Hình 2.3 Sơ đồ tính thấm.............................................................................................. 17
Hình 2.4 Trường hợp 1 phân đoạn M1, M2 ..................................................................18
Hình 2.5 Trường hợp 1 phân đoạn M3, M4, M5 ........................................................... 18
Hình 2.6 Trường hợp 2 phân đoạn M1, M2 ..................................................................19
Hình 2.7 Trường hợp 2 phân đoạn M3, M4, M5 ........................................................... 20
Hình 2.8 Trường hợp 3 phân đoạn M1, M2 ..................................................................21
Hình 2.9 Trường hợp 3 phân đoạn M3, M4, M5 ........................................................... 22
Hình 2.10 Trường hợp 4 phân đoạn M1, M2 ................................................................ 23
Hình 2.11 Trường hợp 4 phân đoạn M3, M4, M5 ......................................................... 24
Hình 2.12 Trường hợp 5 phân đoạn M1, M2 ................................................................ 25
Hình 2.13 Trường hợp 5 phân đoạn M3, M4, M5 ......................................................... 26

Hình 2.14 Trường hợp 6 phân đoạn M1, M2 ................................................................ 27
Hình 2.15 Trường hợp 6 phân đoạn M3, M4, M5 ......................................................... 28
Hình 2.16 Kết quả tính toán với chương trình Geoslope 2007 phân đoạn M1, M2 ......34
Hình 2.17 Chia phân tố cung trượt phân đoạn M1, M2 ................................................35
Hình 2.18 Kết quả tính toán phân đoạn M3, M4, M5 ...................................................36
Hình 2.19 Chia phân tố cung trượt phân đoạn M3, M4, M5 .........................................36
Hình 3.1 Phương án 1 ....................................................................................................38
Hình 3.2 Phương án 2 ....................................................................................................39
Hình 3.3 Kết cấu lan can ............................................................................................... 42
Hình 4.1 Toán đồ chọn cọc và chiều dài cọc ................................................................ 45
Hình 4.2 Sơ đồ mặt đứng bố trí cọc (kích thước ghi là mm) ........................................48
Hình 4.3 Sơ đồ mặt bằng bố trí cọc (kích thước ghi là mm) .........................................48
viii


Danh mục Hình
Bảng 4.4 Tính toán sức chịu tải cọc theo vật liệu và đất nền ........................................49
Hình 4.5 Toán đồ chọn cọc và chiều dài cọc .................................................................50
Hình 4.6 Sơ đồ mặt đứng bố trí cọc (kích thước ghi là mm) ........................................53
Hình 4.7 Sơ đồ mặt bằng bố trí cọc (kích thước ghi là mm) .........................................53
Hình 4.8 Sơ đồ xác định P’0max ...................................................................................... 54
Hình 4.9 Biểu đồ quan hệ e-P ........................................................................................ 62
Hình 4.10 Tính lún tại tâm móng phân đoạn M1, M2...................................................63
Hình 4.11 Sơ đồ vận chuyển cọc ...................................................................................65
Hình 4.12 Sơ đồ thi công cọc ........................................................................................ 66
Hình 4.13 Sơ đồ vận chuyển cọc ...................................................................................69
Hình 4.14 Sơ đồ thi công cọc ........................................................................................ 70
Hình 4.15 Sơ đồ tính lực kháng trượt của cọc ............................................................... 75
Hình 5.1 Sơ đồ tính toán tường đứng ...........................................................................80
Hình 5.2 Biểu đồ ứng suất tính thép bản đáy ................................................................ 82

Hình 5.3 Sơ đồ truyền lực.............................................................................................. 92
Hình 5.4 Sơ đồ dầm chân khay...................................................................................... 93
Hình 5.5 Sơ đồ bố trí cọc dầm chân khay .....................................................................97
Hình 5.6 Sơ đồ tính toán dầm giằng ..............................................................................98
Hình 5.7 Kết quả tính toán hệ số an toàn bằng Geoslope phân đoạn M1, M2 ..............99
Hình 5.8 Sơ đồ tính hệ số an toàn PP chia phân tố phân đoạn M1, M2 ......................100
Hình 5.9 Kết quả tính toán với Geoslope 2007 ...........................................................101
Hình 5.10 Sơ đồ tính hệ số an toàn PP chia phân tố phân đoạn M3, M4, M5 ............101
Hình 6.1 Sơ đồ cột đèn chọn .......................................................................................104

ix


Danh mục Bảng

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả tính toán ứng suất phân đoạn M1, M2 ..............................................29
Bảng 2.2 Kết quả tính toán ứng suất phân đoạn M3, M4, M5 ......................................29
Bảng 2.3 Kết quả tính toán kiểm tra ổn định lật phân đoạn M1, M2 ............................ 30
Bảng 2.4 Kết quả tính toán kiểm tra ổn định lật phân đoạn M3, M4, M5 ....................30
Bảng 2.5 Kết quả tính toán sơ bộ hình thức trượt ........................................................ 32
Bảng 2.6 Kiểm tra sức chiệu tải đất nền ........................................................................33
Bảng 2.7 Kết quả tính toán hình thức trượt ...................................................................33
Bảng 2.8 Kết quả tính toán hình thức trượt trong trường hợp 6....................................33
Bảng 2.9 Kết quả tính toán hình thức trượt trong trường hợp 6 ....................................34
Bảng 2.10 Kết quả kiểm tra lại hệ số an toàn phân đoạn M1, M2 ................................ 35
Bảng 2.11 Kết quả kiểm tra lại hệ số an toàn phân đoạn M3, M4, M5 ........................ 37
Bảng 4.1 Tính toán sức chịu tải cọc theo vật liệu và đất nền ........................................44
Bảng 4.2 Ứng suất dưới đáy móng quy ước trường hợp P max ....................................57
Bảng 4.3 Bảng thí nghiệm kết quả nén lún ...................................................................62

Bảng 4.4 Tính lún tại tâm móng phân đoạn M3, M4, M5.............................................64
Bảng 4.5 Tính thép cho cọc 7m .....................................................................................66
Bảng 4.6 Kiểm tra điều kiện nứt ...................................................................................68
Bảng 4.7 Tính thép cho cọc 11.7m và 4.7m ..................................................................70
Bảng 4.8 Kiểm tra điều kiện nứt ...................................................................................73
Bảng 4.9 Bảng áp lực đất chủ động tại mặt trượt .......................................................... 75
Bảng 4.10 Bảng áp lực đất bị động tại mặt trượt .......................................................... 75
Bảng 5.1 Tính thép tường đứng .....................................................................................80
Bảng 5.2 Tính các giá trị gây nứt ..................................................................................81
Bảng 5.3 Kết quả tính toán thép tường đứng ................................................................ 81
Bảng 5.4 Kết quả kiểm tra nứt tường đứng ...................................................................81
Bảng 5.5 Tính toán và bố trí thép cho bản đáy.............................................................. 83
Bảng 5.6 Tính các giá trị gây nứt bản đáy .....................................................................84
Bảng 5.7 Tính bề rộng khe nứt bản đáy ........................................................................84
Bảng 5.8 Tính toán và bố trí thép cho bản đáy.............................................................. 86
Bảng 5.9 Xác định s , hs do gió ..................................................................................88
Bảng 5.10 Xác định sóng do tàu chạy ...........................................................................88
x


Danh mục Bảng
Bảng 5.11 Bảng tính áp lực đất chủ động .....................................................................94
Bảng 5.12 Bảng tính áp lực nước ngầm ........................................................................94
Bảng 5.13 Bảng tính áp lực nước sông..........................................................................94
Bảng 5.14 Bảng tính áp lực đẩy nỗi ..............................................................................94
Bảng 5.15 Lực tác dụng lên chân khay .........................................................................94
Bảng 5.16 Bảng tính thép dầm chân khay .....................................................................98
Bảng 5.17 Kết quả tính toán hệ số an toàn với Ecxel 2007 phân đoạn M1, M2 .........100
Bảng 5.18 Kết quả tính toán hệ số an toàn với Ecxel 2007 phân đoạn M3, M4, M5 .102
Bảng 7.1 Chi phí trực tiếp phân đoạn M1, M2 (phương án 1) ....................................107

Bảng 7.2 Chi phí trực tiếp phân đoạn M3, M4, M5 (phương án 2) ...........................107
Bảng 8.1 Các loại vật liệu chính sử dụng trong công tác xây lấp ...............................109
Bảng 8.2 Bảng xi măng, cát, đá các loại .....................................................................110
Bảng 8.3 Bê tông nhựa đường nóng ............................................................................111

xi


Chương 1 - Giới thiệu chung

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu

1.1.

Giới thiệu chung về dự án

1.1.1.

Hình 1.1 Vị trí xây dựng công trình
Phân đoạn kè nằm trong dự án kè bảo vệ bờ sông khu tái định cư dân cư thương
mại xã Lương Nghĩa, tuyến kè được xây dựng phía bờ trái với mục đích chính là bảo
vệ bờ và công trình phía trên của khu dân cư, tạo cảnh quan cho khu dân cư nâng cao
đời sống dân sinh xã hội của khu vực. Công trình chạy dài có tọa độ
9°36'11"N 105°24'55"E.
Gói thầu được thiết kế trong đề tài bao gồm 5 phân đoạn:
+ Phân đoạn M1: K0+40 đến K0+20
+ Phân đoạn M2: K0+60 đến K0+40
+ Phân đoạn M3: K0+40 đến K0+60
+ Phân đoạn M4: K0+60 đến K0+80

+ Phân đoạn M5: K0+80 đến K0+97
Đặc điểm về thủy văn

1.1.2.

1.1.2.1. Khí tượng
- Nhieät ñoä :
+ Trung bình naêm

: 26,7oC

+ Cao nhaát trung bình

: 31,5oC

+ Thaáp nhaát trung bình

: 23,2oC

- Möa :
SVTH: Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Luân - 1110527

1


Chương 1 - Giới thiệu chung

+ Chế độ mưa phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và chấm dứt
vào tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau.

+ Lượng mưa bình quân qua các năm:
Năm

1983

1986

1990

1991

1992

Lượng mưa (mm)

2.641,3

2.612,4

2.787,4

2.469,0

2.561,5

- Độ ẩm:
+ Độ ẩm bình quân năm ở khu vực đang xét là 82,4%.
+ Độ ẩm cao nhất

: 94,0%.


+ Độ ẩm thấp nhất

: 62,2%.

- Gió bão :
Tốc độ gió trung bình năm là 3,5m/s. Có ba hướng gió chính thònh hành trong
năm:
+ Từ tháng 1112 hướng gió chủ yếu là Đông Bắc khô và lạnh.
+ Từ tháng 2  4 hướng gió chủ đạo là Đông Nam khô và nóng.
+ Từ tháng 5 11 hướng gió chủ đạo là Tây Nam từ biển vào có nhiều hơi
nước nên mưa nhiều, đồng thời trong thời gian này thường có gió bao xuất hiện.
1.1.2.2.

Thủy văn

- Chế độ thủy văn tỉnh Hâu Giang nói chung xã Lương Nghĩa nói riêng chịu ảnh
hưởng mạnh của dòng chảy sơng Hậu, thủy triều biển Đơng, vịnh Thái Lan và chế độ
mưa nội vùng.
- Dòng chảy trong vùng hình thành từ năng lượng triều biển. Quanh năm các kênh rạch
ở Hậu Giang chịu tác động mạnh mẽ, trực tiếp của triều biển Đơng, triều biểm Tây.
Chế độ bán nhật triều khơng đều phía biển Đơng và nhật triều khơng đều phía vịnh
Thái Lan đã tạo nên trong vùng giáp nước và chế độ thủy văn - thủy lực rất phức tạp.
Ảnh hưởng chế độ triều biển Đơng ảnh hưởng lớn nhất đến dòng chảy trong tỉnh trên
tất cả các địa bàn và ở mọi thời đoạn, tuy mức độ có khác nhau.
- Hướng xâm nhập chủ yếu qua cửa Gành Hào, lên kênh xáng Hộ Phòng, qua kênh Hộ
Phòng - Chủ Chí và sơng Cà Mau - Hậu Giang...và lan tỏa qua tồn bộ hệ thống kênh
rạch trong tỉnh.
- Hướng tiêu thốt của Hậu Giang vì vậy cũng có hướng ngược lại, tức là đổ ra biển
Đơng và chủ yếu theo hướng Nam. Triều biển Tây tuy có vai trò yếu hơn nhiều nhưng

SVTH: Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Ln - 1110527

2


Chương 1 - Giới thiệu chung

một số thời đoạn khả năng xâm nhập mặn của nó cũng có tác động lớn đến sản xuất
nông nghiệp.
- Dòng chảy từ sông Hậu về, kết hợp với mưa nội đồng và triều từ biển vào đã tạo nên
môi trường nước ngọt - mặn đan xen nhau và hệ sinh thái phong phú, đa dạng đan xen
nhau.
1.1.3.

Đặc điểm về địa hình

- Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình cho thấy sông Ngan Dừa có chiều sâu phía gần
bờ từ 0,264 ÷ 0,775 m, chiều sâu giữa sông khoảng từ -5,836 ÷ -6,236 m (hệ cao độ
nhà nước). Mái dốc tự nhiên phía xây dựng công trình tương đối dốc so với bên còn lại
do chịu ảnh hưởng của dòng chảy và ít được bồi lắng (khoảng từ 5 ÷ 6). Chiều rộng
sông đoạn xây dựng công trình là 93 m, khu vực nghiên cứu xây dựng tuyến kè tương
đối thẳng, đường bờ có những chỗ sạt lỡ đến sát đường giao thông ven sông, trên bờ là
các công trình nhà dân kiên cố 1 trệt 1 lầu, ở cuối tuyến có nhiều nhà tạm xây dựng
cặp bờ sông.

Hình 1.2 Hiện trạng bờ sông Ngang Dừa đoạn đầu tuyến công trình

SVTH: Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Luân - 1110527


3


Chương 1 - Giới thiệu chung

Hình 1.3 Hiện trạng bờ sông Ngang Dừa đoạn cuối tuyến công trình

Hình 1.4 Bờ sông Ngang Dừa xã Lương Nghĩa - huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang
SVTH: Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Luân - 1110527

4


Chương 1 - Giới thiệu chung

1.1.4.

Đặc điểm về địa chất

1.1.4.1.

Hố khoan 01

Hình 1.5 Côt địa tầng của hố khoan 01

Chỉ tiêu cơ lý



hiệu

Đơn vị

Lớp 1
(OH)

Lớp 2
(OL1)

Lớp 3
(SM1)

Lớp 4
(OL2)

Lớp 5
(SM2)

Độ ẩm tự nhiên

W

%

91,66

29,92

18,69


24,6

30,43

+ Giới hạn chảy

Wch

%

61,8

39,7

-

37,1

-

+ Giới hạn dẻo

Wd

%

31,5

26,2


-

23,1

-

+ Chỉ số dẻo

Id

%

30,3

26,2

-

14,1

-

Giới hạn Atterberg

SVTH: Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Luân - 1110527

5



Chương 1 - Giới thiệu chung
Hệ số rỗng

e

-

2,27

0,78

0,5

0,67

0,79

Độ rỗng

n

%

69

44

33


40

44

Dung trọng tự nhiên



g/cm3

1,55

1,97

2,13

2,02

1,97

Dung trọng khô

d

g/cm3

0,73

1,38


1,66

1,53

1,36

Dung trọng đẩy nổi

 dn

g/cm3

0,55

0,97

1,13

1,02

0,97

Tỷ trọng

s

-

2,62


2,7

2,7

2,71

2,71

Mođun

Eo

kG/cm2

5,55

34,81

31,51

41,83

36,28

Lực dính

Cu

kG/cm2


0,06

0,2

0,22

0,35

0,13

Góc ma sát trong

u

độ

2,35

12,71

13,28

13,39

12,94

Độ bão hoà

G


%

97

94

94

94

93

Độ sệt

B

1,99

0,28

-

0,11

-

* Nhận xét về điều kiện địa chất hố khoan 01 của khu vực xây dựng
Qua số liệu khảo sát thực tế hiện trường và kết quả thí nghiệm đất trong phòng, tổng
hợp điều kiện địa chất khu vực xây dựng công trình như sau:
Tầng thứ 1: Tầng bùn xét màu xám xanh (OH), trạng thái dẻo chảy, sức kháng cắt

thấp và khả năng nén lún cao. Độ sâu xuất hiện của tầng từ cao trình mặt đất tự nhiên
– 11,5m. Tầng này không phù hợp để đặt móng công trình.
Tầng thứ 2: Tầng sét màu nâu, nâu đỏ, xám xanh xanh, lẩn sỏi sạn, dẻo cứng- nửa
cứng (OL1). Độ sâu xuất hiện của tầng từ cao trình -11,5m đến -29m. Đây là tầng đất
tốt, độ sâu lớp đất là 17,5m phù hợp để đặt móng công trình.
Tầng thứ 3: Tầng cát, cát pha, nâu đỏ, xám trắng lẫn sỏi sạn, chặt vừa (SM1),. Độ
sâu xuất hiện của tầng từ cao trình -29m đến -32,5m. Tầng này tương đối tốt có lớp
đất dày 3,5m.
Tầng thứ 4,5: Lần lượt: bụi sét nâu đỏ, màu vàng vân trắng, nữa cứng (OL2) và cát
pha xám nâu, nâu vàng, lẩn sỏi sạn, chặt vừa từ cao trình -32,5 đến -40m. Cũng rất
thích hợp cho việc đặt móng công trình.
Qua việc khảo sát địa chất ta thấy tầng 2,3,4,5 rất tốt để đặt móng công trình để đảm
bảo hiệu quả kinh tế cần tính toán để chọn chiều sâu đặt móng cho phù hợp.

SVTH: Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Luân - 1110527

6


Chương 1 - Giới thiệu chung

1.1.4.2.

Hố khoan 02

Hình 1.6 Cột địa tầng hố khoan 02
Hố khoan 02:
Chỉ tiêu cơ lý


Ký hiệu

Đơn vị

Lớp 1
(OH)

Lớp 2
(MH)

Lớp 3 (SCMH)

Độ ẩm tự nhiên

W

%

78,42

38,3

31,72

+ Giới hạn chảy

Wch

%


58,8

53,1

50,4

+ Giới hạn dẻo

Wd

%

37,7

31,8

32,0

+ Chỉ số dẻo

Id

%

22,1

21,3

18,3


Hệ số rỗng

e

-

2,11

1,03

0,83

Độ rỗng

n

%

68

54

45

Dung trọng tự nhiên



g/cm3


1,52

1,85

1,92

Dung trọng khô

d

g/cm3

68,0

51,0

45,0

Dung trọng đẩy nổi

 dn

g/cm3

Giới hạn Atterberg

SVTH: Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Luân - 1110527

7



Chương 1 - Giới thiệu chung
Tỷ trọng

s

-

2,65

2,72

2,67

Mođun

Eo

kG/cm2

5,06

31,98

30,44

Hệ số nén lún

a1-2


cm2 /kG

0,318

0,138

0,142

Lực dính

Cu

kG/cm2

0,062

0,224

0,098

Góc ma sát trong

u

độ

1,83

17,92


14,5

Độ bão hoà

G

%

95

94

92

Độ sệt

B

1,85

0,31

0,45

* Nhận xét về điều kiện địa chất khu vực xây dựng
- Qua số liệu khảo sát thực tế hiện trường và kết quả thí nghiệm đất trong phòng, tổng
hợp điều kiện địa chất khu vực xây dựng công trình như sau:
- Lớp cát san lắp dày khoản 2.15m;
+ Tầng thứ 1: Tầng bùn màu xám xan (OH), trạng thái chảy, sức kháng cắt thấp và khả

năng nén lún cao. Độ sâu xuất hiện của tầng từ 1,5 – 13,5m. Tầng này không phù hợp
cho làm nền công trình.
+ Tầng thứ 2: Tầng sét màu nâu, nâu đỏ, dẻo cứng (MH), sức kháng cắt có φ thay đổi
trung bình từ 1,83o đến 17,92o. Độ sâu xuất hiện của tầng từ 13,5m đến 25m. Đây là
tầng đất tốt, độ sâu lớp đất là 11,5m phù hợp làm nền công trình.
+ Tầng thứ 3: Tầng cát, cát pha, sét màu nâu, nâu đỏ, dẻo cứng (SC-MH), sức kháng
cắt có φ thay đổi trung bình từ 17,92o đến 14,5o. Độ sâu xuất hiện của tầng từ cao trình
25m đến 30m.
+ Cọc vuông tiết diện 30x30cm dài 16m sức chịu tải cho phép cọc là 19.206 tấn;
Chi tiết tính toán cọc được trình bày cụ thể trong chương 4.
Lưu ý:
- Về khả năng tải tải trọng cho từng tim cọc cũng như số lượng cọc cho công
trình cần tính toán chi tiết.
- Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý nêu ra đầy đủ các thông số tính toán cho nền
móng công trình, khi thiết kế cần lưu ý tới các thông số nêu trên.
1.2.
1.2.1.

Điều kiện Kinh tế - xã hội
Về kinh tế

- Tình hình kinh tế tỉnh nói chung xã Lương Nghĩa nói riêng :
+ Tốc độ tăng GDP của tỉnh tính đến thời điểm khảo sát đạt 12,44% năm, cao hơn
nhiều so với thời kì 2001 - 2005 (10%/năm), và cũng là mức tăng trưởng khá so với 1
SVTH: Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Luân - 1110527

8



Chương 1 - Giới thiệu chung

số tỉnh ĐBSCL (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang); đồng thời cao hơn 1,65 lần so với
mức bình quân chung cả nước (7,35%/năm). Có được sự tăng đều ở cả ba khu vực
(nông nghiệp,công nghiệp và dịch vụ) là sự nổ lực lớn đối với nền kinh tế của một tỉnh
thành mới lập.
+ Tình hình kinh tế xã đang dần phát triển theo xu thế của tỉnh, các hộ dân xung quanh
khu vực xây dựng công trình chủ yếu kinh doanh theo hình thức tiểu thương buôn bán
trong chợ Lương Nghĩa, phần lớn còn lại canh tác lúa nước, vườn cây ăn trái và chăn
nuôi.
1.2.2.

Về xã hội

- Xã Lương Nghĩa thuộc điạ phận huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang tiếp giáp với các xã
Lương Tâm, Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ), thị trấn Ngan Dừa, xã Vĩnh Lộc (huyện
Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) và xã Vĩnh Tuy (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang).
- Tính đến thời điểm khảo sát dân số toàn tỉnh là 762 ngàn người: trong đó dân thành
thị 162 ngàn người (chiếm 21,26%, tăng 5,66% so với năm 2005) và dân số nông thôn
chiếm 600 ngàn người (chiếm 78,74%). Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 476
người/km2 cao hơn mật độ trung bình ĐBSCL (440 người/km2). Mật độ dân cư phân
bố không đồng đều giữa các huyện thị, trong đó cao nhất là thị xã Ngã Bảy, thấp nhất
là huyện Long Mỹ 392 người/km2.
- Thành phần dân tộc người Kinh chiếm đa phần với tỷ lệ 96,4%, người Hoa 1,1%,
người Khơ me 2,4%. Tổng số hộ đồng bào dân tộc người Khơ me của toàn tỉnh là
4277 hộ, tập trung chủ yếu ở huyện Long Mỹ, Vị Thanh, Vị Thủy, chiếm 66,8% số hộ
người Khơ me của tỉnh.
1.3.

Tiêu chuẩn và tài liệu thiết kế


1.3.1.

Tiêu chuẩn thiết kế

* Thiết kế công trình thuỷ lợi:
- QPVN 08:76: Phân cấp công trình thuỷ lợi.
- TCVN 2737:1995: Tải trọng và tác động - tiêu chuẩn thiết kế.
- QPTL-C-1-78: Quy phạm và lực tác dụng lên công trình thuỷ lợi.
- TCXD 57-73: Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn các công trình thuỷ công.
- TCXDVN 285:2002: Công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về TK.
* Thiết kế xữ lý nền móng:
- TCXD 205-1998 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4253:1986: Nền các công trình thuỷ công - Tiêu chuẩn thiết kế.
* Thiết kế kết cấu thân kè bê tông cốt thép:
SVTH: Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Luân - 1110527

9


Chương 1 - Giới thiệu chung

- TCXDVN 356:2005: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - TCTK.
- TCVN 4116:1985: Kết cấu BT và BTCT thuỷ công -Tiêu chuẩn TK.
- 14 TCN 54-87: Quy trình thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép công trình thuỷ
công.
- TCVN 3993:1985: Chống ăn mòn trong xây dựng - Kết cấu BT và BTCT - Nguyên
tắc cơ bản để thiết kế.
* Thiết kế kết cấu lan can:

- TCXDVN 338:2005: Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD 149:1986: Bảo vệ kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn.
* Thiết kế công trình thoát nước:
TCXD 51-1984: Thoát nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - TCTK.
* Thiết kế công trình điện:
- 11TCN 19-2006: Quy phạm trang bị điện - Phần II: hệ thống đường dẫn điện.
- TCXDVN 259-2001: TCTK chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường
đô thị.
1.3.2.

Tài liêu thiết kế

- Tài liệu khảo sát địa chất và địa hình gồm có một hố khoang và bình đồ tỉ lệ
1/500 do công ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế, Khảo Sát Địa Chất Công Trình Hà Khang
lập tháng 2 năm 2014.
- Tài liệu triều sông Ngang Dừa được quy đổi từ trạm đo thủy văn Vị Thanh về vị
trí xây dựng công trình.
1.3.3.

Các yêu cầu kĩ thuật thiết kế công trình
- Tổng chiều dài xử lý gia cố: 100 m.
- Đảm bảo ổn định bở sông bảo vệ kiến trúc công trình xây dựng trên bờ, tạo
cảnh quan cho thành phố.
- Đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông thủy.
- Bố trí hành lang mặt kè tạo khu vui chơi giải trí cho khu vực.

SVTH: Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Luân - 1110527

10



Chương 2 - Tải trọng và các trường hợp tính toán

CHƯƠNG 2 - TẢI TRỌNG VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP TÍNH TOÁN
Số liệu tính toán

2.1.

Tải trọng tác dụng

2.1.1.
-

Tải trọng xe thi công khi tiến hành lấp đất sau lưng tường, xe xích C100 hoạt

động:
Trọng lượng xe bánh xích: P = 14 T
Chiều rộng xe xích: b = 2.4 m
Chiều dài xe xích: l = 2.5 m
Hệ số vượt tải: n = 1.1
-

Quy tải trọng xe xích về tải trọng tương đương phân bố đều:
q=

-

n * P 1.1 *14


 2.6 (T/m2)
l * b 2.4 * 2.4

Tải trọng do tác dụng của sóng, gió, sóng tàu thuyền…
Hệ số vượt tải

2.1.2.

- Hệ số vượt tải của áp lực đất và trọng lượng nước: n1=1.1
- Hệ số vượt tải của áp lực thủy tỉnh: n2=1.2
- Hệ số vượt tải của trọng lượng bê tông: n3= 1.05
- Hệ số vượt tải của trọng lượng đất: n4=1.15
Cường độ tính toán của vật liệu xây dựng

2.1.3.

2.1.3.1. Cường độ tính toán của bê tông (kG/cm2)
Mác bê tông

Loại cường độ
150

200

250

300

350


Cường độ chịu nén (Rn)

65

90

115

135

145

Cường độ chịu kéo (Rk)

6.0

7.5

8.8

10

11.5

2.1.3.2.

Cường độ tính toán của cốt thép
Nhóm cốt thép
CII,AII


2.1.4.

Loại cường độ (kG/cm2)
Tiêu chuẩn

Cốt đai

2800

1800

Phân cấp công trình

Theo quy phạm thủy lợi và quy định công trình tường chắn thì công trình bờ kè
khu dân cư Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang thuộc loại công trình cấp
IV.
SVTH:Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Luân - 1110527

11


Chương 2 - Tải trọng và các trường hợp tính toán

2.1.5.

Tài liệu thủy văn

Diễn biến mực nước trong mùa kiệt (tháng 5):
- Hmax 95% = +1.86 m

- Hmin 95% = -0.5 m
2.2.

Thiết kế sơ bộ kích thướt các bộ phận công trình theo từng phân đoạn

- Để công trình đạt hiệu quả cao hơn về điều kiện Kinh tế và kĩ thuật chúng em chia
công trình thành 2 đoạn tương ứng với 2 hố khoan địa chất 1 và 2 để đưa ra phương án
thích hợp cho từng đoạn nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng công trình mà vẫn đảm bảo
công trình luôn ổn định trong quá trình vận hành.
+ Đoạn 1(tương ứng với hố khoan 01): bao gồm 2 phân đoạn M1, M2 mỗi phân đoạn
dài 20m, tổng chiều dài cần xử lí là 40m.
+ Đoạn 2 (tương ứng với hố khoan 02): bao gồm 3 phân đoạn M3, M4, M5 với hai
phân đoạn dài 20m (M3, M4) và một phân đoạn dài 17m, tổng chiều dài xử lí là 57m.
2.2.1.

Tải trọng và lực tác dụng lên công trình

2.2.1.1. Số liệu thiết kế phân đoạn
* Số liệu thiết kế phân đoạn M1, M2 dài 40m.
- Cao trình đỉnh tường thiết kế : +2.65 m
- Cao trình chân tường thiết kế : +0.45 m
- Cao trình mực nước lớn nhất (MNCN ): +1.92 m
- Cao trình mực nước thấp nhất (MNTN): -0.5 m
- Cao trình mực nước ngầm (MNN) : +1.92 m
- Vật liệu đắp phía lưng tường là lớp các san lấp có các chỉ tiêu cơ lý sau:
+ Dung trọng tự nhiên : w =1,7 T/m3
+ Dung trọng đẩy nổi : dn = 0.7 T/m3
+ Góc ma sát trong :  = 300
+ Lực dính : C = 0 T/m2.
* Số liệu thiết kế phân đoạn M3, M4, M5 dài 57m.

- Cao trình đỉnh tường thiết kế : +2.65 m
- Cao trình chân tường thiết kế : +0.5 m
- Cao trình mực nước lớn nhất (MNCN ): +1.86 m
- Cao trình mực nước thấp nhất (MNTN): -0.5 m
- Cao trình mực nước ngầm (MNN) : +1.86 m
SVTH:Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Luân - 1110527

12


Chương 2 - Tải trọng và các trường hợp tính toán

- Vật liệu đắp phía lưng tường là lớp các san lấp có các chỉ tiêu cơ lý sau:
+ Dung trọng tự nhiên : w =1,7 T/m3
+ Dung trọng đẩy nổi : dn = 0.7 T/m3
+ Góc ma sát trong :  = 300
+ Lực dính : C = 0 T/m2.
2.2.2.

Hình thức kết cấu công trình:

2.2.2.1. Phân đoạn M1, M2: Các kích thước tường chắn được chọn như sau:
- Chiều cao tường chắn kể cả bản đáy : 2.2 m
- Chiều dày đỉnh tường : 0.2 m
- Chiều dày sát mặt đáy tường : 0.3 m
- Chiều dày bản đáy tường : 0.4 m
- Chiều rộng bản đáy tường : 1.8 m
Trong đó:
+ Phía ngực tường: 0.4 m


2200

400

1500

300

+ Đất đắp: 1.1 m.

1100

300

400

1800

Hình 2.1 Kích thước tường chắn phân đoạn M1, M2
2.2.2.2. Phân đoạn M3, M4, M5: Các kích thước tường chắn được chọn như sau
- Chiều cao tường chắn kể cả bản đáy : 2.15 m
- Chiều dày đỉnh tường : 0.2 m
- Chiều dày sát mặt đáy tường : 0.3 m
- Chiều dày bản đáy tường : 0.35 m
- Chiều rộng bản đáy tường : 1.6 m
SVTH:Nguyễn Việt Anh - 1110502
Nguyễn Thành Luân - 1110527

13



×